Đánh giá địa chỉ trường đại học giao thông vận tải

    Trường Đại học Giao thông vận tải hướng tới đào tạo người học trở thành công dân toàn cầu, có tinh thần dân tộc và trách nhiệm quốc tế. 


     Nhà trường áp dụng phương pháp giáo dục tích cực, học đi đôi với hành, kiến tạo môi trường giúp người học xây dựng và rèn luyện ý thức tự học suốt đời, khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng và khả năng sáng tạo. 


     Nhà trường xác định người học là trung tâm, người thầy truyền cảm hứng.

Đại học Giao thông vận tải là trường đại học đứng đầu trong việc đào tạo khối ngành giao thông vận tải tại Việt Nam. Hãy cùng khám phá những thông tin cơ bản của trường như thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, học bổng….

Giới thiệu Đại học Giao thông vận tải

Trường Đại học Giao thông Vận tải (University of Transport and Communications, tên viết tắt: UTC) là trường đại học đứng đầu cả nước trong đào tạo lĩnh vực Giao thông vận tải. 

- Tên trường: Đại học Giao thông Vận tải

- Tên tiếng Anh: University of Transport and Communications (UTC)

- Mã trường: GHA 

- Loại trường: Công lập

- Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Văn bằng 2 - Liên thông - Tại chức

- Địa chỉ: số 3 phố Cầu Giấy, Quận Đống Đa, Hà Nội

- SĐT: (84.24) 37663311

- Email: [email protected]

- Website: https://www.utc.edu.vn/

- Facebook: www.facebook.com/utc.edu.vn

Hiện tại, trường có hai cơ sở đào tạo tại Hà Nội

_ Cơ sở 1: số 3 phố Cầu Giấy, Quận Đống Đa, Hà Nội

_ Cơ sở 2: Phân hiệu số 450 Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đánh giá địa chỉ trường đại học giao thông vận tải

Lịch sử phát triển

Trường Đại học Giao thông vận tải với tiền thân là trường Cao đẳng Công chính. Trường được khai giảng lại vào ngày 15/11/1945. Trải qua hành trình gần 80 năm hình thành và phát triển, trường đã nhiều lần đổi tên như Trường Cao đẳng Kỹ thuật,  Trường Cao đẳng Giao thông công chính…. Đến năm 1985, Trường lại được đổi tên thành Trường Đại học Giao thông vận tải cho đến nay.

Các mốc thời gian tiêu biểu của trường:

- 15/11/1945, Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam

- Tháng 8/1960: Thành lập Ban Xây dựng Trường Đại học Giao thông vận tải.          

- Tháng 7/1968, Trường tách một bộ phận để thành lập phân hiệu Đại học 

- Năm 1985, Trường lại được đổi tên thành Trường Đại học Giao thông vận tải - Tháng 4/1990, Cơ sở 2 của trường tại TP. Hồ Chí Minh được thành lập. 

Đánh giá địa chỉ trường đại học giao thông vận tải

Khuôn viên trường đại học Giao thông vận tải có tổng diện tích hơn 20ha bao gồm các khu giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng làm việc, hội trường, thư viện, nhà văn hóa, sân vận động… nhằm đảm bảo cho sinh viên, giáo viên có môi trường làm việc, học tập, sinh hoạt đầy đủ nhất. Khu giảng đường có 216 phòng học với diện tích trên 23.600m2 rộng rãi, sạch đẹp. Hội trường lớn với diện tích 2.197m2, nhà văn hóa 985,78m2 và 3.129m2 sân vận động…Tất cả nhằm đảm bảo cho sinh viên, giáo viên có môi trường làm việc, học tập, sinh hoạt đầy đủ nhất

Tuyển sinh và đào tạo

Hiện tại, trường đại học Giao thông vận tải đào tạo 19 ngành bậc Đại học, 13 ngành đào tạo Thạc sĩ, 8 ngành đào tạo Tiến sĩ. Trường có gần 30.000 sinh viên các hệ đào tạo, 1900 học viên cao học và hơn 210 nghiên cứu sinh. 

Chương trình đào tạo đại học

Trường bao gồm 19 chuyên ngành đào tạo khác nhau, đáp ứng nhu cầu của thời đại mới:

NGÀNH

CHUYÊN NGÀNH

Khoa cơ khí

Kỹ thuật cơ khí động lực

Đầu máy toa xe

Cơ giới hóa xây dựng cầu đường

Cơ khí giao thông công chính

Đầu máy

Kỹ thuật Máy động lực

Máy xây dựng

Tàu điện Metro

Thiết bị mặt đất Cảng hàng không

Toa xe

Khoa công trình

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Kỹ thuật xây dựng Cầu - Đường bộ

Kỹ thuật xây dựng Đường bộ

Kỹ thuật Giao thông đường bộ

Kỹ thuật xây dựng Đường sắt

Kỹ thuật xây dựng Đường sắt đô thị

Kỹ thuật xây dựng Cầu hầm

Kỹ thuật xây dựng Đường hầm - Metro

Kỹ thuật xây dựng Cầu - Đường sắt

Địa kỹ thuật xây dựng Công trình giao thông

Công trình Giao thông đô thị

Kỹ thuật xây dựng Đường ô tô & Sân bay

Kỹ thuật xây dựng Cầu đường ô tô & Sân bay

Công trình Giao thông công chính

Tự động hóa Thiết kế cầu đường

Kỹ thuật GIS và Trắc địa CTGT

Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ

Kỹ thuật xây dựng Cảng-Công trình biển

Khoa quản lý xây dựng 

Kinh tế xây dựng

Kinh tế xây dựng Công trình giao thông

Kinh tế quản lý khai thác cầu đường

Quản lý xây dựng

Quản lý xây dựng

Khoa vận tải kinh 

Kinh tế vận tải

tải du lịch

Kinh tế vận tải hàng không

Kinh tế vận tải ô tô

Kinh tế vận tải đường sắt

Kinh tế vận tải thủy bộ

Khai thác vận tải

Điều khiển các quá trình vận tải

Khai thác và quản lý đường sắt đô thị

Tổ chức quản lý khai thác cảng hàng không

Vận tải đa phương thức

Vận tải đường sắt

Vận tải kinh tế đường bộ và thành phố

Vận tải thương mại quốc tế

Quy hoạch và quản lý GTVT đô thị

Vận tải và kinh tế đường sắt

Logistics

Quản trị kinh doanh

Quản trị doanh nghiệp vận tải

Quản trị doanh nghiệp xây dựng

Quản trị kinh doanh GTVT

Quản trị doanh nghiệp Bưu chính viễn thông

Quản trị Logistics

Kế toán

Kế toán

Kinh tế

Kinh tế Bưu chính viễn thông

Khoa kỹ thuật xây dựng

Kỹ thuật xây dựng

Xây dựng dân dụng và Công nghiệp

Kết cấu xây dựng

Kỹ thuật hạ tầng đô thị

Vật liệu và Công nghiệp xây dựng

Khoa điện - điện tử

Kỹ thuật điện

Trang thiết bị trong Công nghiệp và Giao thông

Hệ thống điện Giao thông và Công nghiệp

Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

Tự động hóa GT

Kỹ thuật tín hiệu Đường sắt

Tự động hóa

Thông tin tín hiệu

Kỹ thuật điện tử viễn thông

Kỹ thuật điện tử và Tin học công nghiệp

Kỹ thuật thông tin và truyền thông

Kỹ thuật viễn thông

Kỹ thuật Robot và Trí tuệ nhân tạo

 

Kỹ thuật cơ khí

Công nghệ chế tạo cơ khí

Cơ điện tử

Tự động hóa thiết kế cơ khí

Kỹ thuật ô tô

Kỹ thuật ô tô

Kỹ thuật nhiệt

Kỹ thuật nhiệt lạnh

Điều hòa không khí và thông gió công trình XD

Khoa Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin

Khoa môi trường & an toàn giao thông

Công nghệ kỹ thuật giao thông

Kỹ thuật An toàn giao thông

Kỹ thuật môi trường

Kỹ thuật môi trường

Khoa cơ bản

Toán ứng dụng

Toán ứng dụng

 Chương trình đào tạo sau đại học

- Chương trình đào tạo thạc sĩ

Tên ngành

Mã số ngành

Kỹ thuật cơ khí động lực

8520116

Kỹ thuật điện tử

8520203

Kỹ thuật viễn thông

8520208

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

8520216

Công nghệ thông tin

8480201

Quản lý xây dựng

8580302

Tổ chức và quản lý vận tải

8840103

Quản trị kinh doanh

8340101

Quản lý kinh tế

8340410

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

8580205

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

8580210

Kỹ thuật xây dựng(Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp)

8580201

Kỹ thuật hệ thống đường sắt

 

- Chương trình đào tạo tiến sĩ

Tên gọi

Mã số chuyên ngành

Chuyên ngành

Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt

9580206

Xây dựng công trình đặc biệt

Cơ kỹ thuật

9520101

Cơ học chất rắn

Cơ học kỹ thuật

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

9520216

Tự động hóa

Kỹ thuật viễn thông

9520208

Kỹ thuật viễn thông

Quản lý xây dựng

9580302

Kinh tế xây dựng

Tổ chức và quản lý vận tải

9840103

Tổ chức và quản lý vận tải

Khai thác vận tải

Kỹ thuật cơ khí động lực

9520116

Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng, nâng chuyển

Khai thác, bảo trì thiết bị xây dựng, nâng chuyển

Kỹ thuật ô tô - máy kéo

Khai thác, bảo trì ô tô - máy kéo

Kỹ thuật đầu máy xe lửa - toa xe

Khai thác, bảo trì đầu máy xe lửa - toa xe

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

9580205

Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

Xây dựng đường sắt

Xây dựng cầu hầm

Địa kỹ thuật xây dựng

Phương thức tuyển sinh

1: Sử dụng kết quả kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) năm 2022 để xét tuyển. Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn của tổ hợp đăng ký xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có).

2: Xét tuyển thẳng học sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế.

3: Sử dụng kết quả học tập THPT (học bạ THPT) để xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT có tổng điểm ba môn học trong tổ hợp xét tuyển (điểm trung bình lớp 10 + điểm trung bình lớp 11 + điểm trung bình lớp 12) + điểm ưu tiên (nếu có) từ ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trở lên, trong đó điểm của ba môn trong tổ hợp xét tuyển không có điểm trung bình môn nào dưới 5,0 điểm.

4: Xét tuyển theo kết quả đánh giá tư duy năm 2022 của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

5: Xét tuyển kết hợp: Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ tiếng Anh IELTS 5.0 trở lên + tổng điểm 2 môn thi THPT thuộc tổ hợp xét tuyển của Trường đạt từ 12,0 điểm trở lên (trong đó có môn Toán và 01 môn khác không phải Ngoại ngữ).

Rất nhiều trường đại học, học viện đào tạo ngành kinh tế cũng xét tuyển với chứng chỉ 5.5 IELTS trở lên, xét theo điểm từ trên xuống để cộng điểm. Vì thế học IELTS là một cơ hội cho các bạn học sinh đến gần hơn với ngôi trường mình mong ước.

Bên cạnh đó, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Danh sách các trường đại học xét tuyển IELTS nhé. 

Đánh giá địa chỉ trường đại học giao thông vận tải

Điểm chuẩn Đại học Giao thông vận tải

Điểm chuẩn Đại học Giao thông vận tải 2022 giao động từ 16 đến 25,35 điểm. Ngành cao nhất ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng với 26,25 điểm. Dưới đây là điểm chuẩn chi tiết của trường trong 3 năm 2020, 2021, 2022:

Ngành

Điểm chuẩn năm 2020

Điểm chuẩn năm 2021

Điểm chuẩn năm 2022

Kinh tế vận tải

(gồm 2 chuyên ngành: Kinh tế vận tải ô tô, Kinh tế vận tải đường sắt)

20,70

24,05

24,20

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

25

26,35

26,25

Kinh tế xây dựng

(gồm 2 chuyên ngành: Kinh tế quản lý khai thác cầu đường, Kinh tế xây dựng công trình giao thông)

20,40

24,00

24,10

Toán ứng dụng

(chuyên ngành Toán - Tin ứng dụng)

16,40

23,05

23,40

Công nghệ thông tin

24,75

25,65

25,90

Công nghệ kỹ thuật giao thông (chuyên ngành Kỹ thuật an toàn giao thông)

18

22,90

22,75

Kỹ thuật môi trường

(chuyên ngành Kỹ thuật môi trường giao thông)

16,05

21,20

21,35

Quản trị kinh doanh

(gồm 3 chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp xây dựng, Quản trị doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông, Quản trị kinh doanh giao thông vận tải)

23,30

25,30

25,10

Kỹ thuật cơ khí

(gồm 2 chuyên ngành: Công nghệ chế tạo cơ khí, Tự động hóa thiết kế cơ khí)

23,10

24,40

23,60

Kỹ thuật cơ điện tử (chuyên ngành Cơ điện tử)

23,85

25,05

24,85

Kỹ thuật nhiệt

(gồm 2 chuyên ngành: Kỹ thuật nhiệt lạnh, Điều hòa không khí và thông gió công trình xây dựng)

21,05

23,75

21,25

Kỹ thuật cơ khí động lực

 

22,85

21,65

Nhóm chuyên ngành: Máy xây dựng, Cơ giới hóa xây dựng cầu đường, Cơ khí giao thông công chính

16,70

   

Nhóm chuyên ngành: Kỹ thuật phương tiện đường sắt, Tàu điện-metro, Đầu máy - Toa xe

16,35

   

Chuyên ngành Kỹ thuật máy động lực

19,40

   

Kỹ thuật ô tô

24,55

25,10

24,85

Kỹ thuật điện

(gồm 2 chuyên ngành: Trang bị điện trong công nghiệp và giao thông, Hệ thống điện giao thông và công nghiệp)

21,45

24,05

23,60

Kỹ thuật điện tử - viễn thông

(gồm 3 chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử và tin học công nghiệp, Kỹ thuật thông tin và truyền thông, Kỹ thuật viễn thông)

22,40

24,35

24,10

Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

(gồm 2 chuyên ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa giao thông, Tự động hóa)

24,05

25,10

25,30

Kỹ thuật Robot và trí tuệ nhân tạo

 

23,85

24,35

Hệ thống giao thông thông minh

   

17,10

Kỹ thuật xây dựng

(gồm 4 chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Kết cấu xây dựng, Kỹ thuật hạ tầng đô thị, Vật liệu và công nghệ xây dựng)

17

21,10

21,20

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

 

16,00

17,00

Kỹ thuật xây dựng công trình thủy

(Chuyên ngành Cảng công trình biển)

16,55

17,15

17,25

Chuyên ngành Cầu đường bộ

17,10

   

Nhóm chuyên ngành: Đường bộ, Kỹ thuật giao thông đường bộ

17,15

   

Nhóm chuyên ngành: Cầu hầm, Đường hầm và metro

16,75

   

Nhóm chuyên ngành: Đường sắt, Cầu-Đường sắt, Đường sắt đô thị

17,20

   

Nhóm chuyên ngành: Đường ô tô và Sân bay, Cầu - Đường ô tô và Sân bay

16,20

   

Nhóm chuyên ngành: Công trình giao thông công chính, Công trình giao thông đô thị

16,15

   

Chuyên ngành Tự động hóa thiết kế cầu đường

16,45

   

Nhóm chuyên ngành: Địa kỹ thuật, Kỹ thuật GIS và trắc địa công trình

16,10

   

Quản lý xây dựng

17,20

22,80

23,50

Khoa học máy tính

   

25,25

Quản lý đô thị và công trình

   

19,00

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

   

17,35

Các chương trình tiên tiến, chất lượng cao

     

Công nghệ thông tin (Chương trình Công nghệ thông tin Việt - Anh)

23,30

25,35

24,65

Kỹ thuật cơ khí (Chương trình Cơ khí ô tô Việt - Anh)

20,70

24,00

20,55

Kỹ thuật xây dựng (Chương trình tiên tiến Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông)

16,20

16,30

18,45

Kỹ thuật xây dựng (Chương trình chất lượng cao Vật liệu và Công nghệ Xây dựng Việt - Pháp)

16,25

17,90

22,50

Kinh tế xây dựng (Chương trình chất lượng cao Kinh tế xây dựng công trình Giao thông Việt - Anh)

16,60

21,40

 

Kế toán (Chương trình chất lượng cao Kế toán tổng hợp Việt - Anh)

19,60

23,30

23,30

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

(gồm 3 chương trình chất lượng cao: Cầu - Đường bộ Việt - Pháp, Cầu - Đường bộ Việt - Anh, Công trình Giao thông đô thị Việt - Nhật)

16,25

16,05

17,00

Quản trị kinh doanh (Chương trình chất lượng cao Quản trị kinh doanh Việt - Anh)

 

23,85

23,95

Quản lý xây dựng (Chương trình chất lượng cao Quản lý xây dựng Việt - Anh)

   

18,55

Tài chính - Ngân hàng

 

24,55

24,95

Kế toán

(chuyên ngành Kế toán tổng hợp)

23,55

25,50

25,05

Kinh tế

(chuyên ngành Kinh tế Bưu chính - Viễn thông)

22,80

25,15

25,00

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

22

24,70

24,40

Khai thác vận tải

(gồm 4 chuyên ngành: Khai thác vận tải đường sắt đô thị, Vận tải đường bộ và thành phố,Vận tải - Thương mại quốc tế, Qui hoạch và quản lý GTVT đô thị)

21,95

24,60

24,70

Quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Theo quy định của trường, sinh viên bậc đại học hệ cần phải đạt chuẩn đầu ra bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tương đương trình độ B1 theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu) khi xét công nhận tốt nghiệp (Hệ đào tạo chất lượng cao và chương trình tiên tiến – có quy định riêng). 

Bảng Quy đổi chứng chỉ TOEIC, TOEFL, IELTS sang Khung 6 bậc

IELTS

TOEFL

Paper

TOEFL 

Computer

TOEFL Internet

TOEIC

Khung điểm Cambridge

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

3.0

150

A2

Bậc 2

3.5 - 4.0

450

133

45

350

B1

Bậc 3

4.5

477

153

53

5.0

500

173

61

625

B2

Bậc 4

700

5.5

527

197

71

750

6.0

550

213

80

800

C1

Bậc 5

825

6.5

577

233

91

850

7.0 - 7.5

600

250

100

C2

Bậc 6

Hiện tại, đa số sinh viên trường chọn học IELTS với mục tiêu đạt chuẩn đầu ra cũng như chuẩn bị cho các công việc tương lai. Với lộ trình cơ bản dành cho sinh viên, IELTS Fighter đồng hành cùng sinh viên DHGTVT sở hữu IELTS điểm tốt với khóa học trọn gói, các bạn có thể xem thêm tại: https://ielts-fighter.com/ielts-master.html 

Học phí Đại học GTVT

Theo quy định năm học 2021-2022, học phí áp dụng cho các ngành thuộc khối Kỹ thuật là 335.300 đồng /1 tín chỉ, khối Kinh tế là 275.900 đồng /1 tín chỉ.

Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Lộ trình tăng học phí của trường: tăng khoảng 10% cho mỗi năm tiếp theo.

Đánh giá địa chỉ trường đại học giao thông vận tải

Học bổng Đại học GTVT

Trường Đại học Giao thông vận tải có quỹ học bổng do cựu sinh viên, các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế và trong nước tài trợ, hàng trăm sinh viên được nhận học bổng hàng năm, điển hình như:

- Học bổng GSS do Công ty Daeyoun Geotech và Công ty Chosuk Construction & Development Hàn Quốc tài trợ

- Quỹ khuyến học truyền thống sinh viên giao thông vận tải Việt Nam

- Học bổng DENSO

- Học bổng Đăng kiểm Việt Nam

- Học bổng Viettel.

- Học bổng Mitsubishi Electric Vietnam

- Học bổng Samsung Electronic Vietnam

- Học bổng Nippon Steel & Sumikin

- Học bổng Kawakin

- Học bổng Oshima

- Học bổng Toyota

- Học bổng GSS do Công ty Daeyoun Geotech và Công ty Chosuk Construction & Development Hàn Quốc tài trợ

Đánh giá địa chỉ trường đại học giao thông vận tải

Thông tin khác

Hợp tác Quốc tế

Nhà trường đã đẩy mạnh xúc tiến các chương trình trao đổi đa phương bằng việc ký kết thỏa thuận hợp tác và tham gia mạng lưới trao đổi sinh viên với hơn 600 trường đại học/cơ sở giáo dục đến từ 36 nước/vùng lãnh thổ châu Á – Thái Bình Dương của Hiệp hội các trường đại học khu vực châu Á – Thái Bình Dương (UMAP).  Hàng năm, sẽ có các sinh viên từ các nước: Pháp, Đức, Nhật, CH Séc đăng ký chương trình học tập trao đổi ngắn hạn tại trường. 

Đánh giá địa chỉ trường đại học giao thông vận tải

Một số chương trình, đề án đào tạo điển hình đang triển khai thực hiện:

- “Đổi mới sáng tạo và mạng lưới người cố vấn doanh nghiệp để hỗ trợ vai trò của các trường đại học trong công nghiệp sáng tạo Việt Nam” do Hội đồng Anh (UK) và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam hỗ trợ.

- Dự án “Đổi mới quản trị đại học tại Đông Nam Á – PURSEA” do tổ chức Uỷ ban châu Âu (EC) tài trợ.

- Dự án “Đánh giá công nghệ dầm cánh rộng áp dụng cho các dự án hạ tầng giao thông ở Việt Nam” thuộc Chương trình Aus4 Transport là Chương trình viện trợ không hoàn lại của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia dành cho Chính phủ Việt Nam

 - Dự án Quỹ Newton, Hội đồng Anh, Vương quốc Anh “Mô hình song sinh kỹ thuật số về Giám sát sức khỏe kết cấu của các công trình hạ tầng đường sinh tại Việt Nam”, thực hiện 2019-2021 với ngân sách € 200.000.

 -  Dự án Hội đồng Anh: “Đổi mới và mạng lưới cố vấn kinh doanh nhằm hỗ trợ vai trò của các trường đại học trong ngành công nghiệp sáng tạo của Việt Nam” với ngân sách £ 64.971.

- Dự án song phương Bỉ-Việt Nam, “Các công cụ đánh giá thiệt hại để Giám sát sức khỏe kết cấu của cơ sở hạ tầng Việt Nam”, Hội đồng Liên trường Đại học Flemish (VLIR-UOS), thực hiện 2018-2021 với ngân sách €285.000.

Đánh giá địa chỉ trường đại học giao thông vận tải

Trên đây là thông tin cơ bản về Đại học Giao thông vận tải. Quý độc giả đặc biệt là các bạn học sinh nếu đang mong muốn chọn nơi đây làm mục tiêu đại học sắp tới có thể biết thêm thông tin và tìm hiểu về trường nhé.