Danh sách các tướng lĩnh quê Hải Dương

VietnamFinance giới thiệu danh sách 23 tướng lĩnh Quân đội được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

1. Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông sinh năm 1957, quê Phú Thọ. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII và XIII.

2. Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông sinh năm 1960, quê Thái Nguyên. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, thuộc trường hợp tái cử đặc biệt Trung ương Đảng khóa XIII.

3. Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam. Ông sinh năm 1962, quê Tiền Giang. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, tái cử khóa XIII.

4. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông sinh năm 1966, quê Hà Nam. Ông là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên chính thức khóa XII, tái cử khóa XIII.

5. Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng,  Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam. Ông sinh năm 1961, quê Quảng Ngãi. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, tái cử khóa XIII.

6. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng,  Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông sinh năm 1961, quê Hưng Yên. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, tái cử khóa XIII.

7. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng,  Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông sinh năm 1961, quê Hà Nội. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, tái cử khóa XIII.

8. Phó Đô đốc Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương,Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông sinh năm 1967, quê Bình Định. Ông là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên chính thức khóa XII và tái cử khóa XIII. 

9. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông sinh năm 1963, quê Quảng Bình. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, tái cử khóa XIII.

10. Trung tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông sinh năm 1961, quê Nam Định. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, tái cử khóa XIII.

11. Trung tướng Trần Việt Khoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Giám đốc Học viện Quốc phòng. Ông sinh năm 1965, quê Vĩnh Phúc. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, tái cử khóa XIII.

12. Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 4. Ông sinh năm 1967, quê Hoài Đức, Hà Nội. Ông lần đầu trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

13. Trung tướng Thái Đại Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 5. Ông sinh năm 1966, quê Đà Nẵng. Ông lần đầu trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

14. Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 1. Ông sinh năm 1969, quê Hưng Yên. Ông lần đầu trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

15. Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Chính ủy Quân khu 2. Ông sinh năm 1966, quê Hải Dương. Ông lần đầu trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 

16. Trung tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. Ông sinh năm 1965, quê Bến Tre. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

17. Trung tướng Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Ông sinh năm 1967, quê Mỹ Đức, Hà Nội. Ông Minh lần đầu trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

18. Chuẩn Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Ông sinh năm 1970, quê Hà Nam, ông Nghiêm cũng lần đầu trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

19. Thiếu tướng Nguyễn Quang Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 3. Ông sinh năm 1968, quê Nam Định, ông lần đầu trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

20. Thiếu tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Ông sinh năm 1967, quê Quảng Ninh. Ông lần đầu trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

21. Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7. Ông sinh năm 1970, quê Bình Dương. Ông lần đầu trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

22. Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Chính ủy Quân khu 9. Ông sinh năm 1967, quê Bến Tre, ông lần đầu trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

23. Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiền, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân. Ông sinh năm 1967, quê Thái Bình, ông lần đầu trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam là những sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam mang quân hàm cấp tướng [1].

Đại tướng:
Thượng tướng:
Trung tướng:
Thiếu tướng:

Lịch sử hình thànhSửa đổi

Tướng lĩnh đầu tiênSửa đổi

Cấp bậc tướng lĩnh hiện đại của Việt Nam được thành lập theo Sắc lệnh số 33/SL ngày 22 tháng 3 năm 1946. Theo đó, cấp bậc Tướng gồm 3 cấp từ thấp đến cao là Thiếu tướng, Trung tướng và Đại tướng. Quy định về chức vụ và cấp hiệu của tướng lĩnh cũng được ghi chi tiết trong Sắc lệnh này.

Cấp hiệu Cấp bậc Mô tả
Thiếu tướng Trong Quân đội Quốc gia Việt Nam (1946-1958), Thiếu tướng thường đảm nhiệm các vị trí chỉ huy gồm Sư đoàn trưởng hoặc Liên đoàn phó.
Trung tướng Trong Quân đội Quốc gia Việt Nam (1946-1958), Trung tướng thường đảm nhiệm các vị trí chỉ huy gồm Liên đoàn trưởng hoặc Tập đoàn phó.
Đại tướng Trong Quân đội Quốc gia Việt Nam (1946-1958), Đại tướng thường đảm nhiệm vị trí Tập đoàn trưởng.

Trên thực tế, trừ một số sĩ quan sơ và trung cấp làm công tác ngoại giao, hệ thống quân hàm không được áp dụng. Đối với cấp tướng, một ngoại lệ là trường hợp tướng Lê Thiết Hùng, Tổng chỉ huy Quân đội Tiếp phóng Việt Nam, với cấp bậc Thiếu tướng, được ghi nhận qua Sắc lệnh số 185/SL ngày 24 tháng 9 năm 1946.[2]

Một số tài liệu còn ghi chép, trước đó, ngày 5 tháng 8 năm 1948, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từng có quyết định truy phong cấp Thiếu tướng cho Dương Văn Dương, Khu bộ phó Khu 7, đã hy sinh ngày 20 tháng 2 năm 1946 tại chiến trường Nam Bộ.[3]

Phong hàm tướng lần đầu tiênSửa đổi

Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam
Phùng Chí Kiên
Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, phụ trách quân sự

Ngày 23 tháng 9 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 89/SL truy phong cấp tướng cho đồng chí Phùng Chí Kiên (hy sinh năm 1941), nhưng không ghi rõ bậc. Đây là sắc lệnh phong tướng đầu tiên của Nhà nước ta.[4]

Trong những năm sau đó, do hệ thống quân hàm vẫn chưa được áp dụng, nên vẫn không có chỉ huy cao cấp nào được phong quân hàm cấp tướng trong lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam (tức Quân đội nhân dân Việt Nam từ sau năm 1950), kể cả Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam Võ Nguyên Giáp.

Mãi đến ngày 20 tháng 1 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký liên tiếp 3 sắc lệnh phong cấp tướng cho 5 chỉ huy và 3 cán bộ chính trị quân sự cao cấp, gồm Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ Võ Nguyên Giáp (cấp Đại tướng), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái, Khu trưởng Chiến khu 1 Chu Văn Tấn, Khu trưởng Chiến khu 2 Hoàng Sâm, Khu trưởng Chiến khu 4 Nguyễn Sơn, Trưởng phòng kiểm tra Cán bộ Trần Tử Bình, Cục trưởng Chính trị Văn Tiến Dũng, Chính trị ủy viên Chiến khu 2 Lê Hiến Mai (đều cấp Thiếu tướng).[5] Ngày 25 tháng 1, ông ký thêm 2 sắc lệnh nữa để phong cấp tướng cho Khu trưởng Chiến khu 7 Nguyễn Bình (cấp Trung tướng) và Cục trưởng Quân giới Trần Đại Nghĩa (cấp Thiếu tướng).[6] Ngày 28 tháng 5 năm 1948, lễ phong tướng đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức tại Việt Bắc, phong cấp cho 8 tướng lĩnh. Riêng Thiếu tướng Nguyễn Sơn đang ở Khu 4 không tham dự, mà được phái viên Phạm Ngọc Thạch thay mặt Chủ tịch nước trao tặng sau đó ít lâu. Nếu tính luôn tướng Lê Thiết Hùng (được chính thức hóa cấp bậc Thiếu tướng ngày 7 tháng 7 năm 1948)[7], khi đó Việt Nam có tổng cộng 12 sĩ quan cấp tướng.

Tướng chiến trường và tướng ngoại giaoSửa đổi

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thêm 2 quân nhân được thăng lên cấp Thiếu tướng là Đại tá Vương Thừa Vũ, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308,[8] và Đại tá Phan Trọng Tuệ, Quyền Trưởng đoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương.[9]

Cải tổSửa đổi

Sau khi nắm quyền kiểm soát miền Bắc, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tăng cường cải tổ Quân đội Nhân dân Việt Nam theo hướng chính quy hiện đại. Theo Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1958, cấp tướng lĩnh gồm 4 cấp, từ thấp đến cao là Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng và Đại tướng.[10] Cấp bậc Thượng tướng lần đầu tiên được quy định là cấp bậc giữa Đại tướng và Trung tướng (trước đó 2 cấp bậc này liền kề nhau). Nghị định 307-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1958 quy định bổ sung về cấp hiệu mới, theo đó, quân hàm tướng lĩnh có nền vàng và số lượng từ 1 đến 4 ngôi sao vàng theo cấp bậc (trước đó, cấp hiệu tướng lĩnh có nền đỏ, có từ 1 đến 3 ngôi sao vàng).

Ngày 22 tháng 12 năm 1958, Lễ trao quân hàm cho cán bộ cấp cao toàn quân lần đầu tiên được tổ chức tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội). Hầu hết các sĩ quan được phong hàm đợt này ở cấp Đại tá và Thượng tá. Các tướng lĩnh được trao quân hàm đều là chính thức hóa cấp bậc từ trước. Bấy giờ, 2 tướng lĩnh đầu tiên là Trung tướng Nguyễn Bình đã hy sinh và Thiếu tướng Nguyễn Sơn đã qua đời vì bệnh. Mãi đến ngày 31 tháng 8 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 036/SL, thăng phong quân hàm cho 16 cán bộ cao cấp công tác trong quân đội, gồm 1 Đại tướng (Nguyễn Chí Thanh), 2 Thượng tướng (Văn Tiến Dũng, Chu Văn Tấn), 4 Trung tướng (Nguyễn Văn Vịnh, Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà, Song Hào) và 9 Thiếu tướng (Trần Văn Quang, Lê Quang Đạo, Nguyễn Thanh Bình, Trần Sâm, Bằng Giang, Nguyễn Trọng Vĩnh, Hoàng Minh Thảo, Lê Chưởng, Lê Quang Hòa).[11] Các tướng lĩnh mới thụ phong được trao quân hàm trong buổi lễ tổ chức 1 ngày sau đó, ngày 1 tháng 9 năm 1959. Tính đến hết thập niên 1950, gộp cả 12 tướng lĩnh còn sống thì đến thời điểm đó, Quân đội nhân dân Việt Nam có chưa đến 30 tướng lĩnh.

Cho đến tận năm 1974, dù biên chế quân đội liên tục mở rộng để phù hợp hoàn cảnh chiến tranh vừa củng cố miền Bắc vừa tăng viện cho miền Nam, nhưng số lượng tướng lĩnh được thăng phong thêm không nhiều, trong hầu hết thời gian chỉ xấp xỉ 30 người. Thiệt hai nhân sự cấp cao nhất trong giai đoạn này là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, qua đời vì bệnh tại Hà Nội giữ năm 1967.

Số lượng tướng lĩnhSửa đổi

Năm 2018Sửa đổi

Tính đến ngày 16 tháng 5 năm 2018, Quân đội nhân dân Việt Nam có 415 sĩ quan cấp tướng trong đó có 3 đại tướng, 18 thượng tướng, 81 trung tướng, 313 thiếu tướng.[12]

Theo Biên chế năm 2014[13]Sửa đổi

Tháng 12 năm 2014 quân đội có 489 sĩ quan cấp tướng, so với ngày 30 tháng 4 năm 1975, với số tướng là 36, đã tăng gấp 13 lần, mặc dù theo Luật sĩ quan QĐND Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam được phép có tối đa là 480 sĩ quan cấp tướng.[14]

Thực tế đang công tácSửa đổi

Đã nghỉ hưu hoặc đã mấtSửa đổi

Danh sách Chức vụ được phong tướngSửa đổi

Thông tin thêmSửa đổi

Nữ tướngSửa đổi

Tới nay đã có 6 phụ nữ được phong tướng trong Quân đội nhân dân Việt Nam:

  1. Nguyễn Thị Định, nữ tướng đầu tiên
  2. Nguyễn Hồng Giang, thụ phong Thiếu tướng năm 2007, nguyên Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  3. Lê Thu Hà, thụ phong Thiếu tướng năm 2009, Trung tướng năm 2014, Chính ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  4. Hồ Thủy (thụ phong tháng 12 năm 2011), Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng
  5. Nguyễn Thị Thanh Hà, thụ phong Thiếu tướng năm 2013, Chính ủy Viện Y học Cổ truyền Quân đội
  6. Bùi Thị Lan Phương, thụ phong Thiếu tướng năm 2020, Ủy viên Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương.

Xem thêmSửa đổi

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Công báo /Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 về Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
  2. ^ Sắc lệnh số 185/SL ngày 24 tháng 9 năm 1946
  3. ^ Nguyễn Hữu Vị (20 tháng 8 năm 2007). “Dương Văn Dương: vị thiếu tướng quân đội đầu tiên ở Nam bộ (tt và hết)”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ “Tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phùng Chí Kiên”.
  5. ^ Các Sắc lệnh số 110, 111, 112 ngày 20 tháng 1 năm 1948
  6. ^ Các Sắc lệnh số 115, 117 ngày 25 tháng 1 năm 1948
  7. ^ Sắc lệnh số 203-SL, ngày 7 tháng 7 năm 1948.
  8. ^ Sắc lệnh 217-SL ngày 28 tháng 9 năm 1954
  9. ^ Sắc lệnh 243-SL ngày 3 tháng 11 năm 1955
  10. ^ Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1958
  11. ^ Sắc lệnh số 036/SL ngày 31 tháng 8 năm 1959
  12. ^ Thu Hằng (16 tháng 5 năm 2018). “Giám đốc công an khó lên thứ trưởng vì không được phong hàm tướng”. VietNamNet. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2018.
  13. ^ a b “Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2014 (sửa đổi)”.
  14. ^ “Việt Nam - Bao nhiêu tướng là vừa?”. BBC Vietnamese. Truy cập 25 tháng 12 năm 2014.

Tham khảoSửa đổi

Học Tốt Sách Top List Danh sách