Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bại não

Cùng tham khảo ngay bài viết sau đây và tìm câu trả lời thấu đáo nhất!

Nguyên nhân gây nên bệnh bại não ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh bại não ở trẻ nhỏ, trong đó có những nguyên nhân chính sau đây:

Nguyên nhân trước khi sinh

Do bị nhiễm trùng và các bệnh lý khác trong thời kì mẹ mang thai

Một số nhiễm trùng khi mẹ mang thai như bệnh Rubella, các loại virus xuất hiện trong 3 tháng đầu hoàn toàn có thể gây nên những tổn thương não cho bào thai và sau này nó sẽ thành bại não. Cùng với đó, các tình trạng khác như nhiễm trùng ối hay nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm độc thai nghén đều có thể gây nên tình trạng sinh non và là một nguy cơ vô cùng nguy hiểm của bệnh bại não về sau.

Tình trạng thiếu oxy não bào thai

Khi nhau thai rơi vào tình trạng suy thai hoặc bị bóc tách khỏi bào thai trước khi sinh sẽ gây nên tình trạng chảy máu. Tình trạng này có thể gây nên sự thiếu oxy cho bào thai.

Các bất thường bẩm sinh

Rất nhiều trẻ xuất hiện những cấu trúc thần kinh hoặc cũng có thể mắc các bệnh lý di truyền đều có khả năng bị tăng nguy cơ mắc bệnh bại não.

70% nguyên nhân gây bệnh bại não là trước khi sinh

Nguyên nhân trong quá trình sinh

Sinh non

Sinh non là tình trạng trẻ sinh ra trước 37 tuần tính từ ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt trước khi có thai. Với những trẻ sinh vào tuần thứ 28 và tuần 32 của thai kì thường có nguy cơ mắc bệnh bại não rất cao.

Quá trình chuyển dạ bé bị ngạt

Thiếu oxy hay còn gọi là ngạt trong quá trình chuyển dạ là một nguyên nhân rất phổ biến gây nên bệnh bại não.

Tình trạng sang chấn sản khoa

Với những trường hợp sinh khó phải sử dụng các công cụ hỗ trợ thường gây nên tình trạng sang chấn và dễ gây bại não về sau.

Nguyên nhân sau khi sinh

Các dấu hiệu trẻ bị bại não cũng có thể do những nguyên nhân sau sinh gây nên:

Bệnh xuất huyết não

Nguyên nhân không thể không nhắc tới đó chính là do trẻ nhỏ bị thiếu vitamin K. Bệnh lý này chủ yếu xuất hiện ở các nước đang phát triển và nếu như không điều trị tốt thì chắc chắn sẽ gây nên chứng bại não.

Tình trạng vàng da nhân

Nguyên nhân gây nên tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh là do lượng sắc tố billirubin được tạo ra bởi sự phá hủy hồng cầu và đồng thời do chức năng của gan vẫn chưa được hình thành hoàn thiện. Với những trường hợp bệnh nặng, sắc tố này sẽ tràn vào mạch máu và não gây nên tình trạng lắng đọng ở nhân nền não và làm tổn thương cấu trúc của thần kinh.

Dấu hiệu trẻ bị bại não như thế nào?

Chắc chắn, nếu bỏ túi những dấu hiệu trẻ bị bại não các bậc phụ huynh sẽ nhanh chóng nhận ra tình trạng của trẻ và có thể lên phương án điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu trẻ bị bại não trong giai đoạn sơ sinh

Trẻ quấy khóc, ăn kém, hay bị sặc sữa

Đối với trẻ sơ sinh, việc nhận biết các dấu hiệu trẻ bị bại não thường gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với trẻ trong độ tuổi này thường có các dấu hiệu chủ yếu sau đây:

  • Khả năng bú của trẻ kém, thường sẽ có dấu hiệu bị rụt hoặc lưỡi thè ra ngoài; cùng với đó là tình trạng sặc sữa thường xuyên xảy ra.

  • Có nhiều trẻ xuất hiện tình trạng đầu to bất thường, theo năm tháng kích thước của đầu cũng to dần lên và các khớp sọ bị giãn rộng. Khuôn mặt của trẻ tròn, mắt xếch và lưỡi to và dày hơn so với bình thường.

  • Một dấu hiệu trẻ bị bại não trong giai đoạn sơ sinh đó chính là lưng và cổ của trẻ mềm nhũn, các khớp rất yếu. Trẻ thường khó có thể giữ cân bằng, việc ngẩng đầu lên gặp nhiều khó khăn và rất chậm. Nếu như bé nằm ở một tư thế nhất định thì phải ngửa cổ, các cơ có xu hướng dễ bị co cứng cũng như chịu các kích thích.

  • Tâm lý trẻ thường rối loạn: Trẻ thường quấy khóc nhiều hơn so với những trẻ bình thường. Khi chịu những kích thích thường la hét, không nhạy bén và kém linh hoạt. Cha mẹ cần phải theo dõi dấu hiệu trẻ bị bại não này vì thường gây nên những nhầm lẫn về các loại bệnh lý khác.

  • Tứ chi trẻ không phát triển bình thường: Đa phần với những trẻ mắc bệnh bại não sẽ khó có thể cử động được bình thường, các khớp chân tay của trẻ co cứng hoặc cũng có thể mềm yếu. Bạn có thể cân nhắc bằng cách quan sát trẻ, tới tháng thứ 5 nếu như trẻ chưa thể cầm nắm đồ vật bình thường thì cần phải ngay lập tức cho trẻ thăm khám.

Các dấu hiệu khi trẻ lớn bị bại não

Trẻ bị bại não các vận động sẽ chậm hơn so với các trẻ khác

Các dấu hiệu trẻ bị bại não trong giai đoạn bé đã lớn sẽ dễ dàng nhận diện hơn, bạn có thể cân nhắc các dấu hiệu sau đây:

  • Dáng đi của bé thay đổi: Trẻ có xu hướng đi lệch và hai đầu gối có xu hướng chụm chặt vào nhau, các cơ bị co cứng. Trẻ thường đứng trên đầu ngón chân cũng như duỗi đứng hai bàn chân hoặc cũng có thể đi bằng hai mũi chân. Tư thế đi xiêu vẹo và rất dễ bị ngã.

  • Trẻ thường biết đi muộn hơn so với các bạn cùng trang lứa, dáng đi của trẻ lạch bạch và bàn chân thường phẳng.

  • Các vận động khác như: lẫy, ngồi, đứng cũng chậm hơn so với cá trẻ khác.

  • Nhận thức để phân biệt người lạ, quen cũng chậm là một dấu hiệu trẻ bị bại não bạn nên cân nhắc.

Các dấu hiệu trẻ bị bại não không quá khó để nhận biết nhưng cần phải có sự phát hiện sớm để có được hướng điều trị thích hợp. Ngày nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh bại não nhưng cấy ghép tế bào gốc chữa bại não đang là phương pháp mới, mang lại hiệu quả cao.

Diệu Linh

Bại não thể co cứng là một trong những tình trạng phổ biến và rất nguy hiểm ở trẻ em. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn để lại nhiều di chứng ở bé về sau. Chính vì vậy, bất kể bạn lại ai thì tốt nhất cũng nên tìm hiểu về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

1. Định nghĩa về bệnh bại não thể co cứng và nguyên nhân gây ra

Bại não ở thể co cứng là gì?

Trong khoảng 500.000 người bệnh bại não thì có đến 70 - 90% trường hợp là bại não thể co cứng trên toàn thế giới. Đây là một trong những rối loạn phát triển do sự tổn thương não bộ xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh vài năm. Trẻ khi gặp tình trạng bại não thể co cứng sẽ bị cản trở các chức năng vận động và có những biểu hiện đặc trưng như co giật, căng cơ hay cứng các khớp.

Bại não là căn bệnh thường gặp ở trẻ do những tổn thương não bộ

Tình trạng cơ cứng khi trẻ bị bại não có thể xảy ra ở phần trên hoặc phần dưới cơ thể, đôi khi là cả hai. Cũng có lúc tình trạng co cứng chỉ xuất hiện một bên hoặc cả hai bên của cơ thể.

Những nguyên nhân dẫn đến bại não thể co cứng

Hầu hết các trường hợp trẻ bị bại não ngay từ khi mới sinh ra, chỉ một số ít phát bệnh sau vài năm bởi các bệnh lý liên quan. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bại não ở thể co cứng của trẻ thường do:

  • Não bộ của thai nhi bị tổn thương do mẹ nhiễm virus cự bào, Rubella, Toxoplasmosis,... trong quá trình mang thai.

  • Trường hợp thai nhi bị tách khỏi thành tử cung của cơ thể mẹ trước khi được sinh ra dẫn đến thiếu khí não bào thai và gây bệnh.

  • Những em bé sinh non trước tuần thứ 37 hoặc bị ngạt khí lúc chuyển dạ hay sinh nở do bất cứ lý do nào cũng có khả năng cao bị bệnh bại não.

  • Mẹ mang thai có nhóm máu Rh có thể dẫn đến những vấn đề bất tương hợp với bào thai và gây ra tổn thương não bộ, từ đó hình thành nên thể bại não co cứng.

  • Bại não ở thể co cứng còn có thể do những dị tật đã hình thành sẵn trong cấu trúc thần kinh của trẻ (bẩm sinh).

  • Biến chứng của các vấn đề gây ảnh hưởng tới não bộ như viêm màng não, viêm não, chấn thương, u,... là lý do dẫn đến bệnh bại não thể co cứng ở trẻ sau khi sinh vài năm.

Trẻ sinh non trước tuần 37 có thể là lý do dẫn đến bại não

2. Triệu chứng khi trẻ bị bại não ở thể co cứng

Hầu hết những trẻ bị bại não đều có biểu hiện sớm những dấu hiệu còn mơ hồ, khó phát hiện. Một số em bé bại não thể co cứng khi sinh ra thường không khóc hoặc khóc yếu, khả năng vận động và sự phát triển của cơ thể sẽ chậm hơn so với trẻ bình thường.

Về mặt lâm sàng, bại não thể co cứng được chia thành 3 nhóm triệu chứng theo mức độ nặng nhẹ khác nhau như sau:

Bại não ở thể co cứng hai chi dưới

Co cứng hai chi dưới là mức độ nhẹ nhất của bại não, chiếm khoảng 25 - 35% tổng số các ca bệnh. Trẻ ở tình trạng này thường có những biểu hiện:

  • Việc vận động ở trẻ gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong di chuyển, phổ biến nhất là tình dáng đi có điểm chụm ở vị trí đầu gối.

  • Các cơ chân luôn trong tình trạng khép cứng.

Bại não co cứng nửa người

Có khoảng từ 35 - 40% trường hợp trẻ bại não thể co cứng nửa người. Khi đó, trẻ sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Một nửa người bên phải hoặc trái sẽ bị liệt.

  • Các chi dưới bị tê liệt sẽ khiến cho việc di chuyển, vận động chân của trẻ gặp nhiều khó khăn.

Bại não co cứng tứ chi

Tình trạng nặng nhất của bại não là co cứng tứ chi, chiếm khoảng 40 - 45% tổng số các ca bệnh với biểu hiện:

  • Hai chi trên, hai chi dưới và các cơ trục thân bị liệt.

  • Trẻ mất khả năng di chuyển với tình trạng tàn phế rất nặng.

  • Các chi có thể bị biến dạng.

  • Các cơ ở mặt bị ảnh hưởng, miệng hở, nước dãi chảy liên tục, hoạt động ăn uống gặp trở ngại hoặc không thể thực hiện giống như người bình thường.

Khả năng vận động của trẻ bị bại não sẽ gặp nhiều khó khăn

Ngoài những triệu chứng nói trên, trẻ bại não sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động bình thường khác như bú, ẵm hay tắm rửa. Các giác quan của trẻ cũng kém nhạy cảm, khả năng nghe, nhìn, giao tiếp và cả tính cách cũng có nhiều chuyển biến bất thường. Nhiều trẻ còn có thể bị động kinh, không thể tự kiểm soát hành vi, khả năng giữ thăng bằng kém,...

3. Điều trị bại não thể co cứng ở trẻ

Các triệu chứng bất thường về khả năng vận động của trẻ là dấu hiệu để phát hiện và có ý nghĩa hỗ trợ chẩn đoán ở giai đoạn sớm khi trẻ mới chào đời. Việc điều trị bại não ở trẻ tốn rất nhiều thời gian, chi phí và công sức. Do đó, cần phải có định hướng điều trị đúng và phù hợp với từng bệnh nhân để giảm chi phí và tránh các biến chứng trầm trọng hơn, kéo dài tuổi thọ cho trẻ.

Một trong những điều mà các bậc phụ huynh cần phải hiểu là trẻ sẽ không thể nào hoàn toàn giống như người bình thường. Những gia đình có con em bị bại não cần cố gắng hình thành khả năng tự lập ở mức cao nhất càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp ích cho sự phát triển và cuộc sống của trẻ về sau.

Hiện nay, hầu hết trẻ được chẩn đoán bại não thể co cứng sẽ được áp dụng biện pháp điều trị thông qua những bài tập phục hồi chức năng. Phương pháp này sẽ bao gồm vật lý trị liệu, thủy trị liệu, vận động trị liệu, âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu và giáo dục các kỹ năng cá nhân, xã hội. Đối với những trường hợp nặng, triệu chứng tê liệt nghiêm trọng hơn, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho chỉ định các loại thuốc đi kèm để hỗ trợ cho bé.

Các bài tập phục hồi chức năng sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn khi vận động

Không phải tất cả các trường hợp trẻ bị bại não ở thể co cứng cũng sẽ có phương pháp điều trị giống nhau mà tùy theo triệu chứng, mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình thích hợp. Trẻ cần được tiến hành kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe trước khi áp dụng bất cứ một phương pháp nào.

Qúa trình điều trị trẻ bị bại não thể co cứng cần tốn rất nhiều năm nên đòi hỏi các bậc cha mẹ hay người can thiệp hỗ trợ phải thật kiên nhẫn để đồng hành cùng bé. Hơn nữa, cơ sở y tế uy tín cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả điều trị nhanh hay chậm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa, hãy gọi đến số: 1900.56.56.56, các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ mọi vấn đề của bạn.

Video liên quan

Chủ đề