Dấu hiệu bị cận thị ở người lớn

Bất kỳ ai cũng có thể bị cận thị và ở bất kỳ độ tuổi nào. Những biểu hiện cận thị rất đa dạng và chỉ có thể nhận biết dễ dàng khi có những dấu hiệu suy giảm thị lực rõ rệt. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn có biện pháp khắc phục phù hợp, giúp ngăn ngừa cận thị tiến triển xấu. 

Dấu hiệu bị cận thị ở người lớn
Các dấu hiệu của tật cận thị.

1. Biểu hiện của tật cận thị 

Cận thị là tật nhìn gần, người bị cận thị với độ càng cao thì khả năng nhìn xa càng giảm đi. Bệnh khi vừa mới bắt đầu sẽ khó nhận biết, bạn có thể nhận thấy một số biểu hiện cận thị thường gặp ở mọi độ tuổi như sau: 

1.1 Tầm nhìn giảm

Người bị cận chỉ nhìn rõ vật, hình ảnh ở gần, khi nhìn xa bị mờ, hình ảnh bị nhòe, không nhìn rõ chính xác các chi tiết. Tầm nhìn giảm cho nên bạn có thể đọc sách, dùng điện thoại, xem báo bình thường nhưng khi nhìn vật ở xa, xem tivi lại thấy hình ảnh bị mờ, nhòe, không thấy rõ nét. 

Dấu hiệu bị cận thị ở người lớn
So sánh tầm nhìn của mắt bình thường (bên trái) và mắt cận (bên phải).

1.2 Thị lực ban đêm giảm

Mắt cận thị làm giảm khả năng thích ứng của mắt với các thay đổi của môi trường sáng - tối. Do đó bạn sẽ thấy thị lực yếu đi ngay khi trời vừa chạng vạng tối, bạn sẽ gặp khó khăn khi tìm đồ đạc trong phòng tối, nơi ánh sáng yếu, rạp phim và gặp khó khăn khi lái xe. 

1.3 Mắt bị khô, mỏi

Mắt cận yếu hơn bình thường, khả năng điều tiết cũng kém hơn nhưng để có thể nhìn hình ảnh rõ nét hơn mắt phải làm việc nhiều, tập trung và căng ra hơn nên rất dễ khiến mắt quá tải gây khô, mỏi mắt. 

1.4 Dụi mắt, chảy nước mắt thường xuyên

Mắt mờ, nhìn hình ảnh không rõ nét gây cảm giác khó chịu cho mắt, khi nhìn lâu, tập trung hơn khiến mắt mỏi mệt, khô mắt nên thường dùng tay để dụi mắt, chảy nước mắt sống nhằm khiến mắt dễ chịu hơn, giảm tình trạng mỏi mắt.

Dấu hiệu bị cận thị ở người lớn
Dụi mắt thường xuyên giúp mắt thấy dễ chịu hơn. 

1.5 Nhức đầu

Người bị cận khiến tín hiệu hình ảnh không thể truyền thụ đến não một cách đầy đủ và chính xác nên não bộ phải luôn phải căng thẳng hơn để phân tích hình ảnh rõ nét nhất. Do đó khi cố gắng nhìn vào một vật ở xa, tập trung lâu khi nhìn khiến mắt mỏi mệt gây cảm giác đau, nhức đầu. 

1.6 Thường xuyên nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn

Nheo mắt, nghiêng đầu là hành động vô thức khi bạn tập trung nhìn vào vật gì đó để có thể nhìn rõ hơn. Khi nheo mắt giúp điều chỉnh lại đường kính của trục nhãn cầu giúp bạn nhìn rõ nét hơn nên thường nheo mắt để có thể nhìn tốt hơn.

1.7 Mắt nhạy cảm với ánh sáng

Mắt nhạy cảm hơn với nguồn sáng nên khi ở trong nơi có ánh mạnh mắt bạn sẽ thấy nhức mắt, chảy nước mắt, nheo mắt, che mắt lại. Mắt sợ nguồn sáng mặt trời, ánh sáng mạnh, đến ánh sáng điện thoại, máy tính cũng chỉnh về mức thấp hơn bình thường. Trường hợp nặng có thể cảm thấy đau đầu và buồn nôn khi nhìn vào nguồn sáng. 

Dấu hiệu bị cận thị ở người lớn
Nheo mắt, dùng tay che mắt khi ở nơi ánh sáng mạnh. 

2. Cách nhận biết triệu chứng bị cận thị

Biểu hiện của cận thị ở mọi độ tuổi là như nhau nhưng cách thể hiện thông qua những thói quen, sinh hoạt thường ngày ở người lớn và trẻ em lại không giống nhau, cụ thể như sau: 

2.1 Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em

Ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi không thể tự nhận biết được các biểu hiện cận thị. Do đó phụ huynh cần quan sát kỹ trẻ để sớm nhận biết các dấu hiệu bất thường như:

  • Trẻ áp sát mắt vào sách vở, thiết bị điện tử: Cần đưa sách gần hơn 2 - 3 lần bình thường trẻ mới có thể nhìn rõ. 
  • Thường xuyên dụi mắt: Xảy ra khi mắt tập trung nhìn lâu gây khó chịu, dụi mắt khiến trẻ thấy thoải mái hơn.
  • Lạc chỗ khi đọc: Trẻ bị cận nhìn không rõ mặt chữ không thể xác định chính xác vị trí cần đọc nếu không dùng ngón tay để hướng dẫn mắt.
  • Nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn xa: Nheo mắt giúp trẻ tập trung tầm nhìn tốt hơn. 
  • Kết quả học tập giảm sút: Trên lớp trẻ ngồi ở xa không nhìn rõ các chữ trên bảng làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. 
  • Trẻ bị nhức đầu hoặc chảy nước mắt khi học bài, dùng máy tính lâu: Do mắt cận yếu phải điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ khiến mắt mỏi và chảy nước mắt. 
  • Sợ ánh sáng và nheo mắt thường xuyên: Khi ra ngoài trời trẻ thường dùng tay che mắt, nheo mắt lại.
Dấu hiệu bị cận thị ở người lớn
Trẻ bị cận dụi mắt thường xuyên hơn. 

2.2 Dấu hiệu cận thị ở người lớn 

Đối với người lớn bạn có thể dễ dàng tự nhận biết được những thay đổi về thị lực của bản thân như: 

  • Đọc sách, làm việc luôn để ở gần mới có thể nhìn rõ. 
  • Xem tivi, sử dụng thiết bị điện tử cũng ngồi ở khoảng cách gần hơn 2 - 3 lần bình thường.
  • Gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm do tầm nhìn giảm nhiều so với ban ngày.
  • Mắt dễ bị mỏi, khô, chảy nước mắt khi dùng thiết bị điện tử hay đọc sách lâu. 
  • Nheo mắt khi ra ngoài trời do mắt nhạy cảm với ánh sáng.  
Dấu hiệu bị cận thị ở người lớn
Sử dụng máy tính ở khoảng cách gần hơn bình thường. 

Không phải trường hợp bị cận thị nào cũng có hết tất cả các dấu hiệu trên đây. Một số trường hợp có dấu hiệu suy giảm thị lực rõ ràng, một số khác có những biểu hiện khó nhận biết. Cách tốt nhất là nên định kỳ kiểm tra mắt 6 tháng /lần để phát hiện bệnh kịp thời và có hướng khắc phục tốt nhất tránh để cận thị tiến triển nặng. 

Trên đây đã trình bày chi tiết những biểu hiện cận thị giúp bạn có thể dễ dàng nhận ra các thay đổi về thị lực của bản thân và người nhà. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này với người thân, bạn bè để cùng nhau phòng ngừa, chăm sóc và bảo vệ mắt tốt nhất. 

Cận thị là tình trạng bạn có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng các vật ở xa lại bị mờ. Cận thị có thể phát triển từ từ hoặc có thể diễn tiến nhanh trong một số trường hợp. Các dấu hiệu bị cận thị (cận thị) là một số triệu chứng dễ nhận biết nhất trong số các bệnh về mắt thường gặp ở người lớn và tăng nhanh ở trẻ em. Những người cận thị có thể nhìn thấy các vật ở gần tương đối rõ ràng, nhưng gặp khó khăn để nhìn những vật ở xa hơn.

Dấu hiệu bị cận thị ở người lớn
Cận thị thường bắt đầu từ trẻ em ở độ tuổi rất nhỏ và điều quan trọng là phải được chẩn đoán càng sớm càng tốt.

Các triệu chứng thường gặp cận thị

  • Nhìn mờ khi nhìn các vật ở xa hơn
  • Nheo mắt để nhìn rõ
  • Mỏi mắt
  • Nhức đầu (do mỏi mắt)
  • Đôi mắt mệt mỏi
  • Khó khăn khi lái xe
  • Mắt bạn cảm thấy căng thẳng mọi lúc.
  • Mệt mỏi mắt khi bạn đang cố gắng nhìn xa hơn vài bước chân
  • Căng thẳng mắt khi tập trung vào các vật thể ở xa

Cận thị là một vấn đề ngày càng phổ biến. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), hơn 4 trong số 10 người bị cận thị.

Các triệu chứng cận thị ở trẻ em

Cận thị thường bắt đầu từ trẻ em ở độ tuổi rất nhỏ và điều quan trọng là phải được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Dấu hiệu bị cận ngoài kính đeo mắt, bác sĩ nhãn khoa có thể đề xuất kế hoạch điều trị để giảm thiểu nguy cơ cận thị cao sau này.

Dấu hiệu bị cận thị ở người lớn

Trẻ em có thể khó nhận ra có điều gì đó không ổn với thị lực của mình, vì vậy các triệu chứng cận thị ở trẻ em hơi khác so với các triệu chứng ở người lớn.

Cha mẹ nên lưu ý các triệu chứng cận thị như:

  • Chớp mắt quá nhiều
  • Dụi mắt
  • Thường xuyên nheo mắt
  • Ngồi gần các đồ vật như màn hình TV hoặc bảng lớp học
  • Ít nhận biết (hoặc hoàn toàn không nhận biết) về các vật thể ở xa

Trẻ em bị cận thị nên khám mắt thường xuyên để giúp duy trì thị lực khỏe mạnh trong những năm học. Cận thị thường ổn định vào khoảng trước 20 tuổi, nhưng nó có thể tiếp tục tiến triển ở tuổi trưởng thành sớm dấu hiệu bị cận.

Biến chứng nguy hiểm của cận thị

Cận thị có thể dẫn đến hiệu quả học tập, thể thao hoặc công việc kém.

Cận thị nặng có nguy cơ mắc các vấn đề về thị lực nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Bong võng mạc
  • Thoái hóa điểm vàng
  • Đục thủy tinh thể sớm
  • Bệnh tăng nhãn áp

Dấu hiệu bị cận thị ở người lớn

Các cách để ngăn ngừa tật cận thị

Dưới đây là một số cách đơn giản bạn có thể giúp con mình phòng ngừa hoặc hạn chế mắc tật cận thị:

  1. Dành thời gian ở ngoài trời! Tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời cho thấy hứa hẹn làm giảm nguy cơ cận thị.
  2. Giảm hoặc bỏ đọc trong điều kiện ánh sáng mờ.
  3. Cách tốt nhất để ngăn ngừa cận thị là phát hiện sớm.
  4. Có thể ngăn ngừa cận thị bằng cách sử dụng kính ‘cộng lực’.
  5. Sử dụng kính đọc sách theo quy định trong thời gian sử dụng màn hình kéo dài sẽ làm thư giãn các cơ và do đó, có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa nguy cơ cận thị.
  6. Trong khi thực hiện một tác phẩm cận cảnh, hãy cố gắng giữ vật thể càng xa càng tốt.
  7. Giảm thời gian sử dụng màn hình và thực hiện một chế độ ăn uống giàu Vitamin A có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh cận thị của bạn.
  8. Ngoài kính, cận thị cũng có thể được điều chỉnh thông qua thấu kính và phẫu thuật mắt.

9.Các nghiên cứu hiện đã chỉ ra rằng kính áp tròng trị liệu mà trẻ em đeo thực sự có thể ngăn mắt chúng phát triển quá lâu và do đó ngăn ngừa cận thị!

Xem thêm: >> https://duocphamnonal.vn/su-that-ve-dau-hieu-bi-can-ban-can-phai-biet.html

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Dược phẩm NONAL

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà 41 Hiệp Nhất, Phường 4, Quận Tân Bình TPHCM

Liên lạc qua điện thoại:  0945226413

Liên lạc qua email: