Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm là gì


II. Vị trí, chức năng của h oạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới

1. Hoạt động TNST thực hiện các mục tiêu của hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp)

Như chúng ta biết giáo dục phổ thông trang bị cho mỗi cá nhân sự đầy đủ và toàn diện kiến thức của nhiều lĩnh vực và các kỹ năng thái độ sống cần có để họ có thể bước vào cuộc sống xã hội sau này. Những nội dung giáo dục này được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp). Gọi tên hai hoạt động nhưng thực chất chúng luôn đi song song với nhau bởi “trong dạy có giáo, trong giáo có dạy”, không có việc dạy học kiến thức nào lại không đi với giáo dục phẩm chất con người; và cũng không có sự giáo dục đạo đức con người nào lại không có sự dạy trong đó. Tuy nhiên, đối với mỗi loại nội dung tri thức và tùy theo mục tiêu giáo dục mà nội dung giáo dục được chuyển tải nhiều hơn bằng con đường dạy học hay con đường giáo dục.

Hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp được hiểu là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch, do nhà giáo dục định hướng, thiết kế, tổ chức trong và ngoài giờ học, trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo nghĩa hẹp, hình thành ý thức, phẩm chất, giá trị sống, hay các năng lực tâm lý xã hội…

Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) thực hiện các mục tiêu giáo dục trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, sinh hoạt Đoàn Đội… Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, các mục tiêu của hoạt động giáo dục được thực hiện chỉ trong một dạng hoạt động, đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Như vậy, căn cứ vào định nghĩa về hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam, của một số các nước khác như Anh, Mỹ và Hàn Quốc…; căn cứ vào yêu cầu đổi mới giáo dục và mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chúng tôi đưa ra khái niệm như sau: Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.

Khái niệm này khẳng định vai trò chủ đạo của nhà giáo dục đối với hoạt động này; tính tham gia trực tiếp, chủ động tích cực của học sinh; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và tiềm năng sáng tạo; và hoạt động là phương thức cơ bản của sự hình thành và phát triển nhân cách con người.

2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

a. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp

Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm chất người lao động, nhà nghiên cứu…Điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.

b. Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,...), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật... Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động.

c. Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh. Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè… Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết.

d. Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

K

hác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, những tổ chức kinh tế… Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau (có thể hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

e. Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được

Lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và thế giới xung quanh bằng nhiều con đường khác nhau để phát triển nhân cách mình là mục tiêu quan trọng của hoạt động học tập. Tuy nhiên có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn. Thí dụ, phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc, tư thế cơ thể trong không gian, niềm vui sướng hạnh phúc... những điều này chỉ thực sự có được khi học sinh được trải nghiệm với chúng. Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông qua các công thức hay định luật, định lý...

Tóm lại, học từ trải nghiệm là một phương thức học hiệu quả, nó giúp hình thành năng lực cho trẻ. Học từ trải nghiệm có thể thực hiện đối với bất cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế, xã hội… Học từ trải nghiệm cũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhất định của nhà giáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn. Hoạt động giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức qua trải nghiệm.

3. Vị trí của HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ thông

Hoạt động Trải nghiệm sáng tạo được xếp vào nội dung tự chọn bắt buộc dành cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, là hoạt động giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được chia làm hai giai đoạn với hai nhóm mục tiêu như sau:


  • Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống... Thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh được bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các đề án, dự án, các hoạt động thiện nguyện, hoạt động lao động... cũng như tham gia các loại hình câu lạc bộ khác nhau... Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.

  • Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình hoạt động trải ngiệm sáng tạo được tổ chức gắn với nghề nghiệp tương lai chặt chẽ hơn, hình thức câu lạc bộ nghề nghiệp phát triển mạnh hơn. Học sinh sẽ được đánh giá về năng lực, hứng thú... và được tư vấn để lựa chọn và định hướng nghề nghiệp. Ở giai đoạn này, chương trình có tính phân hóa và tự chọn cao. Học sinh được trải nghiệm với các ngành nghề khác nhau dưới các hình thức khác nhau.

4. So sánh hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo

So sánh môn học và hoạt động dạy học và chủ đề giáo dục và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới được thể hiện trong bảng sau:

Đặc trưng

Môn học và hoạt động dạy học

Chủ đề giáo dục và Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Mục đích chính

Hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực nhận thức và hành động của học sinh.

Hình thành và phát triển những phẩm chất,

tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.Nội dung

- Kiến thức khoa học, nội dung gắn với các lĩnh vực chuyên môn.

- Được thiết kế thành các



phần chương, bài, có

mối liên hệ lôgic chặt chẽ.



Hình thức tổ chứccầu mối liên hệ chặt chẽ giữa- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế.

các chủ điểm

- Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu


- Đa dạng, có quy trình chặt chẽ, hạn chế về không gian, thời gian, quy mô và đối tượng tham gia,…

- Học sinh ít cơ hội trải nghiệm.

- Người chỉ đạo, tổ chức hoạt động học tập chủ yếu là giáo viên.


- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng,…

- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm.

- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên


Tương tác,
phương pháp phụ huynh, nhà hoạt động xã

hội, chính quyền, doanh nghiệp,…).



- Chủ yếu là thầy – trò.

- Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trò hoạt động là



chính.

Đặc điểm trải nghiệm- Đa chiều.

- Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.



Trải nghiệm như là phương pháp dạy học nhằm phát triển chủ yếu năng lực trí tuệ.

Trải nghiệm vừa là đặc điểm vừa là phương thức của hoạt động nhằm hình thành chủ yếu năng

lực tâm lý xã hội và phẩm chất nhân cách.Kiểm tra, đánh giá

- Nhấn mạnh đến năng lực tư duy.

- Theo chuẩn chung.

- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng điểm số.


- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.

- Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hoá, phân hoá.

- Thường đánh giá kết quả


đạt được bằng nhận xét.

HOẠT ĐỘNG 2:

TÌM HIỂU BẢN CHẤT CỦA HỌC QUA TRẢI NGHIỆM


Mục tiêu:

  • Hiểu được bản chất của học qua trải nghiệm

  • Chỉ ra được các bước của học qua trải nghiệm.

Thời gian: 30 phút

Phương pháp: Hoạt động thảo luận nhóm

Dụng cụ: Giấy A4, bút dạ.

Tiến hành

Bước 1: Đặt câu hỏi thảo luận

Câu hỏi 1: Học qua hành? Học qua làm? Học qua trải nghiệm là gì?

Câu hỏi 2: Học qua trải nghiệm có thể triển khai theo những quy trình như thế nào?

Câu hỏi 3: Chỉ ra vị trí và vai trò của HĐTNST trong chương trình phổ thông mới?

----------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 2: Chia học viên thành nhóm 8 người. Các nhóm có cùng nhiệm vụ (2 câu hỏi trên). Chuẩn bị phương tiện làm việc nhóm.

----------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 3: Các nhóm thảo luận, chia sẻ và trình bày sản phẩm nhóm.

----------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 4: Một nhóm trình bày sản phẩm.

Các nhóm khác hỏi đáp, tranh luận, bổ sung hoặc trình bày các ý kiến khác biệt.

----------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 5: Chia sẻ. Phân tích. Tổng kết kết quả làm việc
THÔNG TIN NGUỒN

I. Trải nghiệm – phương pháp học, dạy học và giáo dục hiệu quả

1. Phân biệt học đi đôi với hành (practicing), học thông qua làm (learning by doing) và học từ trải nghiệm (experiencing)

Mỗi cá nhân sống trong môi trường xã hội luôn thực hiện việc học. Về bản chất con người luôn học, bởi con người luôn tiếp nhận các kích thích từ môi trường để thích nghi và phát triển. Và việc học này có thể tự phát hoặc tự giác. Hiệu quả của việc học phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vào sự tích cực của cá nhân, môi trường giáo dục, vào người dạy, vào đặc điểm sinh học của cá nhân, vào phương pháp mà cá nhân thực hiện hay được hướng dẫn...

Con người chúng ta học rất nhiều điều từ cuộc sống, nhiều kiến thức khoa học từ các lĩnh vực khác nhau cũng nhằm để phát triển trí tuệ và phẩm chất nhân cách của bản thân.


Con người học bằng nhiều cách: học qua thầy qua bạn, qua trường lớp hay tự học... Nhưng cho dù học theo cách nào thì con người cũng học bằng hoạt động. Học có bản chất hoạt động. Hoạt động vừa là điều kiện, vừa là phương thức của việc học. Khi nói học như là hoạt động chúng ta muốn nói tới việc học luôn phải có mục đích, phải xác định được cái cần chiếm lĩnh (đối tượng hoạt động), xác định được các điều kiện thực hiện (động cơ, phương tiện) [4]... Làm, thực hành, trải nghiệm đều là những dạng hoạt động, là những phương thức học hiệu quả. Trong nhiều tài liệu, nhiều tác giả sử dụng thuật ngữ học thông qua làm, học qua thực hành, hoặc học qua trải nghiệm đều muốn chỉ ra phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, gắn với đời sống thực nên các thuật ngữ này dùng thay cho nhau. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào từng hoàn cảnh học tập, thì các thuật ngữ này không hoàn toàn giống nhau, mặc dù liên quan đến nhau. Bởi vì việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm giúp trẻ đạt được tri thức và kinh nghiệm theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau.

Học đi đôi với hành là việc vận dụng những kiến thức lý luận được học vào một ngữ cảnh khác, hay thực hiện những nhiệm vụ nào đó của thực tiễn. Thông qua việc thực hành trẻ chính xác hóa và củng cố kiến thức thu được, hiểu kiến thức lý luận sâu sắc hơn và đồng thời chiếm lĩnh được một số kỹ năng thực hiện.

Học thông qua làm là việc chiếm lĩnh tri thức hay hình thành kỹ năng chủ yếu thông qua các thao tác hành vi, hành động trực tiếp của trẻ với đối tượng, từ đó trẻ tự rút ra kinh nghiệm, dần hình thành hiểu biết mới và một vài kỹ năng nào đó. Thí dụ trẻ học đi, học bơi, học nấu cơm... Học thông qua làm thường vận dụng với một số nội dung học tập có tính kỹ thuật, chính vì vậy đầu ra của học qua làm có thể xác định khá rõ ràng.

Học từ trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm (theo Kolb, 1984 [1]). Học từ kinh nghiệm là quá trình xây dựng ý nghĩa trực tiếp từ kinh nghiệm. Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thông qua làm nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân. Thí dụ: học tập về thế giới động vật, thay vì học nó thông qua sách vở, học sinh được trải nghiệm thông qua quan sát và tương tác với các con vật ở sở thú; kết quả đạt được không chỉ là sự hiểu biết về loài thú mà còn là sự hình thành tình yêu đối với thiên nhiên và muông thú. Ngoài ra, có nhiều kiến thức con người chỉ có được từ trải nghiệm của riêng mình. Thí dụ, thật khó dạy hoặc khó có thể mô tả cho người khác về mùi hoa hồng là mùi như thế nào, thay vì nghe, trẻ được ngửi, được trải nghiệm với mùi hoa, trẻ sẽ có kinh nghiệm phân biệt về mùi hoa hồng với các mùi khác.

Như vậy, khác với học qua làm là nhấn mạnh hơn về thao tác kỹ thuật thì học qua trải nghiệm giúp trẻ không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm cảm giác, cảm xúc, ý chí và một số trạng thái tâm lý khác. Chính vì vậy đầu ra của học từ trải nghiệm khá đa dạng khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao.

Nếu chúng ta coi sáng tạo là tạo ra sự khác biệt, tạo ra cái mới thì việc học đi đôi với hành, học qua làm hay học từ trải nghiệm được triển khai theo đúng cách sẽ mang lại sự sáng tạo. Tất nhiên, năng lực tổ chức dạy và học ở những mức độ khác nhau sẽ tạo ra mức độ sáng tạo khác nhau ở các học sinh.

Như vậy, học đi đôi với hành, học qua làm và học từ trải nghiệm là những cách học không hoàn toàn giống nhau, nhưng liên quan đến nhau. Học qua làm, học đi đôi với hành có thể là những công đoạn của học từ trải nghiệm. Việc dạy học và giáo dục nhân cách học sinh không thể thiếu bất cứ hình thức và phương pháp giáo dục nào.

2. Học qua trải nghiệm trong dạy học

Như trên đã trình bày lý thuyết hoạt động, tương tác xã hội, nhận thức và lý thuyết học từ trải nghiệm thì chúng ta thấy muốn một đứa trẻ phát triển tốt đời sống tâm lý của chính mình thì đứa trẻ phải được hoạt động, được trải nghiệm có sự hướng dẫn của người lớn và sự tương tác với những người bạn và quá trình dạy học cũng như giáo dục cần được hướng dẫn theo những quy trình, trật tự logic và hiệu quả.

Theo Kolb, tất cả những gì con người đã trải nghiệm đều tham gia vào quá trình học tập và con người đạt đến tri thức mới bằng trải nghiệm. Với chu trình học từ trải nghiệm, chuyên gia, giáo viên các môn học có thể xây dựng quy trình tổ chức hoạt động học cho học sinh thông qua trải nghiệm. Chu trình này không có một điểm duy nhất để bắt đầu, và cũng không phải theo một trật tự cứng nhắc, mà trẻ hoàn toàn chủ động để bắt đầu từ bất cứ điểm nào và bước tiếp theo là gì miễn là nó phù hợp với kiểu học của cá nhân, phù hợp với kinh nghiệm của trẻ về lĩnh vực học tập, phù hợp với nội dung và phù hợp với điều kiện môi trường học tập.

Từ việc phân tích mô hình “học từ trải nghiệm” của David Kolb, ta thấy đây cũng chính là con đường hình thành và phát triển năng lực thông qua trải nghiệm. Tuy nhiên, mô hình này nhấn mạnh cách học hơn là điểm cần đến là những năng lực cần hình thành.

Thí dụ của Kolb đưa ra về học đại số cho thấy rõ điều này:



  • Khái niệm hóa - Lắng nghe giải thích về khái niệm ấy là gì.

  • Kinh nghiệm cụ thể - Đi từng bước để giải một phương trình.

  • Thử nghiệm tích cực - Thực hành.

  • Q
    uan sát phản chiếu - Ghi lại những suy nghĩ của bạn về phương trình đại số trong một nhật ký học tập.

Chúng ta cùng xem thí dụ về các cách học của học sinh đối với một số lĩnh vực khác nhau mà Kolb đã đưa ra cũng tương tự như vậy:

Học cách đi xe đạp:


  • Quan sát phản chiếu – Hình dung về đi xe đạp và xem người khác đi xe đạp.

  • Khái niệm hóa - Tìm hiểu về lý thuyết và hiểu một số nguyên lý của xe đạp.

  • Kinh nghiệm cụ thể - trải nghiệm từng kỹ thuật cụ thể thực tế từ một chuyên gia đi xe đạp.

  • Thử nghiệm tích cực - Nhảy trên xe đạp và thử đi xe.

Học chương trình phần mềm:

  • Thử nghiệm tích cực – nhúng mình vào môi trường và thử làm việc.

  • Quan sát phản chiếu – Hình dung lại về những gì bạn vừa thực hiện.

  • K
    hái niệm hóa - Đọc sách hướng dẫn để có được sự hiểu biết rõ ràng hơn về những gì đã được thực hiện.

  • Kinh nghiệm cụ thể - Sử dụng tính năng trợ giúp để có được một số lời khuyên của chuyên gia.

Học huấn luyện:

  • Kinh nghiệm cụ thể - học theo hướng dẫn cụ thể về huấn luyện người khác.

  • Thử nghiệm tích cực - Sử dụng kỹ năng đã có của bạn với những gì bạn đã học được để đạt được phong cách huấn luyện của riêng bạn.

  • Quan sát phản chiếu - Quan sát người huấn luyện như thế nào khác.

  • Khái niệm hóa - Đọc lại các tài liệu hướng dẫn để tìm ra những ưu và nhược điểm của các phương pháp khác nhau.

Như vậy, thông qua các thí dụ cụ thể mà Kolb đưa ra thì chúng ta có thể áp dụng lý thuyết “học từ trải nghiệm” vào bất cứ lĩnh vực học tập nào nhưng cần hướng tới năng lực xác định và thiết kế chương trình phải xuất phát từ năng lực cần hình thành chứ không phải nội dung tri thức cần chiếm lĩnh.

3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Lý thuyết “Học từ trải nghiệm” là cách tiếp cận về phương pháp học đối với các lĩnh vực nhận thức. Nếu như mục đích của việc học chủ yếu là hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực nhận thức và hành động có khoa học cho mỗi cá nhân thì mục đích của hoạt động giáo dục là hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, sự đam mê, các giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung khác cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của trẻ; nhưng để phát triển và hình thành phẩm chất thì trẻ phải được trải nghiệm.

Thí dụ, hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức theo chu trình học tập của Kolb và theo cách tiếp cận phát triển năng lực thì được thể hiện như sau:

- Năng lực (phẩm chất) cần hình thành: Yêu thương và thể hiện tình yêu thương.

- Lựa chọn nội dung cho hoạt động: Giáo dục Giá trị sống Yêu thương

- Phương pháp triển khai:


  • Kinh nghiệm cụ thể: mô tả chi tiết lại những hành vi yêu thương mà mình nhận được và những hành vi yêu thương mà mình trao đi hoặc thông qua chỉ dẫn về hành vi yêu thương của chuyên gia hay giáo viên.

  • Quan sát, phản chiếu: quan sát những hành vi yêu thương được thể hiện qua video clip hoặc vở kịch ngắn... hãy suy nghĩ về cảm xúc nhận được khi mình được yêu thương hoặc trao đi tình yêu thương.

  • Khái niệm hóa: từ các hoạt động trên, học sinh đánh giá cao sự yêu thương, có nhu cầu yêu và được yêu và mong muốn thể hiện tình yêu thương, phê phán hành vi bạo lực, bắt nạt... – hiểu được con đường mà yêu thương trở thành giá trị sống.

  • Thử nghiệm tích cực: thể hiện tình yêu thương dưới nhiều hình thức khác nhau trong cuộc sống. Phân tích những giá trị đạt được cho bản thân và người khác.

Tóm lại, vận dụng lý thuyết học từ trải nghiệm của Kolb sẽ làm cho việc học trở nên hiệu quả hơn bởi sự trải nghiệm ở đây là sự trải nghiệm có định hướng, có dẫn dắt chứ không phải sự trải nghiệm tự do, tự phát, thiếu định hướng. Với chu trình trải nghiệm, với việc xác định kiểu học trong môi trường trải nghiệm, việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục học sinh có định hướng sẽ quyết định việc đạt được mục tiêu chuẩn năng lực đầu ra.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Chủ đề