Đánh giá cách làm bản kế hoạch học tập

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỌC TẬP ĐẠT HIỆU QUẢ
Lê Kim Hương
Nguyễn Thị Quỳnh Mai
(Sinh viên CD TC13E)
Nhiều sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt,
nhưng thật ra, học ở Đại học hay Cao đẳng khác với học ở trung học phổ thông rất
nhiều. Đặc biệt hiện nay, ở hầu hết các trường Đại học hay Cao đẳng, đang thực
hiện việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Việc đào tạo này khác xa với hệ thống đào
tạo theo niên chế trước đây, đòi hỏi sinh viên cần có ý thức tự học, chủ đông và
lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả.
Biết cách học có hiệu quả ở Cao đẳng, Đại học là một điều quan trọng,
nhưng một số sinh viên vẫn chưa hiểu đúng mức dẫn đến có cách học không đúng.
Hệ quả của phương pháp học không tốt là lãng phí thời gian, thành tích học tập

kém, thậm chí thi rớt dẫn đến chán nản, thất vọng và bất mãn.
Vào được Đại học, Cao đẳng đã là chuyện khó nhưng tích luỹ được gì ở
môi trường này để làm nền tảng cho công việc sau này lại là điều khó hơn. Kiến
thức và thời gian học tập vô cùng quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay
ngày hôm nay, các bạn hãy hình thành và phát triển cho mình một kĩ năng học tập
có hiệu quả, hãy xây dựng cho mình một kế hoạch học tập hiệu quả nhất.
Nhằm giúp cho các bạn hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch học
tập, đồng thời giúp bạn có thể xây dựng một kế hoạch học tập phù hợp với mình, biết
cách kiểm soát việc thực hiện kế hoạch và xử lý các tính huống phát sinh hiệu quả,
chúng tôi xin trình bày đề tài: “Xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả”.
1. Giới thiệu chung về xây dựng kế hoạch học tập
1.1 Kế hoạch

- Kế hoạch là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp
tốt nhất để thực hiện được những mục tiêu đó. Nếu không có kế hoạch thì không
làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến.

- Do đó, việc lập kế hoạch giúp bạn làm chủ được thời gian của mình, xác
định được mục tiêu và có những giải pháp phù hợp để thực hiện mục tiêu đó một
cách tốt nhất.
1.2 Kế hoạch học tập
- Xây dựng kế hoạch học tập là việc xây dựng một thời gian biểu cụ thể,
hợp lý để đạt được một kết quả học tập hiệu quả trong khoảng thời gian nhất định.
Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy

vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay
đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.
Bạn hãy thử tưởng tượng, vào một ngày nào đó, bạn lạc vào một thành phố
lạ. Bạn không biết phải làm sao để thoát khỏi trong khi trời đang tối dần. Nhưng
nếu bạn cầm trong tay một bản đồ của thành phố đó thì mọi chuyện sẽ khác. Bạn
sẽ không bị xoay vòng vòng với những con đường vòng vèo, lạ lẫm, cũng không
phải mất nhiều thời gian để tìm ra đường về, với bạn, bây giờ mọi chuyện trở nên
đơn giản hơn. Ở đây, tôi muốn các bạn hình dung bản đồ mà tôi đã nói ở trên như
là một thời gian biểu phù hợp và thành phố lạ kia giống như môi trường Đại học
xa lạ với những cách học mới làm bạn mất phương hướng, không biết phải làm
sao để đạt được kết quả như ý. Khi bạn đã xây dựng cho mình một kế hoạch học
tập phù hợp và thực hiện chúng một cách nghiêm túc, thì việc vượt qua những

khó khăn ở môi trường mới sẽ nằm trong tầm tay của các bạn.
1.3 Vai trò của lập kế hoạch học tập hợp lý
Việc lập kế hoạch học tập đòi hỏi mỗi người chúng ta cần có thái độ
nghiêm túc nghiên cứu, tìm hiểu và đúc kết những vấn đề liên quan.Vì thế, thường
chúng ta cần có khoảng thời gian đủ dài để có thể lập được một kế hoạch phù hợp
nhất cũng như việc theo dõi, điều chỉnh trong trường hợp chưa đạt được kết quả
như ý.
Câu hỏi đặt ra là có nên dùng tất cả thời gian của mình cho việc học hay
không? Tôi tin rằng, nhiều bạn rất chăm chỉ, rất cố gắng, dùng tất cả thời gian của

mình ngồi bên bàn học nhưng thật sự việc học của các bạn đã như ý chưa? Có

nhiều bạn sẽ trả lời có, nhưng tôi nghĩ rằng việc các bạn bỏ tất cả thời gian cho
việc học như thế, sẽ làm bạn trở thành một con người thụ động. Nhưng bạn là một
sinh viên, bạn có thể trở thành một nhà quản trị, một giám đốc trong tương lai.
Vậy việc học suốt ngày như thế, có giúp bạn hoàn thành được giấc mơ của mình
không hay chỉ làm bạn thêm thất vọng vì phải bỏ quá nhiều thời gian mà không
thu được kết quả. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh một điều, sinh viên không phải là
mọt sách, mà sinh viên là những người có kiến thức cả về chuyên môn lẫn xã hội
và có khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn thuân lợi hơn nhiều. Vậy thời gian đâu để
bạn làm được điều đó? Vừa phải đến lớp, vừa phải tự học, học anh văn, vi tính,
học nghiệp vụ bổ sung , rồi còn phải tham gia những hoạt động xã hội và còn có
một số những bạn phải đi làm thêm…Một danh sách việc làm dày đặc đối với một
sinh viên. Nhìn vào chúng như một mớ bòng bong, làm bất cứ ai cũng phải chóng

mặt. Nhưng nếu bạn biết cách sắp xếp, bố trí chúng thì mọi việc đối với bạn sẽ dễ
dàng hơn.
Vì thế, việc xây dựng một kế hoạch học tập hợp lý sẽ giúp bạn chủ động
được thời gian của bản thân: Mọi người thường nói “Thời gian là vàng”, cho thấy
thời gian quý như thế nào đối với mỗi con người. Bất cứ ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi
ngày mà thôi, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có hiệu quả, có người lại
không làm được gì với khoảng thời gian đó. Việc lên kế hoạch giúp bạn biết được
những việc cần làm trong một ngày, một tuần hay một tháng, từ đó bạn có thể tập
trung vào những thứ cần ưu tiên. Vì ngoài việc học ra, bạn còn có thể có những
khoảng thời gian để tham gia những hoạt động có ích khác. Bằng cách chú trọng
bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nhất, hơn là hoàn thành tất cả mọi
việc nhưng việc nào cũng sơ sài, bạn có thể tránh được sự chần chừ không đáng

có, bạn sẽ không còn trải qua những khoảng thời gian chết nữa, từ đó thời gian
của bạn sẽ được sử dụng một cách hiệu quả mà không bị lãng phí.

Ngoài ra, việc xây dựng một kế hoạch học tập phù hợp sẽ giúp bạn học tập
đạt hiệu quả cao hơn. Do bạn có thể bố trí thời gian phù hợp để đầu tư cho mỗi
môn học. Đồng thời, khi bạn xây dựng được mục tiêu cho môn học bạn biết mình
nên bắt đầu từ đâu, hướng đi như thế nào, phải làm gì, chuẩn bị gì cho mỗi môn.
Việc này, sẽ giúp bạn nhận định, đánh giá được kết quả của mình và có thể sửa
đổi nhằm tạo nên một kết quả học tập tốt nhất.
Không chỉ có thế, việc xây dựng kế hoạch học tập tốt sẽ giúp cho bản thân
chúng ta luôn có tư duy sáng tạo, chủ động trong mọi tình thế.

Còn rất nhiều điều mà kế hoạch học tập đem đến cho chúng ta. Khi thực hiện
chúng, các bạn sẽ khám phá ra tầm quan trọng của chúng.
2. Quá trình xây dựng kế hoạch học tập
Việc nhận được gì từ một kế hoạch học tập đó là dựa vào sự tìm tòi, sự cố
gắng, kiên trì cùng những nhận định đúng đắn của bản thân. Như tôi đã nói ngay
từ đầu, để có thể đạt hiệu quả tốt nhất, chúng ta nên xây dựng kế hoạch học tập
ngay từ đầu và hãy để việc này trở thành thói quen tốt của mỗi sinh viên.
2.1Giai đoạn Đăng ký khối lượng học phần
Chúng ta đến giảng đường Cao đẳng, Đại học là để thu thập kiến thức, để
chuẩn bị hành trang cho công việc sau này, chứ không phải là hoàn thành tất cả
các môn học của nhà trường và nhận bằng tốt nghiệp. Vì thế, bạn đừng bao giờ
suy nghĩ rằng cứ đăng kí càng nhiều học phần càng tốt để có thể ra trường, đó là

sai lầm. Bạn sẽ không thể nào hiểu, không theo kịp chương trình học và không thể
nắm rõ kiến thức, điều quan trọng là kết quả học tập của bạn sẽ không cao, thậm
chí bạn có thể không vượt qua được một số môn. Vì vậy bạn nên đăng ký khối
lượng học phần theo năng lực của bản thân. Như vậy, bạn mới có thể có kết quả
cao được.
Khi bắt đầu mỗi học kỳ, chúng ta sẽ được quyền lựa chọn và đăng kí khối
lượng học phần cho học kỳ đó. Có lẽ nhiều bạn nghĩ rằng chọn sao cũng được, cứ
ghi lại những học phần mà nhà trường đưa ra là xong. Nhưng thật ra việc đăng kí

khối lượng học phần là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của
bạn rất nhiều. Bạn cần có kế hoạch cho việc lựa chọn những số học phần sẽ học:

- Tìm hiểu các môn học sẽ được đăng kí: khi đăng kí khối lượng học tập của
mỗi kỳ, nhà trường đều phát cho mỗi sinh viên một bản tham khảo những môn sẽ
đăng kí, dựa vào đó bạn hãy tìm hiểu những học phần đó. Có thể tìm hiểu thông
qua các anh chị học khóa trước hoặc thầy cô, Cố vấn hộc tập, sách báo, mạng
internet. Việc tìm hiểu như vậy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những môn học và biết
được nên đăng kí khối lượng như thế nào là phù hợp với bản thân và để có thể đạt
được kết quả tốt nhất.
- Là một sinh viên, ngoài việc đến lớp, bạn còn phải đối mặt với nhiều vấn đề
phát sinh khác. Vì thế nếu bạn không nghiên cứu sắp xếp thời gian cho những
công việc đó và chọn ra một thời gian hợp lý cho việc đến lớp thì thật là rắc rối.
Việc lựa chọn thời gian hợp lý khi đăng kí khối lượng học tập cũng là một vấn đề
vô cùng quan trọng.

- Đăng kí số lượng tín chỉ phù hợp với năng lực của bản thân: đối với mỗi sinh
viên không phải ai cũng có khả năng giống nhau. Không phải ai cũng giỏi để hoàn
thành tốt các môn học có hiệu quả, nhưng cũng không ai quá kém mà phải thi rớt
các môn học. Vấn đề là nếu bạn biết cách lựa chọn số lượng học phần phù hợp với
bản thân mình, thì khả năng đạt kết quả tốt sẽ cao hơn:
+ Bạn nghĩ là mình giỏi và thật sự có ngăn lực, bạn có thể đăng kí nhiều
những học phần, chỉ cần bạn có một kế hoạch học tập hợp lý, bạn có sự chăm chỉ
và chịu khó tìm tòi học hỏi, bạn có thể ra trường sớm. Đó là điều hoàn toàn có thể.
+ Nếu bạn nghĩ mình bình thường hay không được giỏi như những bạn khác,
bạn hãy đăng kí ít lại khối lượng học phần của mình. Chỉ cần có kế hoạch học tập
phù hợp bạn có thể hoàn thành các mục tiêu đề ra, dù có chậm hơn các bạn khác.
Nhưng quan trọng là bạn có thể nắm vững kiến.

Vì vậy hãy có sự lựa chọn và cân nhắc trước khi quyết định học kỳ này bạn
sẽ học bao nhiêu học phần và đó sẽ là những học phần nào. Đây là mảnh ghép
quan trọng để hoàn thành một kế hoạch học tập hoàn hảo.
2.2 Quá trình học tập
Nhìn chung việc xây dựng kế hoạch học tập cần trải qua những bước sau
- Xác định mục tiêu của bản thân: Việc xác định mục tiêu cần phù hợp đối với
năng lực, hoàn cảnh của mỗi người, và đảm bảo tính khả thi của mục tiêu. Giả sử,
bạn học lực trung bình thì không nên đặt ra mục tiêu đạt loại A ở tất các môn, vì
làm như thế, bạn sẽ bị đuối và dễ chán nản. Bạn cũng không nên đưa ra mục tiêu
quá thấp so với bản thân, vì sẽ làm cho bạn không có động lực để phấn đấu.

- Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu đó:
 liệt kê những công việc cần làm
 lựa chọn những công việc ưu tiên
 xây dựng một bảng biểu với việc phân chia thời gian trong ngày, đồng thời
sắp xếpnhững công việc sao cho thích hợp
 thực hiện kế hoạch đó. Rút ra những ưu điểm và nhược điểm của bảng kế hoạch.
Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch học tập trong mỗi trường hợp cụ thể sẽ
khác nhau. Sau đây là một số trường hợp tiêu biểu”
2.2.1 Quá trình học
Đây là quá trình xuyên suốt từ khi bạn bắt đầu đến khi kết thúc một học kỳ.
Đầu tiên, ngay khi nhận được thời khoá biểu của học kỳ mới, bạn nên xây
dựng một kế hoạch dài hạn cho học kỳ đó, sao cho phù hợp với những học phần

đã chọn. Những công việc bạn cần làm cụ thể trong giai đoạn này gồm:
+ cập nhật những môn học đã đăng kí và thời gian đến lớp
+ cập nhật những việc cần làm (học thêm, làm thêm, sinh hoạt trong
ngày…)
+ mục tiêu mà bản thân muốn đạt được
+ phân bổ cụ thể thời gian cho từng môn học

+ sắp xếp công việc vào thời gian hợp lý, xây dựng một kế hoạch học tập
phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
+ rút ra kết quả đạt được, bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh hợp lý
Việc xây dựng kế hoạch dài hạn chỉ mang tính chất tổng quát, vì trong một

học kỳ, sẽ có nhiều việc xảy ra bất ngờ. Vì thế, bạn nên xây dựng thêm cho mình
những kế hoạch ngắn hạn và chi tiết để có thể dễ dàng quản lý và thực hiện. Theo
kinh nghiệm của tôi, nên xây dựng kế hoạch này theo từng tuần. Vì dù trong một
tuần, những công việc và thời khoá biểu về cơ bản không thay đổi nhiều nhưng số
lượng kiến thức, bài học mỗi môn sẽ thay đổi vì thế thời gian dành cho chúng
cũng sẽ khác. Đồng thời, chắc chắn sẽ có những chuyện bất ngờ xảy ra làm bạn
không thể giữ nguyên một bảng biểu được.
Khi xây dựng thời gian biểu hàng tuần, bạn cần chia chi tiết những khoảng
thời gian trong ngày, đồng thời sắp xếp các công việc sao cho phù hợp. Các bước
xây dựng thời gian biểu này như sau:
- Lên danh sách những việc cần làm: việc này giúp bạn không bỏ sót công
việc, đồng thời có thể giúp bạn biết được việc nào quan trọng hơn. Vì chúng ta

quan tâm nhiều nhất là việc học, vì thế, bạn nên ghi chi tiết những công việc cần
làm cho mỗi môn học trong tuần.
- Sau đó, bạn nên sắp xếp các công việc này lại theo thứ tự giảm dần về
mức độ quan trọng.
- Đặt chỉ tiêu cho từng công việc.
- Bạn nên chia khoảng thời gian trong ngày của mình càng cụ thể càng tốt.
Bạn nên dự định khoảng thời gian để có thể hoàn thành mỗi công việc. Từ đó,
bạn lên cho mình một kế hoạch, có thể viết tay hoặc đánh máy.
Bạn cần chú ý tập trung cho việc học vì đó là mục đích chính của bảng kế
hoạch này, đặc biệt cần phân định rõ những việc gì nên làm ở trên lớp và ở nhà
cho hợp lý:

- Thời gian đến lớp: các bạn cần chú ý nghe giảng, chép bài, không hiểu cần
phải hỏi lại thầy cô, để có thể nắm chắc được vấn đề. Nghe có vẻ như thừa thải,
nhưng tôi biết một số bạn vẫn chưa thực hiện tốt điều này, do đó bạn hay quên và
hay bị đuối một số môn khó.
- Thời gian ở nhà: đặc điểm của việc học tín chỉ cần nhiều thời gian tự
nghiên cứu ở nhà, hoặc ở thư viện, cần có thời gian xem lại bài đã học trên lớp,
học nhóm, xem tài liệu tham khảo.
`Tôi xin đưa ra kinh nghiệm cụ thể về bản thân tôi trong việc xây dựng thời gian
biểu trong tuần như sau:
 Liệt kê và sắp xếp theo thứ tự các công việc cần làm: học trong trường, học
ở nhà, học anh văn, học nhóm, dọn dẹp nhà, ngủ và giải trí và một số việc

khác.
Các bạn có thể tham khảo bảng sau đây về cách liệt kê các công việc trong
ngày như sau:
 Đặt mục tiêu:
 Việc học ở trường: đi học đều đặn, nắm bài trên lớp( ít nhất 50%)
 Học ở nhà: làm đầy đủ những bài tập, xem lại bài để hiểu bài hơn( ít
nhất đạt 80% bài học)
 Học anh văn: tối thiểu mỗi ngày cần học 30 phút tiếng anh…
 Phân chia thời gian trong ngày và sắp xếp các công việc cụ thể:
Thứ
Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm Thứ sáu

Thứ bảy

Học

Học

Buổi
Sáng

TRƯỜN nhóm:
G:
chính

Tài 8h

nhật
Tham

TRƯỜN thư viện: TRƯỜNG TRƯỜNG gia công

đến G:

10h30

ở Ờ

Chủ

chính

Tài 7h30 đến : đầu tư :
1030

chứng

Thị tác

trường tài hội: (7h

quốc tế:

doanh

khoán ( 7h chính: (7h đến

(7h đến

nghiệp

đến 11h)

11h)

(7h đến

đến 11h)

10h30)

11h)
Trưa

-Ăn

Ăn uống, -Ăn

Ăn uống, -Ăn uống, Ăn uống, Ăn

uống,

nghỉ

uống,

nghỉ

nghỉ

nghỉ

uống,

nghỉ

ngơi:

nghỉ

ngơi:

nghơi:

nghơi:

nghỉ

nghơi:

(11h đến nghơi:

(11h đến (11h30

(11h30

ngơi:

(11h30

1h30)

(11h30

1h30)

đến

đến 2h)

(11h

đến 2h)

-Tự

đến 2h)

-Tự học:

12h30)

Tự

đến2h)

-Tự

học:thị

-Tự

Marketin -Học

học:xem

trường

học:xem

g

lại

tài chứng

lại

ở học:xem

ngân trường:

tài hàng

lại

Tự học:

thị tài

Marketing trường tài chính

chính

khoán

chính

(1h30

ngân hàng chính (2h quốc tế

quốc

tế (1h30

doanh

đến

(1h

nghiệp

3h30) và 4h30)

(2h đến đến

đến đến 3h30) (2h đến
và học anh 4h)

3h30) và 3h30) và (2h đến học anh

văn

-Học

học anh học anh 3h30) và văn

(3h30h

anh văn

văn (4h văn

học anh (3h30

đến 4h30)

(4h đến

đến 5h)

(3h30

văn (4h đến

đến

đến 5h)

5h 30)

4h30)

4h30)
Chiều Dọn dẹp, Học

Dọn dẹp, Học

Dọn dẹp, Học thêm Dọn

ăn uống, thêm anh ăn uống, thêm anh ăn

uống, anh

dẹp, ăn

thể thao, văn:

giải

văn:(5h3 giải

văn:(5h30

uống

vệ

trí,vệ

0

đến 8h30)

,thể

cá nhân đến

sinh

cá 8h30)

(5h đến 8h30)

nhân (5h

sinh (5h30

đến trí,nghỉ
ngơi,vệ
sinh

thao. Vệ

sinh cá

7h)

đến 7h)

nhân

(5h

nhân(5h

đến 8h)

30 đến
7h30)

Tối

Tự

Đi

học Tự

Đi

học Tự học:

học:môn về,

vệ học:môn về,

vệ -học

tài chính sinh

cá đầu

cá văn(8h

tư sinh

Đi học về, Tự học

anh vệ sinh cá anh
nhân, nghỉ văn(7h3

doanh

nhân,

chứng

nhân,

đến 8h30)

nghiệp

nghỉ

khoán(7

nghỉ

-thị trường 8h30 đến 9h)

(7h đến ngơi
12h)
giải

30’

( h

đến ngơi

8h30 đến 9h)_giải
lao 10)

( tài

ngơi

( 0

Học tài

chính 10h)

8h30 đến (8h30 đến Tự

đến

học: chính

anh

quốc tế

Tự học: Học anh Tự học:

văn(10h

(9h30

tài chính văn:(9h3 marketin

đến

đến

11h30)

11h30)

lao 30’

doanh

0

nghiệp

11h30)

10)

đến g

12h)

ngân

hàng

(10h đến

(10h đến

12h)

12h)

Chú ý: Khi học, bạn nên chọn học những môn mà mình thích, dễ học vào
giờ mà bạn cảm thấy khó học. còn những môn dễ học, bạn nên học vào thời gian
mà bạn cảm thấy thoải mái. Nên nghỉ giải lao khoảng 15’ khi học được khoảng
2h, để đỡ mệt mỏi và tập trung hơn.
2.2.2 Kiểm tra
Bất kỳ môn nào, trong học kỳ nào, bạn cũng cũng phải làm một số bài kiểm
tra giữa ký. Tuỳ vào mỗi học phần mà có thể có 2,3 .. bài kiểm tra. Điểm trong bài
kiểm tra ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của bạn.Vì thế, bạn cần chuẩn bị
kỹ trước khi kiểm tra. Nếu bạn phải làm nhiều bài kiểm tra trong một thời gian

ngắn, bạn cần xây dựng kế hoạch mới với việc dành nhiều thời gian cho môn sắp
kiểm tra. Các bước để xây dựng bảng kế hoạch này như sau:
- Cập nhật các môn phải kiểm tra
- Xác định nội dung cần học của các môn đó
- Lập 1 thời gian biểu ngắn hạn với việc bố trí các môn đó sao cho phù hợp
với khối lượng kiến thức cần phải học
Giả sử, trong tuần tới (tuần 37), bạn phải làm kiểm tra môn tài chính doanh
nghiệp( hình thức đề đóng) và môn thị trường tài chinh( đề mở), bạn có thể tham
khảo cách làm như sau:
- Xác định môn kiểm tra và khối lượng bài học:
 Môn tài chính doanh nghiêp: học 3 chương, trong đó có cả bài tập và
lý thuyết.

 Môn thị trường tài chính: kiểm tra 4 chương, tất cả đều lý thuyết
- Dự định khoảng thời gian học từng môn:
 Môn tài chính doanh nghiêp:học khoảng 14 tiếng( trong đó lý thuyết
8 tiếng, và bài tập 6 tiếng)
 Môn thị trường tài chính: học khoảng 10 tiếng
- Xây dựng thời gian biểu cho kiểm tra.Từ thời gian biểu trong tuần, bạn
nên lược bỏ hoặc giảm bớt một số việc kém cần thiết. Ở đây, tôi chỉ trình
bày phần thời gian biểu cho kiểm tra, mà không ghi lại toàn bộ thời gian
biểu trong tuần

Thứ

Thứ

Thứ

Chủ

Thứ

Thứ

Thứ tư

Thứ

Thứ

Thứ

sáu

bảy

nhật

hai

ba

(tuần

năm

sáu

bảy

(tuần

(tuần

(tuần

(tuần

(tuần

37)

(tuần

(tuần

(tuần

36)

36)

36)

37)

37)

37)

37)

37)

Buổi

Sáng

Tự

KIỂM

Học ở

KIỂ

học:

TRA

thư

M

viện

TRA

môn
TCDN

(7h30
đến
11h)
Trưa
Tự

Tự

Tự

Tự

-Tự

Tự

học:

học:

học

học:

học:

học:M

xem

kiểm

kiểm

TCDN TTTC

arketi

lướt

tra môn tra

(2h

(1h30

ng

qua

TCDN

đến

đến 4h) ngân

phần

(2h đến TTTC

4h30)

và học hàng

cần

3h30)

(2h

anh

kiểm

Môn

đến

văn( 4h đến

tra của TCQT

3h30)

đến 5h) 3h30)

môn thị (3h30

Môn

trường

mon6

(1h30

và học

đến 5h) TCQT

TTTC

tải

( 3h30

- kiểm

chính

đến

tra(

(2h đến

5h)

3h30

3h 30)

đến

4h30)
Tối

-Tự

-Tự

Tự

Tự

Tự

Tự

Tự

Tự

học:

học:

học:

học:

học:

học:

học

học

thị

cho

kiểm

kiểm

TCDN TTTC

TTTC

:TTT

trườn

kiểm

tra môn tra

g tài tra môn TCDN( môn

(9H30

(7h đến - kiểm C_Ki

đến

11h)

tra(9h

ểm

30đến

tra(7h

12h)

30

chính TTTC

7h đến TTTC

(

(10h

11h)

( 7h30

8h30

đến

Học

đến

đến

-11h)

12h)

anh

11h)

10h3

-xem

văn

Học

0)

lướt

(11h

anh

-Học

qua

đến

văn

anh

phần

11h45)

(11h

văn:

kiểm

đến

(10h3

tra

12h)

0 đến

12h)

môn

11h3

TCD

0)

N
(11h22h)
2.2.3 Thi kết thúc học phần
Đây là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định đến kết quả sau cùng của bạn. Và
đây cũng là giai đoạn khó khăn và mệt mỏi đối với mỗi sinh viên, vì vậy bạn cần lập
kế hoạch cẩn thận và chi tiết để có một kỳ thi đạt kết quả như mong muốn.
- Cần lên kế hoạch ngay khi nhận được lịch thi
- Xác định các môn phải thi

- Sắp xếp các môn theo thứ tự thời gian thi và khối lượng bài học của môn học
- Dự trù được khoảng thời gian cần thiết cho mỗi môn thi

- Xây dựng 1 kế hoạch chi tiết cho việc học thi. Chú ý, việc phân bổ thời
gian lúc này, cần ưu tiên cho những môn thi và phải lập thời gian biểu sao cho
không lãng phí thời gian của mình.
Bạn có thể tham khảo cách lập thời gian biểu tương tư như đối với khi kiểm
tra. Tuy nhiên trong trường hợp này, có nhiều môn hơn, khối lượng bài học nhiều
hơn và thông thường lịch thi thường ra trước ngày thi một khoảng thời gian tương
đối đủ lâu, đồng thời có thể được nghỉ, để bạn có thể thuận thiện trong việc ôn
thi.Vì thế, bạn nên tận dụng tối đa thời gian dành cho việc học.
3. Việc điều chỉnh kế hoạch học tập:
3.1. Lý do điều chỉnh
Kế hoạch chỉ là cách bạn dự tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế
nào cho hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nhưng sẽ chẳng có một kế

hoạch nào là hoàn hảo, cho nên một khi kế hoạch không hiệu quả, ta có thể điều
chỉnh nó.
- Đối với bảng biểu ngắn hạn:
Việc lập kế hoạch học tập ngắn hạn là để chúng ta có thể sắp xếp thời gian học
tập hợp lý nhưng điều đó chỉ mang tính tương đối. Đôi khi chúng ta sẽ gặp một số
vấn đề phát sinh ngoài ý muốn vì vậy việc điều chỉnh kế hoạch ngắn hạn là điều
tất yếu và có thể thường xuyên xảy ra. Việc điều chỉnh này sẽ giúp chúng ta phân
bổ lại thời gian và công việc hợp lý hơn nhằm tạo nền tảng vững chắc để thực hiện
tốt kế hoạch học tập dài hạn đã đặt ra.
- Đối với bảng biểu dài hạn:
Sau khi xây dựng một kế hoạch cho việc học tập và thực hiện theo đúng kế hoạch
đó nhưng kết quả học tập của bạn vẫn chưa đạt được hiệu quả, không như ý muốn

và không hoàn thành các mục tiêu mà bạn đã đề ra ban đầu, thì có lẽ kế hoạch của
bạn đã có vấn đề. Bạn hãy kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch của mình. Sẽ không

có gì là quá muộn vì việc điều chỉnh này sẽ giúp bạn rút ra nhiều hơn những kinh
nghiệm và giúp bạn học tốt hơn vào học kỳ sao.
3.2. Cách thức điều chỉnh
Bạn đã đề ra một kế hoạch để học tập nhưng kết quả cuối cùng lại không
như bạn mong muốn thì có thể do bạn đã tự phá vỡ kế hoạch của chính mình, bạn
đã không thực hiện kế hoạch do mình đề ra, vậy thì sẽ không thể nào điều chình
hay thay đổi được. Vì dù kế hoạch hoàn hảo đến đâu bạn cũng sẽ không đạt được
mục tiêu mà mình mong muốn.

Nhưng nếu bạn đã đề ra và thực hiện nghiêm túc kế hoạch học tập của mình
thì có lẽ kế hoạch học tập của bạn đã thực sự có vấn đề. Bạn cần tìm ra nguyên
nhân và điều chỉnh lại. Có thể bạn đã sắp xếp thời gian chưa cân đối, chưa phù
hợp nhất với bạn hay bạn đã đặt ra những mục tiêu quá cao sao với khả năng của
mình. Tùy vào mỗi người, chúng ta sẽ tìm ra nguyên nhân và điều cần thiết là điều
chỉnh lại kế hoạch học tập sao cho phù hợp nhất với chính mình.Có thể bạn điều
chỉnh về thời gian, hay số lượng những công việc… Bạn cũng có thể tham khảo ý
kiến của những bạn đạt kết quả tốt hơn để tìm ra hạn chế của mình. Mục tiêu của
việc làm này là hướng đến kết quả học tập tốt nhất.
Hầu hết các sinh viên khi đến trường đều muốn học tập thật tốt và mỗi bạn sẽ
tự có một cách thức học tập riêng cho mình. Tùy từng người, tùy từng giai đoạn học
tập mà mỗi người sẽ có một kế hoạch học tập thật hoàn hảo để đạt được các mục tiêu

cho chính mình. Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi để các bạn tham khảo và
xây dựng một kế hoạch học tập cho chính các bạn. Các bạn hãy vận dụng chúng theo
cách riêng của bản thân để có thể đạt kết quả tốt nhất.