Đa kháng là gì

Tại hội thảo khoa học về Điều trị các bệnh truyền nhiễm trong bối cảnh các vi khuẩn gây bệnh đa kháng kháng sinh, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ kháng kháng sinh gia tăng các bệnh nhiễm khuẩn.

Đa kháng là gì

Vi khuẩn đa kháng đang đe doạ sức khoẻ nhiều người.

GS.TS Phạm Minh Thông - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra cảnh báo: hầu hết nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) gây ra bởi các vi khuẩn đa kháng kháng sinh. NKBV do vi khuẩn đa kháng kháng sinh rất khó điều trị, khó kiểm soát lây truyền và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh, làm tăng gấp đôi ngày điều trị, chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong (30-40%). Đặc biệt, đối với các bệnh truyền nhiễm, nếu mắc thêm vi khuẩn đa kháng kháng sinh thì việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn và tốn kém.

TS. Đỗ Duy Cường - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Truyền nhiễm tăng trên 50% sau 5 năm từ 2013, trong đó xu hướng gia tăng các bệnh gây dịch như thủy đậu, quai bị, cúm, sốt xuất huyết Một số bệnh từng bị lãng quên như whitmore, giun lươn, toxocara, sán lá gan, lao ngoài phổi cũng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bên cạnh đó là xu hướng gia tăng các bệnh nhiễm trùng do các vi khuẩn đa kháng kháng sinh trên các bệnh nề như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch

GS. Mattias Larsson (Viện nghiên cứu Karolinska Thụy Điển) thông tin: Tại các bệnh viện của Việt Nam, tỷ lệ vi khuẩn xâm chiếm cư kháng Carbapenem rất cao, khoảng 30% vi khuẩn xâm chiếm cư ở bệnh viện tỉnh và 60% ở các bệnh viện trung tâm. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối tương quan giữa vi khuẩn xâm chiếm cư kháng Carbapenem với NKBV, thời gian điều trị và tỷ lệ tử vong. Việc giám sát chủ động và chăm sóc các bệnh nhân bị vi khuẩn kháng Carbapenem xâm chiếm cư có thể giúp giảm lan truyền, giảm NKBV, thời gian điều trị và tỷ lệ tử vong.

Để hạn chế tình trạng NKBV, theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vô khuẩn trong chăm sóc người bệnh; phát hiện và tổ chức cách ly sớm bệnh nhân NKBV để phòng ngừa lan truyền các vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Bên cạnh đó, cần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng kiểm soát nhiễm khuẩn: nơi xử lý đồ bẩn, phương tiện vệ sinh, hệ thống xử lý nước sinh hoạt, nước thải

Nguồn Infonet.vn