Đang cho con bú có tiêm vaccine covid

COVID-19 có thể lây nhiễm qua qua việc cho trẻ bú sữa mẹ không?

Cho đến nay, việc lây truyền vi rút gây bệnh COVID-19 qua sữa mẹ và qua việc cho trẻ bú mẹ vẫn chưa được phát hiện. Do vậy, không có lý do gì để không cho hoặc ngừng cho trẻ bú sữa mẹ.

Ở những nơi mà COVID-19 đang lưu hành, các bà mẹ có nên cho trẻ bú  mẹ không?

Có. Ở tất cả các nơi với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nuôi con bằng sữa mẹ  giúp cải thiện tỷ lệ sống sót và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trong suốt cuộc đời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp cải thiện sức khỏe của các bà mẹ.

Sau khi sinh, có nên đặt trẻ da kề da ngay lập tức và cho bú sữa mẹ nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19?

Có. Thực hiện da kề da ngay lập tức và liên tục, bao gồm cả chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo, nhằm cải thiện việc kiểm soát thân nhiệt của trẻ sơ sinh.  Điều này giúp tăng cường khả năng sống sót của trẻ sơ sinh. Đặt trẻ sơ sinh gần mẹ cũng giúp cho trẻ được bú mẹ sớm hơn dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong.

Những lợi ích của việc tiếp xúc da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ về cơ bản vượt trội so với nguy cơ có thể của việc lây truyền và bệnh tật liên quan đến COVID-19.

Nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19  thì có nên cho trẻ bú không?

Có. Người mẹ mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19  có thể cho trẻ bú nếu người mẹ muốn.

Người mẹ nên thực hiện 1 số điều sau:

• Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ;

• Đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú;

• Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Sau đó loại bỏ khăn giấy ngay và rửa tay lại;

• Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà người mẹ đã chạm vào.

Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không nên tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang.

Nếu người mẹ được chẩn đoán xác đinh hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 mà không có khẩu trang y tế thì có nên cho trẻ bú không?

Có. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trí não trong suốt đời trẻ.

Các bà mẹ có các triệu chứng của COVID-19 nên đeo khẩu trang y tế, nhưng ngay cả khi không có khẩu trang y tế, vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú. Các bà mẹ nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khác, như rửa tay, vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc, sử dụng khăn giấy che miệng khi hắt hơi hoặc ho.

Khẩu trang loại khác không phải khẩu trang y tế (ví dụ khẩu trang tự chế hoặc khẩu trang vải) chưa được đánh giá. Tại thời điểm này, chúng tôi không thể đưa ra khuyến nghị nên hoặc không nên sử dụng những loại khẩu trang này.

Tôi được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và tôi cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp. Tôi nên làm gì?

Nếu bạn cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ do COVID-19 hoặc do các biến chứng khác, bạn cần được hỗ trợ để cung cấp sữa cho trẻ theo cách sẵn có, an toàn nhất có thể, và bạn có thể thực hiện được.

Các phương pháp đó là:

• Vắt sữa mẹ;

• Ngân hàng sữa mẹ

Nếu việc vắt sữa mẹ hoặc ngân hàng sữa mẹ không khả thi thì nên cân nhắc đến phương pháp “bú nhờ” (cho con bú bằng sữa bà mẹ khác) hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh cùng với các biện pháp đảm bảo tính khả thi, đúng cách, an toàn và bền vững.

Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và không thể cho trẻ bú, khi nào tôi có thể bắt đầu cho trẻ bú lại?

Bạn có thể bắt đầu cho trẻ bú ngay khi bạn cảm thấy đủ khỏe mạnh để làm việc này. Không có khoảng thời gian chờ cố định nào sau khi xác định mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19. Không có bằng chứng cho thấy việc cho trẻ bú làm thay đổi quá trình diễn biến lâm sàng của bà mẹ mắc COVID-19. Cán bộ y tế hoặc cán bộ tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cần hỗ trợ để bạn cho con bú lại.

Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19, cho con tôi uống sữa công thức có an toàn hơn không?

Không. Luôn có những nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống sữa công thức ở bất cứ môi trường nào. Các nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ uống sữa công thức sẽ tăng lên nếu điều kiện của gia đình và cộng đồng còn hạn chế, ví dụ trường hợp khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế hạn chế mà trẻ không được khỏe, tiếp cận nước sạch và/hoặc việc tiếp cận nguồn cung sữa công thức cho trẻ còn khó khăn hay không đảm bảo về giá cả và tính bền vững.

Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ về cơ bản vượt trội nguy cơ có thể của lây nhiễm và bệnh tật liên quan đến COVID-19.

Phụ nữ đang cho con bú có được tiêm vắcxin ngừa COVID-19 không?

Có, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm được vắc xin ngừa COVID-19 nếu vắc xin có sẵn.

Tất cả vắc xin được phê duyệt hiện nay không sử dụng vi rút còn sống, do đó không có nguy cơ lây nhiễm vi rút sang trẻ qua sữa mẹ.

Một số bằng chứng cho thấy, sau khi tiêm vắc xin, các kháng thể được tìm thấy trong sữa mẹ, vì vậy thể giúp bảo vệ trẻ chống lại COVID-19.

Phụ nữ cho con bú là đối tượng cần được ưu tiên tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Công văn 10/08/2021 của Bộ Y Tế đã chuyển phụ nữ cho con bú từ đối tượng trì hoãn trong tiêm chủng vắc xin Covid -19 thành đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng. Bài viết sẽ giải đáp một vài thắc mắc mà các mẹ bỉm hay gặp khi tiêm vắc xin Covid-19.

Khác với đối tượng các mẹ bầu là tiêm khi từ 13 tuần thai trở nên thì các mẹ bỉm có thể tiêm bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào tiếp cận được nguồn vắc xin. Do các công nghệ được sử dụng trong sản xuất vắc xin Covid 19 không sử dụng virus sống do vậy không có nguy cơ nhiễm virus cho trẻ.

2. Quy trình tiêm chủng của phụ nữ cho con bú như thế nào ?

Quy trình tiêm chủng vắc xin của phụ nữ cho con bú vẫn giống với người bình thường, tiêm 2 mũi, khoảng cách 2 mũi tiêm tùy thuộc loại vắc xin.

Các loại vắc xin có thể tiêm: Hiện theo công văn 10/08/2021 thì trừ loại Sputnik ra thì phụ nữ cho con bú có thể tiêm các loại còn lại: Pfizer, Morderna, AstraZeneca, Sinovax,

3. Mẹ bỉm có cần ngưng cho con bú hay vắt bỏ sữa vài ngày đầu sau tiêm không?

Không cần ngưng cho con bú cũng không cần phải vắt bỏ sữa những ngày đầu sau tiêm.

4. Các tác dụng phụ sau tiêm mẹ bỉm có thể gặp phải?

Các tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm như người bình thường và tùy thuộc vào từng loại vắc xin.

Mẹ bỉm có thể sử dụng thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ C ; đau đầu , đau nhức mình mẩy nhiều có thể dùng thuốc giảm đau (Paracetamol), uống bổ sung vitamin C, uống nhiều nước,…

5. Nếu đã mắc Covid-19 thì phụ nữ cho con bú có cần tiêm vắc xin Covid 19 nữa hay không ?

Vẫn cần do miễn dịch tạo ra sau khi nhiễm Covid-19 là miễn dịch không bền vững. Mẹ bỉm có thể tiến hành tiêm vắc xin Covid-19 sau nhiễm bệnh 6 tháng.

Gọi đến tổng đài 1900638367 hoặc tải ứng dụng ISOFHCARE để đăng ký khám bệnh ưu tiên tại các bệnh viện tuyến trung ương Hà Nội.

6. Nếu hiện đang cho con bú mà mắc Covid-19 thì có cho trẻ bú trong khi mắc bệnh hay không ?

Nuôi con bằng sữa me giúp cải thiện tỷ lệ sống sót và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trong suốt cuộc đời trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp cải thiện sức khỏe của các bà mẹ. Do vậy, vẫn nên cho trẻ bú nhưng cần tuân thủ 5K và thực hiện thêm các bước sau để bảo vệ sức khỏe con.

Rửa tay, sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn, dung dịch rửa tay có cồn ngay trước khi chạm vào trẻ.

Đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú.

Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Sau đó loại bỏ khăn giấy ngay và rửa tay lại.

Thường xuyên làm sạch và khử trùng bề mặt mà người mẹ đã chạm vào.

Thay khẩu trang y tế ngay khi khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không tái sử dụng khẩu trang y tế và không chạm vào mặt trước khẩu trang. Các khẩu trang không phải là khẩu trang y tế như khẩu trang vải,.. hiện chưa chứng minh được tác dụng, nên khẩu trang y tế vẫn được khuyến cáo nên sử dụng.

Trong trường hợp mẹ bỉm mắc bệnh và không đủ điều kiện để cho trẻ bú có thể vắt sữa cho trẻ bú nhưng cần đảm bảo khử trùng trước và sau khi vắt sữa, hoặc nhờ ‘ ngân hàng sữa mẹ’ nếu tiếp cận được.

Phụ nữ cho con bú là đối tượng cần được ưu tiên tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19  và nên tiêm ngay khi tiếp cận được nguồn vắc xin. Vắc xin ngừa Covid- 19 an toàn cho cả mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sau tiêm vaccine ngừa Covid-19, bạn có thể thực hiện xét nghiệm kháng thể để xác định miễn dịch của cơ thể sau chủng ngừa. Thời gian tốt nhất để xét nghiệm kháng thể là sau 28 ngày sau tiêm vaccine mũi 1 hoặc sau14 - 28 ngày sau tiêm vaccine mũi 2.

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:

ISOFHCARE | Ngày đăng 16/08/2021 - Cập nhật 27/12/2021

Tham vấn y khoa:

BS.Nguyễn Thị Phương Anh

Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Sản

Video liên quan

Chủ đề