Cost per Install là gì

Chúng ta đã cùng tìm hiểu kha khá về quảng cáo di động rồi, và khi bạn bắt đầu bắt tay vào chạy quảng cáo ắt hẳn sẽ có lúc phân vân không biết nên chọn CPA, CPM, hay là CPI phải không? Tất nhiên mỗi loại đều có những ưu nhược điểm, mục đích sử dụng khác nhau và hiệu quả cũng không giống nhau. Vậy nên hôm nay Adsota sẽ cùng các bạn tìm hiểu kĩ 3 loại hình này hy vọng giúp bạn chọn lựa được loại phù hợp với mình.

Show

Trong bài trước chúng ta đã cùng tìm hiểu các thuật ngữ trong quảng cáo di động, CPA CPM và CPI đều đã được giải thích khá chi tiết nên chúng tôi sẽ không giải thích kĩ các thuật ngữ này. Nếu các bạn vẫn chưa biết có thể đọc lại bài: Một số thuật ngữ trong ngành cần biết phần 2. Sau đó quay lại tiếp tục tìm hiểu ở bài này:

1.CPA

Cost per Install là gì

Đúng như cái tên gọi của nó: Cost Per Action, CPA = Cost/Số Action (hành động). Action ở đây là gì? Chính là những hành động của người dùng bấm vào quảng cáo, khi họ làm như vậy thì đó là 1 Action, và nếu quảng cáo hiển thị lên mà người dùng nhìn thấy nhưng không bấm vào thì bạn sẽ không mất tiền, chỉ khi nào user bấm vào bạn mới bị trừ tiền.

Làm sao để đánh giá hiệu quả:

Loại hình CPA giúp nhà quảng cáo chắc chắn hơn rằng họ đang chi tiền đến đúng đối tượng hơn. Với cách hiểu này thì các nhà quảng cáo ít rủi ro hơn với tiền của họ vì họ tính toán được chính xác số tiền phải chi cho mỗi hành động hoặc đơn hàng án được.

Tuy nhiên CPA cũng có một nhược điểm là: Nhà quảng cáo dễ bị mất đi tương tác với hành trình người dùng (The Consumer Journey) có thể hiểu là các hành vi của user.

Rất hiếm khi user lần đầu tiên nhìn thấy quảng cáo sẽ có hành động đúng như mong muốn của bạn. Quảng cáo cần phải được lặp đi lặp lại rất nhiều lần mới có thể có được tương tác mong muốn, bởi vì các nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền cho hành động chứ không phải lượng hiển thị nên các nhà quảng cáo không cần lo lắng về việc xuất hiện bao nhiêu lần quảng cáo thì mới có được tương tác cuối cùng.

Cái hay của CPA là các nhà quảng cáo sẽ chỉ mất tiền cho những gì họ muốn nhưng đổi lại họ lại đánh mất đi khả năng theo dõi người dùng hay là tăng nhận diện thương hiệu.

2.CPM

Cost per Mile Đây là dạng quảng cáo rất có lợi cho mục đích thúc đẩy, nâng cao thương hiệu. Các nhà quảng cáo sẽ chi trả 1 khoản nhất định cho mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị tới khách hàng.

Cách đo lường, tính CPM bạn có thể tính, đo lường bằng công thức sau:

CPM = (Chi phí x 1000)/số lần quảng cáo hiển thị

Đánh gía hiệu quả:

Mô hình CPM được đánh giá có khả năng mở rộng rất lớn tới khách hàng. Vì mục đích là để nâng cao thương hiệu nên các nhà quảng cáo không cần quan tâm hàng đầu việc user có tương tác, bấm vào quảng cáo hay không, quảng cáo được hiển thị tới user xem càng nhiều càng tốt, chọn CPM sẽ là giải pháp an toàn và hiệu quả hơn so với CPA. Có thể bạn sẽ thắc mắc là CPA sẽ chỉ thanh toán khi user có hành động, không quan tâm quảng cáo hiển thị bao nhiêu lần, có thể là 1000 lần, 2000 lần hoặc hơn nữa thì sao không dùng CPA, như vậy chẳng lợi hơn sao? Cũng không sai, nhưng bạn nên nhớ rằng bạn quảng cáo liệu có chỉ chạy 1000 lần hiển thị thôi không? Và sẽ ra sao nếu dùng CPA chỉ khoảng 100 quảng cáo, hoặc tệ hơn là <50 quảng cáo là user có tương tác và bạn phải thanh toán rồi? Bạn không thể đo lường chính xác bao nhiêu lượt hiển thị thì có user tương tác, bạn có thể may mắn 1,2 lần được hiển thị >1000 lần quảng cáo mới có tương tác, nhưng đó chỉ là ăn may, may rủi. Vậy nên CPM chắc chắn và an toàn hơn rất nhiều so với CPA nếu mục đích để nâng, đẩy thương hiệu.

Ngoài ra, nếu bạn có một ý tưởng thiết kế quảng cáo đột phá thì với 1000 lần hiển thị bạn có thể có 1 lượng rất lớn user tương tác chỉ trong 1000 lần hiển thị quảng cáo, chất lượng hơn rất nhiều so với CPA. Khi đó chi phí cho mỗi tương tác của user sẽ giảm xuống rất nhiều mà hành động của user vẫn tăng mạnh.

Đây chính là một trong những lý do mà hình thức CPM được đồng bộ khéo léo với quảng cáo di động, khi mà lượng người dùng di động đang ngày càng phát triển, phong phú, lượng user sử dụng, nhìn vào màn hình di động cao hơn nhiều so với hiệu quả quảng cáo trên PC.

Và để hiệu quả với CPM thì ngoài việc bạn chọn đúng mục đích thì campain của bạn càng tốt, bạn càng thu về được nhiều lợi ích cho mình. Nếu campain dở thì nhiều khi chạy CPM cũng không hiệu quả như mong muốn đâu ạ.

3. CPI

Cost per Install là gì

Cost per Install Chi trả cho mỗi hành động cài đặt. Đây là một hình thức đặc biệt, nổi bật của quảng cáo di động. Nhà quảng cáo sẽ chỉ phải trả tiền cho bất kì hành động nào của user khi cài đặt ứng dụng của họ từ quảng cáo. Và tất nhiêu nếu mục đích của nhà quảng cáo là tăng lượng cài đặt ứng dụng thì đây là giải pháp tốt nhất cho họ.

Cách tính CPI:

CPI = Chi phí/ Số cài đặt

Đánh giá hiệu quả:

Theo cách hiểu nào đó thì dường như CPI là một hình thức con của CPA, vì mục đích cài đặt ứng dụng từ quảng cáo nó cũng là hành động của user, vậy sao phải chọn CPI mà không dùng CPA?

Lý do đơn giản là vì với CPA người dùng có tương tác bấm vào quảng cáo là bạn đã mất tiền, không cần biết user có install ứng dụng hay là không, ngoài ra CPA còn phục vụ cho những tương tác khác, không chỉ là cài đặt app. Còn CPI thì như một công cụ tập trung target chỉ vào mục đích tải app, user dù có bấm vào quảng cáo nhưng không cài đặt ứng dụng thì các nhà quảng cáo vẫn chưa mất tiền.

Trong một số trường hợp, có người tin rằng ứng dụng của họ sẽ khó được cài đặt và họ lợi dụng điều đó để chạy quảng cáo bằng CPA hoặc CPM để đồng thời tăng lượng hiển thị tới người dùng. Nhưng đó vẫn chỉ là may rủi, không hề an toàn và Adsota khuyên bạn không nên mạo hiểm với nó.

CPI tập trung tốt vào mục đích cài đặt ứng dụng nên sẽ là cực có ích cho nhà quảng cáo dùng đúng mục đích, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng điều đó cũng đồng nghĩa là chi phí để có mỗi lượt cài đặt sẽ là cao, vì loại hình này có khi phải hiển thị quảng cáo rất rất nhiều lần mới có được 1 action đúng ý.

Sau khi đánh giá 3 loại hình trên hẳn bạn đã tự trả lời được cho mình câu hỏi nên chọn loại hình nào, và loại nào là hiệu quả nhất. Không thể nói chung chung rằng loại hình nào là tốt nhất để bạn lựa chọn vì nó phụ thuộc rất lớn vào mục đích quảng cáo của bạn, Adsota có thể gợi ý cho bạn như sau:

  • Nếu mục đích là muốn người dùng bấm vào quảng cáo để xem, nhìn, đọc, hành động tiếp theo sau khi bấm vào quảng cáo thì bạn nên chọn CPA
  • Nếu mục đích là muốn hiển thị quảng cáo càng nhiều càng tốt, đẩy, nâng cao thương hiệu của mình và tăng ROI thì CPM là lựa chọn hàng đầu.
  • Còn muốn khuyến khích user cài, tải ứng dụng của bạn thì chắc chắn nên chọn CPI.

Sau khi xác định được mục đích để chọn loại hình quảng cáo cho mình rồi thì việc tiếp theo bạn cần làm là tối ưu chiến dịch và ngân sách của bạn thật hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất. Adsota chúc các bạn thành công.

Post Views: 824

Comments

comments

  1. AppotaX: Giải pháp tối đa hóa doanh thu quảng cáo cho ứng dụng di động
  2. Quảng cáo trong ứng dụng sẽ là tương lai của ngành quảng cáo di động.
  3. 6 xu hướng trong quảng cáo di động bạn nên biết
  4. Nên dùng dạng quảng cáo di động nào thì tốt nhất?
  5. 5 lý do nên sử dụng quảng cáo video trong Marketing
  6. Thuật ngữ quảng cáo di động cần biết Phần II
  7. Thuật ngữ quảng cáo di động cần biết Phần III
  8. CPC và CPM: Nên chọn loại nào?
  9. Real Time Bidding Cuộc cách mạng trong quảng cáo trực tuyến
  10. Bứt phá doanh thu quảng cáo cùng đại diện Google tại hội thảo Bí quyết ĐẺ TRỨNG VÀNG cho ứng dụng trong năm Đinh Dậu