Công trình liền kề là gì

Công trình liền kề là gì

Xã hội ngày càng phát triển, dân số thành thị ở nước ta ngày càng tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc xây dựng nhà ở liền kề nhau đang trở thành một xu hướng mới trong những năm gần đây. Có thể đây là một giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm diện tích đất nhưng vẫn sẽ có những bất cập riêng. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu xem các quy định của pháp luật về nhà ở và luật xây dựng nhà ở liền kề như thế nào nhé.

Có thể bạn quan tâm:

  • Trả lời một số câu hỏi về hợp đồng mua bán đất 2020
  • Nghị Định 59/2015/NĐ-CP Về Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng
  • Nghị định Hướng dẫn Luật Đầu Tư 2015 Có Những Thay Đổi Ra Sao?

Quy định luật xây dựng nhà ở liền kề trong Bộ luật dân sự

Các đô thị lớn ở nước ta đang có mức độ dân số cực kỳ lớn. Vì thế người dân thường tận dụng tối đa các diện tích đất để có thể xây dựng mái ấm cho mình. Tuy nhiên, khi xây nhà liền kề tại các thành phố lớn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với những người dân ở xung quanh. Để giúp các bạn có thể đảm bảo được quyền lợi của mình, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin liên quan tới điều luật xây dựng nhà ở sát nhau như sau.

Quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

Theo điều luật 174 của Bộ luật dân sự năm 2005, đã quy định rất rõ về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng như sau :

Công trình liền kề là gì
Ảnh 1 : Điều luật 174 của Bộ luật dân sự năm 2005 về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng ( Nguồn : Internet )

Bên cạnh việc chủ sở hữu, chủ thể có trách nhiệm tôn trọng quy tắc xây dựng, nhà thầu thi công cũng cần phải có trách nhiệm trong quá trình thi công xây dựng công trình. Nhà thầu cần phải lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường bao gồm môi trường nước, môi trường không khí, chất rắn, tiếng ồn và những yếu tố khác liên quan tới môi trường.

Nếu xảy ra tình trạng chủ sở hữu hay nhà thầu vi phạm về trật tự xây dựng nói chung hay làm lún, nứt nhà của bạn thì gia đình bạn cần phải trình báo và đưa ra các căn cứ chứng minh xác thực chuyện đã xảy ra với cơ quan chức năng quản lý về xây dựng. Cơ quan đó chính là cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân về xây dựng. Khi báo cáo lên đây, cơ quan sẽ tiến hành xử phạt đối với hành vi vi phạm trên.

Quy định về bồi thường thiệt hại

Xử phạt đối với các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng được pháp luật quy định rõ ràng. Đối với hành vi nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình gây lún, nứt hoặc làm hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận như sau :

  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp này : Phạt tiền từ 3.000.000 5.000.000 triệu đồng.
  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị : Phạt tiền từ 15.000.000 20.000.000 triệu đồng.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc bồi thường thiệt hại đối với hành vi này. Vì thế, các bạn sẽ được đảm bảo về quyền lợi của mình dưới sự bảo vệ của pháp luật.

Công trình liền kề là gì
Ảnh 2 : Các quy định về bồi thường thiệt hại trong luật xây dựng nhà ở liền kề ( Nguồn : Internet )

Một số thắc mắc liên quan đến luật xây dựng nhà ở liền kề

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề xây dựng nhà ở liền kề, chúng tôi sẽ đưa ra một số câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất và giải đáp cho bạn ở dưới đây.

Công trình thi công liền kề nhà gây ra ô nhiễm môi trường thì phải xử lý như thế nào ?

Đối với trường hợp này, bạn hãy cố gắng thỏa thuận yêu cầu họ đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi đang trong quá trình thi công. Tuy nhiên, nếu hai bên không thỏa thuận được với nhau thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới UBND phường, xã để được giải quyết.

Nếu vẫn chưa được giải quyết, các bạn có thể gửi đơn lên Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu trong trường hợp có thiệt hại xảy ra trên thực tế thì bạn hãy gửi đơn kiện lên tòa án nhân dân yêu cầu họ bồi thường thiệt hại nhé.

Công trình liền kề là gì
Ảnh 3 : Nếu xảy ra tình trạng công trình thi công liền kề gây ô nhiễm môi trường và gây thiệt hại xung quanh thì cần phải gửi đơn khiếu nại lên UBND ( Nguồn : Internet )

Nghĩa vụ đảm bảo an toàn đối với công trình xây dựng liền kề như thế nào?

Nghĩa vụ đảm bảo an toàn đối với công trình xây dựng liền kề cũng được pháp luật quy định rất rõ ràng. Nếu trong trường hợp công trình có nguy cơ đe dọa tới sự an toàn bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ công trình phải thực hiện ngay biện pháp khắc phục. Nếu gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu nhà ở liền kề và xung quanh thì sẽ phải bồi thường một khoản tiền lớn.

Công trình liền kề là gì
Ảnh 4 : Nghĩa vụ đảm bảo an toàn đối với công trình xây dựng nhà ở liền kề như thế nào (Nguồn : Internet)

Có thể bạn quan tâm:

  • Trả lời một số câu hỏi về hợp đồng mua bán đất 2020
  • Nghị Định 59/2015/NĐ-CP Về Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng
  • Nghị định Hướng dẫn Luật Đầu Tư 2015 Có Những Thay Đổi Ra Sao?

Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã có thêm thật nhiều thông tin bổ ích về luật xây dựng nhà ở liền kề. Mong rằng chúng tôi đã giải đáp được những thắc mắc mà mình băn khoăn bấy lâu nay. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi!

5/5 - (1 bình chọn)