Đánh giá có thể học 2 ngành cùng 1 lúc không

Bộ GD-ĐT mới công bố dự thảo Quy chế đào tạo đại học để xin ý kiến góp ý của xã hội. Đây là quy chế hợp nhất nhiều quy chế đào tạo trình độ đại học, gồm đào tạo chính quy, đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo văn bằng 2, liên kết đào tạo trình độ đại học.

Nội dung chính

  • Tin liên quan
  • Học song ngành, lựa chọn đầy thử thách
  • Làm sao để học song ngành hiệu quả?
  • Điều kiện học tập
  • Phân bổ thời gian học tập
  • Tài chính
  • Học lực và thể lực

Đồng thời, trong các quy định với từng loại hình đào tạo, Bộ GD-ĐT đặt ra một số yêu cầu cao hơn so với các quy chế hiện hành, trong đó có quy định về việc sinh viên được học một lúc 2 chương trình đào tạo đại học chính quy (trong cùng một trường đại học).

Theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, sinh viên đang học đại học có nhu cầu thì có thể đăng ký học thêm một chương trình thứ hai tại trường đang học để khi tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng.

Với quy chế này, sinh viên chỉ cần đăng ký ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác với ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất, không thuộc diện tạm ngừng học và có điểm trung bình chung học tập chương trình thứ nhất cả năm từ 7,00 trở lên (thang điểm 10).

Nhưng với dự thảo quy chế mới, muốn được học chương trình thứ 2, một mặt sinh viên vẫn phải đáp ứng yêu cầu về kết quả học tập của chương trình thứ nhất, đồng thời phải đáp ứng về yêu cầu đầu vào của trường đại học. Cụ thể, nếu sinh viên đáp ứng 1 trong 2 điều kiện sau thì mới được học chương trình thứ 2:

Đáp ứng được điều kiện đầu vào của chương trình đào tạo thứ hai trong năm tuyển sinh và có điểm trung bình tích lũy đạt 2,0 trở lên (tính theo thang điểm 4) của học kỳ chính học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình đào tạo thứ nhất.

Sau khi kết thúc học kỳ chính học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình đào tạo thứ nhất, có điểm trung bình tích lũy đạt 2,5 trở lên và đáp ứng điều kiện đầu vào của chương trình đào tạo thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo.

\n

Trong quá trình sinh viên học cùng lúc 2 chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới 2,0 và thuộc diện cảnh báo học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc 2 chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất.

Nếu học theo tín chỉ, khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

Còn với sinh viên học theo niên chế, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể việc bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

Theo Bộ GD-ĐT, nội dung sửa đổi này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho những sinh viên có năng lực thực sự thực hiện được việc học cùng lúc hai chương trình và chuyển đổi ngành nghề sau này khi cần thiết. Đồng thời, để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học.

Như vậy, sẽ chỉ những sinh viên có năng lực thực sự mới thực thực hiện được việc học cùng lúc hai chương trình.

Tin liên quan

Hỏi: Em đang là sinh viên của một trường ĐH, em muốn dự thi lại kì thi tuyển sinh năm nay thì có được không? Cần có những giấy tờ nào? Nếu em trúng tuyển thì em có được phép chuyển trường hoặc có thể học một lúc hai trường ĐH chính quy được không? (, ...)

* Trả lời:

Về nguyên tắc các thí sinh là đối tượng đang học một trường ĐH, CĐ nào đó muốn dự thi lại thì phải được đồng ý của ban giám hiệu trường mình đang học.

Mọi thắc mắc thí sinh có thế gửi thư về hòm thư để nhận được giải đáp.

Tuy nhiên, thí sinh là đối tượng sinh viên vẫn có thể dự kỳ thi vào ĐH, CĐ nếu còn giữ bằng tốt nghiệp THPT. Hiện nay, chỉ có khối các trường Sư phạm mới thu bằng tốt nghiệp gốc, các trường còn lại chỉ thu bằng tốt nghiệp sao nên các đối tượng không bị thu bằng tốt nghiệp gốc  hoàn toàn có thể tham dự lại kì thi ĐH, CĐ.

- Giấy tờ dự thi em làm bình thường như các thí sinh tự do đăng kí dự thi. Dấu xác nhận hồ sơ tốt nhất em nên về địa phương xin xác nhận vì hầu hết các trường ĐH, CĐ không chứng nhận sơ yếu lí lịch, hồ sơ dự thi...

- Nếu trúng tuyển em hoàn toàn có thể bỏ trường ĐH mình đang học để theo học trường ĐH mới, đa số các trường ĐH, CĐ không làm khó khi em rút toàn bộ hồ sơ để nộp sang trường khác. Tuy nhiên đối với các trường Sư phạm khi rút hồ sơ phải bồi thường kinh phí đào tạo, mức bồi thường phụ thuộc vào từng trường và từng chuyên ngành đào tạo.

- Thí sinh hoàn toàn có thể học hai trường ĐH một lúc nếu có đủ năng lực và học tốt cả hai nơi. Tuy nhiên nhiều trường ĐH, CĐ không cho phép sinh viên học hai trường, khi phát hiện thì có thể bị xử lý.

Nếu em có ý định học cả hai trường ĐH thì tốt nhất nên tìm hiểu kỹ quy định và có sự đồng ý của trường ĐH mình đang theo học.

Hỏi: Bố em có giấy chứng nhận bị nhiễm chất độc màu da cam thì em có được ưu tiên cộng điểm hay không? Nếu được ưu tiên thì em thuộc diện ưu tiên nào? Đối tượng bao nhiêu? (, )

- Theo điểm a khoản 1 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ sửa đổi có nêu rõ: “Nếu thí sinh là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận là dị dạng, dị tật, suy giảm năng lực tự trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học” sẽ thuộc đối tượng 04 của nhóm ưu tiên 01.

Em xem xét lại quy chế trên coi mình có thuộc diện này hay không. Nếu không thuộc diện trên thì việc bố em có chứng nhận bị nhiễm chất độc màu da cam thì cũng chưa đủ điều kiện để được hưởng chế độ ưu tiên này.

Hỏi: Kì thi cao đẳng năm nay có thi chung một đợt hay không? Được phép nộp bao nhiều bộ hồ sơ ĐKDT vào các trường cao đẳng? Các trường CĐ có xét tuyển chung không? ( )

Năm nay các trường CĐ sẽ tổ chức thi chung một đợt và sẽ thi chung đề các môn thi trắc nghiệm (nếu có) do Bộ GD-ĐT biên soạn. Các môn thi tự luận còn lại sẽ do trường trực tiếp ra đề thi.

Em có thể nộp nhiều bộ hồ sơ ĐKDT vào nhiều trường CĐ khác nhau, tuy nhiên em chỉ có thể dự thi duy nhất một trường CĐ trong số hồ sơ em đã nộp.

Các trường CĐ không xét tuyển chung, có nghĩa khi em trượt trường CĐ em dự thi sẽ không được đăng kí xét tuyển vào các trường CĐ khác. Chính vì điều này mà có cụm từ “hai chung” đối với kì thi CĐ năm nay.

Hỏi: Em là thí sinh tự do ở huyện Tam Đảo - Vĩnh  Phúc. Năm nay em thi lại ĐH thì ở mục 13 của hồ sơ ĐKDT có nhất thiết phải xin dấu xác nhận hiệu trưởng trường cấp 3 năm trước em học không? Em hiện có hộ khẩu ở KV2-NT nhưng năm em học cấp 3 thì lại ở KV2 thì điểm ưu tiên theo khu vực sẽ như thế nào? ( )

- Mục 13 của hồ sơ ĐKDT chỉ dành cho các thí sinh năm nay mới thi tốt nghiệp để xin dấu xác nhận của trường. Do em đã tốt nghiệp năm 2006 nên toàn bộ dấu xác nhận hồ sơ ĐKDT phải do UBND phường, xã, thị trấn nơi em có hộ khẩu thường trú xác nhận.

- Theo quy chế hưởng chính sách ưu tiên khu vực thì dù thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm thi tuyển sinh nhưng điểm khu vực vẫn tính theo khu vực thí sinh theo học THPT trước đó. Áp dụng quy chế này thì em sẽ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực KV2.

Ban Tư vấn Tuyển sinh

Tống Chí Thông - sinh viên Khoa Kỹ thuật và Quản lý Công nghiệp, Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) là gương mặt “gây bão” khi  cùng lúc tốt nghiệp loại giỏi hai ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng – Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, đáng chú ý là cả hai ngành này đều được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Học song ngành, lựa chọn đầy thử thách

Tống Chí Thông chia sẻ, khi quyết định học thêm một ngành nữa trong cùng một Khoa, Thông đã cân nhắc rất nhiều vì học thêm một ngành nghĩa là phải sắp xếp thời khóa biểu thật sít sao và cũng phải thật khoa học.

“Việc mình chọn học cùng lúc 2 ngành học vì mình cảm nhận được tầm quan trọng của Kỹ thuật quản lý công nghiệp và cả Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Hai ngành sẽ bổ trợ cho mình để mình có thể làm việc được tốt hơn” – Thông cho biết thêm.

Tống Chí Thông - sinh viên Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) trong lễ tốt nghiệp (Ảnh: BN)

Để đạt được kết quả học tập tốt như vậy, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, theo Thông đó còn là nhờ sự may mắn khi được gia đình hỗ trợ, chia sẻ, thầy cô là những giảng viên có tâm. Chẳng hạn như, ThS. Đào Vũ Trường Sơn hướng dẫn Thông viết hai bài báo khoa học quốc tế, ThS.Hồ Thanh Vũ đưa Thông đi Đức thực tập vào năm thứ 3. Đặc biệt, Thông được TS. Phan Nguyễn Kỳ Phúc hướng dẫn hỗ trợ trong thời gian đăng kí học thêm một ngành và cả lúc làm luận văn nên kết quả tốt nghiệp cũng tốt hơn.

Theo Thông, khi học 2 ngành, điều quan trọng nhất là cần xác định mục tiêu rõ ràng, tập trung lực – sức – thời gian cho mục tiêu đã định. Hơn nữa, Thông còn tham gia vào các chương trình khác nhau của các câu lạc bộ nên nam sinh này phải sắp xếp lựa chọn hạng mục công việc cái nào gấp, cái nào quan trọng hơn thì làm trước, cái nào có thể hoãn lại sau thì chờ sau.

Đặc biệt, theo quy định của Đại học Quốc tế, mỗi sinh viên không được học vượt quá 24 tín chỉ/học kỳ, nhưng Thông đã nỗ lực để học 27 tín chỉ với hy vọng tốt nghiệp đúng trong 4 năm học. Dù vất vả hơn nhưng cuối cùng Thông cũng đã hoàn thành được mục tiêu của mình.

Làm sao để học song ngành hiệu quả?

Không ít sinh viên thi đậu cùng lúc hai trường đại học hoặc hai ngành đại học và phân vân không biết chọn trường nào, ngành nào. Cuối cùng các bạn quyết định học cùng lúc hai nơi.

Lại có trường hợp sinh viên đang học ngành này nhưng thấy ngành kia cũng thú vị và muốn học cả hai hoặc đang học ngành này lại muốn học thêm một ngành khác để bổ trợ kiến thức cho công việc sau này, chẳng hạn ngữ văn và ngoại ngữ, báo chí và luật, công nghệ thông tin và kinh tế... 

Những ước mơ, dự định của các bạn hoàn toàn chính đáng và đem lại nhiều lợi ích cho tương lai. Tuy nhiên, trước khi quyết định học song song hai ngành, hai khoa, hai trường, sinh viên cần phân tích thật kỹ những rủi ro, khó khăn, vất vả mà bạn phải vượt qua trong quá trình đầu tư cho tương lai.

Dưới đây là một số lời khuyên của ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, đồng tác giả cuốn sách “Tỏa sáng ở trường Đại học” về vấn đề học song ngành và cách học tập song ngành hiệu quả.

Điều kiện học tập

Nếu sinh viên “lén” học hai trường, hai ngành và không thông báo cho hai nơi học thì cũng chẳng sao, nhưng nếu muốn công khai việc học thì hãy chú ý đến quy định của mỗi nơi, bao gồm trường/khoa sinh viên đang theo học và trường/khoa sinh viên muốn học.

Chẳng hạn, có trường yêu cầu sinh viên phải có kết quả học tập sau một – hai học kỳ đạt loại khá giỏi với điểm trung bình từ 8.0 trở lên. Ngoài ra, sinh viên phải nhận được sự đồng ý của phòng đào tạo trường thứ hai hoặc khoa thứ hai.

Để hóa giải điều này, sinh viên chỉ có cách duy nhất là nỗ lực để chứng minh rằng kết quả học tập của mình đáp ứng được đòi hỏi của cả hai ngành sinh viên theo học. Sinh viên nên tìm hiểu kỹ những hồ sơ cần chuẩn bị để sau này khỏi mất thời gian giải quyết những rắc rối phát sinh.

Mỗi trường, mỗi khoa đều có những quy định riêng về học tập, vì thế dù học ở đâu sinh viên cũng phải chú ý đến những quy định học chế, học vụ để tránh mắc phải những lỗi sơ đẳng, chẳng hạn trường này sinh viên học theo hệ tín chỉ nhưng ở trường kia học theo hệ niên chế…

Hơn nữa, việc nắm rõ quy định học tập, chương trình đào tạo của hai nơi học sẽ có ích cho sinh viên rất nhiều. Ví dụ, sinh viên có thể sẽ được miễn một số môn đại cương (ở Việt Nam, gần như trường đại học nào cũng có chương trình đại cương với những môn cơ bản như Triết học Mác – Lê-nin, Chính trị học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng…).

Đánh giá có thể học 2 ngành cùng 1 lúc không

Nắm rõ quy định học tập, chương trình đào tạo của hai nơi/hai ngành đào tạo có thể giúp sinh viên được miễn học một số môn (Ảnh: HL)

Phân bổ thời gian học tập

Học hai ngành cùng một lúc tức là sinh viên phải chấp nhận dành gấp đôi thời gian cho việc học, do đó phải tính toán quỹ thời gian để có thể theo học cả hai bên mà không bị đuối vào giai đoạn sau.

Nhiều sinh viên khi bắt đầu học hai ngành thì hào hứng, phấn khởi, nhưng khi cùng lúc “rượt đuổi” cả hai thời khóa biểu với trung bình từ 7 - 9 môn mỗi nơi, đồng nghĩa với việc phải học 14 - 18 môn một học kỳ, thì không cầm cự nổi. Thế là đành chấp nhận học lại một vài môn, thi lại một vài môn… cộng dồn số môn cần học lại, thi lại, cuối cùng phải gánh trên vai hơn 20 môn cho một học kỳ. Kết quả là sinh viên không thể tốt nghiệp ngành nào cả.

Lời khuyên ở đây, nếu muốn học song song hai ngành để tiết kiệm thời gian thì cũng đừng vội học từ đầu mà hãy đợi đến năm thứ ba hoặc thứ tư của ngành thứ nhất rồi hãy học thêm ngành thứ hai. Như thế, sinh viên sẽ chỉ vất vả trong một, hai năm thay vì phải chạy đua suốt bốn, năm năm liền.

Một giải pháp khác sinh viên có thể cân nhắc là học chương trình văn bằng hai sau khi đã hoàn thành chương trình đại học. Hiện nay, các chương trình học văn bằng hai chỉ kéo dài trong 5 – 6 học kỳ và được tổ chức vào buổi tối nên vẫn có thể vừa đi làm vừa đi học.

Tài chính

Học cùng lúc hai trường, sinh viên phải đóng cùng lúc hai phần học phí, lại không thể đi làm thêm, do đó cần có nguồn tài chính vững chắc và ổn định. Trong trường hợp kết quả học tập không tốt, sinh viên phải đóng tiền để thi lại, học lại, tức là tốn thêm một khoản tiền nữa. Dĩ nhiên khi đó, sinh viên sẽ chẳng còn cơ hội nào để tranh học bổng với các sinh viên khác đang “thảnh thơi” với một ngành học.

Vì thế, nếu không đủ tiềm lực kinh tế để theo đuổi kế hoạch “hai trong một” thì các bạn sinh viên đừng nghĩ đến viễn cảnh cùng lúc tốt nghiệp hai ngành học khác nhau.

Tốt hơn cả là hãy chọn phương án học xong một ngành và trong khi đi làm thì tham gia học chương trình thứ hai. Lúc đó, bạn đã có thu nhập từ công việc và thời gian cũng dư dả hơn cho việc học.

Học lực và thể lực

Nếu đã ổn thỏa hết các điều kiện về tài chính, được chấp nhận cho theo học hai ngành thì sinh viên còn phải cân nhắc đến năng lực và sức khỏe bản thân.

Nếu không đủ khỏe mạnh thì bạn sẽ rất khó theo cùng lúc hai chương trình học, với những khung giờ sát nhau ở hai địa điểm cách xa nhau. Một số trường có nhiều cơ sở nằm cách nhau rất xa, nếu sức khỏe kém thì chắc chắn sinh viên không thể đảm bảo được lịch học dày đặc với cường độ di chuyển liên tục như vậy.

Tiếp theo là năng lực học tập bởi không phải vô cớ mà các trường đại học quy định sinh viên phải có điểm trung bình tích lũy từ một – hai học kỳ từ loại giỏi trở lên thì mới được học tiếp ngành thứ hai.

Tóm lại, việc theo học hai trường đòi hỏi sinh viên phải dốc toàn lực để có thể cùng lúc “đuổi theo hai con thỏ”. Muốn vậy, các bạn sinh viên phải có kế hoạch phân chia thời gian, năng lượng và nguồn tài chính thật chi tiết, cụ thể, đồng thời tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đó. Có như vậy bạn mới hy vọng đạt được mục tiêu ban đầu là tốt nghiệp hai ngành chỉ sau bốn – năm năm đại học.

Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT đánh giá lại "Chương trình thực nghiệm" - Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đánh giá lại "Chương trình thực nghiệm".

Chính phủ Australia trao tặng 50 suất học bổng thạc sĩ cho Việt Nam - Chính phủ Australia vừa trao 50 suất học bổng cho các lãnh đạo tiềm năng của Việt Nam theo học chương trình thạc sỹ tại các trường đại học danh tiếng của Australia năm 2020.