Đánh giá nhận định văn học lớp 12

Để bài văn thêm hấp dẫn không thể thiếu các nhận định văn học, dưới đây là những tổng hợp hay nhất về tác phẩm văn xuôi lớp 12.

1. Người lái đò sông Đà

Tùy bút người lái đò sông Đà là vẻ đẹp và sức sống của Tây Bắc, con người Tây Bắc được tái hiện bằng một tấm lòng, một tài năng rất Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân – một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn đắm say. – Nguyễn Đăng Mạnh

Chỉ những người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức. – Vũ Ngọc Phan

Đánh giá nhận định văn học lớp 12

Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, có cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói “hung bạo và trữ tình” – Nguyễn Đăng Mạnh

Đọc người lái đò sông Đà, có ấn tượng rõ rệt về sự tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ. Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình, không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để những nhà văn sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ. – Phan Huy Đông.

2. Vợ chồng A Phủ

Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự cho chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước, càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng. – Hữu Thỉnh

Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. – Phạm Xuân Nguyên chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

Đánh giá nhận định văn học lớp 12

Thật khó để tìm được nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị giam cầm trong cảnh tù túng của Vợ chồng A Phủ - Nguyễn Anh Dũng

Tô Hoài là cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xuôi thời kì Cách mạng. – Hà Minh Đức

Hơi thở cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của nhà văn Tô Hoài, đưa ông cùng nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi làm khác nên “mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ 20.

Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi. – Tô Hoài

3. Chiếc thuyền ngoài xa

Truyện mang lại nhiều dư âm trong lòng độc giả, khắc khoải về số phận một người đàn bà như thế, thật mỏng manh, xa vời, chấp chơi như “chiếc thuyền ngoài xa” không biết đâu là bến bờ hạnh phúc. – Ngọc Huy

Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này. – Nhà văn Nguyễn Khải

Đánh giá nhận định văn học lớp 12

Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời. – Lê Ngọc Chương, một ẩn dụ của Nguyễn Minh Châu trong Chiếc thuyền ngoài xa

4. Vợ nhặt

Kim Lân là một nhà văn một lòng đi về “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn. – Nguyên Hồng

Vợ nhặt dường như đã mang nét mới của thời đại, vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng Tháng Tám 1945. – Vũ Dương Quỹ

Nhà văn dùng Vợ nhặt là cái đòn bẩy để nâng cao con người lên tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng. – Trần Đồng Minh

Đánh giá nhận định văn học lớp 12

Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ. – Nguyễn Khải

Với “Vợ nhặt”, Kim Lân từng tâm sự: “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ về những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên trái cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn sống, sống cho ra con người.

5. Những đứa con trong gia đình

Đánh giá nhận định văn học lớp 12

Văn Nguyễn Đình Thi thấm đượm chất triết lí – một chất triết lí thoát li sách vở và bật lên từ những tình huống hiện thực, từ mạch ngầm tâm lý con người. Truyện Nguyễn Thi thường hồn nhiên, rành mạch một cách sâu sắc. – Hoàng Cẩm Giang.

6. Ai đã đặt tên cho dòng sông

Đánh giá nhận định văn học lớp 12

Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đã bị sông Hương mê hoặc. Nhiều tác phẩm văn học đã đưa con sông này đến với người đọc để từ đó đem lòng yêu Huế, dù chưa một lần đặt chân đến nơi này. Nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, người một đời gắn bó với Huế, bằng tình cảm tha thiết, bằng tiềm năng văn hóa đã khám phá vẻ đẹp của Hương Giang một cách toàn diện, đưa sông Hương trở thành biểu tượng của đất cố đô. – Bùi Thị Hải Hạnh

Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ AnyBooks, chúc bạn học tập thật tốt!

Xem thêm:

  • Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 12
  • Những nhận định hay về các tác phẩm thơ lớp 11
  • Chất thơ trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Anybooks.vn - Kênh thông tin giới thiệu sách, review sách, chia sẻ những cuốn sách hay nên đọc dành cho độc giả.