Đánh giá tâm lý học sinh thcs

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội càng phát triển, càng phát sinh nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sức
khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe tâm trí. Nhiều người trong chúng ta có
thể tự mình vượt qua những khó khăn mà không cần tới sự trợ giúp của người
khác, nhưng cũng có không ít người không tìm được giải pháp, cá nhân có thể
sẽ tự hủy hoại bản thân và người khác, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Đối với tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các
em được vào học ở trường THCS (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc
biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ
chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những
tên gọi khác nhau như: “Thời kỳ quá độ", “Tuổi khó bảo“, “Tuổi khủng
hoảng", “Tuổi bất trị “..v.v
Thực tế chỉ ra rằng ở mỗi giai đoạn lứa tuổi các em có những vấn đề
tâm lý lứa tuổi riêng. Ở lứa tuổi học sinh THCS, tâm lý của các em thường
chưa ổn định, đôi khi các em tự trầm trọng hóa những vướng mắc của mình,
dẫn đến dễ chán nản, bất lực. Bên cạnh đó, trước sự phát triển nền kinh tế,
văn hóa, xã hội với nhiều biến động của nền kinh tế thị trường, đô thị hóa, sự
phát triển của công nghệ thông tin, sức ép của nhà trường, gia đình..v.v đã đặt
ra những yêu cầu ngày càng cao đối với các em. Mặt khác, kỳ vọng quá cao
của cha mẹ, thầy cô đang tạo nên áp lực rất lớn và gây căng thẳng cho học
sinh trong cuộc sống và trong học tập. Trong khi đó, sự hiểu biết của các em
về bản thân cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn nhiều hạn chế.
Một bộ phận không nhỏ các em lứa tuổi học sinh đang gặp phải những
vấn đề về tâm lý. Nhu cầu được đồng cảm, chia sẻ, định hướng và chăm sóc
tâm hồn của các em đã và đang trở thành vấn đề hiện hữu, mang tính phổ biến
và bức xúc trong xã hội. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập,

1

tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè..v.v nếu không
được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: Nhẹ
thì chán học, bỏ học; Nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường,.. thậm chí tự tử,
gây án mạng. Lúc này vai trò của những chuyên gia tâm lý học đường thực sự
rất quan trọng. Sự chia sẻ, tư vấn kịp thời của các thầy cô sẽ giúp các em tìm
lại được ý nghĩa trong cuộc sống, tránh được những lầm lạc không đáng có.
Thực trạng Tâm lý học đường hiện nay đã và đang trở thành mối quan
tâm cấp thiết của toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có những biện
pháp hỗ trợ tích cực, đáp ứng hiệu quả nhu cầu TLHĐ cho các em, nhằm giúp
các em vượt qua những khó khăn tâm lý trong cuộc sống, học tập, giúp các
em ý thức được sự phát triển của bản thân, tự tin trong hoạt động, tránh những
cám dỗ xấu ngoài xã hội.
Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và từ thực tiễn, chúng tôi lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của học sinh
Trung Học Cơ Sở xã Vĩnh khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” làm
đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh THCS và thực
trạng đáp ứng nhu cầu TLHĐ của học sinh từ phía gia đình, nhà trường, xã hội
cho học sinh THCS. Từ đó, đề xuất một biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất
lượng đáp ứng nhu cầu TLHĐ cho học sinh THCS.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở.
3.2 Khách thể nghiên cứu
130 học sinh thuộc các khối lớp 6,7,8,9; 120 phụ huynh và 30 giáo viên
trường THCS xã Vĩnh Khúc.

2

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng nhu cầu được hỗ trợ TLHĐ của học
sinh THCS trường THCS trên 7 lĩnh vực: (1) Học tập; (2) Phát triển tâm
sinh lý của bản thân; (3) Giao tiếp/ứng xử; (4) Quan hệ với thầy cô giáo; (5)
Quan hệ với cha mẹ/người thân; (6) Tình bạn khác giới/tình yêu; (7) Định
hướng nghề nghiệp.
4.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
130 học sinh thuộc các khối lớp 6,7,8,9; 120 phụ huynh và 30 giáo viên
trường THCS xã Vĩnh Khúc.
4.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Trường THCS xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
5. Giả thuyết khoa học
Học sinh trường THCS xã Vĩnh Khúc có nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường
cao trong 4 lĩnh vực chủ yếu đó là: Học tập; Phát triển tâm sinh lý; Quan hệ với
cha mẹ; Tình bạn khác giới/tình yêu; 3 lĩnh vực: Giao tiếp/ứng xử; Quan hệ với
thầy cô giáo và định hướng nghề nghiệp; các em cũng có nhu cầu được hỗ trợ
TLHĐ nhưng không nhiều.
Có sự khác biệt về nhu cầu hỗ trợ TLHĐ giữa học sinh các khối lớp, giữa
học sinh nam với học sinh nữ; Có sự khác biệt về nhận định khó khăn và nhu cầu
TLHĐ ở HS của HS, GV, PH. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ từ phía
gia đình là tốt nhất, tiếp sau đó là từ phía nhà trường và xã hội.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến TLHĐ;
Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của HS THCS.
6.2. Khảo sát thực trạng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh THCS và
mức độ đáp ứng nhu cầu này cho các em từ phía gia đình và nhà trường;
Những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến nhu cầu hỗ trợ TLHĐ
của học sinh THCS.

3

6.3. Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu
cầu được hỗ trợ TLHĐ cho học sinh THCS
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trên cơ sở tham khảo, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính chúng tôi sử dụng để nghiên cứu trong luận
văn này. Sử dụng phiếu điều tra nhằm khảo sát thực trạng nhu cầu được hỗ trợ
TLHĐ của học sinh THCS và thực trạng hỗ nhu cầu TLHĐ cho các em từ phía
nhà tâm lý và giáo dục trong nhà trường.
7.3. Phương pháp phỏng vấn
Nhằm thu thập thêm thông tin hỗ trợ cho quá trình điều tra bằng bảng hỏi,
chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số học sinh, giáo viên, phụ huynh trong trường
để tìm hiểu thực trạng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh THCS. Thu thập thông
tin, những bức xúc, nhu cầu, mong muốn được chia sẻ, giúp đỡ của các em khi
gặp những khó khăn trong cuộc sống, học tập và trong các mối quan hệ.
7.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu sâu 2 trường hợp điển hình ở trường THCS xã Vĩnh khúc,
huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên nhằm tìm hiểu sâu và minh họa rõ hơn nhu
cầu hỗ trợ TLHĐ của các em, thực trạng hỗ trợ TLHĐ cho các em hiên nay và
những nhân tố tác động tới thực trạng này.
7.5. Phương pháp thống kê toán học
Nhằm lượng hoá các kết quả thu được từ quá trình điều tra viết, quá
trình quan sát và phỏng vấn.

4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ
HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH THCS
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường
Tâm lý học đường (TLHĐ) hay còn gọi là tâm lý học trường học
(TLHTH), là lĩnh vực tâm lý quan tâm tới sự phát triển tinh thần, cảm
xúc và xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên trong môi trường sống của
các em từ nhà trường, gia đình đến xã hội.
Trên thế giới, có không ít các nghiên cứu về TLHĐ cũng như nhu cầu
TLHĐ. Nhiều công trình tập trung nghiên cứu về tham vấn TLHĐ. Vào
khoảng cuối thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX, một số lý thuyết tâm lý ra đời và
phát triển đánh dấu một bước ngoặt thật sự có ý nghĩa cho sự ra đời của công
tác tham vấn tâm lý.
Đến nay, mặc dù chưa có mã ngành, mã nghề TLHTH ở Việt Nam song rất
nhiều nghiên cứu về các vấn đề TLHĐ ở những góc độ khác nhau. Vấn đề được
tập trung nghiên cứu nhiều nhất là nhu cầu tham vấn tâm lý, nhu cầu tâm lý học
đường, những khó khăn tâm lý cần được trợ giúp của học sinh, sinh viên.
Những nghiên cứu trong khuôn khổ các luận án tiến sĩ Tâm lý học tại
Viện tâm lý học, luận văn thạc sĩ tâm lý học tại khoa Tâm lý học, Đại học
KHXH & NV được thực hiện đều đề cập đến nhiều khía cạnh về TLHĐ như:
động cơ học tập của học sinh, sinh viên, phát triển trí tuệ của trẻ Mẫu giáo,
lớp 1, khó khăn tâm lý của trẻ, tính người lớn của học sinh THCS, giao tiếp
giữa cha mẹ và con cái... [19]
Hiện nay, các nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường trong nước và
ngoài nước đã và đang có nhiều xu hướng quan tâm đến việc đưa TLHĐ vào trong
nhà trường với mong muốn hỗ trợ nhu cầu TLHĐ thực sự cho số lượng lớn học
sinh sinh viên đang gặp những vướng mắc khó khăn tâm lý khó giải quyểt.

5

Hội thảo khoa học quốc tế Hà nội, 3->4 tháng 8 năm 2009 với chủ đề
Nhu cầu định hướng và đào tạo Tâm lý học đường; Hội nghị quốc tế lần 2 về
tâm lý học đường ở VN được tổ chức tại Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành tổ chức “Hội thảo Quốc tế Tâm lý học
đường tại Việt Nam lần thứ III – Phát triển mô hình và kỹ năng hoạt động
Tâm lý học đường” từ ngày 26/7 đến ngày 27/7/2012;
Trước đó đã có nhiều công trình bàn về vấn đề TLHĐ như: Tác giả Triệu
Thị Hương, Học viện Cảnh sát nhân dân nghiên cứu về “Thực trạng nhu cầu
tham vấn tâm lý của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân”; TS. Nguyễn Thị
Mùi, ThS. Nguyễn Thị Thanh Hồng, CN. Nguyễn Thị Hải Thiện, CN. Trần
Văn Thức, Trường ĐH Sư phạm Hà Nôi nghiên cứu về “Nhu cầu tham vấn
của học sinh một số trường trung học trên địa bàn thành phố Hà Nội” hay
“Nhu cầu tham vấn trong xã hội hiện đại” của PGS.TS Trần Quốc Thành,
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Một số trường, trung tâm giáo dục, nghiên cứu đã và đang từng bước ứng
dụng TLHĐ vào trong trường học, đồng thời nhiều trung tâm cũng có nhiều
hoạt động chuyên môn liên quan tới lĩnh vực TLHĐ như: Trường THPT
Nguyễn Tất Thành, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trung tâm công nghệ giáo dục.v.v.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như của toàn xã
hội, nhu cầu hỗ trợ TLHĐ đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết, thu hút được
sự quan tâm của toàn xã hội.
1.2. Những vấn đề chung về nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường
1.2.1. Nhu cầu
1.2.1.1. Khái niệm Nhu cầu
Theo từ điển bách khoa toàn thư triết học (Liên xô) - Nhu cầu là sự cần hay
thiếu hụt một cái gì đó thiết yếu để duy trì hoạt động sống của cơ thể một cá nhân

6

con người, một nhóm xã hội hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Nhu cầu là động cơ
bên trong của tính tích cực [7].
Nhà tâm lý học xô viết A.G.Covaliop cho rằng: “ Nhu cầu là sự đòi hỏi
của các cá nhân và nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định
để sống và để phát triển. Nhu cầu quy định sự hoạt động xã hội của cá nhân,
các giai cấp và tập thể” [2].
Abraham Maslow (1908 - 1970) - Nhà tâm lý học Mỹ đại diện cho
trường phái tâm lý học nhân văn, với lý thuyết Phân bậc nhu cầu đã nhận định
rằng: “Khi một nhu cầu được thỏa mãn thì nó không còn là động lực thúc đẩy.
và những nhu cầu cơ bản của con người được ông xác định theo cấp tăng dần
và thể hiện trong các mức độ khác nhau”.
B.Ph. Lomov nhà tâm lý học Nga nổi tiếng cho rằng: “Nhu cầu cá nhân
là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định cho
việc tồn tại và phát triển. Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trình
xảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào suốt cả đời sống của
mình. Dĩ nhiên, nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhưng là nhu cầu về một
cái gì đó nằm ngoài cá nhân” [20]
A.N.Lêônchiep (1903 - 1979) - nhà tâm lý học Nga cho rằng: “Nhu cầu
là một trạng thái của con người cần một cái gì đó cho cơ thể nói riêng. Nhu
cầu luôn có đối tượng, có thể là vật chất hoặc tinh thần chứa đựng khả năng
thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu có vai trò định hướng, là động lực bên trong kích
thích hoạt động của con người” [1]
Theo từ điển tiếng Việt - Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con
người; Là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và
tinh thần để tồn tại và phát triển.
Trên cơ sở phân tích các quan điểm của các nhà nghiên cứu về nhu cầu

và trên phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn và sử dụng khái
niệm: “Nhu cầu là sự thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn

7

cảnh, là những đòi hỏi tất yếu mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn để tồn tại
và phát triển” [14].
1.2.1.2. Đặc điểm Nhu cầu
a) Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng
Trong tâm lí con người, đối tượng của nhu cầu được nhận thức dần dần.
khi đối tượng của nhu cầu được nhận thức đầy đủ, tất yếu phải thực hiện thì
lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người nhằm tới đối tượng.
Muốn hướng con người vào một hành vi nhất định, phải nghiên cứu hệ
thống nhu cầu của cá nhân đó, giúp họ ý thức được nhu cầu của họ. Tạo điều
kiện gặp gỡ giữa các nhu cầu, đối tượng.
Tính đối tượng của nhu cầu được xuất hiện trong hoạt động có đối tượng
của chủ thể. Nhu cầu với tư cách là một năng lực hướng dẫn, điều chỉnh hoạt
động khi được “đối tượng hóa” là điều kiện nảy sinh tâm thế. Với ý nghĩa đó,
nhu cầu thực sự là một cấp độ của phản ánh tâm lý, ở cấp độ này, nhu cầu
được phát triển thông qua sự phát triển nội dung đối tượng của nhu cầu. Đây
chính là đặc điểm đặc trưng của nhu cầu ở con người.
b) Nhu cầu có tính ổn định
Trong xu thế vận động, nhu cầu có thể xuất hiện lặp đi lặp lại (thông
thường ở mức độ cao hơn) khi sự đòi hỏi gây ra nhu cầu tái hiện “một yêu cầu
về việc gì đó chỉ xảy ra một lần mang tính đơn lẻ và không lặp lại nữa thì sẽ
không biến thành nhu cầu và không đặc trưng cho những đặc điểm tâm lý của
con người” [22].
c) Phương thức thỏa mãn nhu cầu
Nhu cầu được thỏa mãn thông qua hoạt động. Chỉ có thông qua hoạt

động thì đối tượng của nhu cầu mới được bộc lộ và đáp ứng nhu cầu. Chỉ có
thông qua hoạt động có đối tượng nhu cầu mới được cụ thể hóa về mặt tâm lý
học và mới được thỏa mãn. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu luôn có mối liên hệ
mật thiết với động cơ. Mỗi loại nhu cầu cụ thể được thỏa mãn trong quá trình
chủ thể tiến hành hoạt động tương ứng.

8

d) Trạng thái ý chí xúc cảm
Nhu cầu thường đi kèm với các trạng thái ý chí, cảm xúc, đặc biệt khi
nhu cầu ở mức độ cao. Những trạng thái cảm xúc tiêu biểu như tính hướng
dẫn của một đối tượng có liên quan đến một nhu cầu nhất định, sự không hài
lòng hoặc thậm chí đau khổ khi nhu cầu không được thỏa mãn. Trạng thái ý
chí-cảm xúc thúc đẩy hoạt động tìm kiếm cách thức cần thiết nhằm thỏa mãn
nó. Chính vì vầy, nhu cầu trở thành một trong những động cơ mạnh mẽ thúc
đẩy chủ thể hoạt động nói chung và thực hiện các hành vi ý chí nói riêng.
Tóm lại bản chất của nhu cầu là sự đòi hỏi của chủ thể về một đối tượng
nào đó.. Nó là nguồn gốc của tính tích cực đồng thời được bộc lộ thông qua
tính tích cực của chủ thể. Hoạt động là phương thức thỏa mãn nhu cầu. Mặt
khác thông qua hoạt động nhu cầu và cả hoạt động của con người cũng không
ngừng được phát triển.
1.2.1.3. Mối quan hệ của Nhu cầu với một số thành tố xu hướng của
nhân cách
a) Nhu cầu và động cơ
Nhu cầu có quan hệ chặt chẽ với động cơ. Bất cứ hoạt động nào của chủ thể
cũng có động cơ. Đây là thành phần không thể thiếu, đóng vai trò thúc đẩy hoạt
động của chủ thể. Khi quan niệm nhu cầu là những đòi hỏi về vật chất, tinh thần
của cá nhân, cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển, mà chỉ có thể thỏa mãn
được bằng hoạt động chiếm lĩnh đối tượng của chính cá nhân đó, thì mặc nhiên

đã coi nhu cầu là yếu tố cấu thành hệ thống động cơ của cá nhân.
A.N.Leonchiev đã quan niệm động cơ như là đối tượng trả lời nhu cầu
này hay nhu cầu khác. Sự phát triển của hoạt động, của động cơ sẽ làm biến
đổi nhu cầu của con người và làm sản sinh ra các nhu cầu mới. Ông viết:
“Nhu cầu là cốt lõi bên trong của động cơ, nhu cầu muốn hướng dẫn được
hoạt động thì phải được đối tượng hóa trong một khách thể nhất định”[21].
Thực tế cho thấy không phải nhu cầu nào cũng trở thành động cơ của hoạt
động. Chúng chỉ trở thành động cơ khi con người cảm thấy cần phải thỏa mãn

9

và có điều kiện thỏa mãn chúng. Như thế, nhu cầu và động cơ có quan hệ gắn
bó chặt chẽ.
b) Nhu cầu và hứng thú
Khi chủ thể có nhu cầu ý thức được nó thì bản thân nhu cầu đó sẽ trở
thành động cơ thúc đẩy chủ thể hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Trong mối quan hệ nhu cầu - hứng thú thì nhu cầu là cơ sở của hứng thú,
còn hứng thú hình thành từ nhu cầu được thỏa mãn trở thành biểu hiện cụ thể
của nhu cầu đã được đối tượng hóa trong một khách thể nhất định. Khi đối
tượng nhu cầu xuất hiện, chủ thể ý thức được giá trị của nó với mình, cùng với
những điều kiện phù hợp thì hướng nhận thức và hoạt động của mình vào đối
tượng đó để thỏa mãn nhu cầu. Việc thỏa mãn này gây ra hứng thú cho chủ thể,
làm cho chủ thể trở nên tích cực hoạt động hơn để tiếp tục thỏa mãn nhu cầu.
c) Nhu cầu và định hướng giá trị
Định hướng giá trị là định hướng của cá nhân hay một nhóm xã hội tới hệ
thống giá trị này hay giá trị khác, trong đó các hiện tượng vật chất và tinh thần
xuất hiện với tư cách là giá trị có khả năng thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của họ.
Định hướng giá trị chứa đựng các yếu tố nhận thức, ý chí và cảm xúc cũng như
các khía cạnh đạo đức, thẩm mĩ trong sự phát triển nhân cách, là cơ sở bên trong

của hành vi, quyết định lối sống của chủ thể. Định hướng giá trị và nhu cầu của
chủ thể có mối quan hệ biện chứng, trong đó nhu cầu quyết định sự hình thành,
phát triển của định hướng giá trị. Ngược lại định hướng giá trị lại là cơ sở bên
trong quyết định sự lựa chọn đối tượng cũng như phương thức thỏa mãn nhu cầu.
d) Nhu cầu và lý tưởng
Nhu cầu là cơ sở của lý tưởng, còn lý tưởng là biểu hiện ở mức độ cao
của nhu cầu. Lý tưởng là một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có
sức lôi cuốn con người vươn tới để đạt được. Nhờ có lý tưởng nên cá nhân
luôn có những cảm xúc tích cực trong quá trình hoạt động để tìm kiếm đối
tượng thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

10

1.2.1.4. Phân loại Nhu cầu
Thông thường, người ta căn cứ vào đối tượng thỏa mãn nhu cầu để phân
chia các nhu cầu thành hai loại, đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.
Theo B.Ph.Lomov, các nhu cầu được chia thành nhu cầu nền tảng và nhu
cầu thứ phát. Nhu cầu nền tảng liên quan đến điều kiện vật chất, phương tiện
sống và nhu cầu giao tiếp, nhận thức, hoạt động và nghỉ ngơi. Trên cơ sở các
nhu cầu nền tảng đó, nhu cầu thứ phát được hình thành. Chúng liên quan đến
nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu học tập. Mỗi nhu cầu nền tảng hay thứ phát lại có
cấp độ khác nhau.
Theo C.M. Clelland thì nhu cầu được chia làm ba loại cơ bản:
- Nhu cầu về quyền lực: Nhu cầu này thúc đẩy cá nhân thực hiện những
hoạt động tạo ra ảnh hưởng đối với người khác.
- Nhu cầu liên kết: Cá nhân mong muốn được yêu mến, được tham gia
vào các nhóm, tập thể …
- Nhu cầu về sự thành đạt: Cá nhân luôn mong muốn thành công trong
công việc, trong cuộc sống, khó chấp nhận sự thất bại.

Theo lý thuyết Thứ bậc nhu cầu của A.Maslow (1908 – 1970) thì nhu cầu
của con người hình thành tạo nên một hệ thống và có thứ bậc từ cấp thiết đến ít
cấp thiết hơn.

11

Sự phân chia này tùy theo thang bậc nhưng nó không phải là cố định mà
chúng linh hoạt, thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể.
Như vậy, có rất nhiều căn cứ để phân loại nhu cầu và trên thực tế có
nhiều cách phân chia khác nhau song ta thấy bản chất của nhu cầu là rất
phong phú và đa dạng.
1.2.1.5. Các mức độ của Nhu cầu
a) Ý hướng
Ý hướng là bước khởi đầu của nhu cầu. Ở ý hướng, chủ thể mới ý thức
được trạng thái thiếu hụt của bản thân về một cái gì đó, chưa ý thức được đối
tượng thỏa mãn nhu cầu. Khi chủ thể đã ý thức được đối tượng nhu cầu nghĩa
là tự trả lời được câu hỏi “Thiếu hụt về cái gì?” thì nhu cầu đã chuyển sang
một mức độ cao hơn là ý muốn.
b) Ý muốn
Ý muốn là chủ thể đã ý thức được đối tượng chứa đựng khả năng thỏa
mãn nhu cầu, mục đích của hành động là nhằm thỏa mãn nhu cầu. Tuy nhiên,
chủ thể vẫn tiếp tục kiếm tìm cách thức và các điều kiện thỏa mãn nhu cầu. Ở
mức độ này, chủ thể xuất hiện những trạng thái ý thức, những rung cảm khác
nhau biểu hiện lòng mong muốn, niềm mơ ước.
c) Ý định
Ý định là khi chủ thể đã ý thức được đầy đủ về đối tượng cũng như các
cách thức điều kiện nhằm thỏa mãn nhu cầu, xác định rõ khuynh hướng của
nhu cầu và sẵn sàng hành động.
Ý hướng, ý muốn, ý định biểu hiện mức độ nhu cầu từ thấp đến cao, trên

cơ sở kế thừa và phát triển. Ý hướng là cơ sở của ý muốn, ý muốn kế thừa và
phát triển ở mức độ cao hơn so với ý hướng, và mức độ của ý định là sự
chuyển tiếp của ý hướng lên ý muốn và từ ý muốn lên ý định.

12

1.2.1.6. Sự hình thành Nhu cầu
Quan điểm của các nhà tâm lý học phương Tây cho rằng nhu cầu sinh
vật sẽ quyết định đến nhu cầu xã hội. Nhu cầu sinh vật là cơ bản và mang tính
bẩm sinh, con người không thể ý thức và can thiệp bằng ý chí.
Các nhà tâm lý học Macxit muốn khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu
cầu và hoạt động: “Nhu cầu là nguồn gốc tính tích cực của hoạt động, nhưng bản
thân nhu cầu lại được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động” [6].
A.N.Leonchiev đã giải thích về mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động:
“Thoạt đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như một điều kiện, một tiền đề cho hoạt
động. Nhưng khi chủ thể hoạt động thì sẽ xảy ra sự biến hóa của nhu cầu. Sự
phát triển của hoạt động mạnh bao nhiêu thì sự chuyển hóa nhu cầu thành kết
quả của hành động càng mạnh mẽ bấy nhiêu”.
Theo A.N.Leonchiev, bản thân thế giới đối tượng đã hàm chứa tiềm tàng
những nhu cầu nên trong quá trình chủ thể hoạt động tích cực sẽ nhận thức
được các đòi hỏi cần đáp ứng để tồn tại và phát triển, tức là xuất hiện nhu cầu
mới. Thông qua hoạt động, con người thỏa mãn nhu cầu hiện tại và trên cơ sở
đó nảy sinh nhu cầu mới, thúc đẩy con người không ngừng tích cực hoạt động.
Như vậy, để hình thành nhu cầu về một đối tượng nào đấy, chúng ta phải
làm cho chủ thể có cơ hội làm quen với đối tượng, thực hiện hoạt động trong quá
trình đó, chủ thể có điều kiện thấy được ý nghĩa của đối tượng với cuộc sống bản
thân, từ đó hình thành mong muốn về đối tượng, nhu cầu sẽ xuất hiện.
1.2.2. Tâm lý học đường ( Tâm lý học trường học)
1.2.2.1. Khái niệm Tâm lý học đường

Tâm lý học trường học (chuyển dịch từ thật ngữ tiếng Anh là "School
Psychology") hay còn gọi bằng thuật ngữ quen thuộc là Tâm lý học đường
(TLHĐ) đã manh nha xuất hiện và chính thức ra đời từ cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ XX tại Hoa Kỳ. Giai đoạn từ 1890 đến 1969 là giai đoạn TLHĐ ẩn
trong hoạt động và công việc của các chuyên gia đánh giá tâm lý - giáo dục

13

với mục đích xếp lớp giáo dục đặc biệt cho học sinh. Cho đến nay TLHĐ đã
và đang được nhân rộng, triển khai ở nhiều nước trên thế giới.
Trong khi khái niệm Tâm lý học đường (TLHĐ) đã là một khái niệm
quen thuộc với nhiều người ở các nước phát triển thì ở Việt Nam khái niệm
TLHĐ còn tương đối mới lạ đối với nhiều người, nội hàm của nó chưa được
thống nhất giữa các nhà nghiên cứu khác nhau.
Tháng 3 năm 2006, báo phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và nhà xuất
bản Trẻ cho ra đời cuốn sách “Tư vấn tâm lý học đường” của tác giả
Nguyễn Thị Oanh. Trong đó tuy tác giả không đưa ra một định nghĩa
chính thức, song, từ nội dung cuốn sách cho thấy khái niêm “Tâm lý học
đường” được hiểu ngầm là một chuyên nghành của khoa học tâm lý,
chuyên nghiên cứu về cách giải quyết những khó khăn tâm lý xuất hiện ở
tuổi học sinh (đặc biệt là học sinh mới lớn) trong các mối quan hệ với gia
đình, bạn bè, người yêu, học tập, định hướng nghề nghiệp.v.v cần được
giải quyết kịp thời nhằm tháo gỡ những rào cản ảnh hưởng xấu đến kết
quả học tập và sự phát triển nhân cách tốt đẹp của các em [1 4]
Năm 2008, tại hội thảo do Viện nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội tổ chức với tiêu đề “Tâm lý học đường, triển khai và ứng dụng
vào thực tiễn nhà trường Việt Nam” đã khẳng định: Tâm lý học đường thuộc
lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng những tri thức tâm lý học (Một lĩnh vực thuộc
tâm lý học thực hành nới chung) vào thực tiễn trường học nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả học tập của học sinh.

Hội nghị quốc tế lần 2 về tâm lý học đường ở VN đã cho rằng: “Tâm lý
học đường là chuyên ngành khoa học hướng hoạt động nghiên cứu và ứng
dụng của mình đến mục tiêu giải quyết những vấn đề tâm lý nảy sinh trong
môi trường học đường” [21].
Dựa trên những tài liệu và các nghiên cứu của các cán bộ tâm lý học
đường có uy tín hiện nay, các chuyên gia tâm lý học đường đã thống nhất

14

đưa ra một số khái niệm thường gặp và đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh
vực tâm lý học đường:
Tâm lý học trường học (TLHTH hay TLHHĐ) là một chuyên ngành thực
hiện công việc đánh giá (phòng ngừa) nhằm phát hiện những học sinh có thể có
khó khăn về nhận thức, cảm xúc, xã hội hay hành vi; phát triển và thực hiện các
chương trình can thiệp tâm lý học sinh; cố vấn học sinh; tham gia phát triển và
lượng giá chương trình; nghiên cứu, giảng dạy, hỗ trợ và giám sát cho những
người đang học nghề.
Ngày 14/01/2011, Nhóm tác giả PGS. TS. Trần Thị Lệ Thu, TS. Lê văn
Hảo, TS. Lê Nguyên Phương, GS. TS. Brent Duncan, TS. Đặng Hoàng Minh đề
xuất khái niệm TLHTH/TLHHĐ như sau:
“Tâm lý học trường học (hay còn gọi là Tâm lý học học đường) là một
chuyên ngành Tâm lý ứng dụng nhằm thực hiện công tác phát hiện sớm, phòng
ngừa và can thiệp cho trẻ em- thanh thiếu niên trong các lĩnh vực nhận thức,
học tập, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở môi trường học đường, gia đình và
cộng đồng; đồng thời tham gia nghiên cứu, xây dựng, phát triển và lượng giá
các chương trình này” [9].
Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn sử dụng khái niệm của nhóm
năm tác giả nói trên.
1.2.2.2. Bản chất và một số đặc điểm cơ bản của Tâm lý học đường

a. Bản chất và một số đặc điểm cơ bản của tâm lý học đường
Nói đến Tâm lý học trường học là để chỉ hoạt động của các chuyên gia
tâm lý được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, chuẩn bị về mặt tâm lý, giáo dục
cho trẻ em và thanh thiếu niên trong các trường học, gia đình
Tâm lý học trường học (TLHTH) tập trung vào ứng dụng tâm lý học và
giáo dục học nhằm giúp các em học sinh, sinh viên hay nói rộng hơn là trẻ em
và thanh thiếu niên đang hưởng thụ giáo dục có được điều kiện và cơ hội học
tập cũng như phát triển bản thân tốt tới mức có thể.

15

Phòng ngừa trong lĩnh vực TLHĐ với ý nghĩa hướng vào mọi trẻ em và
thanh thiếu niên trong môi trường giáo dục (các trường học, các cơ sở giáo
dục tư nhân, các tổ chức giáo dục khác trong xã hội v.v), phòng ngừa được thực
hiện trên phạm vi toàn trường/cơ sở giáo dục và cho mọi đối tượng khách thể).
Các chương trình phòng ngừa dành cho cả những trẻ em- thanh thiếu niên hiện
chưa gặp khó khăn tâm lý hoặc/và đang có nguy cơ, hoặc/và được phát hiện có
vấn đề (ở các giai đoạn và mức độ khác nhau...); chương trình này nhằm giúp các
em có hiểu biết và kỹ năng phòng tránh hoặc hạn chế sự gia tăng những khó
khăn/rối nhiễu tâm lý có thể xảy ra hoặc đang xảy ra cùng với sự phát triển tâm
lý của bản thân và trước thực tế cuộc sống xã hội.
Đồng thời trên cơ sở sàng lọc, phát hiện sớm các vấn đề tâm lý/khó khăn
tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên trong môi trường giáo dục, các chương
trình phòng ngừa sẽ được xây dựng và thực hiện cùng với công tác can thiệp .
TLHĐ hướng vào công tác can thiệp (tham vấn, tư vấn, trị liệu) trong các
lĩnh vực cụ thể của trẻ em và thanh thiếu niên. Các can thiệp thường liên quan
đến các nhà tâm lý học làm việc trực tiếp với các cá nhân, nhóm, hoặc các hệ
thống, hoặc gián tiếp với các giáo viên, hiệu trưởng, và nhân viên giáo dục
khác, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, cũng như các chuyên gia

khác và phụ tá. Các can thiệp có thể được hướng vào việc phòng ngừa ban
đầu, giảm thiểu khó khăn một khi chúng xảy ra (ví dụ, phòng ngừa thứ phát),
và phòng ngừa những khó khăn có thể được dự kiến xảy ra trong một số năm.
TLHĐ là một chuyên ngành ứng dụng do vậy, cùng với công tác phòng
ngừa, phát hiện và can thiệp sẽ là những hoạt động cụ thể như nghiên cứu,
xây dựng, phát triển và lượng giá chính những chương trình phát hiện, phòng
ngừa và can thiệp này.
1.2.2.3. Công việc của nhà TLHĐ / Chuyên viên TLHĐ
1Vai trò của nhà TLHĐ là cộng tác với giáo viên, phụ huynh học sinh và
các cán bộ nhà trường để có thể trợ giúp tốt nhất cho sự phát triển của học
sinh về mặt tâm lý giáo dục.

16

2 a) Nhà TLHĐ làm việc với học sinh
3Ưng dụng tâm lý học và giáo dục học nhằm giúp các em học sinh, sinh
viên hay nói rộng hơn là trẻ em và thanh thiếu niên đang hưởng thụ giáo dục có
được điều kiện và cơ hội học tập cũng như phát triển bản thân tốt tới mức có thể
Phát hiện sớm những vấn đề tâm lý của học sinh. Hướng vào mọi trẻ em
và thanh thiếu niên trong môi trường giáo dục (các trường học, các cơ sở giáo
dục tư nhân, các tổ chức giáo dục khác trong xã hội v.v), phòng ngừa được
thực hiện trên toàn trường/toàn cơ sở giáo dục và cho mọi đối tượng khách
thể). Tham vấn cho những học sinh đang gặp khó khăn về cảm xúc, hành vi
và các vấn đề xã hội. Tức là (tham vấn, tư vấn, trị liệu) trong các lĩnh vực cụ
thể của trẻ em và thanh thiếu niên, đó là: nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúc
hoặc xã hội ở môi trường học đường, gia đình và cộng đồng- những môi
trường thực hiện công tác giáo dục cho trẻ em- thanh thiếu niên.
4Hỗ trợ nâng cao thành tích học tập bằng cách đánh giá các rào cản trong
học tập để xác định chiến lược tốt nhất nhằm cải thiện giảng dạy/học tập. Thúc

đẩy sức khỏe và khả năng phục hồi bằng cách phát triển kỹ năng xã hội, khả
năng giải quyết vấn đề, quản lý tức giận, quy chế tự chủ, tự quyết, và lạc
quan. Tăng cường hiểu biết và chấp nhận sự đa dạng và sự khác biệt
b) Nhà TLHĐ làm việc với gia đình của học sinh (tư vấn cho gia đình)
Phát hiện sớm những vấn đề tâm lý của học sinh. Xác định vấn đề học
tập và các vấn đề hành vi, những vấn đề gây trở ngại cho sự phát triển của học
sinh tại trường học.
Thực hiện đánh giá phục vụ cho các dịch vụ giáo dục đặc biệt. Hỗ trợ học
sinh về sức khỏe xã hội, cảm xúc, và hành vi. Đào tạo/huấn luyện kỹ năng
nuôi dạy con và tăng cường hợp tác nhà trường. Giới thiệu và trợ giúp phối
hợp các dịch vụ hỗ trợ trong cộng đồng.
c) Nhà TLHĐ làm việc với giáo viên (tư vấn cho giáo viên)
1Phát hiện sớm những vấn đề tâm lý của học sinh. Xác định và giải quyết

các rào cản học tập để học sinh học tập tốt hơn. Thiết kế và thực hiện hệ thống

17

giám sát sự tiến bộ của học sinh. Tạo môi trường lớp học tích cực, thân thiện.
Thúc đẩy tất cả học sinh tham gia vào học tập.
d) Nhà TLHĐ làm việc với BGH nhà trường (tư vấn cho BGH)
Phát hiện sớm những vấn đề tâm lý của học sinh. Thu thập và phân tích
dữ liệu liên quan đến kết quả học để cải thiện học sinh, và yêu cầu trách
nhiệm. Thực hiện rộng chương trình phòng ngừa giúp duy trì tính tích cực cá
hoạt động và tạo không khí thuận lợi cho học tập. Đẩy mạnh các chính sách
trường học và đảm bảo sự an toàn của tất cả học sinh bằng cách giảm bạo lực
trường học, bắt nạt, và sách nhiễu. Đáp ứng với khủng hoảng bằng cách cung
cấp cho lãnh đạo các dịch vụ trực tiếp và phối hợp với các dịch vụ cộng đồng
cần thiết. Thiết kế, thực hiện, và tìm sự ủng hộ cho chương trình học toàn

diện về sức khỏe tâm thần
e) Nhà TLHĐ phối hợp với mạng lưới hỗ trợ:
1Phối hợp để cung cấp các dịch vụ cho học sinh và gia đình của họ trong

và ngoài trường học. Giúp học sinh từ nơi khác chuyển đến trường và học
sinh từ trường học về môi trường học tập cộng đồng, đảm bảo xây dựng môi
trường công bằng cho học sinh.
1.2.3. Nhu cầu hỗ trợ Tâm lý học đường
1.2.3.1. Khái niệm Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ
“Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ là những đòi hỏi, mong muốn và nguyện vọng
trong việc thực hiện phòng ngừa, phát hiện và can thiệp khó khăn tâm lý của
trẻ em và thanh thiếu niên trong các lĩnh vực nhận thức, hành vi, cảm xúc
hoặc xã hội ở môi trường học đường, gia đình và cộng đồng” [16].
1.2.3.2. Các loại nhu cầu hỗ trợ TLHĐ
a) Nhu cầu hỗ trợ phòng ngừa
Nhu cầu phòng ngừa phát sinh các rối nhiễu tâm lý ở học sinh còn thể hiện
ở việc đào tạo kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh đã và
đang rất được chú trọng ở nước ta hiện nay.

18

Trên thế giới, cụ thể là ở Mỹ, bên cạnh việc đánh giá, phòng ngừa, tư vấn
và trị liệu tâm lý, một nhiệm vụ quan trọng của các nhà TLHĐ là thiết kế và phụ
trách các chương trình tập huấn về kỹ năng xã hội, kỹ năng quản lý cơn giận dữ,
xây dựng trường học thân thiện, an toàn hay chương trình hỗ trợ riêng dành cho
những học sinh có nguy cơ thất bại học đường. Tại các thành phố lớn ở Việt
Nam đã có một số trường học hoặc lồng ghép, hoặc đưa kỹ năng sống vào
chương trình đào tạo như một môn học chính khóa.
b) Nhu cầu hỗ trợ phát hiện và can thiệp

Mong muốn những vấn đề tâm lý của mình sớm được phát hiện và can
thiệp (tham vấn, tư vấn, trị liệu) trong các lĩnh vực cụ thể. Đó là nhận thức,
học tập, hành vi, cảm xúc hoặc các mối quan hệ xã hội ở môi trường học
đường, gia đình và cộng đồng – những môi trường mà các em đang tham gia
học tập. Không chỉ học sinh, sinh viên (trẻ em, thanh thiếu niên) mong muốn
được phát hiện và can thiệp những vấn đề tâm lý mà còn cả gia đình, nhà
trường và xã hội cũng mong muốn sao cho các em được phát hiện và can
thiệp những khó khăn tâm lý đó.
Đáp ứng nhu cầu phát hiện nhằm sàng lọc và can thiệp sớm những vấn đề
tâm lý, hoạt động chẩn đoán trong TLHĐ đã cho thấy rõ vai trò của mình. Căn
cứ vào kết quả đánh giá, các nhà TLHĐ có thể đưa ra những lời khuyên giúp
xây dựng kế hoạch giám sát, can thiệp hoặc hướng đến các chuyên gia khác
trong lĩnh vực giáo dục và sức khỏe.
1.2.4. Nhu cầu hỗ trợ Tâm lý học đường của học sinh THCS
1.2.4.1. Khái niệm Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh THCS
Trước sự phát triển mạnh mẽ tác động đến nhiều mặt trong đời sống của cá
nhân và xã hội. Nhiều vấn đề đời sống tinh thần con người cũng bị tác động. Hầu
hết các em đều có nhu cầu nhận được sự hỗ trợ để được giải quyết những khó
khăn thắc mắc mà các em gặp phải trong học đường. Vì vậy,“Nhu cầu hỗ trợ
Tâm lý học đường của học sinh THCS là những đòi hỏi, mong muốn và nguyện

19

vọng trong việc thực hiện phòng ngừa, phát hiện và can thiệp các khó khăn tâm
lý của các em học sinh THCS trong các lĩnh vực nhận thức, hành vi, cảm xúc
hoặc xã hội ở trong môi trường học đường, gia đình và xã hội”.
Nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của học sinh THCS trên nhiều lĩnh
vực, song một số lĩnh vực các em có nhu cầu cơ bản như: Nhu cầu được trợ
giúp trong học tập, Nhu cầu được trợ giúp về sự phát triển tâm sinh lý bản

thân, Nhu cầu được trợ giúp trong giao tiếp ứng xử, Nhu cầu được trợ giúp
trong quan hệ với bạn bè, Nhu cầu được trợ giúp trong quan hệ với cha
mẹ/người thân, Nhu cầu được trợ giúp trong quan hệ với thầy cô giáo, Nhu
cầu được trợ giúp trong quan hệ với bạn khác giới/người yêu, Nhu cầu được trợ
giúp trong định hướng nghề nghiệp.
1.2.4.2. Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của HS THCS trong một số lĩnh vực
a) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực học tập
Trong những khó khăn các em thường gặp phải về học tập, nổi cộm lên là
các vấn đề liên quan đến chuyện học tập sút kém, về kết quả kì thi học sinh giỏi
sắp tới, về kì thi Tốt nghiệp, Đại học, định hướng nghề nghiệp..v.v. Ngoài ra, các
em còn gặp những khó khăn như: Khó lập kế hoạch học tập; Phương pháp học
tập chưa hiệu quả; Chưa có hứng thú học tập; Tình trạng học lệch; sức ép của gia
đình; Áp lực điểm số, thi cử; Lo lắng về năng lực bản thân (khả năng tiếp thu bài
còn hạn chế, tập trung chú ý chưa cao …); Lịch học dày đặc; Nội dung môn học
khó/yêu cầu học tập ngày càng cao/nhiệm vụ học tập khó khăn; Khó chấp nhận
phương pháp giảng dạy của giáo viên; Bị điểm kém nhiều lần.
b) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực phát triển tâm sinh lý bản thân
Ở lứa tuổi học sinh THCS, sự phát triển về tâm sinh lý phát triển mạnh
mẽ, có những bước nhảy vọt, có sự biến đổi lớn về tâm lý, ý thức cũng như
dần tiến đến sự ổn định hài hòa về mặt cơ thể. Trong sự phát triển tâm sinh lý
của bản thân, các em thường gặp những khó khăn như: Không có hiểu biết cơ
bản về sự phát triển tâm sinh lý của bản thân; Khó kiềm chế, khó làm chủ cảm

20

xúc, hành vi của bản thân; Không tự tin về hình ảnh bản thân; Hay so sánh
mình với người khác; Đánh giá quá cao về bản thân; Hay lo lắng vẩn vơ (về
sức khỏe, về các mối quan hệ xung quanh …); Tính tình thất thường (hay bối
rối, khó chịu, vui buồn vô cớ …); Lơ đễnh, thiếu tập trung; Có những thắc

mắc về vấn đề giới tính.
c) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực giao tiếp ứng xử
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta bắt gặp nhiều thực
trạng học sinh có những biểu hiện hành vi tiêu cực mà nguồn gốc là xuất phát từ
những kĩ năng ứng xử yếu kém trong học đường. Những khó khăn trong học tập
mà các em thường gặp phải rất đa dạng như: Thiếu kĩ năng nói chuyện với mọi
người; Không biết cách bắt đầu/gợi mở câu chuyện; Khó diễn đạt ý kiến/ ý
tưởng của mình; Lúng túng, thiếu tự tin khi tiếp xúc, trò chuyện với mọi người
(đặc biệt khi tiếp xúc với người lạ); Không biết ứng xử phù hợp với tình huống;
Khó thiết lập quan hệ với người khác; Khó hòa nhập với môi trường mới;
Không dám/khó từ chối những yêu cầu vô lí, có thể có hại đối với bản thân.
d) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực quan hệ với bạn bè
Trong quan hệ với bạn bè, các em thường gặp phải những khó khăn
như: Giận dỗi với bạn thân, khó làm lành, khó hòa đồng với các bạn; Sợ
làm bạn giận; Không thích tính cách, sở thích của bạn; Không yêu thích tập
thể lớp; Khó tìm được bạn tốt; Không có bạn thân; Không biết cách chia sẻ
với bạn khi họ gặp khó khăn; Không biết cách đối xử với bạn thế nào cho
tốt, cho phù hợp; Bị lạm dụng trong quan hệ bạn bè; Mặc cảm với bạn bè
về nhiều mặt; Thiếu sự tin tưởng với bạn bè; Bạn bè thường có sự hiểu lầm,
rạn nứt tình cảm.
e) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực quan hệ với cha mẹ/người
thân
Trong quan hệ gia đình, những mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, mâu
thuẫn giữa anh chị em và họ hàng.v.v, gây nên những khó khăn tâm lý như:

21

Các em không nói chuyện, chia sẻ được với cha mẹ; Các em bất bình vì cha
mẹ đối xử thiếu công bằng với mình/ giữa mình và các anh chị em khác; Các

em chịu sức ép vì gia đình có căng thẳng tâm lý (có tang/tai nạn/người đau
ốm…); Các em không muốn cha mẹ can thiệp quá nhiều vào những vấn đề cá
nhân; Các em bị ức chế vì cha mẹ hay trách mắng hay cha mẹ đề ra yêu cầu
quá cao; Gia đình có những bất hòa; Cha mẹ/ người thân xa cách.
f) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực quan hệ với bạn khác giới/người
yêu
Tình bạn khác giới là một trong những quan hệ có ảnh hưởng với các em.
Những khó khăn trong lĩnh vực này mà trẻ thường gặp phải như: Các em mong
muốn bạn khác giới biết tình cảm của mình, muốn chia tay vì có người mới;
Khó xây dựng tình bạn với bạn khác giới; Bị các bạn khác giới trêu chọc; bị gán
ghép/ghép đôi với bạn khác giới; Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với bạn khác
giới/người yêu; sợ người khác hiểu lầm khi mình chơi với bạn khác giới; Quá lo
lắng trong tình bạn khác giới/ tình yêu; Mất quá nhiều thời gian cho tình bạn
khác giới, tình yêu; Bị lạm dụng trong tình bạn khác giới/ tình yêu.
g) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực quan hệ với thầy cô giáo
Trong quan hệ với các thầy cô giáo, các em thường gặp phải những khó
khăn như: Không được thầy cô quan tâm, thấu hiểu; Cảm thấy thầy cô giáo xa
cách đến khó hiểu; Lo lắng, sợ hãi khi thầy cô kiểm tra bài hoặc khiển trách;
bất bình vì thầy cô giáo đối xử thiên vị; Hay bị thầy cô phê bình, khiển trách;
Không tự tin khi trao đổi với thầy cô về học tập và cuộc sống; Thiếu tin tưởng
thầy cô giáo; Thiếu tôn trọng thầy cô giáo.
h) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực định hướng nghề nghiệp
Trong định hướng nghề nghiệp, những khó khăn mà các em thường gặp
phải là: Lo lắng về nghề nghiệp tương lai; Không biết mình phù hợp với ngành
nghề nào; Không biết rõ nghề mình chọn có yêu cầu gì về phẩm chất và năng
lực; Thiếu thông tin về trường đào tạo nghề; Áp lực từ sự tác động của bạn bè;
Áp lực từ sự tác động của cha mẹ/ người thân; Không hiểu nhu cầu nghề nghiệp

22

trong xã hội; Nhiều thông tin xung quanh về các ngành nghề khác nhau khiến
em khó lựa chọn.
Có thể nói rằng, khi các em chia sẻ được điều các em ấp ủ trong lòng,
các em giải tỏa được nhiều cảm xúc, từ đó dám đương đầu và sẽ tự tìm ra
cách tốt nhất để vượt qua khó khăn đang gặp phải. Điều quan trọng là khi
được hỗ trợ tâm lý, các em cảm thấy vui vẻ và an toàn khi được chia sẻ với
một người khác mà tin tưởng rằng họ sẽ giữ bí mật cho mình. Như vậy, rất
cần có các chuyên gia TLHĐ để thực hiện công việc cao cả này.
1.3. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS
Tuổi thiếu niên là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các
em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn
(người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt
phát triển: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này. Nó được
đánh dấu ở mốc quan trọng là sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lí mà trước
hết là sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẻ nhưng không cân
đối, đặc biệt là sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất
(tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong
cơ thể trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục.
Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối: Thể
tích tim tăng nhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm
hơn. Điều này gây nên rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu. Ở tuổi thiếu
niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên không làm
chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh. Các em
dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh.
Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể của
thiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý
mới: Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình; Cảm giác về tình cảm giới
tính mới lạ, quan tâm tới người khác giới.

23

Sự thay đổi điều kiện sống, điều kiện hoạt động của thiếu niên ở trong
gia đình, nhà trường, xã hội mà vị trí của các em được nâng lên. Việc học tập
ở trường trung học cơ sở là một bước ngoặt quan trọng, mỗi môn học gồm
những khái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối
sâu sắc. Điều đó đòi hỏi các em phải tự giác và độc lập cao.
Trong quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng khác trước. Các em được
học với nhiều giáo viên. Các giáo viên có cách dạy và yêu cầu khác nhau đối
với học sinh, có trình độ nghề nghiệp và phẩm chất, uy tín khác nhau. Quan
hệ giữa giáo viên và học sinh “xa cách” hơn so với bậc tiểu học.
Trong quan hệ của thiếu niên với người lớn xuất hiện một cảm giác rất
độc đáo: “cảm giác mình đã là người lớn”. Các em cảm thấy mình không còn
là trẻ con nữa, nhưng các em cũng có cảm giác mình chưa thực sự là người
lớn. Cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhân
cách thiếu niên, vì nó biểu hiện lập trường sống mới của thiếu niên đối với
người lớn và thế giới xung quanh. Cảm giác mình đã là người lớn được thể
hiện rất phong phú về nội dung và hình thức. Các em quan tâm đến hình thức,
tác phong, cử chỉ…và những khả năng của bản thân.
Trong học tập các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn có lập trường
và quan điểm riêng. Trong phạm vi ý thức xã hội, các em muốn được độc lập
và không phụ thuộc vào người lớn ở một mức độ nhất định. Các em đòi hỏi,
mong muốn người lớn quan hệ đối xử với mình bình đẳng như đối xử với
người lớn, không can thiệp quá tỉ mỉ vào một số mặt trong đời sống riêng của
các em. Thiếu niên bắt đầu chống đối những yêu cầu mà trước đây nó vẫn
thực hiện một cách tự nguyện.
Trong quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi có sự phức tạp, đa dạng hơn. Sự
giao tiếp của các em đã vượt ra ngoài phạm vi học tập, phạm vi nhà trường,
mà còn mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan

hệ mới trong đời sống của các em, các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với

24

bạn bè. Một mặt, các em rất khao khát được giao tiếp và cùng hoạt động
chung với nhau, các em có nguyện vọng được sống trong tập thể, có những
bạn bè thân thiết tin cậy. Mặt khác, cũng biểu hiện nguyện vọng không kém
phần quan trọng là được bạn bè công nhận, thừa nhận, tôn trọng mình. Các
em mong muốn có một tình bạn riêng, thân thiết để “gửi gắm tâm tình”.
Một đặc trưng quan trọng là sự xuất hiện những sắc thái mới trong quan
hệ với bạn khác giới - những cảm xúc giới tính. Các em đã bắt đầu quan tâm
lẫn nhau, ưa thích nhau, từ đó quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình.
Giao tiếp ứng xử ở tuổi thiếu niên có vị trí đặc biệt. Nhờ hoạt động giao
tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản thân mình đồng thời qua
đó làm phát triển một số kĩ năng như kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát
hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về
nhân cách của bạn và của bản thân.
Như vậy, lứa tuổi thiếu niên là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều
biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những
bước trưởng thành sau này. Sự phát triển tâm lí của thiếu niên có chịu ảnh
hưởng của thời kỳ phát dục. Nhưng cái ảnh hưởng quyết định nhất đối với sự
phát triển tâm lý chính là những mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là những
mối quan hệ giữa thiếu niên và người lớn.
1.4.

Những nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu hỗ trợ Tâm lý học

đường của học sinh THCS
Những nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của HS

được xác định trên hai nhân tố cơ bản là nhân tố khách quan và chủ quan.
1.4.1. Nhân tố khách quan gồm: Gia đình, bạn bè, nhà trường và
các môi trường khác
Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con
người. Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động
qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ. Trong gia đình, các em
nhận được những kinh nghiêm và kỹ năng sống đầu tiên.

25