Đánh giá spdd theo pp trung bình

Theo chế độ kế toán hiện hành có 3 phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang đó là: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu; Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức; Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương. Trên thực tế tùy theo đặc điểm SXKD của mình mà cơ sở sản xuất lựa chọn cho mình một phương pháp đánh giá phù hợp.

Đánh giá spdd theo pp trung bình
Mời bạn xem thêm Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu.

Đánh giá spdd theo pp trung bình
Mời bạn xem thêm Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.

Đánh giá spdd theo pp trung bình

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức.

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức – Áp dụng đối với trường hợp nào.

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định.

Nếu cơ sở sản xuất đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức thì phải căn cứ vào các tiêu thức sau để đánh giá:

  • Căn cứ vào định mức các khoản mục chi phí cho từng thành phẩm, nửa thành phẩm.
  • Căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang cơ sở đã kiểm kê cuối kỳ.

Sau khi xác định được các tiêu thức trên >>> Kế toán tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức theo công thức sau:

Đánh giá spdd theo pp trung bình

Lưu ý:

– Các khoản mục chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

– Cơ sở sản xuất có 2 cách đánh giá sản sản dở dang cuối kỳ theo định mức đó là: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tất cả các khoản mục chi phí.

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức – Ví dụ mô tả.

Để hiểu rõ hơn về phương pháp Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức. Kế Toán Hà Nội mời bạn đọc nghiên cứu ví dụ sau.

SỐ LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP.

Tại công ty cổ phần tập đoàn Kế Toán Hà Nội, trong tháng 2/2019 có số liệu sau:

  • Sản phẩm do công ty sản xuất phải trải qua 2 phân xưởng liên tục. Chi phí sản xuất định mức cho mỗi đơn vị sản phẩm tính ở từng phân xưởng như sau:

Đơn vị tính: Nghìn đồng.

Khoản mục chi phí Định mức chi phí cho mỗi sản phẩm hoàn thành Phân xưởng A Phân xưởng A Chi phí NVL trực tiếp 150.000 335.106 Chi phí Nhân công trực tiếp 60.000 134.043 Chi phí sản xuất chung 25.000 55.831

  • Cuối tháng T2/2019 có số liệu như sau:

Phân xưởng A: Hoàn thành 3.000 nửa thành phẩm (bán thành phẩm); còn lại 200 sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành là 40%.

Phân xưởng B: Nhận 3.000 nửa thành phẩm của phân xưởng A để tiếp tục sản xuất và hoàn thành được 2,700 sản phẩm; còn lại 300 sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành là 50%.

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho thành phẩm và nửa thành phẩm là 100%. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đánh giá theo mức độ hoàn thành.
  • Kế Toán Hà Nội đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức theo các khoản mục chi phí.

THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ.

\>>> Với số liệu trên Kế Toán Hà Nội đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức như sau:

Tại phân xưởng A:

Giá trị sản phẩm dở dang cuối T2/2019 tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp \= 200 SP dở x 150.000 nghìn đồng/SP = 30.000.000 nghìn đồng. Giá trị sản phẩm dở dang cuối T2/2019 tính theo chi phí nhân công trực tiếp \= 200 SP dở x 40% x 60.000 nghìn đồng/SP = 4.800.000 nghìn đồng. Giá trị sản phẩm dở dang cuối T2/2019 tính theo chi phí sản xuất chung \= 200 SP dở x 40% x 25.000 nghìn đồng/SP = 2.000.000 nghìn đồng.

Đánh giá spdd theo pp trung bình
Như vậy tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối T2/2019 tại phân xưởng A là:

30.000.000 + 4.800.000 + 2.000.000 = 36.800.000 nghìn đồng.

Tại phân xưởng B:

Giá trị sản phẩm dở dang cuối T2/2019 tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp \= 300 SP dở x 335.106 nghìn đồng/SP = 100.531.800 nghìn đồng. Giá trị sản phẩm dở dang cuối T2/2019 tính theo chi phí nhân công trực tiếp \= 300 SP dở x 50% x 134.043 nghìn đồng/SP = 20.106.450 nghìn đồng. Giá trị sản phẩm dở dang cuối T2/2019 tính theo chi phí sản xuất chung \= 300 SP dở x 50% x 55.831 nghìn đồng/SP = 8.374.650 nghìn đồng.

Đánh giá spdd theo pp trung bình
Như vậy tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối T2/2019 tại phân xưởng B là:

100.531.800+ 20.106.450 + 8.374.650 = 129.012.900 nghìn đồng.

Cảm ơn bạn đã cùng Kế Toán Hà Nội nghiên cứu cách Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức. Mời các bạn tham khảo thêm:

  • Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp hoặc theo chi phí NVL trực tiếp tại đây,
  • Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương tại đây. Nếu bạn muốn có chứng chỉ hành nghề đại lý thuế hãy tham khảo tại đây dạng đề thi chứng chỉ đại lý thuế.