Đề thi văn 2014 đại học

2

2. Giải quyết vấn đề

a. Giải thích qua hai ý kiến:

- Ý kiến 1: khẳng định vẻ đẹp của sông Hương trong “cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ”, đó là vẻ đẹp từ góc nhìn địa lí.

- Ý kiến 2: khẳng định “vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hoá, lịch sử”, đó là vẻ đẹp gắn với con người qua các thời đại.

Nhận xét:

- Cả hai ý kiến này đều đúng nhưng chưa đủ

- Hai ý kiến này bổ sung cho nhau tạo nên vẻ đẹp toàn vẹn của sông Hương trong cả sự khách quan của bức tranh thiên nhiên và sự chủ quan của cảm nhận con người, sông Hương vì thế vừa đẹp ở nét thơ mộng, trữ tình vừa đẹp ở chiều sâu của những trầm tích văn hoá, lịch sử.

b. Cảm nhận về hình tượng sông Hương

Học sinh sẽ cảm nhận vẻ đẹp sông Hương qua hai bình diện: vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn địa lí và vẻ đẹp của sông Hương dưới góc nhìn của văn hoá, lịch sử

* Sông Hương dưới góc nhìn địa lí:

- Dòng sông nơi thượng nguồn.

- Đoạn trích được mở đầu bằng một nhận xét mang đậm tính chủ quan về dòng sông Hương: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương làthuộc về một thành phố duy nhất.

- Đặt dòng sông trong mối quan hệ với dãy Trường Sơn, nhà văn đã thể hiện cảm hứng khám phá, cắt nghĩa và lí giải cùng cái nhìn sâu sắc về cội nguồn.Và đó cũng là một cảm giác quen thuộc của tình yêu.

- Với trí tưởng tượng, niềm say mê và tình yêu mãnh liệt, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông Hương ở khúc thượng lưu trong những vẻ đẹp hoang dại đầy cá tính.

à Những hình ảnh phong phú, ấn tượng, những liên tưởng tài hoa và thủ pháp nhân hoá đặc sắc đã làm hiện lên dòng sông Hương khúc thượng nguồn với vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt đầy cá tính, từ đó cho thấy cách cảm nhận và suy nghĩ có bề sâu trí tuệ của nhà văn.

- Sông Hương về tới ngoại vi thành Huế

àĐoạn văn miêu tả đã cho thấy vẻ đẹp của sông Hương chính là sự hắt bóng kì diệu vẻ đẹp của quần thể thiên nhiên thơ mộng xứ Huế. Thiên nhiên Huế như nguồn phù sa tuyệt vời bồi đắp vẻ đẹp nên thơ cho dòng sông Hương- người con gái dịu dàng của mình.

- Sông Hương khi về tới Huế

- Dưới con mắt của hội họa, dòng sông hiện ra đẹp thơ mộng bởi những đường nét uốn lượn mềm mại và duyên dáng, những màu sắc hài hòa, bình dị.

- Qua cách cảm nhận của âm nhạc, dòng sông Hương trong thành Huế đẹp và êm đềm như một điệu slow chậm rãi, sâu lắng, trữ tình.

à Những so sánh, nhân hóa đặc sắc, những liên tưởng mang đậm chất trữ tình khiến sông Hương hiện ra thuỷ chung và tình tứ giữa thành phố quê hương, vừa dịu dàng mềm mại như một bức tranh lụa huyền ảo, vừa tha thiết đắm say như một bản nhạc êm đềm.

* Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc

à Nhìn từ góc độ địa lí, sông Hương khúc thượng nguồn là bản trường ca của rừng già; về tới Huế, dòng sông mang âm hưởng của bản tình ca ngọt ngào, tình tứ, nhưng nếu đặt trong quan hệ với lịch sử dân tộc, sông Hương lại là bản anh hùng ca hào hùng bi tráng; là chứng nhân nhẫn nại và kiên cường của cuộc đời qua bao thăng trầm lịch sử.

* Sông Hương trong mối quan hệ với với văn hóa, âm nhạc và thi ca.

- Qua cách cảm nhận độc đáo và lãng mạn, nhà văn coi sông Hương là cội nguồn sinh thành và không gian tồn tại của nền âm nhạc cổ điển xứ Huế.

- Nhà văn cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương, một dòng thơ không bao giờ lặp lại mình, mỗi thi nhân tìm cho mình một cảm hứng mới mẻ, độc đáo riêng về dòng sông.

à Với cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện, với vốn hiểu biết sâu rộng và những liên tưởng bất ngờ kì thú, nhà văn đã ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của sông Hương khi soi chiếu dòng sông trong các góc độ của lịch sử, văn hóa và thơ ca.

c. Đánh giá, khái quát

- Vẻ đẹp của sông Hương

- Tài năng nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Bồi đắp tình yêu dòng sông quê hương => tình yêu quê hương, đất nước.

Đề thi tuyển sinh vào đại học môn Ngữ văn khối C và khối D năm nay có lẽ là đề thi được chờ đợi nhiều nhất trong mấy năm trở lại đây. Bởi nó diễn ra trong bối cảnh Bộ GD - ĐT chủ trương thay đổi cách ra đề thi.

Không ít người, đặc biệt là các em học sinh tỏ ra băn khoăn, thậm chí hoang mang không biết rằng với sự thay đổi khá bất ngờ, đột ngột trong khi các em chưa chuẩn bị tốt tâm thế cho sự thay đổi ấy thì liệu các em có xử lí tốt được đề thi hay không?

Số khác thì chờ đợi một luồng gió mới trong cách ra đề thi với hy vọng điều này sẽ tạo tiền đề cho một sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của việc giảng dạy và học tập bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.

Đề thi chính thức được công bố trong buổi thi sáng ngày 10/7 về cơ bản đã đáp ứng được sự mong đợi của nhiều người, tạo được sự đồng tình và đánh giá cao trong dư luận.

Đề Ngữ văn năm nay vẫn ra ba câu, với số điểm của từng câu lần lượt là 2 - 3 - 5 như những năm trước. Tuy nhiên, trong cách hỏi đã có sự đổi mới rõ rệt ở câu một.

Nếu như những năm trước đây, câu một chỉ đơn thuần yêu cầu tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học đã được học trong chương trình, học sinh chỉ cần thuộc bài là có thể dễ dàng trả lời được thì năm nay đề lại ra ở dạng đọc hiểu. Tức là, cho một văn bản cụ thể và thông qua một số câu hỏi để kiểm tra năng lực của học sinh.

Đề thi văn 2014 đại học

Đề ngữ văn khối D tạo nhiều cảm hứng cho thí sinh. Ảnh:Quý Đoàn.

Cách ra đề này có thể phát huy khả năng độc lập tư duy, vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản đã được trang bị trong nhà trường để tự mình khám phá, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của một văn bản mà không phải phụ thuộc vào bài giảng của thầy cô hay sách mẫu.

Kiểu đề đọc hiểu này trước đó đã được ra trong đề thi tốt nghiệp THPT. Nhưng nếu văn bản được ra trong đề thi tốt nghiệp là một văn bản chính luận hoàn toàn xa lạ thì trong đề thi đại học khối C, D lại là hai văn bản nghệ thuật, đó là “Đò Lèn” của Nguyễn Duy và “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi.

Đây là hai văn bản có giá trị cao, đồng thời không đến nỗi khiến học sinh phải quá bỡ ngỡ, vì tuy không được tìm hiểu kĩ trong chương trình nhưng nó lại là hai bài đọc thêm có in trong sách giáo khoa.

Riêng văn bản “Đất nước” được dẫn ra trong đề thi khối D đã gợi được nhiều suy ngẫm về chủ quyền đất nước, ý thức về nguồn cội và sức mạnh của truyền thống yêu nước chống ngoại xâm. Điều này rất có ý nghĩa trong tình hình đất nước hiện nay.

Hai câu nghị luận xã hội trong hai đề thi năm nay cũng khá đặc sắc, tuy cách hỏi vẫn như cũ. Đề thi khối C dẫn một câu trong “Đời thừa” của Nam Cao: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Từ đó, yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về điều làm nên sức mạnh của mỗi con người cũng như mỗi quốc gia.

Câu hỏi này sẽ giúp các em nhận thức được một điều mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc rằng sức mạnh chân chính của một con người hay một dân tộc không được tạo nên từ cường quyền, bạo lực mà được tạo nên từ yêu thương và bao dung.

Nếu nghĩ sâu hơn, học sinh sẽ liên tưởng được rằng hành động của Trung Quốc trên biển Đông những ngày vừa qua không phải là hành động của một kẻ mạnh chân chính.Sự liên hệ với thời sự đất nước trong câu hỏi này khá độc đáo và không hề gượng ép.

Đề thi khối D yêu cầu học sinh thể hiện chủ kiến của mình về phương châm sống: “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa”. Mỗi em chắc chắn sẽ có một cách kiến giải cho riêng mình. Nhưng có thể nói, câu hỏi trên đã góp phần tích cực trong việc thay đổi nhận thức, hoàn thiện quan niệm về lẽ sống. Sống không chỉ là cống hiến hết mình mà còn phải biết hưởng thụ một cách lành mạnh và chính đáng.

Câu nghị luận văn học đề khối C cho hai ý kiến khác nhau về hình tượng con sông Hương trong bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Vẻ đẹp nổi bật của con sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ” và “Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử”.

Kiểu đề này sẽ giúp học sinh tiếp cận, khai thác vấn đề theo nhiều hướng, nhiều chiều kích khác nhau để từ đó hiểu thấu đáo vấn đề hơn.

Còn đề khối D thì cố ý cho hai ý kiến có vẻ như mâu thuẫn nhau (trong các ý kiến có những chỗ chưa đủ, chưa chính xác) về hình tượng Lorca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo: “Đó là mẫu nghệ sĩ-chiến sĩ vì đấu tranh cho dân chủ và tự do nên bị bọn phát xít hành hình” và “Đó là mẫu nghệ sĩ thuần túy, chỉ đam mê cái đẹp và sáng tạo nghệ thuật nhưng bị giết hại oan khuất”.

Kiểu đề này bên cạnh việc có thể rèn luyện cho học sinh năng lực khai thác, nhận xét sâu sắc một vấn đề còn rèn luyện cho các em năng lực bác bỏ, phản biện trước những điều chưa đúng, chưa đủ.

Đặc biệt, câu nghị luận văn học năm nay không ra tự chọn như các năm. Điều này bắt buộc học sinh phải bao quát cả chương trình, tránh hiện tượng học tủ, nghĩa là chỉ học chương trình 11 hoặc chương trình 12, chỉ học thơ hoặc truyện.

Có thể nói, tuy không tránh khỏi một vài hạn chế nhỏ như cách hỏi ở câu nghị luận xã hội và câu nghị luận văn học về cơ bản chưa có sự đổi mới rõ nét so với đề thi năm trước, hay câu nói: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình” được đưa ra bàn trong câu nghị luận xã hội của đề khối C là vấn đề đã cũ, được các thầy cô giáo ra đề và bàn luận từ nhiều năm nay; nhưng nhìn chung đây là những đề thi hay, có giá trị cao.

Những đề thi như thế sẽ phát huy khả năng sáng tạo, năng lực độc lập suy nghĩ cho học sinh, từ đó góp phần hạn chế lối học tủ, học vẹt một cách máy móc.

Điều này tạo nền tảng cho việc đổi mới kiểm tra, đánh giá bộ môn Ngữ văn từ chỗ mỗi bài thi là một sự trình bày lại gần như nguyên vẹn những điều được ghi trong sách hay những điều thầy cô đã dạy tới chỗ mỗi bài thi là một sản phẩm thực thụ của chính học sinh được nhào nặn từ quá trình tư duy tích cực.

>> Xem thêm: Thí sinh đặc biệt được bố bế đi thi đại học

Ths. Hồ Tấn Nguyên Minh

Chia sẻ bài viết của bạn về giáo dục, thi cửtại đây.