Đánh giá sinh học 10 bài 23

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật tóm tắt nội dung cơ bản trong sách giáo khoa chương trình Sinh học 10. Hi vọng tài liệu này sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên hiệu quả hơn.

Bài 23. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VSV

A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP

– Vi sinh vật có thời gian phân đôi ngắn nên quá trình hấp thu, chuyển hoá, tổng hợp các chất của tế bào diễn ra rất nhanh.

– Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào của chính mình như: prôtêin, polisaccarit, lipit và axít nucleic … từ các hợp chất đơn giản hấp thụ từ môi trường.

II. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI

1. Phân giải prôtêin và ứng dụng

– Quá trình phân giải các prôtêin phức tạp thành các axit amin diễn ra bên ngoài tế bào nhờ vsv tiết prôtêaza ra môi trường. Các axit amin này được vsv hấp thu và phân giả đểtạo thành năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.

– Ứng dụng: phân giải prôtêin của cá và đậu tương để làm nước mắm, nước chấm …

2. Phân giải polisccharit và ứng dụng

a. Lên men êtilic

Tinh bột Nấm (đường hoá) Glucôzơ Nấm men rượu Êtanol + CO2

b. Ứng dụng: sản xuất rượu, bia, làm nở bột mì

c. Lên men lactic

Tinh bột Vi khuẩn lactic đồng hình Axit lactic

Tinh bột Vi khuẩn lactic dị hình Axit lactic + CO2 + Êtanol + Axit axêtic …

– Ứng dụng: làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc

d. Phân giải xenlulôzơ

– Vi sinh vât có khả năng tiết ra hệ enzim phân giải xenlulôzơ để phân giải xác thực vật làm cho đất giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI

– Tổng hợp và phân giải là 2 quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào.

– Con người đã sử dụng mặt có lợi và hạn chế mặt có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật → phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường.

B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. So sánh lên men rượu và lên men lactic

Câu 2. So sánh quá trình lên men rượu từ đường và lên men lactic.

Câu 3. Người ta đã ứng dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, muối cà? Quá trình đó diễn ra như thế nào?

Câu 4. Tại sao sữa chua lại được ưa thích như thế? Chúng được sản xuất như thế nào? Giải thích hiện tượng: trạng thái, hương và vị được tạo ra từ sữa chua. Viết pt tổng quát.

Câu 5. Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?

Câu 6. Việc làm tương và làm nước mắm có sử dụng cùng một loại vi sinh vật không? Đạm trong tương và trong nước mắm có nguồn gốc từ đâu?

Câu 7. Tại sao bánh mì, bánh bao khi làm xong lại trở nên xốp?

Câu 8. Việc làm nem chua dựa trên cơ sở nào?

Câu 9. Vì sao trẻ em ăn nhiều kẹo thường bị sâu răng?

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập, trả lời câu hỏi SGK. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Sinh 10 Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

►Tham khảo một số bài trước đó:

Giải sinh 10 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng...

Giải Sinh học 10 Bài 21: Ôn tập phân sinh học tế bào

Giải Sinh học 10 Bài 20: Thực hành Quan sát các kì của nguyên...

Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 23 trang 92: 

- Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?

Lời giải:

- Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi không giống nhau vì thành phần các chất của chúng khác nhau, đối với nước thịt thành phần chủ yếu là prôtêin còn nước đường thành phần chủ yếu là đường nên sẽ diễn ra các quá trình phân giải thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn khác nhau tạo thành các sản phầm khác  có mùi không giống nhau.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 23 trang 92: 

- Em hãy kể những thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng vi sinh vật phân giải prôtêin.

Lời giải:

- Những thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng vi sinh vật phân giải prôtêin: nước tương, nước mắm.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 23 trang 92: 

- Theo em thì trong làm tương và làm nước mắm, người ta có sử dụng cùng một loại vi sinh vật không? Đạm trong tương và nước mắm từ đâu ra?

Lời giải:

- Trong làm tương và nước mắm, người ta không sử dụng cùng một loại vi sinh vật vì nguyên liệu chính để làm tương và nước nắm khác nhau:

    + Tương: nguyên liệu chính là đậu nành chứa prôtêin thực vật.

    + Nước mắm: nguyên liệu chính là cá chứa prôtêin động vật.

Do đó cần các nhóm vi sinh vật khác nhau để phân giải prôtêin thực vật và động vật tạo thành tương và nước mắm.

- Đạm trong tương từ đậu nành; đạm trong mắm từ cá.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 23 trang 93: 

Em hãy kể những thực phẩm đã sử dụng vi khuẩn lactic lên men.

Lời giải:

    Những thực phẩm đã sử dụng vi khuẩn lactic lên men là: sữa chua, rau quả chua, nem chua….

Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 94 sgk Sinh học 10): 

Vi khuẩn lam tổng hợp prôtêin của mình từ nguồn cacbon và nitơ ở đâu? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì?

Lời giải:

 Vi khuẩn lam có khả năng tự tổng hợp prôtêin.

   - Nguồn cacbon cung cấp là CO2 do quá trình quang tự dưỡng.

   - Nguồn nitơ là nitrôgenaza cố định nitơ phân tử, diễn ra chủ yếu ở trong tế bào dị hình.

 Kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng.

Bài 2 (trang 94 sgk Sinh học 10): 

Điền sự sai khác của hai quá trình lên men vào bảng sau:

Đặc điểmLên men lacticLên men rượu
Loại vi sinh vật    
Sản phẩm    
Nhận biết    

Lời giải:

Đặc điểmLên men lacticLên men rượu
Loại vi sinh vật Vi khuẩn lactic đồng hình hoặc dị hình. Nấm men rượu, ngoài ra có thể có một số nấm mốc và vi khuẩn.
Sản phẩm

- Lên men đồng hình: hầu như chỉ có axit lactic.

- Lên men dị hình: axit lactic CO2, êtilic và axit hữu cơ khác.

- Nấm men: rượi êtilic CO2

- Vi khuẩn, nấm mốc: rượu, CO2, các chất hữu cơ khác.

Nhận biết Có mùi chua Có mùi rượu

Bài 3 (trang 94 sgk Sinh học 10): 

Tại sao khi để quả vải chín qua 3-4 ngày thì có mùi chua ?

Lời giải:

  Để quả vải chín qua 3-4 ngày sẽ có vị chua vì dịch quả vải chứa rất nhiều đường, nấm men ở vỏ quả dễ dàng xâm nhập vào phần thịt quả, chúng chuyển hóa đường thành rượu và từ rượu thành axit (có vị chua).

Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Các axit amin nối với nh bằng liên kết nào sau đây để tạo nên phân tử protein?

A. Liên kết peptit

B. Liên kết dieste

C. Liên kết hidro

D. Liên kết cộng hóa trị

Câu 2: Trong quá trình tổng hợp polosaccarit, chất khởi đầu là

A. Axit amin

B. Đường glucozo

C. ADP

D. ADP – glucozo

Câu 3: Ở vi sinh vật, lipit được tạo nên do sự kết hợp giữa các chất nào sau đây?

A. Glixerol và axit amin

B. Glixerol và axit béo

C. Glixerol và axit nucleic

D. Axit amin và glucozo

Câu 4: Sơ đồ đúng về quá trình tổng hợp nên là axit nucleic là

A. bazo nito + đường 5 cacbon + axit photphoric → nucleotit → axit nucleic

B. bazo nito + đường 5 cacbon + axit amin → axit photphoric → axit nucleic

C. bazo nito + đường 5 cacbon + axit amin → axit photphoric → axit nucleic

D. Glixerol + axit béo → nucleotit → axit nucleic

Câu 5: Ý nào sau đây là sai về quá trình phân giải protein?

A. Quá trình phân giải protein phức tạp thành các axit amin được thực hiện nhờ tác dụng của enzim proteaza

B. Khi môi trường thiếu nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra

C. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra

D. Nhờ có tác dụng của proteaza của vi sinh vật mà protein của đậu tương được phân giải thành các axit amin

Câu 6: Vi khuẩn lactic đồng hình biến đổi glucozo thành

A. khí CO2

B. axit lactic

C. axit axetic

D. etanol

Câu 7: Glucozo dưới tác dụng của vi khuẩn lactic dị hình có thể bị biến đổi thành

A. Axit lactic, axit axetic, axit amin, etanol,...

B. Axit lactic, axit axetic, axit nucleic, etanol,...

C. Axit lactic, khí CO2, axit amin, etanol,...

D. Axit lactic, khí CO2, axit axetic, etanol,...

Câu 8: Ý nào sau đây là sai

A. Quá trình phân giải protein diễn ra bên trong tế bào dưới tác dụng của enzim proteaza

B. Lên men lactic là quá trình chuyển hóa thiếu khí đường glucozo, lactozo… thành sản phẩm chủ yếu là axit lactic

C. Vi sinh vật sử dụng hệ enzim xenlulaza trong môi trường để biến đổi xác thực vật (chủ yếu là xenlulozo)

D. Sản phẩm duy nhất của quá trình lên men lactic dị hình là axit lactic

Câu 9: Việc làm tương trong dân gian thực chất là tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện quá trình nào sau đây?

A. Phân giải polisaccarit

B. Phân giải protein

C. Phân giải xenlulozo

D. Lên men lactic

Câu 10: Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo trong xác thực vật nên con người có thể

A. Sử dụng chúng để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất

B. Sử dụng chúng để làm giảm ô nhiễm môi trường

C. Phân giải polisaccarit và protein

D. Cả A, B

Đáp án

1-A 2-D 3-B 4-A 5-B

6-B 7-D 8-D 9-B 10-D

Lý thuyết trọng tâm

I. Quá trình tổng hợp

- Vi sinh vật có thời gian phân đôi ngắn nên quá trình hấp thu, chuyển hoá, tổng hợp các chất của tế bào diễn ra rất nhanh.

- Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào của chính mình như: prôtêin, polisaccarit, lipit và axít nucleic … từ các hợp chất đơn giản hấp thụ từ môi trường.

II. Quá trình phân giải

1. Phân giải protein và ứng dụng

- Quá trình phân giải các prôtêin phức tạp thành các axit amin diễn ra bên ngoài tế bào nhờ vsv tiết prôtêaza ra môi trường. Các axit amin này được vsv hấp thu và phân giả đểtạo thành năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.

- Ứng dụng: phân giải prôtêin của cá và đậu tương để làm nước mắm, nước chấm …

2. Phân giải polisccharit và ứng dụng

a. Lên men êtilic

Đánh giá sinh học 10 bài 23

- Ứng dụng: sản xuất rượu, bia, làm nở bột mì

c. Lên men lactic Tinh

Đánh giá sinh học 10 bài 23

- Ứng dụng: làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc

d. Phân giải xenlulôzơ

- Vi sinh vât có khả năng tiết ra hệ enzim phân giải xenlulôzơ để phân giải xác thực vật làm cho đất giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường.

III. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải

Đánh giá sinh học 10 bài 23

►File tải miễn phí:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn sinh khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.