Đánh giá ảnh hưởng của bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt đến môi trường xung quanh

Hiện nay, khoảng 71% khối lượng CTRSH thu gom trên cả nước được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có khoảng 20% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã (Bộ TNMT, 2019c). 

Bãi chôn lấp là nơi thích hợp cho các loài chuột bọ, ruồi nhặng, các loại sinh vật gây bệnh phát triển và cư trú. Với chu kỳ sinh trưởng rất ngắn, các loại sinh vật này sẽ là nguồn lan truyền bệnh tật đối với khu vực dân cư xung quanh nếu không được quản lý hợp lý. Các loài vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật hoại sinh là căn nguyên chủ yếu gây các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh đường hô hấp khác như hen phế quản, viêm đường hô hấp, dị ứng, ung thư phổi. Vi sinh vật trong không khí chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố về địa hình, khí hậu, các nguồn chất thải lỏng và rắn, các nguồn gốc tạo ra bụi và các hạt mang vi sinh vật. Do đó, quá trình vận hành bãi chôn lấp dẫn đến sự thay đổi thành phần vi sinh vật trong không khí theo chiều hướng xấu bao gồm: Tăng số lượng các vi khuẩn gây bệnh (chủ yếu là các vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ, vi khuẩn tan máu…); Tăng số lượng và chủng loại các loài nấm hoại sinh, nấm gây bệnh và nấm độc; Tăng nhanh các dị ứng nguyên trong không khí, các dị ứng này là yếu tố gây dị ứng tại chỗ (đường hô hấp, mũi họng) và dị ứng ngoài da; Gặp điều kiện thuận lợi như xe vận tải chở rác, máy xúc, máy ủi làm việc…; ruồi nhặng, chuột, gián… phát triển nhiều, sẽ tạo điều kiện cuốn các vi khuẩn, nấm gây bệnh và các dị ứng nguyên vào không khí, theo chiều gió phát tán ra ngoài khu vực bãi chôn lấp. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về hô hấp, mũi họng và bệnh ngoài da.

Những nghiên cứu ban đầu về ảnh hưởng của CTRSH đến sức khỏe của dân cư thuộc khu vực bãi chôn lấp Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh (CENTEMA, 1997) cho thấy CTRSH có liên quan đến các nhóm bệnh chính như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa, bệnh lý ngoài da, nhiễm trùng mắt… và đặc biệt đối với nhóm người chuyên nhặt rác.

Các bãi chôn lấp CTRSH là nguồn phát sinh nước rỉ rác gây ô nhiễm đến nguồn nước ngầm, đầu độc các nguồn tiếp nhận là các kênh, sông, suối và đất tại khu vực xung quanh. Nước rỉ rác có chứa các các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại độc hại như đồng, asen và uranium, hoặc nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước với các muối canxi, magiê, amoni... Ngoài ra, khả năng gây nổ do khí metan tại các bãi chôn lấp cũng là vấn đề gây nguy hiểm đối với tài sản vả sức khỏe của người dân xung quanh khu vực bãi chôn lấp.

Tại các bãi chôn lấp, các khí gây mùi phát tán trong không khí dưới điều kiện khí hậu thay đổi (gió, nhiệt độ và độ ẩm) sẽ ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh và cả những khu vực cách xa bãi chôn lấp. Các khí gây mùi có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp, hen suyễn và stress, thậm chí sảy thai (do phosphin). Việc thải bỏ CTRSH trên đường, khu đất trống, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh sẽ dẫn đến việc sinh sản của côn trùng, chuột, gián và bọ chét là vật trung gian lan truyền bệnh dịch hạch.

Quá trình đốt CTRSH phát sinh bụi, hơi nước và khí thải (CO, axit, kim loại, dioxin/furan). Nếu không có biện pháp kiểm soát đúng quy định, những chất ô nhiễm này có thể góp phần gây nên các bệnh về hen suyễn, tim, làm tổn hại đến hệ thần kinh và đặc biệt là dioxin/furan có khả năng gây ung thư rất cao.

H.N. Hà / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất v Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 86-94

đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết cả

các nghiên cứu đều cho thấy rác thải và nước rỉ

rác có vai trò gây ô nhiễm làm gia tăng hàm

lượng kim loại nặng trong đất và nước dưới đất

dựa trên các phân tích đánh giá theo không gian

giá trị hàm lượng kim loại nặng nền trong

môi trường.

3.3. Hàm lượng kim loại nặng trong nước rỉ rác

tại bãi rác Kiêu Kỵ, Gia Lâm, H Ni

Nước rỉ rác cũng đã được lấy tại hố thu

nước rác và phân tích hàm lượng kim loại nặng

tại phòng thí nghiệm của Viện Hàn lâm khoa

học Việt nam. Mẫu lấy vào 2 thời điểm: tháng 4

và tháng 8 năm 2016. Kết quả phân tích thể

hiện trong bảng 2 cho thấy hàm lượng As, Cd,

Cr (III), Pb và Hg đều cao hơn giá trị cột A của

QCVN 40:2011/BTNMT, hàm lượng Cr (III) và

Pb vào tháng 8/2016 cao hơn giá trị cột B của

QCVN 40:2011/BTNMT. Qua đây thể suy

luận về ảnh hưởng của rác thải và nước rrác

đến việc làm gia tăng hàm lượng KLN trong đất

do độ sâu 1,5 1,8 m 2,1 2,4 m hàm

lượng một số kim loại nặng đều xu hướng

lớn hơn ở các độ sâu khác.

3.4. Kết qu về ô nhiễm kim loại nặng trong đất

khu vực bãi rác Kiêu Kỵ, Gia Lâm, H Ni

Nghiên cứu đã phân tích 8 chỉ tiêu kim loại

nặng trong các mẫu đất theo độ sâu bao gồm:

As, Cd, Cu, Cr, Fe, Hg, Pb, Zn. kết quả phân

tích được trình bày trong Bảng 3 và các biểu đồ

trên các Hình 2a-d thể hiện sự biến thiên theo

độ sâu của hàm lượng c kim loại nặng được

phân tích trong lỗ khoan L4 và L5.

Bảng 2. Kết quả phân tích mẫu kim loại nặng trong nước rỉ rác

Hàm lượng chỉ tiêu KLN trong nước rỉ rác (ppm)

Bảng 3. Hàm lượng các kim loại nặng trong mẫu đất tại lỗ khoan L4 và L5

Đơn vị: mg/kg

Hàm lượng chỉ tiêu phân tích (mg/kg)