Đánh giá triển vọng pvd 2023

Ngành Da giày Việt Nam bắt đầu tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ các nước thông qua đầu tư FDI. Cùng với đó là sự dịch chuyển các đơn đặt hàng từ Đài Loan, Hàn Quốc sang Việt Nam. Xuất khẩu của ngành tăng trưởng cao, giai đoạn 1993-1995 đạt hơn 20%/năm. Năm 1995, Việt Nam và EU ký kết Hiệp định khung về hợp tác, tạo đà cho kim ngạch mặt hàng này sang EU tăng nhanh trong giai đoạn sau. Năm 1995 đạt trên 480 triệu USD, đến 1999 đã tăng hơn gấp đôi, đạt trên 1,3 tỷ USD.

Ngành Da giày Việt Nam bắt đầu tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ các nước thông qua đầu tư FDI. Cùng với đó là sự dịch chuyển các đơn đặt hàng từ Đài Loan, Hàn Quốc sang Việt Nam. Xuất khẩu của ngành tăng trưởng cao, giai đoạn 1993-1995 đạt hơn 20%/năm. Năm 1995, Việt Nam và EU ký kết Hiệp định khung về hợp tác, tạo đà cho kim ngạch mặt hàng này sang EU tăng nhanh trong giai đoạn sau. Năm 1995 đạt trên 480 triệu USD, đến 1999 đã tăng hơn gấp đôi, đạt trên 1,3 tỷ USD.

ACBS vừa có báo cáo cập nhật triển vọng nhóm dầu khí và phân bón trong đó nhấn mạnh, giá dầu cao và áp lực tỷ giá USD/VND gia tăng nhìn chung có tác động tích cực lên nhóm doanh nghiệp dầu khí, trong khi không tác động nhiều tới nhóm doanh nghiệp phân bón.

Sau khi dao động chủ đạo quanh vùng giá 72-86 USD/thùng trong suốt 8 tháng đầu năm, giá dầu Brent đã bật tăng từ đầu tháng 9/2023 lên vùng 94 USD/thùng. Mức tăng này là do căng thẳng nguồn cung khi mà Arab Saudi thông báo duy trì việc cắt giảm tự nguyện 1 triệu thùng mỗi ngày tới cuối tháng 12/2023 để tiếp tục hỗ trợ giá dầu. Kế hoạch này ban đầu được dự định sẽ kết thúc vào cuối tháng 9/2023. Nga cũng cam kết cắt giảm sản lượng 300.000 thùng mỗi ngày trong cùng khoảng thời gian trên. Cam kết này đưa tổng cắt giảm sản lượng của OPEC+ lên 4,96 triệu thùng mỗi ngày khoảng 5% nhu cầu toàn cầu vào tháng 10.

Theo cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA), giá dầu Brent trung bình Quý 4/2023 dự kiến duy trì quanh ngưỡng 93 USD/thùng, đưa giá trung bình cả năm 2023 lên mức 84 USD/thùng và 88 USD thùng cho năm 2024. Mức dự phóng này tương đương dự phóng từ 42 nhà kinh tế học và phân tích do Reuters khảo sát hồi tháng 9/2023. Do đó, ACBS dự phóng giá dầu Brent trung bình 84 USD/thùng năm 2023 và 87 USD/thùng năm 2024.

Tác động của giá dầu cao lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dầu khí nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Cụ thể, nhóm doanh nghiệp làm dịch vụ thượng nguồn, (PVD, PVS) sẽ được hưởng lợi nhất nếu giá dầu neo cao một thời gian dài. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trung/hạ nguồn bị ảnh hưởng nhanh chóng từ thay đổi của giá dầu.

Đối với các doanh nghiệp phân bón, tác động của giá dầu lên hoạt động kinh doanh khá trung lập. Bởi vì, trong trường hợp giá dầu tăng, giá khí đầu vào tăng đồng thời sẽ tạo động lực cho giá phân bón tăng thì tổng hòa tác động bị triệt tiêu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng diễn biến của giá phân bón lại phụ thuộc nhiều hơn vào cung/cầu phân bón.

Một yếu tố khác tác động tới hoạt động kinh doanh của nhóm dầu khí và phân bón là tỷ giá USDVND đang tăng dần kể từ tháng 8/2023. Chỉ số DXY tăng lên trên 107,11 điểm - mức cao nhất từ 11/2022 cùng với nhu cầu ngoại tệ cuối năm tăng cao. Đối với hầu hết các doanh nghiệp ngành dầu khí, tỷ giá tăng có tác động tích cực nhẹ tới kết quả kinh doanh, nhờ đa phần có nguồn doanh thu bằng ngoại tệ, nợ vay rất ít, hoặc, chi phí đầu vào và giá bán ra đều được điều chỉnh theo tỷ giá bình quân 10-15 ngày gần nhất.

Đối với nhóm doanh nghiệp phân bón thuộc PVN, thì rủi ro tỷ giá USDVND là thấp do dư nợ vay thấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng đều có nguồn doanh thu bằng USD từ xuất khẩu giúp bù đắp tác động của chi phí giá khí đầu vào theo USD.

Với riêng PVD, rủi ro tỷ giá ở mức cao do sự sụt giảm mạnh lợi nhuận sau thuế trong những năm gần đây. Tỷ trọng Tổng vay nợ/Tổng tài sản của PVD ở mức 17-18%. Trong đó, hầu như toàn bộ là vay nợ bằng USD với dư nợ vay tại cuối Q2/2023 ở mức 151,8 triệu USD, tương đương 3.554 tỷ đòng với lãi suất thả nổi theo LIBOR cộng với biên độ. Mặc dù tỷ trọng vay dài hạn lớn chiếm 80% tổng nợ vay PVD sẽ chịu ít áp lực về dòng tiền trong ngắn hạn. Tuy nhiên, việc đánh giá lại khoản vay cũng sẽ khiến công ty ghi nhận lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh. USD cứ tăng 1% PVD lại lỗ tỷ giá 35 tỷ đồng.

Giá thị trường của hầu hết các doanh nghiệp dầu khí & phân bón đã gần đạt giá mục tiêu cho kết quả kinh doanh năm 2023. ACBS đang xem xét và cập nhật lại triển vọng kinh doanh giai đoạn 2024-2026 và định giá với tầm nhìn tới cuối năm 2024.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, chứng khoán là một kênh có tỷ suất lợi nhuận khá vượt trội khi tăng trưởng 12% tính theo VN-Index. Với thêm nhiều yếu tố hỗ trợ, thị trường chứng khoán dự báo sẽ là một kênh đầu tư thu hút dòng tiền trong nửa cuối năm nay.

Chứng khoán được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn

Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 19/6/2023. Theo đó, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các TCTD giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức 3,5%/năm xuống 3,0%/năm;… Đây là yếu tố hỗ trợ tốt cho nền kinh tế, chuẩn bị giai đoạn phục hồi.

Các dữ liệu quá khứ cho thấy, khi tỷ suất thu nhập trên giá (E/P) cao hơn lãi suất huy động cho thấy kênh chứng khoán hấp dẫn hơn so với kênh tiền gửi và thị trường sẽ có sự tăng điểm trong giai đoạn sau đó. Việc lãi suất huy động giảm giúp dòng tiền thanh khoản tại kênh chứng khoán có cải thiện và giúp dẫn dắt đà tăng của thị trường.

Thêm vào đó, Chính phủ đã có thêm nhiều chính sách hỗ trợ nền kinh tế, do đó, kỳ vọng kết quả kinh doanh các doanh nghiệp trên sàn sẽ tích cực hơn trong quý 2/2023 cũng như dần tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm.

Các mã cổ phiếu tiềm năng của nhóm Dầu khí

Với nhóm cổ phiếu Dầu khí, trong năm 2023, triển vọng được nhận định đến từ các yếu tố như: Dự án mỏ khí Lô B kỳ vọng sẽ nhận được FID trong năm nay; thị trường khoan Châu Á tiếp đà tích cực, với tháng thứ 5 liên tiếp cước thuê giàn khoan tại khu vực này giữ mức trên 100.000 USD/ngày, mức cao nhất trong hơn 2 năm; các doanh nghiệp Dầu khí tiếp tục ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh tích cực trong bối cảnh giá dầu thô thế giới neo ở mức cao, quanh 70 - 80 USD/thùng.

Các mã cổ phiếu được đánh giá nhiều tiềm năng để nắm giữ trong nhóm Dầu khí như: PVS, PVD, GAS, POW, BSR,…

Với việc duy trì kết quả sản xuất kinh doanh tích cực, cùng nhiều yếu tố hỗ trợ triển vọng tăng trưởng thời gian tới nhóm cổ phiếu Dầu khí được đánh giá khả quan trên thị trường

POW: Kết quả kinh doanh quý 1/2023 tiếp tục khả quan nhờ sản lượng điện tại các nhà máy nhiệt điện khí lớn có sự phục hồi và giá bán điện tăng cao.

Nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 1 chưa thể vận hành tối đa tổ máy. Dự kiến, cuối tháng 7/2023, tổ máy số 1 sẽ hoàn thành công tác sửa chữa và tháng 8/2023 sẽ quay trở lại chạy thử nghiệm thu. POW cũng tiếp tục công tác giám định, thỏa thuận với bảo hiểm PVI về hoạt động bồi thường liên quan đến sự cố tại NMĐ Vũng Áng 1. Trong năm 2021, POW đã đạt được thoả thuận và nhận tạm ứng lần đầu tiên với số tiền 15 triệu USD. Hiện nay, POW vẫn đang tiếp tục làm việc với các đơn vị có liên quan để tiến hành thanh toán lần thứ 2. Bên cạnh đó, POW sẽ tập trung nguồn lực để phát triển dự án NMĐ Nhơn Trạch 3&4, với mục tiêu đưa Nhơn Trạch 3 đi vào vận hành vào tháng 11/2024, Nhiệt điện Nhơn Trạch 4 đi vào vận hành vào tháng 5/2025. Kế hoạch tăng vốn điều lệ đã được HĐQT PV Power thông qua chủ trương. Theo đó, POW có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 23.418 tỷ đồng lên mức 30.000 tỷ đồng.

Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT hiện duy trì khuyến nghị khả quan với POW với giá mục tiêu thấp hơn 17.800 đồng/cổ phiếu, với đánh giá POW hiện đang được giao dịch ở mức P/B 1,0x, thấp hơn so với trung bình ngành; đây là thời điểm thích hợp để tích lũy cổ phiếu của một doanh nghiệp điện khí hàng đầu, hưởng lợi từ quan điểm phát triển nguồn điện dài hạn của Chính phủ.

PVS: Được đánh giá sẽ hưởng lợi từ Quy hoạch điện VIII với vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực xây lắp các công trình dầu khí ngoài khơi tại Việt Nam. Theo đó, Quy hoạch điện VIII nêu bật ưu tiên phát triển các dự án mỏ khí lớn trong nước để cung cấp khí sản xuất điện như Lô B – Ô Môn và phát triển điện gió ngoài khơi trong cả ngắn và dài hạn. Điện gió sẽ trở thành trọng tâm phát triển chính trong cả ngắn và dài hạn. Trong đó, 6.000MW điện gió ngoài khơi đầu tiên dự kiến được đưa vào vận hành từ năm 2030, trước khi đạt tốc độ tăng trưởng kép 15% trong giai đoạn 2030-2050, chiếm 16% tổng công suất hệ thống năm 2050. Mới đây, PVS vừa ký hợp đồng chế tạo và cung cấp 33 chân đế cho dự án điện gió của Orsted tại Đài Loan (Trung Quốc).

GAS: Là lựa chọn đầu tư tốt trong dài hạn nhờ vào: Vị trí quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình chuyển dịch sang điện khí LNG tại Việt Nam trong dài hạn với nhiều dự án cơ sở hạ tầng năng lượng (các kho cảng LNG) đã và đang được triển khai; Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ từ chuỗi dự án Lô B – Ô Môn và vị thế tài chính vững mạnh với số dư tiền mặt ròng là 30.800 tỷ đồng và tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu là -47,7% vào cuối quý 1 năm 2023. Theo VNDIRECT, GAS hiện được giao dịch ở mức định giá tương đối hấp dẫn với P/E trượt là 12,0 lần, thấp hơn đáng kể so với P/E trung bình 5 năm là 18 lần trong bối cảnh giá dầu dự kiến sẽ duy trì mức cao trong hai năm tới (quanh 80 USD/thùng trong năm 2023-2024).

PVD: Năm 2023, PVD đặt mục tiêu doanh thu đạt 5.400 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 100 tỷ đồng trong năm 2023. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo PVD cho biết cố gắng hướng đến lãi 200 tỷ đồng (gấp đôi kế hoạch). Trong quý I, PVD đạt 1.227 tỷ đồng doanh thu và 52 tỷ đồng lợi nhuận.

Các giàn I, II, III, V, VI sẽ có thời gian hoạt động liên tục trong năm 2023. Giàn 11 có kế hoạch làm việc đến hết tháng 9. PVD đang đàm phán với các đối tác để có thể hoạt động đến hết năm 2023. Theo Ban lãnh đạo PVD, chiến dịch khoan trong nước diễn ra nhỏ lẻ, chủ yếu từ tháng 3 - tháng 10. Dự kiến trong năm 2024, các chương trình khoan dài hạn sẽ được thực hiện.

BSR: Công ty gần hoàn thành kế hoạch năm dù lợi nhuận quý 1 giảm mạnh, tổng doanh thu thuần quý 1/2023 của BSR đạt gần 34.066 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,1% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế trong kỳ đạt 1.621 tỷ đồng, giảm mạnh 30% so với cùng kỳ tuy nhiên với mục tiêu doanh thu năm 2023 đạt 95.645 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức 1.630 tỷ đồng, chỉ trong quý đầu năm, công ty đã hoàn thành 99,45% kế hoạch lợi nhuận năm 2023.

Crack spread dự kiến sẽ tiếp tục được neo cao trong năm 2023, trong quý 1/2023, crack spread xăng tại khu vực châu Á đạt mức trung bình khoảng 16-17 USD/thùng tương ứng với mức cùng kỳ năm 2022. Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) nhận định crack spread xăng cả năm 2023 tại khu vực châu Á sẽ nằm trong vùng trung bình khoản từ 12 – 14 USD/thùng (thấp hơn 30% so với mức đỉnh cao trong năm 2022 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức nền trong lịch sử). Dự án NCMR NMLD Dung Quất được Chính phủ chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Dự án sẽ giúp BSR giữ vững và duy trì năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng năng lực sản xuất sản phẩm xăng dầu trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, trong ngắn hạn, việc chuyển niêm yết sang HOSE được kỳ vọng sẽ là động lực tăng giá tiềm năng cho BSR. BSR đặt mục tiêu chuyển sàn trong quý 3/2023.

Nhìn chung, kết quả SXKD của các doanh nghiệp Dầu khí trong thời gian qua vẫn duy trì khả quan, tình hình tài chính lành mạnh, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Đó là yếu tố thu hút dòng tiền, khi dòng tiền đầu cơ trên thị trường đã thanh lọc và hướng tới những mã cổ phiếu bluechips với vị thế đầu ngành và nền tảng tài chính tốt để tìm kiếm khả năng sinh lời tốt.

Chủ đề