Đánh giá tất cả các khối thi đại học

Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã phát triển thêm các khối thi mới cũng như điều chỉnh các khối thi cũ. Điều này đã góp phần đáp ứng nhu cầu tuyển sinh của các trường đại học và cao đẳng, cũng như giúp các thí sinh yêu thích có năng khiếu ở nhiều lĩnh vực như âm nhạc, điện ảnh, diễn xuất,… được chọn khối thi đúng theo sở thích. Vậy thì, hiện nay có tổng cộng bao nhiêu khối thi đại học? Các khối này tương ứng với những ngành nghề nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.

Nội dung bài viết

  • 1 Tổng quan về các khối thi đại học
  • 2 Khối A và các ngành nghề khối A
  • 3 Khối B và các ngành nghề khối B
  • 4 Khối C và các ngành nghề khối C
  • 5 Khối D và các ngành nghề khối D
  • 6 Khối H và các ngành nghề khối H
  • 7 Khối K và các ngành nghề khối K
  • 8 Khối M và các ngành khối M
  • 9 Khối N và các ngành nghề khối N
  • 10 Khối R và các ngành nghề khối R
  • 11 Khối S và các ngành khối S
  • 12 Khối T và các ngành nghề khối T
  • 13 Khối V và các ngành nghề khối V
  • 14 Kết luận

Bộ GD&ĐT đang áp dụng 12 khối thi chính bao gồm: khối A, khối B, khối C, khối D, khối H, khối K, khối M, khối N, khối R, khối S, khối T, khối V. Mỗi khối thi kể trên lại được chia ra thành các khối nhỏ tương ứng. Các khối A, B, C, D là các khối truyền thống và chỉ xét tuyển các môn văn hóa. Ngược lại, các khối H, M, N, R, S, T và V lại kết hợp xét tuyển các môn văn hóa và các môn năng khiếu.

Khối A và các ngành nghề khối A

Khối A gồm những môn nào?

Đây là khối thi dành cho các bạn học sinh yêu thích các môn Khoa học tự nhiên. Khối A được chia thành 18 khối nhỏ như sau:

  • Khối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học
  • Khối A01: Toán học, Vật lý , Tiếng Anh
  • Khối A02: Toán học, Vật lý, Sinh học
  • Khối A03: Toán học, Vật lý, Lịch sử
  • Khối A04: Toán học, Vật lý, Địa lý
  • Khối A05: Toán học, Hóa học, Lịch sử
  • Khối A06: Toán học, Hóa học, Địa lý
  • Khối A07: Toán học, Lịch sử, Địa lý
  • Khối A08: Toán học, Lịch sử, GDCD
  • Khối A09: Toán học, Địa lý, GDCD
  • Khối A10: Toán học, Vật lý, GDCD
  • Khối A11: Toán học, Hóa học, GDCD
  • Khối A12: Toán học, KHTN, KHXH
  • Khối A14: Toán học, KHTN, Địa lý
  • Khối A15: Toán học, KHTN, GDCD
  • Khối A16: Toán học, KHTN, Ngữ văn
  • Khối A17: Toán học, Vật lý, KHXH
  • Khối A18: Toán học, Hoá học, KHXH

Học khối A ra trường làm gì?

Cơ hội việc làm dành cho người học khối này rất phong phú, từ luật sư, nhân viên kinh doanh cho đến giáo viên, giảng viên, v.v. Sau đây là các vị trí mà người học khối A có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:

Đánh giá tất cả các khối thi đại học
Học khối A ra trường làm gì?
  • Nhân viên ngân hàng
  • Nhân viên bảo hiểm
  • Kiểm toán
  • Giáo viên các môn Khoa học tự nhiên
  • Giảng viên các ngành thuộc khối Khoa học tự nhiên
  • Kế toán
  • Chuyên viên nghiên cứu, phân tích dữ liệu
  • Lập trình viên
  • Cán bộ kỹ thuật
  • Quản lý hành chính về môi trường
  • Nhân viên vận hành hệ thống xử lý rác thải
  • Chuyên viên đánh giá tác động môi trường
  • Chuyên viên quy hoạch môi trường
  • Kỹ sư khí tượng học, thủy văn học
  • Nhân viên kinh doanh ngành Hóa học
  • Chuyên viên kiểm nghiệm
  • Chuyên viên nghiên cứu các lĩnh vực Khoa học tự nhiên
  • Nhân viên công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình
  • Kỹ sư
  • Giáo viên môn GDCD
  • Giảng viên ngành Xây dựng Đảng và Nhà nước
  • Chuyên viên tham mưu, tư vấn
  • Chuyên viên tại các văn phòng Đảng – Đoàn 
  • Quân nhân chuyên nghiệp
  • Công nhân viên quốc phòng
  • Chuyên viên trinh sát kỹ thuật
  • Trinh sát phòng chống tội phạm
  • Chuyên viên phân tích và phòng chống mã độc
  • Chuyên viên phát triển phần mềm an toàn
  • Cảnh sát
  • Chuyên viên kiểm tra an ninh trên không gian mạng
  • Cán bộ kỹ thuật điện – điện tử
  • Chuyên viên công nghệ sinh học
  • Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm
  • Cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa
  • Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng thực phẩm
  • Nhân viên phụ trách kỹ thuật chế biến thực phẩm
  • Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm
  • Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô
  • Chuyên viên tư vấn và lập dự toán công trình xây dựng
  • Chuyên viên thiết kế kỹ thuật và thẩm tra thiết kế
  • Lập trình viên
  • Chuyên viên kiểm duyệt chất lượng phần mềm
  • Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu
  • Chuyên viên quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính
  • Kỹ sư nuôi trồng thủy sản
  • Chuyên viên nghiên cứu nông – lâm – ngư nghiệp
  • Bác sĩ thú y
  • Nhân viên kiểm lâm
  • Kỹ sư lâm nghiệp
  • Chuyên gia bảo tồn đất đai
  • Cán bộ quản lý và phát triển nông thôn
  • Nhân viên kinh doanh nông nghiệp
  • Nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn lâm nghiệp
  • Kỹ sư chế biến lâm sản
  • Chuyên viên quản lý cảnh quan
  • Nhân viên kinh doanh
  • Nhân viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên bộ phận thu mua
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên phân tích rủi ro tài chính
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu
  • Nhà hoạch định tài chính
  • Nhân viên kế toán
  • Nhà nghiên cứu kinh tế
  • Cố vấn tài chính
  • Nhân viên marketing
  • Nhân viên PR
  • Chuyên viên phụ trách hành chính – nhân sự
  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng
  • Chuyên viên kiểm toán ngân hàng thương mại
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
  • Chuyên viên định giá tài sản
  • Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
  • Luật sư
  • Chuyên viên pháp lý
  • Thư ký tòa án
  • Nhân viên văn phòng công chứng
  • Chấp hành viên
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật tại các doanh nghiệp

Khối B và các ngành nghề khối B

Khối B gồm những môn nào?

Khối B bao gồm 7 tổ hợp con khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Khối B00: Toán học, Hóa Học, Sinh học
  • Khối B01: Toán học, Sinh học, Lịch sử
  • Khối B02: Toán học, Sinh học, Địa lý
  • Khối B03: Toán học, Sinh học, Ngữ Văn
  • Khối B04: Toán học, Sinh học, GDCD
  • Khối B05: Toán học, Sinh học, KHXH
  • Khối B08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh

Học khối B ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên khối B thường sẽ công tác trong các lĩnh vực như Y – Dược, Nông – lâm – thủy sản, Khoa học và sự sống, v.v. Sau đây là một số vị trí mà các bạn học khối B có thể đảm nhận sau khi ra trường:

  • Dược sĩ
  • Trình dược viên
  • Y bác sĩ
  • Chuyên viên quản lý dược phẩm tại cơ quan Nhà nước
  • Kỹ sư môi trường
  • Giảng viên
  • Chuyên viên tư vấn môi trường
  • Kế toán trưởng
  • Nhân viên môi giới chứng khoán
  • Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng
  • Bác sĩ, chuyên gia tư vấn tâm lý
  • Chuyên viên đăng ký thuốc
  • Kỹ sư nuôi trồng thủy sản
  • Chuyên viên nghiên cứu nông – lâm – ngư nghiệp
  • Chuyên viên tư vấn cho các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản
  • Bác sĩ thú y
  • Nhân viên kiểm lâm
  • Kỹ sư lâm nghiệp
  • Chuyên gia bảo tồn đất đai
  • Cán bộ quản lý và phát triển nông thôn
  • Nhân viên kinh doanh nông nghiệp
  • Nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn lâm nghiệp
  • Kỹ sư chế biến lâm sản
  • Chuyên viên quản lý công trình cảnh quan
  • Chuyên viên quản lý cảnh quan
  • Chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực rau hoa quả và cảnh quan
  • Chuyên viên quy hoạch môi trường

Khối C và các ngành nghề khối C

Khối C gồm những môn nào?

Khối C bao gồm 19 tổ hợp con và thường là sự lựa chọn của các bạn yêu thích Ngữ văn và Khoa học xã hội. Cụ thể như sau:

  • Khối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • Khối C01: Ngữ văn, Toán Học, Vật lý
  • Khối C02: Ngữ văn, Toán Học, Hóa học
  • Khối C03: Ngữ văn, Toán Học, Lịch sử
  • Khối C04: Ngữ văn, Toán Học, Địa lý
  • Khối C05: Ngữ văn, Vật lý, Hóa học
  • Khối C06: Ngữ văn, Vật lý, Sinh học
  • Khối C07: Ngữ văn, Vật lý, Lịch sử
  • Khối C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh học
  • Khối C09: Ngữ văn, Vật lý, Địa lý
  • Khối C10: Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử
  • Khối C12: Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử
  • Khối C13: Ngữ văn, Sinh học, Địa lý
  • Khối C14: Ngữ văn, Toán Học, GDCD
  • Khối C15: Ngữ văn, Toán Học, KHXH
  • Khối C16: Ngữ văn, Vật lý, GDCD
  • Khối C17: Ngữ văn, Hóa học, GDCD
  • Khối C19: Ngữ văn, Lịch sử, GDCD
  • Khối C20: Ngữ văn, Địa lý, GDCD

Học khối C ra trường làm gì?

Cơ hội việc làm của khối C tương đối đa dạng, không chỉ gói gọn trong các lĩnh vực Khoa học xã hội. Sau đây là một số nghề nghiệp “hot” thuộc khối C:

  • Luật sư
  • Nhân viên văn phòng công chứng
  • Chấp hành viên
  • Thẩm tra viên
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật tại các doanh nghiệp
  • Chuyên viên nghiên cứu hành pháp, lập pháp và tư pháp
  • Giảng viên Luật
  • Nhân viên marketing
  • Nhân viên SEO
  • Copywriter
  • Chuyên viên quan hệ công chúng (PR)
  • Phóng viên
  • Biên tập viên
  • Quản lý nhà hàng, khách sạn
  • Điều phối viên sự kiện
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Phiên dịch viên
  • Giáo viên, giảng viên
  • Chuyên gia tư vấn tâm lý
  • Lập trình viên
  • Chuyên viên kiểm duyệt chất lượng phần mềm
  • Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu
  • Chuyên viên quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính
  • Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin

Khối D và các ngành nghề khối D

Khối D gồm những môn nào?

Khối D là khối có nhiều tổ hợp con nhất hiện nay với 80 tổ hợp xét tuyển khác nhau. Cụ thể như sau:

  • D00: Ngữ văn, Toán học, Ngoại ngữ.
  • D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh.
  • D02: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Nga.
  • D03: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Pháp.
  • D04: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Trung.
  • D05: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Đức.
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật.
  • D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh.
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
  • D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh.
  • D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh.
  • D11: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh.
  • D12: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh.
  • D13: Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh.
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh.
  • D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh.
  • D16: Toán, Địa lí, Tiếng Đức.
  • D17: Toán, Địa lí, Tiếng Nga.
  • D18: Toán, Địa lí, Tiếng Nhật.
  • D19: Toán, Địa lí, Tiếng Pháp.
  • D20: Toán, Địa lý, Tiếng Trung.
  • D21: Toán, Hóa học, Tiếng Đức.
  • D22: Toán, Hóa học, Tiếng Nga.
  • D23: Toán, Hóa học, Tiếng Nhật.
  • D24: Toán, Hóa học, Tiếng Pháp.
  • D25: Toán, Hóa học, Tiếng Trung.
  • D26: Toán, Vật lí, Tiếng Đức.
  • D27: Toán, Vật lí, Tiếng Nga.
  • D28: Toán, Vật lí, Tiếng Nhật.
  • D29: Toán, Vật lí, Tiếng Pháp.
  • D30: Toán, Vật lí, Tiếng Trung.
  • D31: Toán, Sinh học, Tiếng Đức.
  • D32: Toán, Sinh học, Tiếng Nga.
  • D33: Toán, Sinh học, Tiếng Nhật.
  • D34: Toán, Sinh học, Tiếng Pháp.
  • D35: Toán, Sinh học, Tiếng Trung.
  • D41: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Đức.
  • D42: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nga.
  • D43: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nhật.
  • D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp.
  • D45: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Trung.
  • D52: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Nga.
  • D54: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Pháp.
  • D55: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Trung.
  • D61: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Đức.
  • D62: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nga.
  • D63: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nhật.
  • D64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp.
  • D65: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Trung.
  • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh.
  • D68: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga.
  • D69: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật.
  • D70: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp.
  • D72: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.
  • D73: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức.
  • D74: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga.
  • D75: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật.
  • D76: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp.
  • D77: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung.
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.
  • D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức.
  • D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga.
  • D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật.
  • D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp.
  • D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung.
  • D84: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh.
  • D85: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Đức.
  • D86: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nga.
  • D87: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp.
  • D88: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật.
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.
  • D91: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp.
  • D92: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức.
  • D93: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga.
  • D94: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật.
  • D95: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung.
  • D96: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.
  • D97: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp.
  • D98: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Đức.
  • D99: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Nga.

Học khối D ra trường làm gì?

Các ngành xét tuyển khối D rất đa dạng, từ Kinh tế, Ngoại ngữ, đến Công nghệ thông tin, v.v. Vì vậy, cơ hội việc làm dành cho các bạn học khối D cũng rất phong phú:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng
  • Nhân viên môi giới, giao dịch bất động sản
  • Chuyên viên kiểm toán ngân hàng thương mại
  • Nhân viên phòng dự án – kế hoạch, dịch vụ khách hàng
  • Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế
  • Quản lý, huấn luyện nhân viên bán hàng
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
  • Trợ lý giám đốc dự án
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
  • Quản lý văn phòng giao dịch
  • Chuyên viên định giá tài sản
  • Quản lý dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
  • Chuyên viên quy hoạch và phát triển kinh doanh
  • Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ tư vấn cho khách hàng tại các ngân hàng
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư
  • Chuyên viên phụ trách hành chính – nhân sự
  • Chuyên viên công nghệ sinh học
  • Kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng
  • Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm
  • Chuyên viên tư vấn và lập dự toán công trình xây dựng
  • Cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa
  • Chuyên viên thiết kế kỹ thuật và thẩm tra thiết kế
  • Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm
  • Lập trình viên
  • Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng thực phẩm
  • Chuyên viên An toàn – Vệ sinh lao động
  • Nhân viên tại công ty bản đồ, trắc địa, quy hoạch
  • Cán bộ giảng dạy ngành Bảo hộ lao động
  • Chuyên viên tại các công ty tài chính
  • Chuyên gia xây dựng phần mềm thuật toán
  • Chuyên viên tại các viện, cục thống kê
  • Giáo viên tại các trường tiểu học, THCS, THPT
  • Giảng viên Giáo dục tiểu học
  • Cán bộ hệ thống quản lý giáo dục
  • Giáo viên tự do
  • Chuyên viên PR Chuyên viên phân tích và quan hệ Phóng viên
  • Giảng viên Biên tập viên 
  • Chuyên viên Công tác xã hội

Khối H và các ngành nghề khối H

Khối H gồm những môn nào?

Khối H là một trong những khối mới xuất hiện gần đây và dành cho các bạn thí sinh yêu thích nghệ thuật và hội họa. Sau đây là danh sách các môn thuộc khối H:

  • Khối H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1 (Hình họa), Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2 (Bố cục màu)
  • Khối H01: Toán học, Ngữ văn, Vẽ Khối
  • Khối H02: Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu
  • Khối H03: Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu
  • Khối H04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu
  • Khối H05: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu
  • Khối H06: Ngữ văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật
  • Khối H07: Toán, Hình họa, Trang trí
  • Khối H08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật

Học khối H ra trường làm gì?

Đây là khối thi dành cho những thí sinh có năng khiếu thực sự và yêu thích các lĩnh vực như thiết kế thời trang, thiết kế mỹ thuật, thiết kế nội thất. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên khối H có thể đảm nhận những vị trí sau:

  • Chuyên viên thiết kế sản phẩm, mẫu quần áo cho những người nổi tiếng
  • Thiết kế thời trang, xây dựng thương hiệu riêng
  • Nhà tạo mẫu độc quyền tại các công ty thời trang
  • Giám sát, quản lý quy trình may công nghiệp tại các công ty
  • Quản lý chất lượng sản phẩm may mặc thời trang
  • Điều phối viên nhiếp ảnh thời trang cho các đài truyền hình
  • Trợ lý cho các nhà thiết kế
  • Mở thương hiệu kinh doanh thời trang riêng
  • Quản lý thương hiệu tại các công ty thiết kế
  • Nghiên cứu và dự báo các xu hướng thời trang sắp tới
  • Thiết kế đồ họa Thiết kế web – App
  • Thiết kế đồ họa 3D
  • Chuyên viên MultiMedia
  • Chuyên viên thiết kế nội thất
  • Chuyên viên tư vấn nội thất
  • Giảng viên chuyên ngành thiết kế nội thất
  • Thiết kế nội thất tự do (freelancer)
  • Kỹ sư CAD
  • Điều phối viên môi trường nhà ở
  • Nhân viên giám sát thi công công trình nhà ở
  • Giáo viên môn mỹ thuật ở Tiểu học và THCS
  • Giảng dạy mỹ thuật tại các trường Sơ cấp, Trung cấp, Văn hóa Nghệ thuật
  • Làm việc tại các phòng tranh, triển lãm tranh
  • Làm việc đúng chuyên ngành tại các cơ quan Văn hóa cấp tỉnh, sở, phòng thuộc hệ thống quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch
  • Làm việc tại các viện nghiên cứu trong và ngoài nước
  • Giảng dạy tại các đơn vị giáo dục trong lĩnh vực điêu khắc
  • Làm việc tại các phòng triển lãm trong nước hoặc quốc tế
  • Mở xưởng chế tác điêu khắc
  • Kiến trúc sư thiết kế nội thất
  • Kiến trúc sư thiết kế công trình kiến trúc
  • Giảng viên ngành Kiến trúc
  • Quản lý dự án công trình kiến trúc
  • Kỹ sư công trình
  • Kiến trúc sư cảnh quan
  • Các nhà quy hoạch đô thị/quy hoạch vùng
  • Làm việc trong các viện bảo tàng
  • Làm tại các báo và tạp chí Văn hoá
  • Làm trong lĩnh vực kinh doanh hội họa
  • Chuyên gia thiết kế tại các công ty sản xuất phim hoạt hình manga, truyện tranh, công ty thiết kế game, phim quảng cáo, đài truyền hình, truyền thông thương hiệu
  • Tổ chức thành lập công ty sản xuất phim hoạt hình
  • Làm việc với các vị trí thiết kế hoặc quản lý thiết kế phim hoạt hình tại các công ty trong và ngoài nước
  • Nhân viên kỹ thuật tạo mẫu trang trí Làm việc trong các doanh nghiệp, công ty, làng nghề gốm
  • Nhà thiết kế mỹ thuật
  • Nhân viên thiết kế và tạo mẫu
  • Sản xuất đồ gốm tự do, kinh doanh riêng
  • Tổ trưởng tổ tạo mẫu và khuôn mẫu
  • Tổ phó tổ tạo mẫu và khuôn mẫu
  • Công nhân sản xuất trong làng nghề hay tự tổ chức sản xuất
  • Cán bộ Nhà nước công tác tại các cơ quan quản lý văn hóa
  • Quản lý tại các công ty chuyên
  • Tổ chức sự kiện, công ty về truyền thông, du lịch, các đơn vị, cơ quan có hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật
  • Chuyên viên Marketing, quảng cáo và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp
  • Giảng dạy chuyên ngành Quản lý văn hóa tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề, trường THPT
  • Tự mở công ty về triển lãm tranh, du lịch, tổ chức sự kiện về văn hóa, nghệ thuật cho công ty, doanh nghiệp

Khối K và các ngành nghề khối K

Khối K gồm những môn nào?

Khối K là một khối thi khá đặc biệt vì nó dành cho các bạn thí sinh đã tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng muốn học liên thông lên đại học. Khối K cũng là khối thi duy nhất không được chia thành các tổ hợp con như những khối khác. Các môn thi khối K bao gồm Toán học, Vật lý và Môn chuyên ngành đã được học ở trường trung cấp hoặc cao đẳng.

Học khối K ra trường làm gì?

Khối K là tổ hợp dành cho các bạn thí sinh đã học Trung cấp, cao đẳng và muốn học liên thông lên đại học. Vì thế, các ngành nghề thuộc khối này khá đa dạng, từ Công nghệ thông tin, Kế toán cho đến Tài chính – kinh tế. Sau đây là một số nghề nghiệp dành cho các bạn thi khối K:

  • Chuyên viên phụ trách hành chính – nhân sự
  • Chuyên viên marketing
  • Nhân viên kinh doanh
  • Chuyên viên xây dựng chiến lược và phát triển thị trường
  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo các hệ nhúng mới
  • Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng
  • Lập trình viên các phần mềm nhúng trên di động
  • Kỹ sư thiết kế mạch điện – điện tử
  • Kỹ sư Quản trị hệ thống máy tính
  • Kỹ sư lập trình ứng dụng, kiểm thử phần mềm nhúng
  • Kỹ sư thiết kế, lắp đặt và vận hành các hệ thống máy tính
  • Kỹ sư quản lý, vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính
  • Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện nghiên cứu
  • Làm việc tại các phòng tranh, triển lãm tranh
  • Làm việc độc lập trên thị trường về lĩnh vực Mỹ thuật

Khối M và các ngành khối M

Khối M gồm những môn nào?

Khối M là một trong những khối thi năng khiếu hiện nay. Sau đây là danh sách 21 tổ hợp con của khối M:

  • Khối M00: Ngữ văn, Toán học, Đọc diễn cảm, Hát
  • Khối M01: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu
  • Khối M02: Toán, Năng khiếu 1 (hát, kể chuyện), Năng khiếu 2 (đọc diễn cảm)
  • Khối M03: Ngữ văn, Năng khiếu 1 (hát, kể chuyện), Năng khiếu 2 (đọc diễn cảm)
  • Khối M04: Toán, Năng khiếu 2 (đọc diễn cảm), Hát Múa
  • Khối M09: Toán, Năng khiếu mầm non 1 (hát, kể chuyện ), Năng khiếu mầm non 2 (đọc diễn cảm)
  • Khối M10: Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu 1 (hát, kể chuyện)
  • Khối M11: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
  • Khối M13: Toán học, Sinh học, Năng khiếu
  • Khối M14: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán học
  • Khối M15: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
  • Khối M16: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Vật lý
  • Khối M17: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Lịch sử
  • Khối M18: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán học
  • Khối M19: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh
  • Khối M20: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Vật lý
  • Khối M21: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử
  • Khối M22: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán
  • Khối M23: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Tiếng Anh
  • Khối M24: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Vật lý
  • Khối M25: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Lịch sử

Học khối M ra trường làm gì?

Khối M thường được xét tuyển trong các ngành như Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Âm nhạc học, Kiến trúc, v.v. Nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực âm nhạc hoặc có đam mê với sự nghiệp nhà giáo, bạn nên cân nhắc khối này. Sau đây là danh sách các ngành nghề tham khảo dành cho sinh viên khối M:

  • Giáo viên tại các trường tiểu học, mầm non
  • Giảng viên Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Âm nhạc học
  • Giáo viên tự do
  • Chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu phát triển giáo dục
  • Cán bộ hệ thống quản lý giáo dục
  • Kiến trúc sư thiết kế nội thất
  • Kiến trúc sư thiết kế công trình kiến trúc
  • Giảng viên ngành Kiến trúc
  • Quản lý dự án công trình kiến trúc
  • Kỹ sư công trình
  • Kiến trúc sư cảnh quan
  • Các nhà quy hoạch đô thị/quy hoạch vùng
  • Làm việc trong các nhạc viện
  • Giảng dạy về âm nhạc từ cấp tiểu học lên đại học, cao đẳng
  • Biên tập viên âm nhạc của các đài phát thanh, truyền hình
  • Viết báo mảng âm nhạc
  • Nghệ sĩ biểu diễn
  • Nhạc sĩ sáng tác ca khúc
  • Nghệ sĩ thu âm – kỹ thuật viên thu âm
  • Ca sĩ, nhạc sĩ phòng thu
  • Nghề viết văn bản nhạc
  • Biên tập, dàn dựng chương trình
  • Nhà sản xuất âm nhạc, Nhạc sĩ hòa âm phối khí

Khối N và các ngành nghề khối N

Khối N gồm những môn nào?

Khối N thường xét tuyển kết hợp môn Ngữ Văn với 2 môn năng khiếu âm nhạc. Cụ thể như sau:

  • Khối N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1 (Hát, xướng âm), Năng khiếu Âm nhạc 2 (Thẩm âm, tiết tấu)
  • Khối N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
  • Khối N02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
  • Khối N03: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn
  • Khối N04: Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu
  • Khối N05: Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
  • Khối N06: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn
  • Khối N07: Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn
  • Khối N08: Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
  • Khối N09: Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ

Học khối N ra trường làm gì?

Khối N là một khối năng khiếu dành cho các bạn trẻ đam mê điện ảnh, truyền hình, âm nhạc và nhiếp ảnh. Chính vì thế, cơ hội việc làm dành cho các bạn học khối N chủ yếu xoay quanh những lĩnh vực trên:

  • Làm việc trong các nhạc viện
  • Giảng dạy về âm nhạc từ cấp tiểu học lên đại học, cao đẳng
  • Biên tập viên âm nhạc của các đài phát thanh, truyền hình
  • Viết báo mảng âm nhạc
  • Nghệ sĩ biểu diễn
  • Nhạc sĩ sáng tác ca khúc
  • Nghệ sĩ thu âm – kỹ thuật viên thu âm
  • Ca sĩ, nhạc sĩ phòng thu
  • Nghề viết văn bản nhạc
  • Biên tập, dàn dựng chương trình
  • Nhà sản xuất âm nhạc, Nhạc sĩ hòa âm phối khí
  • Công tác tại các cơ quan Nhà nước, sở Văn hóa – Nghệ thuật, hoặc các cơ quan liên quan khác,…
  • Quản lý tại các công ty chuyên Tổ chức sự kiện, công ty về truyền thông, du lịch, các đơn vị, cơ quan có hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, hay bộ phận Marketing quảng cáo và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp.
  • Giảng dạy chuyên ngành Quản lý văn hóa tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề, trường THPT…
  • Tự mở công ty về triển lãm tranh, du lịch, tổ chức sự kiện về văn hóa, nghệ thuật cho công ty, doanh nghiệp
  • Sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sĩ về ngành Quản lý văn hóa ở nước Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore
  • Làm việc tại các hãng phim, các đoàn làm phim, các đài truyền hình Trung ương và địa phương
  • Làm việc tại các công ty truyền thông, các công ty quảng cáo trực thuộc các đơn vị tư nhân và nhà nước
  • Thực hiện các công việc ghi hình trong các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim.
  • Làm cán bộ nghiên cứu hoặc tham gia trợ giảng tại những môn chuyên ngành quay phim tại các trường đào tạo chuyên ngành điện ảnh
  • Trở thành một nhà quay phim chuyên nghiệp làm tự do hoặc các cơ quan báo đài trên cả nước
  • Bạn có thể làm việc tự do, đi quay theo đơn đặt hàng của khách hàng

Khối R và các ngành nghề khối R

Khối R gồm những môn nào?

Khối R là khối chuyên về lĩnh vực năng khiếu và báo chí. Hiện nay, khối R được chia thành 25 tổ hợp con sau đây:

  • Khối R00: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu nghệ thuật
  • Khối R01: Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu nghệ thuật
  • Khối R02: Ngữ văn, Toán học, Năng khiếu nghệ thuật
  • Khối R03: Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu nghệ thuật
  • Khối R04: Ngữ văn, Biểu diễn nghệ thuật, Năng khiếu văn hóa nghệ thuật
  • Khối R05: Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu báo chí
  • Khối R06: Ngữ văn, KHTN, Năng khiếu báo chí
  • Khối R07: Ngữ văn, Toán học, Năng khiếu ảnh báo chí
  • Khối R08: Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu ảnh báo chí
  • Khối R09: Ngữ văn, KHTN, Năng khiếu ảnh báo chí
  • Khối R11: Ngữ văn, Toán học, Năng khiếu quay phim truyền hình
  • Khối R12: Ngữ văn, Tiếng Anh, Năng khiếu quay phim truyền hình
  • Khối R13: Ngữ văn, KHTN, Năng khiếu quay phim truyền hình
  • Khối R15: Ngữ văn, Toán học, Năng khiếu báo chí
  • Khối R16: Ngữ văn, KHXH, Năng khiếu báo chí
  • Khối R17: Ngữ văn, KHXH, Năng khiếu ảnh báo chí
  • Khối R18: Ngữ văn, KHXH, Năng khiếu quay phim truyền hình
  • Khối R19: Ngữ văn, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh, Năng khiếu báo chí
  • Khối R20: Ngữ văn, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh, Năng khiếu ảnh báo chí
  • Khối R21: Ngữ văn, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh, NK quay phim truyền hình
  • Khối R22: Ngữ văn, Toán, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
  • Khối R23: Ngữ văn, Lịch sử, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
  • Khối R24: Ngữ văn, Toán học, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
  • Khối R25: Ngữ văn, KHTN, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
  • Khối R26: Ngữ văn, KHXH, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh

Học khối R ra trường làm gì?

Khối R thường được xét tuyển trong các ngành như Báo chí, Phát thanh truyền hình, Quản lý văn hóa và Tổ chức chương trình văn hóa nghệ thuật. Vì thế, các bạn sinh viên khối R thường sẽ công tác ở những vị trí như sau:

  • Công tác tại các cơ quan nhà nước, sở Văn hóa – Nghệ thuật, hoặc các cơ quan liên quan khác,…
  • Quản lý tại các công ty chuyên Tổ chức sự kiện, công ty về truyền thông, du lịch, các đơn vị, cơ quan có hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, hay bộ phận Marketing quảng cáo và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp.
  • Giảng dạy chuyên ngành Quản lý văn hóa tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề, trường THPT…
  • Làm chủ các công ty về triển lãm tranh, du lịch, tổ chức sự kiện về văn hóa, nghệ thuật
  • Chuyên viên marketing
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện
  • Chuyên viên sáng tạo nội dung truyền thông
  • Phóng viên
  • Biên tập viên
  • Chuyên viên phát triển các sản phẩm truyền thông
  • Làm việc tại các hãng phim, các đoàn làm phim, các đài truyền hình Trung ương và địa phương
  • Làm việc tại các công ty truyền thông, các công ty quảng cáo trực thuộc các đơn vị tư nhân và nhà nước
  • Thực hiện các công việc ghi hình trong các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim
  • Làm cán bộ nghiên cứu hoặc tham gia trợ giảng tại những môn chuyên ngành quay phim tại các trường đào tạo chuyên ngành điện ảnh
  • Trở thành một nhà quay phim chuyên nghiệp làm tự do hoặc các cơ quan báo đài trên cả nước
  • Bạn có thể làm việc tự do, đi quay theo đơn đặt hàng của khách hàng

Khối S và các ngành khối S

Khối S gồm những môn nào?

Khối S là khối thi được sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu thi tuyển của các thí sinh đam mê nghệ thuật điện ảnh. Hiện nay, khối S gồm 2 tổ hợp con sau đây:

  • Khối S00: Ngữ văn, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2
  • Khối S01: Toán, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2

Trong đó, môn Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1 gồm:

  • Sáng tác tiểu phẩm điện ảnh (chuyên ngành biên kịch)
  • Phân tích bộ phim (chuyên ngành quay phim, biên tập, phê bình điện ảnh, đạo diễn, âm thanh, công nghệ dựng phim)
  • Phân tích tác phẩm nhiếp ảnh (ngành nhiếp ảnh)
  • Viết bài phân tích vở diễn (chuyên ngành lý luận và phê bình sân khấu)
  • Thiết kế âm thanh ánh sáng (chuyên ngành đạo diễn âm thanh – ánh sáng)
  • Đề cương kịch bản lễ hội (chuyên ngành đạo diễn sự kiện lễ hội)

Môn Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2 bao gồm các phần:

  • Thi vấn đáp (chuyên ngành  Âm thanh, lý luận phê bình, đạo diễn, biên kịch, dựng phim)
  • Chụp ảnh (chuyên ngành quay phim, nhiếp ảnh)
  • Biểu diễn tiểu phẩm (chuyên ngành diễn viên kịch)
  • Hát theo đề thi nhạc chuyên ngành, kiểm tra thẩm âm, tiết tấu cảm, múa các động tác (chuyên ngành diễn viên chèo, tuồng, cải lương, rối)
  • Diễn theo đề thi (chuyên ngành biên đạo múa, huấn luyện múa)

Học khối S ra trường làm gì?

Đã bao giờ bạn nhận ra bản thân có đam mê hoặc năng khiếu trong lĩnh vực diễn xuất? Nếu có, khối S sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Cơ hội việc làm dành cho các bạn sinh viên khối này tương đối đa dạng và phong phú:

  • Đảm nhận việc biên kịch sân khấu do các công ty truyền thông tổ chức, những công ty chuyên về lĩnh vực quảng cáo, tổ chức sự kiện.
  • Thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, truyền hình.
  • Trở thành một nhà đạo diễn sân khấu tự do, chuyên nhận các dự án bên ngoài theo hợp đồng đặt hàng.
  • Làm việc tại các đài truyền hình trung ương và địa phương.
  • Tham gia vào công tác giảng dạy các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đạo diễn sân khấu, giảng dạy các diễn viên tại các trường đào tạo nghệ thuật trên cả nước, các trung tâm văn hóa thuộc nhà nước hoặc tư nhân.
  • Trở thành một nhà đạo diễn sân khấu tự do, chuyên nhận các dự án bên ngoài theo hợp đồng đặt hàng.
  • Tham gia và công tác giảng dạy các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đạo diễn sân khấu, giảng dạy các diễn viên tại các trường đào tạo nghệ thuật trên cả nước, các trung tâm văn hóa thuộc nhà nước hoặc tư nhân.
  • Thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, truyền hình.
  • Làm việc tại các đài truyền hình trung ương và địa phương.
  • Đảm nhận việc đạo diễn sân khấu do các công ty truyền thông tổ chức, những công ty chuyên về lĩnh vực quảng cáo, tổ chức sự kiện.
  • Chuyên viên đào tạo về lĩnh vực thiết kế âm thanh ánh sáng tại các công ty tổ chức sự kiện trong và ngoài nước.
  • Làm việc tại các trung tâm sản xuất phim truyện truyền hình.
  • Làm việc tại các khách sạn chuyên tổ chức sự kiện, hội thảo.
  • Đạo diễn âm thanh, ánh sáng trong các chương trình gameshow truyền hình.
  • Làm việc tại các trung tâm văn hóa tại các tỉnh, quận, huyện.
  • Kinh doanh tự do các dịch vụ liên quan đến âm thanh ánh sáng.

Khối T và các ngành nghề khối T

Khối T gồm những môn nào?

Khối T là một khối chuyên về năng khiếu thể dục thể thao. Sau đây là danh sách 6 tổ hợp thuộc khối T:

  • Khối T00: Toán học, Sinh học, Năng khiếu thể dục thể thao
  • Khối T01: Toán học, Ngữ văn, Năng khiếu thể dục thể thao
  • Khối T02: Ngữ văn, Sinh học, Năng khiếu thể dục thể thao
  • Khối T03: Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu thể dục thể thao
  • Khối T04: Toán, Vật Lý, Năng khiếu thể dục thể thao
  • Khối T05: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Năng khiếu thể dục thể thao

Học khối T ra trường làm gì?

Hiện nay, khối T được áp dụng để xét tuyển các ngành như Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Huấn luyện thể thao và Y sinh học thể dục thể thao. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên khối T có thể đảm nhận các vị trí sau đây:

  • Huấn luyện viên chuyên nghiệp ở các đội tuyển
  • Giáo viên thể dục ở các trường, cơ sở đào tạo
  • Cán bộ thể dục thể thao các cấp
  • Huấn luyện viên thể hình ở các phòng tập
  • Huấn luyện viên cá nhân
  • Vận động viên
  • Thực hiện các công việc chuyên môn liên quan đến ngành Y sinh học thể dục thể thao tại Bộ Y tế.
  • Công tác y tế trực tiếp cho trong các trung tâm thể thao, thể thao quốc gia để đảm nhiệm phục hồi chức năng vận động cho vận động viên.
  • Nghiên cứu khoa học trong các viện nghiên cứu ở khoa thể dục thể thao trong những trường đại học, cao đẳng có liên quan.
  • Giảng viên: chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học như: vận động sinh lý thể dục thể thao, sinh hóa sinh cơ thể dục thể thao… tại các trường cao đẳng, đại học có ngành thể dục thể thao.
  • Làm việc tại bệnh viện để có thể khám chữa, điều trị hoặc tiến hành nắn chỉnh cho những vận động viên gặp vấn đề về sức khỏe trong quá trình hoạt động thể dục thể thao.
  • Cố vấn viên cho vận động viên để nhằm phòng tránh các chấn thương có thể gặp phải trong quá trình vận động.

Khối V và các ngành nghề khối V

Khối V gồm những môn nào?

Có thể nói khối V là một khái niệm hết sức quen thuộc đối với các thí sinh yêu thích hội họa hoặc kiến trúc. Hiện nay, khối V bao gồm 11 tổ hợp con như sau:

  • Khối V00: Toán học – Vật lý – Vẽ hình họa mỹ thuật
  • Khối V01: Toán học – Ngữ văn – Vẽ hình họa mỹ thuật
  • Khối V02: Toán học – Tiếng Anh – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V03: Toán học – Hóa học – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V05: Ngữ văn – Vật lý – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V06: Toán học – Địa lý – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V07: Toán học – Tiếng Đức – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V08: Toán học – Tiếng Nga – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V09: Toán học – Tiếng Nhật – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V10: Toán học – Tiếng Pháp – Vẽ mỹ thuật
  • Khối V11: Toán học – Tiếng Trung – Vẽ mỹ thuật

Học khối V ra trường làm gì?

Khối V thường được xét tuyển trong các ngành Mỹ thuật, Kiến trúc và các chuyên ngành thuộc khối Đô thị học. Vì thế, sinh viên khối V thường sẽ công tác trong các lĩnh vực Kiến trúc, Xây dựng hoặc Thiết kế, v.v. Sau đây là một số vị trí công tác tham khảo dành cho người học khối V:

  • Chuyên viên thiết kế, quản lý thương hiệu tại các công ty thiết kế, các thương hiệu thời trang trong nước và quốc tế
  • Chuyên gia nghiên cứu, quản lý và dự báo xu hướng thời trang
  • Chuyên gia tư vấn tạo mẫu
  • Nhà tạo mẫu độc quyền tại các công ty thời trang
  • Kiến trúc sư thiết kế nội thất
  • Kiến trúc sư thiết kế công trình kiến trúc
  • Giảng viên ngành Kiến trúc
  • Quản lý dự án công trình kiến trúc
  • Kỹ sư công trình
  • Kiến trúc sư cảnh quan
  • Các nhà quy hoạch đô thị/quy hoạch vùng
  • Chuyên viên thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, logo,… 
  • Thiết kế giao diện website, phần mềm, giao diện game
  • Thiết kế các hình ảnh marketing như tờ rơi, tạp chí, biển quảng cáo, poster, catalogue,…
  • Chuyên viên thiết kế nội thất, không gian sự kiện, văn phòng
  • Nhân viên thiết kế 2D, 3D nội ngoại thất

Kết luận

Lựa chọn khối thi là một trong những quyết định rất quan trọng, đặc biệt là đối với các bạn học sinh lớp 12. Bạn nên xác định khối thi THPTQG càng sớm càng tốt để có nhiều thời gian hơn để ôn thi và không bỏ sót quá nhiều kiến thức. Hy vọng bài viết trên đã phần nào cung cấp thêm cho bạn thông tin về các khối thi đại học và các nghề nghiệp tương ứng.

Đăng nhập