Đề thi học sinh giỏi môn sinh 8 năm học 2022 2022

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 8 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì đội tuyển sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Sơn Động có đáp án với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

TRƯỜNG THCS

SƠN ĐỘNG

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 90 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Trong cơ thể người có mấy loại mô cơ? Các loại cơ này khác nhau gì về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và kgả năng co dãn?

Câu 2. Vẽ sơ đồ mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. Vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong vòng tuần hoàn máu là gì?

Câu 3. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?

Câu 4.

a, Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng

b, Năng lượng được giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào? Cơ thể ở trạng thái “ nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Vì sao

Câu 5.  Hãy giải thích tại sao suốt thời kỳ mang thai ở người sẽ không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

– Có 3 loại cơ : cơ vân, cơ trơn, cơ tim

– Khác nhau:

             Nội dung

Cơ vân

Cơ trơn

Cơ tim

Cấu

Tạo

Số nhân

Nhiều nhân

Một nhân

Nhiều nhân

Vị trí nhân

ở phía ngoài sát màng

ở giữa

ở giữa

Vân ngang

Không

Sự phân bố

Gắn với xương tạo nên hệ cơ xương

Tạo thàng nội quan

Tạo thành tim

Khả năng co dãn

Tốt nhất 1

Thứ 3

Thứ 2

2

– Vòng tuần hoàn lớn: Tân thất trái => Động mạch chủ -> mao mạch trên cơ thể -> Tĩnh mach chủ trên (dưới) => Tâm nhĩ phải

Vòng tuần hoàn nhỏ: Tâm thất Phải => ĐMC => MM phổi => Tâm nhĩ  trái

– vai trò chủ yếu của

+ Tim: Co bóp tạo áp lực đẩy máu qua các hệ mạch

+ Hệ mạch:  Dẫn máu từ tim( tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi từ các tế abò trở về tim( tâm nhĩ)

—-

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

        Ở trẻ em, nhịp tim đo được là 120 – 140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120 lần / phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong một chu kỳ  tim của em bé đó. Giải thích vì sao nhịp tim của em bé nhiều hơn nhịp tim của người trưởng thành( 75 lần / phút)

Câu 2.

a,Vì sao khi chấn thương phí sau gáy thường dễ gây tử vong?

b, Ở người, quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở cơ quan nào của hệ tiêu hóa? Giải thích.

Câu 3.  Hãy chứng minh Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

Câu 4.  Xương có tính chất và thành phần hóa học nào? Nêu thí nghiệm để chứng minh các thành phần hóa học có trong xương?

Câu 5. Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Nêu cấu tạo của các thành phần trong hệ mạch, vì sao lại có sự khác nhau đó?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Thời gian của 1 chu kỳ tim ở trẻ em là : 60/120 = 0,5s < 0,8s

=> Vậy thời gian của 1 chu kỳ tim ở trẻ em giảm

– Tỷ lệ co tâm nhĩ : co tâm thất : dãn chung = 1: 2: 4

– Thời gian, ở em bé trên: Tâm nhiõ co 0,0625s; tâm thất co 0,1875s; dãn chung: 0,25s

– Tỉ lệ S/V của em bé lớn hơn người trưởng thành -> tốc độ trao đổi chất mạnh => nhịp tim nhanh

—-

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Hãy cho biết một chu kỳ co giãn của tim? Vì sao tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi?

Câu 2.

 Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?

Câu 3.

a) Nêu đặc điểm, cấu tạo và chức năng của đại não người? Chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp thú?

b) Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Dũng đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất? Hãy giải thích cơ sở đó?

Câu 4. Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt và bệnh Bazơđô?

Câu 5.

 Lấy máu của 4 người: Anh, Bắc, Công, Dũng.

Mỗi người là một nhóm máu khác nhau, rồi tách ra thành các phần riêng biệt (Huyết tương và hồng cầu riêng), sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau:

                Huyết tương

Hồng cầu

Anh

Bắc

Công

Dũng

Anh

Bắc

+

+

+

Công

+

+

Dũng

+

+

Dấu (+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.

Dấu (-) phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết.

Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

– Một chu kỳ hoạt động tim gồm 3 pha, khoảng 0,8 giây, pha co 2 tâm nhĩ 0,1 giây; pha co 2 tâm thất 0,2 giây, giãn chung 0,4 giây.

– Tâm nhĩ co 0,1 giây, ghỉ 0,7 giây, tâm thất co 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây ⇒ thời gian nghỉ ngơi nhiều đủ phục hồi hoạt động

2

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa cơ thể với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn nước, muối khoáng và oxi từ môi trường ngoài đồng thời thải khí CO2 và chất thải ra môi trường ngoài thông qua hệ tiêu hóa, hệ hô hất, hệ bài tiết.

– Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi chất giữa tế  bào với môi trường trong, tế bào tiếp nhận các chất dinh dưỡng và oxi từ máu vào nước mô sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các sản phẩm phân hủy vào môi trường trong để đưa đến các cơ quan bài tiết.

– Mối quan hệ: Trao đổi chất ở cơ thể tạo điều kiện cho trao đổi chất ở tế bào, ngược lại trao đổi chất ở tế bào giúp cho tế bào tồn tại và phát triển là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Như vậy, trao đổi chất ở 2 cấp độ liên quan mật thiết với nhau đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển ⇒ trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của sự sống.

—-

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Sự mỏi cơ là gì? Nguyên nhân của sự mỏi cơ? Biện pháp khắc phục sự mỏi cơ?

Câu 2: Trình bày những đặc điểm tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú?

Câu 3: a) Bạch cầu có những hoạt động nào trong việc bảo vệ cơ thể?

            b) Vacxin là gì? Vì sao người được miễn dịch sau khi tiêm phòng vacxin?

Câu 4:

Phân biệt các loại khớp xương ở người? Vì sao các loại khớp xương có khả năng cử động khác nhau?

Câu 5:

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

* Sự mỏi cơ:

– Mỏi cơ là hiện tượng cơ giảm dần dần đến không còn phản ứng với những kích thích của môi trường.

– Trong lao động mỏi cơ biểu hiện ở việc giảm khả năng sinh ra công, các thao tác lao động kém chính xác và thiếu hiệu quả.

* Nguyên nhân của sự mỏi cơ:

– Là do cơ thể không được cung cấp đủ O2 nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ.

* Biện pháp khắc phục sự mỏi cơ:

– Nghỉ ngơi và xoa bóp giúp máu thải nhanh axit lactic…

2

Những đặc điểm tiến hoá của bộ xương người so với xương thú:

– Xương sọ phát triển, xương mặt kém phát triển.

– Cột sống có 4 chỗ cong.

– Lồng ngực nở rộng sang 2 bên.

– Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn, bàn chân hình vòm.

– Xương chi trên nhỏ, các khớp linh động, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại

—-

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1.

Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào ? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm.

Câu 2.

Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa và tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết.

Câu 3.

Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai?

Câu 4.

Thế nào là bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình?

Câu 5

Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm ( đun sôi lâu) thì bở?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm theo các đặc điểm sau :

  • Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:

+Các chất hữu cơ : gluxit, lipit, protein, vitamin, axit nucleic.

+Các chất vô cơ : muối khoáng, nước.

  • Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa:

+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa :gluxit, lipit, protein, axit nucleic.

+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : muối khoáng, nước, vitamin.

2

Đồng hóa:

– Tổng hợp chất đặc trưng

– Tích lũy năng lượng ở các liên kết hóa học

Tiêu hóa: Lấy thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu

Dị hóa:          

– Phân giải chất đặc trưng thành chất đơn giản

– Bẻ gãy liên kết hóa học giải phóng năng lượng.

Bài tiết: Thải các sản phẩm phân hủy và các sản phẩm thừa ra môi trường ngoài như phân, nước tiểu, mồ hôi

Xảy ra ở tế bào

Xảy ra ở các cơ quan

—–

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Sơn Động có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

  • Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Quang Trung có đáp án
  • Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Lê Đình Chinh có đáp án
  • Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Lập Lê có đáp án