Đặc trưng của nguồn nhân lực hành chính nhà nước

Bài viết tập trung phân tích các đặc trưng, một số ưu điểm và hạn chế của hai mô hình quản lý nguồn nhân lực của tổ chức hành chính nhà nước (mô hình chức nghiệp và mô hình việc làm). Từ đó, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để áp dụng cho Việt Nam trong cải cách hoạt động quản lý nguồn nhân lực.

25 06, 2015 tuyensinh89

Quản lý hành chính nhà nước chính là hoạt động thể hiện tính quyền lực của nhà nước trong việc quản lý nhà nước, nó là được hiểu là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước và được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp, có nội dung để bảo đảm sự chấp hành pháp luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên đối với  công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị của một nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước bao gồm 5 đặc điểm đặc trưng sau:

Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.

Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước trước hết thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện nhất định , trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nước . Bằng việc ban hành văn bản , chủ thể quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương , chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật ; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn ; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn , trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý ; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động ,nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn ; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất , có hệ thống của bộ máy hành chính nhà nước . 

Bên canh đó , quyền lực nhà nước còn thể hiện trong việc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo đảm thực hiện ý chí nhà nước , như các biện pháp về tổ chức , về kinh tế , tuyên truyền giáo dục , thuyết phục cưỡng chế … Chính những biện pháp này là sự thể hiện tập trung và rõ nét của sức mạnh nhà nước , một bộ phận tạo nên quyền lực nhà nước , nhờ đó ý chí của chủ thể quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm thực hiện . 

Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động quản lý hành chính với những hoạt động quản lý không mang tính quyền lực nhà nước , nhu quản lý trong nội bộ của các đảng phái chính trị , các tổ chức xã hội , doanh nghiệp… Trong các hoạt động quản lý phi nhà nước , quyền lực cũng được sử dụng nhưng không phải là quyền lực nhà nước , chỉ tác động trong nội bộ tổ chức , nhằm đạt mục tiêu của tổ chức trong khuôn khổ pháp luật ; các chủ thể quản lý cũng thể hiện ý chí và sử dụng sức mạnh của mình để bảo đảm thực hiện ý chí đó , tuy nhiên họ chỉ nhân danh cá nhân hay tổ chức mình mà không nhân danh nhà nước .

Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp.

Cách hiểu phổ biến hiện nay thì nhà nước có ba quyền năng : lập pháp , hành pháp và tư pháp .Trong đó , quyền năng hành pháp trước hết và chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước , tuy nhiên trong rất nhiều hoạt động khác như : việc ổn định tổ chức nội bộ của các cơ quan nhà nước , hoạt động quản lý được tiến hành bởi các bộ…Trong những trường hợp này quyền năng hành pháp cũng thể hiện rõ nét và nếu xét về bản chất thì tương đồng với hoạt động hành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước . Do dó , có thể kết luận chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các chủ thể mang quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp , bao gồm : cơ quan hành chính nhà nước và công chức của những cơ quan này ; thủ trưởng của các cơ quan nhà nước ; các công chức nhà nước , cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền quản lý hành chính đối với một số loại việc nhất định . Và như vậy , quản lý hành chính nhà nước có đối tượng tác động là các quan hệ xã hội phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội , từ quan trọng tới ít quan trọng , từ phổ biến tới cá biệt , phát sinh trong đời sống dân cư , đời sống pháp luật và trong nội bộ của các cơ quan nhà nước . Trong khi đó hoạt động lập pháp , tư pháp chỉ phát sinh trong phạm vi tương đối hẹp , có đối tượng tác động là những quan hệ xã hội quan trọng .

Thứ ba, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ.

Để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp , bộ máy các cơ quan hành pháp được tổ chức thành một khối thống nhất từ Trung ương tới địa phương , đứng đầu là Chính phủ , nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo , điều hành thống nhất , bảo đảm lợi ích chung của cả nước , bảo đảm sự liên kết , phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả , tránh được sự cục bộ phân hóa giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau . Tuy nhiên , do mỗi địa phương đều có những nét đặc thù riêng về điều kiện kinh tế – xã hội , nên để có thể phát huy tối đa những yếu tố của từng địa phương , tạo sự năng động sáng tạo trong quản lý điều hành , bộ máy hành chính còn được tổ chức theo hướng phân cáp , trao quyền tự quyết , tạo sự chủ động sáng tạo cho chính quyền địa phương . 

Để cùng lúc đạt được hai mục đích này , nguyên tắc “ hai chiều lệ thuộc” được sử dụng như một giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước . Theo đó , loại trừ Chính phủ là cơ quan đứng đầu bộ máy hành chính nhà thì mỗi cơ quan khác trong bộ máy này đều lệ thuộc vào hai cơ quan : một cơ quan theo chiều dọc để đảm bảo sự thống nhất của bộ máy ; một cơ quan theo chiều ngang để đảm bảo sự chủ động của mỗi cấp quản lý . Vấn đề căn bản được đặt ra trong việc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là xác định hợp lý thẩm quyền của mỗi cấp quản lý , vừa tránh được sự chồng chéo chức năng , vừa không bỏ lọt những lĩnh vực cần quản lý ;vừa bảo đảm sự điều hành xuyên suốt , thống nhất trong bộ máy , vừa tạo ra được sự chủ động , sáng tạo của mỗi cấp quản lý , có như vậy mới vừa bảo đảm thống nhất lợi ích chung của nhà nước , vừa đảm bảo lợi ích của từng địa phương .

Thứ tư, hoạt động quản lý hành chính nhà nước có tính chấp hành và điều hành.

Tính chấp hành và điều hành của hoạt động quản lý nhà nước thể hiện trong việc những hoạt động này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực hiện pháp luật , cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo của chủ thể quản lý thì cũng không được vượt quá khuôn khổ pháp luật , điều hành cấp dưới , trực tiếp áp dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn… , trên cơ sở quy định pháp luật nhằm hiện thực hóa pháp luật . 
Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong việc chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội . Trong quá trình đó , các chủ thể này , không chỉ tự mình thực hiện pháp luật mà quan trọng hơn cả chúng đảm nhận chức năng chi đạo nhằm vận hành hoạt động của các cơ quan , đơn vị trực thuộc theo một quy trình thống nhất ; tổ chức để mọi đối tượng có liên quan thực hiện pháp luật nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quản lý . 

Như vậy , trong mỗi hoạt động quản lý hành chính nhà nước , tính chấp hành và tính điều hành luôn đan xen , song song tồn tại , tạo nên sự đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nước , nhờ đó có thể phân biệt với hoạt động lập pháp và tư pháp : trong lập pháp , chấp hành là để xây dựng pháp luật làm cho pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn ; trong tư pháp , chấp hành là để bảo vệ pháp luật tránh khỏi sự xâm hại ; còn trong quản lý hành chính , chấp hành là để tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội .

Thứ năm, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính liên tục.

Khác với hoạt động lập pháp và tư pháp, quản lý hành chính nhà nước luôn cần có tính liên tục, kịp thời và linh hoạt để đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội. Chính điểm đặc thù này được coi là một cơ sở quan trọng trong việc xác lập quy định về tổ chức và hoạt động, quy chế công chức, công vụ của bộ máy hành chính nhà nước; tạo ra bộ máy hành chính gọn nhẹ, có sự linh hoạt trong tổ chức, có đội ngũ công chức năng động sáng tạo, quyết đoán và chịu sự ràng buộc trách nhiệm đối với hoạt động của mình./. 

Nguồn: sưu tầm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. CHUYÊN ĐỀ 5 QUẢN  LÝ  NGUỒN  NHÂN  LỰC  CỦA  TỔ  CHỨC  HÀNH  CHÍNH  NHÀ NƯỚC TS. BÙI QUANG XUÂN
  2. I. NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  1.  Nguồn  nhân  lực  của  tổ  chức  hành  chính  nhà nước là một bộ phận trong nguồn nhân  lực khu vực nhà nước   Là nguồn lực con người của tổ chức  Số lượng người làm việc trong tổ chức   Các yếu tố thuộc về tiềm năng lao động của  con người bao gồm:  Thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức.
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.  Handout 2.  Giáo trình Quản trị Nhân lực 3.   Các  tài  liệu  tiếng  Việt  khác  như  của  Nguyễn Hữu Thân, Trần Kim Dung, … 4.   Các  tài  liệu  tiếng  Anh:  Human  resource  management, personnel management, …
  4. Sơ đồ 1: Phân loại nguồn nhân lực
  5. 2.  ĐẶC  TRƯNG  NGUỒN  NHÂN  LỰC  CỦA  TỔ  CHỨC  HÀNH  CHÍNH  NHÀ  NƯỚC  Thực  hiện  chức  năng,  nhiệm  vụ  và  quyền  hạn do pháp luật nhà nước quy định.   Mọi hoạt động của họ đều dựa vào nguồn  lực  của  nhà  nước  và  nhằm  hướng  đến  mục tiêu do nhà nước đề ra.   Họ  là  một  lực  lượng  lao  động  đặc  biệt,  khác với lực lượng lao động làm việc trong  các tổ chức khác như doanh nghiệp.
  6. 2.  ĐẶC  TRƯNG  NGUỒN  NHÂN  LỰC  CỦA  TỔ  CHỨC  HÀNH  CHÍNH  NHÀ  NƯỚC  Có quyền hạn hay thẩm quyền nhất định.   Chịu sự ràng buộc chặt chẽ của luật pháp.   Có những nghĩa vụ riêng do chính hệ thống  pháp  luật  liên  quan  đến  nhóm  các  cơ  quan  nhà nước quy định.   Hoạt động của các tổ chức nhà nước mang  tính  "bao  cấp"  hơn  là  cơ  chế  thị  trường,  cạnh tranh, lợi nhuận. 
  7. November 27, 2015 3. Tầm quan trọng của nguồn nhân  lực tổ chức hành chính nhà nước 3.1.  Quyết  định  đến  hiệu  quả  hoạt  động  của  bộ  máy  nhà  nước 3.2.  Đóng  vai  trò  quan  trọng  trong  quá  trình  cải  cách  hành  chính
  8. November 27, 2015 3. Tầm quan trọng của nguồn nhân  lực tổ chức hành chính nhà nước 3.3.  là lực lượng quan trọng giúp gia  tăng  khả  năng  thích  ứng  của  nền  hành  chính  nhà  nước  trước  những  biến động do môi trường mang lại 3.4.  đóng  vai  trò  quan  trọng  trong  nâng cao chất lượng dịch vụ công
  9. November 27, 2015 3. Tầm quan trọng của nguồn nhân  lực tổ chức hành chính nhà nước 3.5.  Nguồn  nhân  lực  của  tổ  chức  hành  chính  nhà  nước  đóng  vai  trò  quan trọng trong hội nhập quốc tế Có  thể  nói,  phát  triển  nguồn  nhân  lực  nói  chung và nguồn nhân lực hành chính nhà nước  là  nhiệm  vụ  trọng  tâm,  khâu  đột  phá  có  tính  chiến lược lâu dài trước xu thế hội nhập.
  10. NGUỒN NHÂN LỰC … II. NHỮNG VẤN ĐỀ  CHUNG VỀ QUẢN  LÝ NGUỒN NHÂN  LỰC CỦA TỔ  CHỨC HÀNH  CHÍNH NHÀ NƯỚC
  11. QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Là tất cả các hoạt động của tổ chức để  thu  hút,  phát  triển,  sử  dụng,  đánh  giá,  duy trì một nguồn nhân lực phù hợp với  yêu  cầu  công  việc  của  tổ  chức  cả  về  mặt số lượng và chất lượng.  Thông  qua  các  hoạt  động  của  quản  lý  nguồn  nhân  lực  đó,  tổ  chức  sẽ  đạt  được mục tiêu
  12. 2.  CÁC  NGUYÊN  TẮC  QUẢN  LÝ  NGUỒN  NHÂN  LỰC  CỦA TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    Các chính sách và thực tiễn quản lý  nguồn  nhân  lực  của  tổ  chức  hành  chính  nhà  nước  phải  hướng  đến  mục tiêu của tổ chức.    Đảm  bảo  tăng  cường  vai  của  các  nhà quản lý trong việc đạt được mục  tiêu  của  tổ  chức  đề  ra  thông  qua  quản lý nguồn nhân lực.
  13. 2.  CÁC  NGUYÊN  TẮC  QUẢN  LÝ  NGUỒN  NHÂN  LỰC  CỦA TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC   Đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa  các  nhà  quản  lý  các  cấp  với  nhân  viên  cấp  dưới  và  giữa  cách  thành  viên của tổ chức.    Đảm  bảo  được  trách  nhiệm  của  từng  cá  nhân  trong  tổ  chức  và  tạo  động  lực  làm  việc  cho  cá  nhân  và  tập thể.
  14. 2.  CÁC  NGUYÊN  TẮC  QUẢN  LÝ  NGUỒN  NHÂN  LỰC  CỦA TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  ­  Đảm  bảo  được  trách  nhiệm  của  từng  cá  nhân  trong  tổ  chức  và  tạo  động  lực  làm  việc  cho  cá  nhân  và  tập thể.  ­ Đảm bảo tính linh hoạt: Các chính  sách  quản  lý  nguồn  nhân  lực  phải  đảm  bảo  linh  hoạt  để  thích  ứng  được với những thay đổi.
  15. 2.  CÁC  NGUYÊN  TẮC  QUẢN  LÝ  NGUỒN  NHÂN  LỰC  CỦA TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC    Đảm  bảo  tính  thống  nhất  và  tính  minh  bạch  trong  các  chính  sách  quản  lý  nguồn  nhân  lực  của  tổ  chức,  từ  chính  sách  tiền  lương, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng...   Đảm bảo tạo ra môi trường làm việc hiệu  quả, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp của  cá  nhân  để  thông  qua  đó  đóng  góp  cho  tổ  chức được nhiều nhất.
  16. 2.  CÁC  NGUYÊN  TẮC  QUẢN  LÝ  NGUỒN  NHÂN  LỰC  CỦA TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  ­  Bình  đẳng,  công  bằng  trong  các  chính sách và thực tiễn tuyển dụng,  đánh giá, khen thưởng, kỷ luật...  ­  Chính  sách  và  thực  tiễn  quản  lý  nguồn  nhân  lực  trong  tổ  chức  phải  đảm  bảo  dựa  trên  thành  tích,  công  trạng.
  17. 2.  CÁC  NGUYÊN  TẮC  QUẢN  LÝ  NGUỒN  NHÂN  LỰC  CỦA TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  ­  Chính  sách  và  thực  tiễn  quản  lý  nguồn  nhân  lực  trong  tổ  chức  phải  đảm  bảo  dựa  trên thành tích, công trạng.  ­  Quản  lý  nguồn  nhân  lực  trong  tổ  chức  hành  chính  nhà  nước  phải  luôn  gắn  liền  với  đào  tạo,  bồi  dưỡng  và  tạo  cơ  hội  để  người  làm  việc  trong  tổ  chức  được  thăng  tiến theo chức nghiệp, công trạng.
  18. CÁC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC NÓI CHUNG VÀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NÓI RIÊNG PHẢI ĐẢM BẢO CÁC NGUYÊN TẮC SAU:   Quản  lý  nguồn  nhân  lực  trong  tổ  chức  hành  chính  nhà  nước  đặt  dưới  sự  lãnh  đạo của Đảng.  Tuân thủ các quy định của  pháp luật.
  19. III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  Bộ  Nội  vụ  chịu  trách  nhiệm  trước  Chính phủ thực hiện chức năng quản  lý nhà nước về công chức  Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc  Chính phủ   Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực  thuộc Trung ương
  20. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NỘI BỘ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Người lãnh đạo, Quyết Quyết định định các các định định hướng hướng chiến chiến lược lược và và các các giá giá trị trị phù phù hợp hợp với với quản lý cao cấp chính chính sách sách vàvà thực thực tiễn tiễn quản quản lý lý trong tổ chức nguồn nguồnnhân nhânlực lực Quyết Quyết định định quy quy mômô nguồn nguồn lực lực đầu đầu tư tưtrong trongquản quảnlýlýnguồn nguồnnhânnhânlực lực Xây Xâydựng dựngcác cácmối mốiquan quanhệ hệquản quảnlýlýhiệu hiệuquả quả với vớicấp cấpdướidưới Các nhà quản lý Áp Ápdụng dụngcác cácchính chínhsách sáchquản quảnlýlýnguồn nguồnnhân nhân lực lựcvà vàtuân tuânthủ thủcác cácquy quyđịnh địnhtrong trongthỏa thỏaước ước mang tính thứ bậc tập tậpthể thể(nếu (nếucó). có). trong tổ chức Duy Duy trì chủ trì các chủ thể các mối thể khác: mối quan khác: Các quan hệ Các đơn hệ phù đơn vị, phù hợp vị, phòng hợp với phòng ban với các các ban khác, khác, tổ tổchức chứccôngcôngđoàn, đoàn,v.v. v.v. Thúc Thúc đẩyđẩy vàvà áp áp dụng dụng chế chế tài tài đối đối với với các các hành hànhvivicủacủangười ngườilaolaođộng động


Page 2

YOMEDIA

Nguồn nhân lực của tổ chức hành chính nhà nước, những vấn đề chung về quản lý nguồn nhân lực của tổ chức hành chính nhà nước, trách nhiệm của các chủ thể quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức hành chính nhà nước là những nội dung chính trong bài giảng chuyên đề 5 "Quản lý nguồn nhân lực của tổ chức hành chính nhà nước". Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt thông tin chi tiết.

27-11-2015 934 82

Download

Đặc trưng của nguồn nhân lực hành chính nhà nước

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.