Dấu hiệu thiểu năng trí tuệ

(ĐHVO). Nhận biết sớm tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ sẽ giúp ba mẹ sớm tìm được phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả cho con mình.

Dấu hiệu thiểu năng trí tuệ

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Chậm phát triển trí tuệ  là tình trạng trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy chậm và thường không kiểm soát được các hành vi của mình cũng như chậm phát triển các kỹ năng giao tiếp, sinh hoạt, học tập,...so với bạn bè cùng trang lứa.

Chậm PTTT được chia làm 4 cấp: nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng.

- Chậm PTTT mức độ nhẹ: Trẻ có khả năng giao tiếp cơ bản bằng lời nói, đọc, viết chậm, không tự mình đưa ra được các quyết định,...

- Chậm PTTT mức độ trung bình: Trẻ gặp khó khăn khi phải tự mình chăm sóc hay tự lập, cần có sự can thiệp nhiều hơn từ gia đình, bác sĩ so với trẻ ở mức độ nhẹ, có thể đi học song cũng gặp nhiều khó khăn hơn,...

- Chậm PTTT mức độ nặng: trẻ chỉ có thể học một số kỹ năng sinh hoạt cá nhân cơ bản và giao tiếp cơ bản nhưng cần sự cố gắng và giám sát chặt chẽ từ gia đình, trẻ lúc này có nhận thức rất chậm, cần tác động lặp đi lặp lại trẻ mới có thể nhớ được,...

- Chậm PTTT mức độ rất nặng: Ở mức này, trẻ có thêm những tổn thương thần kinh, cần sự theo dõi, giúp đỡ thường xuyên từ gia đình, bác sĩ,...

Chậm PTTT khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tự chăm sóc bản thân, học tập, sở thích, chậm phát triển vận động so với tuổi, nhận thức kém,...ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ sau này. Chậm PTTT có thể do các yếu tố xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh gây tổn thương não ở trẻ. Tình trạng chậm PTTT ở trẻ có thể được nhận biết qua những biểu hiện sau:

Đối với trẻ sơ sinh khi bị chậm PTTT thường bú mẹ khó khăn, khả năng lẫy, ngồi, bò, đi của trẻ chậm hơn so với các em bé khác. Trẻ biết nói muộn, năng lực tập trung kém, không quan tâm đến những sự vật, sự việc xảy ra xung quanh mình cũng là những dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý.

Một số trẻ bị thiểu năng trí tuệ nhẹ lại không hay biểu hiện triệu chứng lúc nhỏ mà chỉ khi đi học các triệu chứng mới được bộc lộ rõ. Trẻ sẽ diễn đạt không rõ ràng những suy nghĩ, tình cảm, nhu cầu của bản thân, khả năng tiếp thu chậm về ngôn ngữ do đó sẽ đáp ứng chậm chạp hoặc không đáp ứng với điều người khác nói, với mọi việc diễn ra xung quanh. Khi học tập, trí nhớ bị hạn chế, thực hiện các hành động bình thường một cách khó khăn như nhai, ăn, sử dụng bàn tay để cầm nắm,... Trẻ chậm PTTT có thể thấy khó sử dụng kiến thức hoặc kỹ năng của mình trong những tình huống mới. Kỹ năng và cách cư xử có thể phải được dạy hoặc dạy lại ở mỗi nơi.

Ngoài ra rối loạn hành vi cũng là biểu hiện của trẻ khi bị chậm PTTT. Trẻ không kiểm soát được những hành động, có biểu hiện hiếu chiến, đập phá đồ vật, tự gây thương tích cho mình,....nhiều khi trẻ bị rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc lo lắng.

Khi nhận biết được các dấu hiệu trẻ bị chậm PTTT, cha mẹ cần tìm hiểu để có nhận thức đúng về trẻ, tìm ra hướng điều trị và chương trình giáo dục phù hợp cho con mình để trẻ có khả năng phục hồi tối đa và giảm đi những khó khăn mà trẻ chậm PTTT gặp phải.

Tranh thủ lúc cu Bơ ngủ, em lên mạng mò mẫm tìm đọc mấy bài kinh nghiệm và mẹo chăm con, tình cờ đọc được bài này hay quá, thấy giật mình vì quả thực toàn là những dấu hiệu rất nhỏ nhưng lại cảnh báo chứng phát triển chậm cực nguy hiểm ở trẻ.



Trước khi đọc, em nghĩ mình cũng giống đa phần các bà mẹ khác, thường không mấy để ý đến những biểu hiện nhỏ xíu này ở con, may mà sau khi kiểm tra thấy bé nhà em bình thường, không có triệu chứng nào cả.



Em chia sẻ lên đây để các mẹ cùng đọc và xem con có mắc dấu hiệu nào không còn kịp thời theo dõi và chữa trị sớm nhé.





1. Đầu



Phần dễ quan sát nhất đó là đầu của bé. Nếu đầu con to hoặc nhỏ bất bình thường, khả năng cao là con đã phát triển không bình thường.



Để đánh giá chính xác, mẹ nên dựa vào chỉ số chung (đối với trẻ em ở Châu Á) để so sánh con mình:


Từ khi sinh tới 3 tháng đầu: Bán kính quanh thóp là 35cm


4 tháng: Bán kính quanh thóp là 40cm



1 năm: Bán kính quanh thóp là 45cm


2 năm : Bán kính quanh thóp là 47cm






2. Mắt



Mắt của trẻ phát triển chậm sẽ cách nhau một khoảng quá gần hoặc quá xa, mắt lác hoặc tròng mắt không bình thường.



Nếu thấy mắt bé phản ứng chậm với ánh sáng như không chớp mắt khi thấy ánh sáng hoặc thấy vật tiến lại gần như phản xạ tự nhiên, đây chắc chắn là biểu hiện của trẻ chậm phát triển.



3. Mũi



Chỉ 3 ngày sau sinh là trẻ có thể nhận biết được mùi, đó là lý do bé phát hiện được mùi sữa ở vú mẹ. Tuy nhiên, với trẻ có vấn đề về não, bé sẽ không thể nhận biết được mùi và phản ứng với những mùi lạ.



Nếu thấy trẻ khó khăn trong việc tìm vú mẹ, hoặc không nhăn mũi, hắt xì khi tiếp xúc với mùi cay nồng, bạn nên quan sát kỹ trẻ hơn.


4. Tai



Tiếp đến, hãy quan sát kỹ phần tai của con xem vị trí tai có thấp hoặc cao hơn bất thường, vành sụn tai có phát triển bình thường hay không.


Bạn cũng cần quan sát khả năng nghe và phân biệt tiếng động của trẻ thông qua các hoạt động bên ngoài. Có thể quan sát trên cả hai bên tai và với các mức độ âm thanh cao thấp hoặc phức tạp khác nhau.



Nếu trẻ tỏ ra không phản ứng với âm thanh, như không giật mình bởi tiếng động lớn hoặc không phân biệt được tiếng động khác nhau rõ ràng hoặc phản xạ chậm, các mẹ nên quan sát thêm và cần đưa con đi khám sớm nhất có thể.



5. Miệng



Từ khẩu hình miệng, mẹ hãy kiểm tra xem con phát âm có tròn, rõ tiếng hay không. Hoặc thấy trẻ nhiều dớt dãi, miệng há hờ không khép hoặc không nhai thức ăn, ngậm quá lâu cũng là những biểu hiện của việc chậm phát triển.






6. Lưỡi



Bạn có thể quan sát xem lưỡi của bé có bị dài hay ngắn, có khó khăn trong việc nói hoặc diễn đạt hay không.



7. Chân, tay



Nếu cánh tay, cánh chân hai bên trẻ không đều nhau hoặc khoảng cách giữa các ngón tay không bình thường hay không đủ 5 ngón, các cơ vận động kém linh hoạt khiến trẻ khó khăn trong việc cầm nắm và di chuyển là những triệu chứng mà các mẹ cần hết sức lưu ý,



8. Da dẻ



Nếu màu da của trẻ có những dấu hiệu sau, các mẹ cần quan sát thật kỹ và đi khám ngay nếu triệu chứng không thuyên giảm nhé:



Có vết lang màu trắng trên diện rộng


Có nhiều hơn 6 vết chàm trên cơ thể


Dấu chàm trên cơ thể hình cây, cơ thể mềm không chắc khỏe



Da dẻ quá khô, hoặc ngứa , hay bị sưng tấy



Bố mẹ cần làm gì nếu phát hiện những triệu chứng trên ở trẻ?



Điều cần làm đầu tiên chính là đưa con đến cơ sở y tế tin tưởng gần nhất để kiểm tra. Nếu con đã được bác sĩ đánh giá là phát triển bình thường nhưng bạn vẫn còn cảm thấy lo lắng thì đừng ngần ngại đưa bé đi khám ở nơi khác.



Còn nếu con đã được chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ, thì dù ở mức độ nào đi chăng nữa, vai trò của bố mẹ luôn được đặt lên hàng đầu trong việc chữa trị:


- Chấp nhận thực tế và hỗ trợ con trong hành trình đầy gian lao. Hãy tin tưởng rằng con sẽ vượt qua được.



- Chơi với con nhiều hơn, hướng dẫn con từ những hoạt động đơn giản nhất, tăng độ khó với những hoạt động phức tạp hơn.



- Tránh việc con có thể khó tiếp thu một lúc, hãy chia nhỏ việc để con có thể từng bước tiếp thu.


- Khi con làm tốt, cha mẹ đừng quên khen ngợi và động viên, khuyến khích trẻ, kể cả việc nhỏ nhất.


- Gần gũi nói chuyện và chơi cùng con, có thể con không hiểu hết những điều cha mẹ nói, nhưng con có thể cảm nhận được tình thương từ cha mẹ.



- Cho con giao tiếp xã hội nhiều, gặp gỡ và chơi đùa với nhiều trẻ khác.



- Cha mẹ nên đọc truyện cho con hàng ngày, khuyến khích các hoạt động thể chất và trí tuệ.



Xem thêm



6 món GIÀU PROTEIN hơn cả thịt cá, mẹ bầu nhớ ăn nhiều để con TĂNG KÝ thần tốc còn mẹ vẫn GỌN GÀNG, XINH ĐẸP


7 loại rau thai nhi THÍCH MÊ, mẹ cứ ăn là con MỪNG THẦM, hấp thụ nhiều canxi và protein hơn cả sữa


Bầu ơi cần thẩn đi! Nếu cứ giữ cách sinh hoạt thế này thì mẹ sẽ khiến con dị tật từ trong bụng mất thôi!



Tìm hiểu về các triệu chứng thiểu năng trí tuệ ở trẻ



http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2018/02/iimY8wuU1C-480x360.jpg