Dấu hiệu ung thư cổ tử cung tái phát

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thiện Quang - Bác sĩ Nội ung Bướu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám, chẩn đoán các bệnh lý ung bướu và các phương thức điều trị xạ trị, hóa trị, điều trị đích và Chăm sóc giảm nhẹ.

Nhiều trường hợp ung thư phát hiện sớm đã được điều trị thành công, tuy nhiên vấn đề gây hoang mang hơn cả là ung thư có thể tái phát trở lại nếu người bệnh không biết cách phòng ngừa.

Ung thư tái phát là dạng ung thư nguyên phát sau khi được điều trị hiệu quả thì những cơ quan, bộ phận đó lại phát sinh ra lại.

Ung thư tái phát là do điều trị ban đầu không thể loại bỏ được tất cả các tế bào ung thư và những tế bào còn sót lại trong cơ thể sẽ phát triển thành một hoặc nhiều khối u khác. Ung thư tái phát khi nào và ở đâu còn tùy thuộc vào từng loại ung thư. Nhìn chung, ung thư có thể tái phát theo những cách sau:

  • Trong cùng một phần của cơ thể như ung thư nguyên phát, được gọi là tái phát tại chỗ
  • Gần nơi ung thư nguyên phát, được gọi là tái phát tại vùng
  • Ở một phần khác của cơ thể, được gọi là tái phát di căn xa

Ung thư tái phát được đặt tên cho vị trí ung thư nguyên phát bắt đầu, ngay cả khi nó tái phát ở một bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ, nếu ung thư vú tái phát xa trong gan, nó vẫn được gọi là ung thư vú, không phải ung thư gan. Các bác sĩ gọi đó là ung thư vú di căn. Di căn có nghĩa là ung thư đã lan sang một bộ phận khác của cơ thể.

Điều trị ung thư nguyên phát không triệt để là nguyên nhân chủ yếu tái phát ung thư

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tái phát ung thư, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do việc điều trị ung thư nguyên phát không triệt để. Một số nguyên nhân khác bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt không sạch khối u
  • Dùng các biện pháp hóa trị, xạ trị không triệt để
  • Tác dụng của một số tác nhân gây bệnh khác: Phụ nữ cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị đã mang thai ngay, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và khiến những tế bào còn sót lại phát triển thành ung thư.

Sau khi điều trị ung thư nguyên phát, người bệnh sẽ nhận được một kế hoạch chăm sóc theo dõi. Kế hoạch này bao gồm một lịch trình thăm khám bác sĩ, kiểm tra thể chất cẩn thận và có thể làm các xét nghiệm khác. Những lần thăm khám và xét nghiệm này rất quan trọng để đảm bảo bạn khỏe mạnh cũng như theo dõi liệu ung thư có tái phát trở lại hay không.

Tùy thuộc vào loại ung thư, người bệnh có thể cần làm các xét nghiệm máu hoặc quét hình ảnh để chẩn đoán. Trong quá trình chẩn đoán, nên theo dõi cẩn thận các dấu hiệu hoăc triệu chứng tái phát cụ thể.

Nếu nghi ngờ ung thư tái phát, sẽ cần làm các xét nghiệm chẩn đoán khác để đưa ra kết luận chính xác, bao gồm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu hình ảnh hoặc sinh thiết.

Các bác sĩ sẽ đưa ra những lựa chọn điều trị phù hợp khi bệnh nhân bị ung thư tái phát

Nếu xét nghiệm xác nhận rằng bị ung thư tái phát, các bác sĩ sẽ đưa ra những lựa chọn điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố sau đây trước khi đưa ra lựa chọn điều trị:

  • Loại ung thư, vị trí nó quay trở lại trong cơ thể, và kích thước của chúng
  • Sức khỏe tổng thể của người bệnh
  • Loại điều trị ung thư ban đầu và hiệu quả của phương pháp điều trị đó ra sao?
  • Tác dụng phụ gặp phải với điều trị ban đầu?
  • Đã bao lâu rồi kể từ khi kết thúc điều trị?

Thử nghiệm lâm sàng cũng là một lựa chọn tốt. Khi đưa ra quyết định lựa chọn một trong số các phương pháp điều trị, người bệnh cần phải xem xét những điều sau đây:

  • Mục tiêu và lợi ích dự kiến ​​của mỗi phương pháp điều trị
  • Những rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra
  • Các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn như thế nào?

Trong quá trình điều trị, người bệnh nên sử dụng các liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc hỗ trợ, giúp làm giảm các triệu chứng và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư. Khi xuất hiện bất cứ các triệu chứng hay dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, bạn cần phải báo ngay với bác sĩ để được kiểm soát kịp thời.

Cảm xúc khi được chẩn đoán mắc ung thư tái phát sẽ không khác biệt mấy như lần đầu tiên nghe tin mình mắc ung thư. Những cảm xúc phổ biến đó bao gồm sốc, lo lắng, hoài nghi, sợ hãi, đau buồn, giận dữ và mất kiểm soát. Tất cả những cảm giác này là phản ứng bình thường đối với trải nghiệm khó khăn này.

Để đối mặt với ung thư tái phát và có thể vượt qua bệnh tật, người bệnh nên chuẩn bị tốt những điều sau:

  • Trau dồi kiến thức về ung thư, giúp giảm bớt một số nỗi sợ hãi và lo lắng liên quan đến những điều chưa biết
  • Chuẩn bị “một tinh thần thép” trong mọi trường hợp
  • Tìm hiểu kỹ lưỡng về các phương pháp điều trị ung thư và tác dụng phụ của chúng, cũng như các cách kiểm soát bệnh.
  • Thực hiện các phương pháp giúp giảm căng thẳng như tập thể dục nhẹ nhàng, thiền, yoga hoặc dành thời gian với bạn bè
  • Tìm đến liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ để cải thiện chất lượng cuộc sống, đối phó với bệnh tật
  • Xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Kiểm soát triệu chứng ung thư và tác dụng phụ của điều trị
  • Chia sẻ tình trạng của mình với gia đình, bạn bè và bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cung cấp các gói liệu pháp tâm lý điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City có chức năng khám, tư vấn, kết hợp các liệu pháp tâm lý để điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Liệu pháp kết hợp giữa các trò chuyện hỗ trợ, học cách đối phó vấn đề, thư giãn, tăng kỹ năng tưởng tượng và lối sống lành mạnh, qua việc rèn luyện tính cộng đồng, tăng tập luyện thể chất, giảm các stress và cảm xúc tiêu cực mà bệnh nhân ung thư phải đối mặt.

Các liệu pháp tâm lý ngày càng được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh nhân ung thư và mang lại những chuyển biến tích cực không những về tâm lý mà còn về sức khỏe cơ thể của bệnh nhân, giúp cải thiện tình trạng ung thư tái phát.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: Cancer.net

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Đỗ Tường Huân - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Nhiều bệnh nhân sau khi chữa khỏi ung thư thì sau một thời gian có dấu hiệu ung thư tái phát và phải tiếp tục trở lại điều trị. Vậy tại sao ung thư tái phát và làm thế nào để đối phó với tình trạng này?

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt khi tuổi đời càng cao, cơ thể trở nên lão hóa, sức đề kháng càng giảm, khả năng mắc bệnh ngày càng tăng. Tuy nhiên, y học hiện đại ngày nay đã giúp nhiều bệnh nhân vượt qua được căn bệnh ung thư nhờ những tiến bộ vượt bậc trong phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị.

Thế nhưng sau khi kết thúc chữa trị ung thư, bệnh nhân không thể tránh khỏi nguy cơ ung thư tái phát. Điều này có thể xảy ra sau vài năm, vài tháng hoặc thậm chí chỉ vài tuần sau khi ung thư được chữa khỏi. Bác sĩ không thể biết chắc chắn ung thư có tái phát không. Nhìn chung, tỷ lệ tái phát của ung thư còn tùy thuộc vào loại ung thư nguyên phát, giai đoạn mắc bệnh và nhiều yếu tố liên quan. Bác sĩ có thể cung cấp thêm một số thông tin về nguy cơ tái phát và tại sao lại có tình trạng này.

Ung thư tái phát hay không phụ thuộc vào loại ung thư nguyên phát, giai đoạn mắc bệnh và nhiều yếu tố tác động khác.

Sau khi điều trị khỏi, dấu hiệu ung thư tái phát vẫn có thể xuất hiện vì một lượng nhỏ tế bào ung thư có thể còn sót lại, âm thầm tồn tại trong cơ thể. Sau một thời gian, các tế bào này sinh trưởng và phát triển đủ lớn để biểu hiện ra triệu chứng hoặc xuất hiện qua các xét nghiệm hình ảnh. Tùy vào loại ung thư mà dấu hiệu tái phát có những đặc điểm khác nhau, chẳng hạn như thời gian và vị trí xuất hiện trên cơ thể. Ung thư tái phát có thể biểu hiện theo những cách như sau:

  • Tái phát cục bộ: Tế bào ác tính xuất hiện ngay tại vị trí có ung thư nguyên phát;
  • Tái phát khu vực: Tế bào ác tính xuất hiện gần khu vực ung thư nguyên phát;
  • Tái phát xa: Tế bào ác tính xuất hiện ở một nơi hoàn toàn khác trên cơ thể và gần như không liên quan đến vị trí ung thư trước đó.

Ung thư tái phát được đặt tên theo vị trí ung thư nguyên phát ban đầu, ngay cả khi tái phát ở một bộ phận khác trên cơ thể. Ví dụ, nếu bệnh nhân mắc ung thư vú nhưng tái phát xa ở gan thì vẫn được gọi là ung thư vú chứ không phải ung thư gan. Tuy nhiên, chính xác hơn thì tình trạng này là ung thư vú di căn. Khái niệm “di căn” có nghĩa là các tế bào ung thư ác tính đã lan sang một cơ quan khác trên cơ thể.

Sau khi điều trị khỏi ung thư nguyên phát, người bệnh sẽ được chăm sóc và theo dõi theo kế hoạch sau điều trị cụ thể, bao gồm lịch trình tái khám định kỳ, bao gồm thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng khác nếu cần thiết. Những lần thăm khám và xét nghiệm trở lại này rất quan trọng để kiểm tra tình hình sức khỏe và theo dõi nguy cơ ung thư tái phát. Tùy vào từng loại ung thư cụ thể, bệnh nhân có thể cần làm thêm xét nghiệm máu hoặc chẩn đoán hình ảnh bổ sung, song quá trình thăm khám lâm sàng thật kỹ lưỡng và cẩn thận của bác sĩ vẫn là điều quan trọng nhất. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân chú ý một số triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo ung thư tái phát.

Nếu nghi ngờ ung thư tái phát, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm khác để cung cấp thêm thông tin và xác định chẩn đoán. Những xét nghiệm này thường bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm thể dịch, chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết mẫu bệnh phẩm.

Xét nghiệm máu góp phần chẩn đoán ung thư chính xác

Sau khi đã chẩn đoán xác định ung thư tái phát, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về các lựa chọn điều trị. Các phương án điều trị ung thư tái phát cũng tương tự như kế hoạch điều trị ung thư nguyên phát ban đầu. Để lựa chọn một biện pháp thích hợp, các bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố sau:

  • Mục tiêu của bệnh nhân;
  • Kích thước của khối u, loại ung thư, vị trí ung thư tái phát trong cơ thể;
  • Tình trạng sức khỏe tổng quát;
  • Cách điều trị ban đầu và hiệu quả đạt được;
  • Tác dụng phụ gặp phải với liệu trình điều trị trước đó;
  • Thời điểm kết thúc điều trị trước đó.

Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng. Khi lựa chọn giữa các phương án điều trị, việc xem xét những yếu tố sau đây là rất quan trọng:

  • Mục tiêu và lợi ích kỳ vọng đối với mỗi phương án điều trị;
  • Những rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra, so sánh với lợi ích đạt được;
  • Ảnh hưởng của mỗi liệu trình điều trị lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Trong suốt quá trình điều trị, việc giảm thiểu các triệu chứng và tác dụng không mong muốn vẫn là một mục tiêu quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân và được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hay chăm sóc hỗ trợ. Bệnh nhân nên thường xuyên trao đổi với bác sĩ về tất cả các dấu hiệu bất thường, bao gồm những triệu chứng mới hoặc sự thay đổi của triệu chứng đã có.

Bệnh nhân mắc ung thư tái phát có thể trải qua những cảm giác như khi mới mắc bệnh ung thư lần đầu. Tinh thần suy sụp, hoài nghi, lo lắng, sợ hãi, đau buồn và mất kiểm soát là những cảm xúc thường gặp. Tất cả đều là những phản ứng bình thường của người bệnh khi mắc phải căn bệnh ung thư. Một số người thậm chí bị ảnh hưởng nhiều hơn so với lần đầu tiên.

Nhiều bệnh nhân khi bị ung thư tái phát tỏ ra nghi ngờ về các quyết định hoặc lựa chọn điều trị trước đó. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, người bệnh cần nhớ rằng tại thời điểm phát hiện ung thư lần đầu, đội ngũ bác sĩ đã dựa trên tất cả những thông tin có sẵn và cố gắng hết sức để lựa chọn phương án điều trị thích hợp nhất. Mặc dù vậy, tương lai của bệnh ung thư vẫn không thể dự đoán trước.

Khi chẩn đoán ung thư tái phát, không ít trường hợp cảm thấy lo lắng về việc liệu bản thân có đủ sức khỏe và tinh thần để chống chọi với căn bệnh và các đợt điều trị hay không. Trong khi đó, nhiều bệnh nhân lại thấy rằng, kinh nghiệm điều trị ung thư trước đây có thể giúp họ chuẩn bị tốt hơn và sẵn sàng đối mặt với những thách thức sắp xảy ra. Như vậy, những người bị ung thư tái phát có thể tận dụng một số lợi thế nhất định:

  • Hiểu biết rõ về tình trạng ung thư trước đây, từ đó giảm bớt cảm giác sợ hãi và lo lắng liên quan đến những điều chưa biết;
  • Mối quan hệ với bác sĩ, y tá và nhân viên tại cơ sở y tế, là những người trước đây đã từng điều trị và hiểu về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân;
  • Hiểu biết về kiến thức y tế, các thuật ngữ y khoa thường được sử dụng và bảo hiểm y tế liên quan đến tình trạng bệnh lý đã từng mắc;
  • Hiểu biết về phương pháp điều trị bệnh và những tác dụng phụ đi kèm, cũng như các biện pháp để xử trí;
  • Những mối quan hệ hỗ trợ, bao gồm gia đình và bạn bè, các nhóm cộng đồng và các chuyên gia được đào tạo để cung cấp sự hỗ trợ về mặt tinh thần;
  • Biết được một số phương pháp làm giảm căng thẳng, như tập thể dục, thiền hoặc dành thời gian làm những điều mình thích, bên cạnh người thân, bạn bè.

Nhìn chung, ung thư có tái phát không còn tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn mắc, tình trạng sức khỏe bệnh nhân và nhiều yếu tố khác. Cảm giác suy sụp sau chẩn đoán ung thư tái phát là vấn đề thường gặp ở hầu hết bệnh nhân. Để hỗ trợ đối phó với bệnh lý, gia đình nên tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn trong quá trình điều trị kéo dài và loại bỏ những cản trở trong các hoạt động thường ngày. Bệnh nhân có thể tham gia vào các nhóm hỗ trợ trực tiếp và cộng đồng trực tuyến để chia sẻ những cảm xúc và kinh nghiệm điều trị với những bệnh nhân khác có cùng cảnh ngộ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề