Cục là gì trong tử vi

Cục (hay còn gọi là cuộc) có nghĩa là cách cục, là cái thế cuộc mà ta đang sống – hay nói đúng hơn cục chính là cái môi sinh mà bản mệnh của ta đang ngụp lặn trong đó.

Bạn đang xem: Kim tứ cục là gì

a. Hành Cục sinh Mệnh

Ví dụ: Mệnh Thổ, Hỏa Lục Cục, Hỏa sinh Thổ, đây là người được hoàn cảnh ưu đãi, để gặp may may mắn, để thuận lợi trong cuộc sống.

b. Mệnh Cục tương hòa

Ví dụ: Thổ Mệnh, Thổ ngũ Cục là người dễ hòa mình với hoàn cảnh, với đời sống bên ngoài.

c. Mệnh sinh Cục

Ví dụ: Thổ mệnh, Kim tứ cục: thổ sinh kim, người phải sinh cho môi sinh tức là vất vả, chuyên làm lợi cho thiên hạ.

d. Mệnh khắc Cục

Ví dụ: Thổ Mệnh, Thủy nhị Cục, Thổ khắc thủy, cuộc đời gặp nhiều trở ngại, hay làm hỏng đại sự, là người thành công trong nghị lực.

e. Cục khắc Mệnh

Ví dụ: Thổ Mệnh, Mộc tam Cục Mộc Khắc Thổ: đang thương, người hay bị môi sinh không thích hợp với mình, để đạt được sự thành công đòi hỏi phải trải qua gian khổ.

2. SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CAN VÀ CHI CỦA NĂM SINH

Can là Thiên Can, Chi là Địa Chi – Can Chi kết hợp với nhau như sự giao hòa của trời đất, tựa như 1 cây gồm 2 phần gốc và ngọn.

a. Can Chi tương hòa

Ví dụ: Giáp Dần, Mộc, Dần mộc là người sinh đã có nền căn bản vững chãi, đủ khả năng để đạt được cái mình muốn.

b. Chi sinh Can

Ví dụ: Ất Hợi: Hợi thủy sinh Ất mộc do may mắn mà thành công chứ thật ra thực lực, khả năng vẫn chưa đạt được đến mức độ ấy. Có thể hình dung cuộc đời họ là một chuỗi dài may mắn nối tiếp nhau để có từ thành công này đến thành công khác.

c. Can sinh Chi

Ví dụ: Canh Tý, canh kim sinh tý thủy là những người được trời ưu đãi để làm việc, bản thân họ vừa có khả năng lại vừa gặp may thuận lợi nên có thể đạt được thành công một cách dễ dàng.

d. Can khắc Chi

Ví dụ: Canh Dần: canh kim khắc dần mộc, là người hay gặp nhiều nghịch cảnh có thể làm đổ vỡ cả sự nghiệp, ở những mẫu người này cần đòi hỏi họ phải có 1 lá số với các sao đi đúng bộ thật tốt mới mong nên danh phận nhưng cũng vẫn trải qua nhiều nỗi thăng trầm.

e. Chi khắc Can

Ví dụ: Ất Dậu: Dậu kim khắc Ất mộc, là những người thiếu may mắn, có được thành công từ trong khó khăn, song sự nghiệp hay bị gãy đổ lung tung để rồi lại xây dựng lại.

Cục là gì trong tử vi

3. SO SÁNH HÀNH CỦA BẢN MỆNH VỚI HÀNH CỦA 12 CUNG SỐ

Ðể biết sự sinh khác giữa mình với những người liên hệ, bản mệnh là ta, cung an mệnh là nhà, là cái mà bao quản cho ta, các sao ví như đồ đạc, tiện nghi mà ta phải sử dụng, nếu tương sinh hoặc đồng hành, thời tốt mà làm lợi cho ta, nếu bị khắc thời bất lợi. Nếu bản mệnh tương hòa hoặc tương sinh với cung bản mệnh, cung an mệnh ở tại Dậu là kim khắc mộc. Thì tìm đến các sao thủ và chiếu xem có sao nào đồng hành với bản mệnh không, nếu lại sinh vào giờkim xà thiết tỏanữa thì xác thực là chết non chẳng sai, đã chết non thì cũng chẳng còn gì để bàn về các cung liên hệ nữa.

Cho nên phú tử vi mới có câu:

"Ðào Hồng ngộ kiếp Không đồng thủ

Xá bàn chi bần lũ yểu vong."

Xét lá số: Quí Dậu tháng 5 ngày 30 giờ Sửu – Âm Nữ kim mệnh, Hỏa cục, Mệnh lập ở Ngọ. Cung Ngọ là hỏa khắc mệnh kim, lại có Đào, Hồng gặp Không Kiếp nên đã chết từ lúc 3 tuổi.

Sau khi đã so sánh với cung mệnh rồi, thì lần lượt xem xét sự khắc hợp của 11 cung kế tiếp.

Ví dụ:người có Mệnh Mộc, cung Mệnh ở Dần cũng là hành Mộc, như vậy, phụ mẫu nào ở Mão Mộc là tương hòa, con người giữ được chữ hiếu và cũng được cha mẹ yêu thương, Phúc Đức ở Thìn Thổ là khắc (mệnh Mộc khắc Thổ) là không tìm được sự giúp đỡ của họ hàng và bản thân cũng không tìm thấy sự an ủi, thoải mái đối với họ hàng. Ðiền, Quan ở Tỵ là Hỏa, Mộc sinh Hỏa cho nên sẽ vất vả trên đường công danh, với nhà cửa. Nô ở Mùi, Tài ở Tuất, Bào ở Sửu đều thuộc Thổ cả, ta cứ luận như ở cung Phúc Ðức - nghĩa là phải vất vả với bạn bè, anh em và tiền bạc vì Mộc khắc Thổ. Ách ở đâu là Kim khắc Mệnh Mộc có nghĩa là mỗi khi bị bệnh tật hay tai nạn thì khó mà tránh được dễ dàng. Cung Di ở Thân là kim khắc mộc: nghĩa là đứng trước một đối tượng, người này hay bị rơi vào tư thế lép vế dù rằng có khi mình hơn họ về phương diện nào đó. Tử và Thê ở Hợi và Tý thuộc thủy sinh cho mệnh ở Dần, nếu lập gia đình, có con cái, thì cuộc đời người này sẽ thấy thoải mái hơn và nếp sống trong gia đình với vợ con cũng đạt được sự yêu thương thuận hòa.

Phía trên là nguyên tắc luận giải và ví dụ, đối với các trường hợp khác cũng làm tương tự, cứ dùng ngũ hành sinh khắc của mệnh và 12 cung mà luận giải, hễ khắc thì không hợp, tương hòa hay sinh thì được sự phù trợ, tùy theo cung sinh hay khắc.

4. ĐẶC TÍNH CỦA NGŨ HÀNH VÀ VỊ TRÍ MIẾU, HÃM CỦA CÁC SAO

Để xếp hạng cách cục được hướng cho mỗi người, nhất là 14 chính tinh và các trung tinh. Hiểu rõ tính chất của mỗi sao, các sao đi như thế nào là đúng bộ, có phá lẫn nhau không, các sao Thủ và chiếu mệnh có đồng hành với bản mệnh không?

Ví dụ:Bộ Nhật Nguyệt cần có Ðào Hồng Xương Khúc, bộ Tử Phù Vũ Tướng cần Tả, Hữu, Tam Hóa, bộ Sát Phá Tham cần Lục Sát Tinh đắc địa, bộ Cơ Nguyệt Ðồng Lương cần Tam Hóa, Quang Quý, Thai Tọa, phá của các cách, nhưng xin quí đọc giả lưu ý phần tính chất các sao là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đoán tử vi được chính xác, đồng thời nó cũng là một yếu tố để tăng sự hứng khởi cho người xem và người được xem tử vi.

Một người có số dù các sao đã đi đúng bộ nhưng không có chính tinh đồng hành với mệnh thì cũng không phải điều tốt lành gì, dù mệnh có chính tinh hay trung tinh đi đúng bộ, lại có chính tinh đồng hành làm nòng cốt, nhưng lại gặp phá cách thì cũng xem như vất đi mà thôi.

Ví dụ:Tử Phủ Vũ Tướng Hội Tam Hóa, Tả Hữu, nhưng lại gặp cả Không Kiếp, là cách để ngộ hung đồ. Lúc ấy Tả Hữu sẽ kết hợp bè đang với Không Kiếp và Quyền, Lộc lúc ấy chính là cái mồi để cho lũ hung đồ Không Kiếp làm rắc rối cho mình.

Chỉ khi thuộc rõ tính chất của từng sao thì mới có thể luận giải được nhiều điều dị biệt trong lá số, mới thật sự nắm được cái lý biến hóa vô cùng của tửu vi, tại sao cùng một số như vậy mà người này thế này người kia lại thế kia. Vì sao theo sách thường thì Ðào Hồng Nhật Nguyệt là thi đỗ mà nay ngược lại người ấy chẳng đậu, nếu xét cho kỹ thì mới thấy được cái đã phá đi mất tính chất tốt đẹp ấy. Nói tóm lại, khi gặp sao tốt thì trước khi kết luận phải xem ngũ hành để biết mình có được hưởng hay không? Rồi tiếp tục xem có bị phá cách không? Gặp hung tinh thì xem có đắc địa không? Tất cả các bàng tinh (sao nhỏ) có nhập bộ không? Có phù trợ đắc lực hay hợp với bộ chính tinh của mình không? Có nhiều người đã cho rằng môn bói toán tử vi cần đơn giản hơn, lượt bớt các sao nhỏ đi không cần dùng tới, nói như thế há chẳng phải các bậc tôn sư ngày xưa lập và theo môn tử vi lại là chuyện thừa thải sao? Tại sao các cụ không bỏ bớt mà phải chờ đến lượt mình. Sự thật là, nếu thuộc kỹ các tính chất cả các sao nhỏ mới có thể nhìn thấy sự vi diệu, cái lý thú của tử vi.

Ví dụ: Sao Phượng Các và sao Giải Thần luôn luôn đi với nhau, có người hỏi cớ sao không bỏ bớt đi một sao mà lại để cả hai sao, thực ra chính bởi cái lý khi tiểu hạn gặp Phượng Các tất có ốm đau nặng, nên Giải Thần luôn phải đi kèm để giải đi cái hung hãn của Phượng Các. Lại như Thiên Riêu, Thiên Y lúc nào cũng đồng cung vì lấy lý rằng: thầy thuốc luôn luôn phải biết cả Y, cả Dược. Luôn bào chế, nhưng cho dù thế sự ngày này biến đổi đã phân ra làm Y, Nha, Dược hỏi về cách dùng thuốc. Chính như tính chất Thiên Y vậy.

5. VỊ TRÍ CÁC SAO VỚI 12 CUNG

Sau khi đã xem đến ngũ hành, đắc tinh miếu, hãm, bộ cách các chính tinh hợp nhau, phá cách và các sao Phù trợ, điều cần lưu ý là cần lại một lần nữa xem vị trí các sao nằm trên 12 cung số có đúng với các sao nằm trên 12 cung số, có đúng với tính chất của nó không? Tài tinh phải cư Tài Bạch, Phúc Tinh phải cư Phúc Ðức, Quyền tinh phải ở Quan lộc, Uy Dũng chỉ tinh nên ở mệnh với nam nhân, còn nữ nhân mà có Uy Dũng tinh thủ chiếu mệnh là phá cách, cuộc đời sẽ rất cô đơn vất vả, và có nhiều oan trái dù có nhiều cát tinh phù trợ sao tuy đi đúng bộ, đắc địa nhưng nằm nghịch vị trí thì cũng không hề tốt, ví như Phá không nên cư ở Nô Bộc, Thê Thiếp, Tài Tinh là Lộc Tồn, Hỏa Lộc nên tránh xa cung Tật Ách, các sao cứu giải cần đóng ở Ách, Phúc tinh nếu đóng ở Phúc Ðức thì lại tốt hơn các cung khác.

6. VỊ TRÍ CUNG MỆNH VỚI THÁI TUẾ, THỨ ĐẾN XEM CUNG MỆNH NẰM Ở ĐÂU VỚI VÒNG THÁI TUẾ

A. Nếu mệnh nằm trong tam hợp tuổi:

Ví dụ:người tuổi Dần có mệnh lập ở Dần, Ngọ hay Tuất tức là vị trí Thái Tuế, Quan Phủ, Bạch Hổ vì sao Thái Tuế an theo năm sinh, sinh năm nào thì Thái Tuế cư ở cung có tên của năm ấy; tức đây là loại người luôn luôn tự gánh vác lấy 1 tinh thần trách nhiệm lớn lao, hay can dự vào chuyện bất bình, có lòng hào hiệp, lấy chuyện gánh việc người làm nghĩa vụ, chính vì vậy mà Phú Ma Thị có câu "Thân cư Thái Tuế dữ nhân qua hợp", Thân đây chính là Thân Mệnh vậy, các cổ thư khi bàn đến tính chất của Thái Tuế đều xem như một cái gì đó không tốt đẹp lắm; nào là đa chiêu thị phi khẩu thiệt, ít cảm tình, kiêu kỳ lý luận chính vì cái lý sự đời nhiều cảnh trái ngang, mà đã là chính nhân quân tử thì làm sao lại hòa mình với sói lang được, nên phải đứng riêng, ra tay nghĩa hiệp nên hay bị thiên hạ có ác cảm, cái tính chất của Thái tuế như vậy cho nên bao chiều chung quanh luôn luôn có Long Phượng Cái Hổ, là tứ linh phục châu - bởi vậy người Thái Tuế không cần Tam hóa, cũng vẫn phong lưu, vẫn được người đời khi ghét nhưng lại vẫn phải cả nể. Vì ghét đây vẫn chỉ là ghét vì thói thường, vì sự can thiệp của Thái Tuế mà cản trở việc làm mờ ám của họ. Nhưng người Thái Tuế vẫn đứng trên lẽ phải, do đó mà người có Thái Tuế thường hay tự hào, đôi khi kiêu ở ngầm trong chính bản thân họ, trong tâm hay khinh thường đối tượng.

Khi mệnh có Thái Tuế, tức đi Phu mẫu Phải ở thế tam hợp với Thiên Không, có nghĩa là từ khi sinh mình ra thì công việc, sự nghiệp của cha mẹ đang trên đà xuống dốc thậm chí là suy sụp.

Xem thêm: Chúng Ta Đang Chọn Nghề Là Gì Nghiệp Là Gì, Thế Nào Là Một Định Hướng Nghề Nghiệp

B.Nếu mệnh nằm trong tam hợp lấn tuổi:

Ví dụ:Tuổi Dần Ngọ Tuất mà mệnh nằm ở 1 trong 3 cung Hợi Mão Mùi, tức là ở thế lấn và luôn luôn có Thiên Không, vì Thiên Không an ở đằng trước theo chiều thuận (chiều kim đồng hồ), trước Thái tuế 1 cung, ở đây lại chia làm 3 trường hợp:

Nhưng cho dù ở vị trí nào thì bản chất Thiên Không vẫn là vạn sự giai không, lo toan, khôn ngoan đến đâu thì kết quả sau cùng vẫn sẽ là trắng tay. Chỉ có những chân tu, những người chọn theo cửa không thì mới được thoải mái vì không có thì không mất. Ví như kẻ trộm đi lấy tiền của 1 người túi rỗng thì không có được gì, mà người bị trộm kia thì cũng chẳng có gì để mất, nhưng đáng tiếc thay, trên đời này vòng danh lợi luẩn quẩn mấy ai đã ngộ được chữ "Không" ấy.

C. Mệnh ở tam hợp: Tang Môn, Điếu Khách, Tuế Phá

Mệnh ở tam hợp: Tang Môn, Điếu Khách, Tuế Phá tức là lấn với cung tuổi 2, hay lùi sau 2 cung. Ðây là loại người rất hay bất mãn, than vãn để đi đến đối lập, hay gặp nghịch cảnh trong cuộc đời để khơi nỗi niềm bất mãn lên cao nhưng một khi gặp được Thiên Mã đồng hành bản mệnh thì lại giúp cho họ có một nghị lực vững chắc để sẵn sàng vượt qua khó khăn cuối cùng tiến đến sự thành công.

D. Mệnh ở thế lùi với cung tuổi

Tức là mệnh 6 cung sau cung tuổi, ví dụ tuổi Dần Ngọ Tuất có mệnh ở Tỵ Dậu Sửu, với vòng Thái Tuế là: Trực phù, Thiếu âm, Long Ðức là loại người có bản chất hiền từ, hay nhẫn nhịn không hơn thua “Chó sủa mặc chó, đường ta ta cứ đi” nhưng hành động lại vụng về, là người chuyên đào giếng cho thiên hạ uống nước.

Nếu mệnh ở thế lùi cung tuổi thì Phu mẫu lại thế Thái Tuế và có Long Phượng Cái Hổ, như thế là từ khi sinh ra mình, cha mẹ sẽ ăn nên làm ra, dễ thăng tiến trong con đường sự nghiệp.

Xin kính cẩn tri ơn đến cụ Thiên Lương, cụ đã mở ra, đã chứng minh, đã xây dựng thành công tử vi là cả một nguyên lý học, dạy con người ở đời phải sống thế nào cho được thoải mái, chứ không phải chỉ thu hẹp tử vi như một môn bói toán, với những định luật bắt buộc có tính cách cố định, như những ai kia hằng quan niệm. Những phổ biến việc khai triển vòng Thái Tuế và các kinh nghiệm có tính cách nghiệm lý của cụ về tử vi, đã gây một tiếng vang chấn động trong làng tử vi mà các cổ thư hay các cụ tiền bối của ta vì hữu ý hay vô tình không nói đến.

7. XEM CUNG NHỊ HỢP

CÁC CUNG NHỊ HỢP GỒM CÓ:

Tý hợp Sửu

Dần hợp Hợi

Thìn hợp Dậu

Ngọ hợp Mùi

Tỵ hợp Thân

Nhưng cần lưu ý thế nhị hợp giữa 2 cung sinh xuất, hay sinh nhập, muốn biết cung nào sinh xuất hay sinh nhập cho cung nào cần biết thế tam hợp và hành của tam hợp.

Tam Hợp: Dần Ngọ Tuất thuộc Hỏa

Tam Hợp: Thân, Tý, Thìn thuộc Thủy

Tam Hợp: Tỵ, Dậu, Sửu thuộc Kim.

Như thế: Vì sao 4 thế tam hợp chỉ có bốn hành Hỏa, Thủy, Mộc, Kim mà không có hành Thổ? Trong dịch học có nói hành Thổ là trung ương, ứng với số 5, còn gọi là Ngũ Trung trong ngũ hành Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ thì hành Thổ là chính cho nên Tử Vi, Thiên Phủ là 2 sao đứng đầu của 2 nhóm chính tinh đều thuộc Thổ, ở đây ta thấy các Tam hợp Dần Ngọ Tuất tuy thuộc hành Hỏa, nhưng trong đó đã có Tuất Thổ, Thân Tý, Mùi thuộc Mộc có Mùi Thổ, Tỵ Dậu Sửu thuộc Kim có Sửu Thổ.

Ðem hành của Tam Hợp so sánh với thế nhị hợp ta có:

Như vậy, trên lá số có 12 cung, có 6 cung được sinh nhập và 6 cung sinh xuất:

6 cung sinh nhập: Dần, Ngọ, Tuất, Thân, Tý, Thìn.

Nói một cách dễ nhớ, trong thế nhị hợp của 12 cung thì 6 cung dương là sinh nhập, còn lại 6 cung âm là sinh xuất.

Ứng dụng:

Ví dụ:Mệnh ở Sửu như thế Tý là cung huynh đệ cung mệnh nhị hợp và sinh xuất cho huynh đệ tức là người hết lòng thương yêu, hy sinh quyền lợi của mình cho anh chị em.​

Ví dụ:Mệnh ở Thìn, nhị hợp và được nó ở Dậu sinh nhập cho mệnh như thế là người có cuộc sống gắn liền với bè bạn, luôn luôn được bạn giúp đỡ. Số nhờ bạn.

Các cung khác cũng luận giải tương tự. Cung an Thân cũng luận như thế vì Thân ở đây chính là cái ta vậy. Thứ đến luân đến yếu tố sao của cung nhị hợp: khi coi cung nhị hợp phải để ý xem có chính tinh nhị hợp, phải để ý xem có chính tinh nhị hợp hay không?

Nếu có mới là bảo đảm nhị hợp còn nếu không chỉ là hư vị mà thôi. Ví dụ, tử vi ở cung Ngọ (Dương) nhị hợp với cung Mùi (Âm) nếu lấy lý âm dương mà suy thì âm phò dương tức Mùi sinh Ngọ, nhưng hễ cứ Tử Vi cư Ngọ thì cung Mùi bao giờ cũng vô chính diệu mà đã vô chính hiệu thì lấy gì kết đôi với Tử Vi đây? Như thế thì cung Ngọ không thể hưởng được các sao ở cung Mùi.

8. XEM CUNG XUNG CHIẾU

Như thế nào thì được hưởng thế xung chiếu? Cung Thiên Di luôn luôn ở thế xung chiếu với cung Mệnh tức là thế đối nghịch với mình, sách xưa nói Thiên Di là ra ngoài, phải hiểu rằng Thiên Di chính đối phương của mình, vì thế mới có câu:

"Ðối phương hung đương đầu ác bổng.

Ðối phương cát ngưỡng diện xung phong."

Nếu cung Thiên di khắc cung Mệnh tất không được hưởng cung Thiên Di, mà còn xấu nữa là đằng khác, nếu cung đi và tam hợp của đi có nhiều hung sát tinh hội họp.

Ví dụ:Người có mệnh lập ở Dần, Thiên di ở Thân mà tam hợp Thân Tý, Thìn lại có sát tinh, thì khi ra đời hay bị thua kém người khác. Chỉ được hưởng cung Thiên Di khi cung mệnh khắc cung di, đây chính là lúc áp dụng coi chính điệu xung chiếu như chính diệu tọa thủ đối với cung vô chinh diệu.

Ví dụ: Người mệnh lập ở Thân có Thiên Di ở Dần, Thân khắc Dần nên mới thu hút được các sao ở cung Dần sang, coi như ở thế bị khắc có nghĩa là đã bị khắc thì không thể lấy được gì từ đối phương.

9. CÁCH CUỘC TỐT XẤU CỦA CÁC CUNG LIÊN HỆ

Cần để ý Thân, Mệnh, Tài, Quan có bị Tuần Triệt xâm phạm không? Tật ách có được Tuần, Triệt hay các sao cứu giải như Hoa Khoa cư ở đấy không?

Sau khi đã biết được tổng quát cuộc đời và các cung liên hệ như Bào, Thê, Tử,… thì hãy coi hạn.

Cục là gì trong tử vi

10. CÁCH COI HẠN

Trong lá số Tử Vi có 2 loại hạn. Tiếng “hạn” ở đây được hiểu chỉ có nghĩa như một khoảng thời gian có giới hạn mà trong đó mình sẽ gặp hay được hướng những gì chứ không phải hạn đây là tai nạn.

Tiểu hạn: khoảng 1 năm.

A. ÐẠI HẠN

Trước tiên cần phải xem yếu tố đại cuộc, tổng quát xem đại hạn ấy thuận hay hại cho bạn? Bằng cách dùng tam hợp tuổi của bạn so sánh với hành tam hợp của từng đại hạn để xem xét sự xung khắc.

Ví dụ:người tuổi Dần, Ngọ, Tuất, đại hạn 10 năm đến cung Dần, Ngọ, Tuất.

Tam Hợp của tuổi khắc Tam hợp đại hạn.

Ví dụ:Dần, Ngọ, Tuất là Hỏa đáo vận Tỵ, Dậu, Sửu là Kim khắc xuất, tức là mình khắc người khác, vất vả không thôi.

Ví dụ:Tuổi Dần Ngọ, Tuất đại vận đến cung Thân, Tý, Thìn là Thủy khắc Hỏa, tức khắc nhập, có nghĩa là là bị người khác khắc, điều này rất không tốt, dù cho các sao trong Ðại Hạn có tốt đến mấy đi chăng nữa thì cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều.