Đánh giá đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn

Kì thi học kì 2 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

  • Đề thi Ngữ văn lớp 9 học kì 2 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022
  • Đáp án đề thi môn Văn lớp 9 học kì 2 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022
  • Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 - 2022
  • Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2021 - 2022 - Đề 1
  • Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 9
  • Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2021
  • Đáp án đề thi học kì 2 Văn 9
  • Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2021 - 2022 - Đề 2
  • Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 9
  • Đề thi học kì 2 Ngữ văn 9
  • Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 9

Đề thi Ngữ văn lớp 9 học kì 2 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022

Trích dẫn đề thi:

Câu 1 (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

b. Chỉ ra hai phép liên kết có trong đoạn văn?

c. Câu: Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen", giúp em hiểu gì về các nhân vật?

d. Qua đoạn trích, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về "Ý nghĩa của tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống".

Đánh giá đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022

Đáp án đề thi môn Văn lớp 9 học kì 2 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022

Đáp án chính thức được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi. Hướng dẫn giải được biên soạn chi tiết kèm phương pháp giải cụ thể, khoa học dễ dàng áp dụng với các dạng bài tập tương tự từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ôn luyện thi các cấp. Hỗ trợ các em hiểu sâu vấn đề để quá trình ôn tập diễn ra thuận lợi nhất.

Tham khảo thêm:

  • Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 Sở GD&ĐT An Giang 2022
  • Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 trường THCS Tân Nhuận Đông 2022
  • Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 Phòng GD&ĐT huyện Phú Bình 2022

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi môn Ngữ văn lớp 9 học kì 2 Sở GD&ĐT Bắc Ninh năm 2022 có lời giải chi tiết, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2021 - 2022 mang đến cho các bạn 6 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức làm quen với cấu trúc đề thi.

Đề thi Văn lớp 9 học kì 2 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 9 cũng là tư liệu hữu ích dành cho quý thầy cô tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm một số đề thi học kì 2 lớp 9 như: đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 9, đề thi học kì 2 Toán 9, đề thi học kì 2 Sinh học 9, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 9.

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2021 - 2022

  • Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2021 - 2022 - Đề 1
    • Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 9
    • Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2021 
    • Đáp án đề thi học kì 2 Văn 9
  • Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2021 - 2022 - Đề 2
    • Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 9
    • Đề thi học kì 2 Ngữ văn 9
    • Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 9

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2021 - 2022 - Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 9

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Chủ đề 1. Văn học:

-Văn bản “Bố của Xi- mông” (VH nước ngoài)

Nhớ tên tác giả, tác phẩm..

Hiểu được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ có liên quan gì tới nhà thơ.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

Số câu:0,25

Số điểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu:0,25

Số điểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

0,5

1

10%

Chủ đề 2. Tiếng Việt:

- Phép liên kết

- Biện pháp tu từ

- Nhận biết phép liên kết trong đoạn văn.

- Nhận ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

- Hiểu giá trị của biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 0,5

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10 %

1,5

3

30%

Chủ đề 3

Tập làm văn:

- Nghị luận về đoạn thơ bài thơ.

Cảm nhận về hình ảnh người lính trong thơ Chính Hữu (Đồng chí)

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

Số câu: 1

Số điểm: 6

Tỉ lệ: 60%

1

6

60%

Tổng câu

Tổng điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1,5

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30 %

Số câu: 0,5

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 6

Tỉ lệ: 50%

3

10

100%

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2021

I/Phần Văn- Tiếng Việt:

Câu 1: (1 điểm)

“Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài”

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình ngữ văn lớp 9? Tác giả của văn bản đó là ai?

b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn ?

Câu 2: (3 điểm)

Đọc đoạn thơ:

“...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

(“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)

a. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong đoạn thơ?

b. Phân tích để làm rõ giá trị của phép tu từ trong đoạn thơ đó.

II/ Phần Tập làm văn (6 điểm)

Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

Đáp án đề thi học kì 2 Văn 9

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1:

a.Đoạn văn được rút từ văn bản “Bố của Xi Mông”

Tác giả: Guy đơ Mô-pa-xăng

0,5

b. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là:

- Phép lặp: Em

- Phép nối: Nhưng

0,25

0,25

Câu 2:

a.Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

- Điệp ngữ: Ngày ngày

- Ẩn dụ: mặt trời trong lăng.., tràng hoa

- Hoán dụ : bảy mươi chín mùa xuân

0,25

0,5

0,25

b. Phân tích để làm rõ giá trị của điệp ngữ

- Dùng phép điệp “ngày ngày” gợi lên tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác.

- Hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng rất đỏ” Bác được ví như mặt trời- là ánh sáng soi đường đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời TN. Cách nói đó vừa ca ngợi ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.

- Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: Dòng người vào viếng Bác đi thành đường trồng liên tưởng đến tràng hoa. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời..Tràng hoa ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết lên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác, thể hiện lòng thành kính thiết tha của nhân dân với Bác.

- Hình ảnh hoán dụ “ Bảy mươi chín mùa xuân”: Bác đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm nên mùa xuân cho đất nước, cho con người.

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 3:

A.Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu và bài thơ “ Đồng chí ”.

+ Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Thân bài

* Hình ảnh người lính hiện lên hết sức chân thực.

- Họ là những người nông dân cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ nhưng đôn hậu, mộc mạc, cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu.

* Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:

- Là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.

- Là sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp.

- Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

- Sự lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú.

C. Kết bài

- Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp.

-Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm

1

4

1

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2021 - 2022 - Đề 2

Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 9

Cấp độ

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Phần đọc - hiểu

Xác định tác giả, tác phẩm, thể thơ, hoàn cảnh sáng tác

Nhận biết được các biện pháp tu từ

Nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ đó

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2/3

2,5

25%

1/3

0,5

5%

1

3

30%

Phần tạo lập văn bản

Nhận biết được kiểu văn bản

Suy nghĩ về cuộc sống có ý nghĩa của mỗi con người

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội

Nhận biết được kiểu văn bản

Xác định vấn đề nghị luận

Cách viết bài văn nghị luận văn học

Sáng tạo trong cách viết bài

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

0,25

1,5

15%

0,5

2,5

25%

0,5

3

30%

0,25

1

10%

2

7

70%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

3

30%

1,25

3

30%

0,5

3

30%

0,25

1

10%

3

10

100%

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 9

Câu 1 (3 điểm)

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

b. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ trong khổ thơ ?

Câu 2: (2 điểm)

Từ nội dung khổ thơ hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 6 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về cuộc sống có ý nghĩa của mỗi con người ?

Câu 3 : (5 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê./.

Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 9

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu

3,0

a

- Đoạn trích nằm trong văn bản Mùa xuân nho nhỏ

0,5 đ

- Tác giả: Thanh Hải

0,5 đ

b

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác vào tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏ ngay trên chính giường bệnh của mình.

1 đ

c

HS có thể chọn một trong ba phép tu từ sau:

+ Phép nhân hóa: Đất nước “ vất vả”,“gian lao” -> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị.

+ Phép so sánh: Đất nước với “... vì sao, cứ đi lên phía trước ”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử .

+ Điệp từ “ đất nước ”, cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả.

1 đ

2

Viết đoạn văn (khoảng 7-8 dòng)

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành, đúng yêu cầu về dung lượng.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của việc đọc sách.

0,25

c. Có thể lựa chọn cách lập luận: Đoạn thơ được trích trong vài "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải gợi cho em nhiều suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi con người.
- Được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước hòa bình chúng ta phải biết yêu cuộc sống, yêu đất nước, biết ơn những con người Việt Nam cần cù trong lao động, anh dũng kiên cường. Cuộc sống đem đến cho chúng ta sự sống phải biết nâng niu, gìn giữ.
- Phải biết tin yêu và tin tưởng rằng Tổ Quốc ta dù trải qua bao thăng trầm biến đổi bởi chiến tranh, bom đạn,… nhưng vẫn ngời sáng lung linh.
- Phải biết tự hào, trân trọng gìn giữ và phải ra sức cống hiến, phát triển để nước nhà đi lên và cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
- Phải biết hóa thân "sống đẹp" để hiến dâng, để phục vụ cho một mục đích cao cả "làm nên đất nước muôn đời".

1,25

đ. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Chữ viết, trình bày sạch sẽ, khoa học.

0,25

Viết bài văn

5,0

3

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận

*Mở bài

- Giới thiệu tácgiả : Lê Minh Khuê là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam thời chống Mĩ. Bà có sở trường viết truyện ngắn với đề tài chiến tranh, thường tập trung khai thác cuộc sống chiến đấu của thê' hệ trẻ ở Trường Sơn.

- Giới thiệu tác phẩm : "Những ngôi sao xa xôi" là mộttrong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Truyện ngắn làm nổi bật hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn - gan góc, quả cảm, lạc quan, yêu đời, có tinh thần trách nhiệm cao. Phương Định - nhân vật chính và cũng là người kể chuyện - là một điển hình như thế!

- Giới thiệu đoạn trích : Có thể nói đây là đoạn hay nhất trong tác phẩm, thể hiện rõ sự dũng cảm của Phương Định.

*Thân bài

- Giới thiệu sơ lược về nhân vật :

Phương Định là một người con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu.

Cô đã tham gia vào chiến trường 3 năm, hiện thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.

Có nhiều phẩm chất đáng mến như tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, lạc quan, yêu đời và giàu tình yêu thương đối với đổng đội nhưng đáng chú ý nhất là sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Cảm nhận về nhân vật qua đoạn trích đã cho :

*Công việc của Phương Định :

- Thời gian làm việc : Cô và đồng đội làm việc"chạy trên cao điểm cả ban ngày".

Công việc luôn ẩn chứa hiểm nguy, có thể lấy đi tính mạng con người: "Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom". Hằng ngày, các cô gái phải đối mặt với "đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ẩm ì xa dần".

->Lối miêu tả chân thực khiến người đọc cũng phải rùng mình khi tưởng tượng lại không khí của những cuộc gỡ bom.

*Thái độ, tinh thẩn của Phương Định :

Cô đã quen với việc phải đối mặt với "Thần chết" mỗi ngày. Thậm chí, cô vẫn làm việc ngay cả khi"còn mộtvết thương chưa lành miệng ở đùi " - thật... "lì lợm"!

Mỗi lẩn gỡ bom mìn, "thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ". Đó thực sự là công việc nguy hiểm nhưng cô gái vẫn không hề nản, vẫn luôn làm việc với tinh thẩn trách nhiệm cao nhất: "khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào" rồi mới yên tâm chạy về hang ở.

Khi hoàn thành nhiệm vụ, cô trở về nơi ở với tâm trạng hoàn toàn thư thái, như chưa hề trải qua cơn sinh - tử: "ngửa cổ uống nước","nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ".

=>Cô gái ấy nhỏ người nhưng ý chí và lòng quả cảm không hề nhỏ bé, khiến người đọc vô cùng cảm phục.

*Đặc sắc nghệ thuật :

Ngôi kể thứ nhất, nhân vật tự kể khiến câu chuyện hiện lên chân thực, chi tiết, tỉ mỉ; đồng thời dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình.

*Kết bài

Phương Định là một nữ chiến sĩ vô cùng gan dạ, có tinh thẩn trách nhiệm cao, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cô là điển hình cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ, là tấm gương sáng cho lớp trẻ hôm nay noi theo và học tập.

Suy ngẫm về vai trò của tuổi trẻ hiện nay trong việc bảo vệ đất nước; liên hệ bản thân.

3,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Chữ viết, trình bày sạch sẽ, khoa học.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

Tổng

10

......................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Văn 9