Đi vệ sinh nhiều có tốt không

Ở người bình thường, trung bình một ngày đi tiểu 5-8 lần, từ 200ml – 300ml nước tiểu/ lần, lượng nước tiểu thải ra trung bình là 1 – 1,5 lít/ ngày. Khi cơ thể đi tiểu vượt quá 8 lần/ngày là biểu hiện của đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đi tiểu nhiều lần không đơn giản là do bạn uống quá nhiều nước hay do tác dụng phụ của thuốc, thực phẩm lợi tiểu mà đôi khi đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề.

Nguyên nhân bệnh lý

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày trong đó có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý sau:

Đi vệ sinh nhiều có tốt không

Khi cơ thể đi tiểu vượt quá 8 lần/ngày là biểu hiện của đi tiểu nhiều lần trong ngày.

  • Viêm đường tiết niệu, dị vật ở đường tiết niệu: Đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tổn thương kích thích bàng quang và niệu đạo làm rỗng bàng quang dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần kèm theo triệu chứng tiểu buốt, đi tiểu ra máu. Bệnh cần được điều trị sớm khi các tổn thương còn ít, nếu để lâu viêm nhiễm nặng hơn rất khó điều trị.

  • Hẹp niệu đạo: có thể do các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, phì đại tuyến tiền liệt, tổn thương niệu đạo, viêm niệu đạo mãn tính. Đi tiểu nhiều lần trong ngày kèm theo triệu chứng tiểu buốt, có máu trong nước tiểu và tinh dịch, dương vật sưng to.

  • Các bệnh về bàng quang như: viêm bàng quang, hội chứng kích thích bàng quang, ung thư bàng quang làm bàng quang co thắt không kiểm soát khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp trong khi đó bàng quang có rất ít nước tiểu. Các khối u phát triển chèn ép bàng quang dẫn đến tiểu nhiều lần và chảy máu bàng quang. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần điều trị càng sớm càng tốt.

  • Suy tuyến thượng thận, sỏi thận: đi tiểu nhiều lần, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, huyết áp thấp, sốt, tiêu chảy là triệu chứng khi giảm tiết các hormone tuyến thượng thận. Thận là cơ quan lọc máu, đào thải chất độc ra bên ngoài theo đương nước tiểu, các vấn đề gặp phải về thận thường nguy hiểm đối với con người.

Đi vệ sinh nhiều có tốt không

Đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể do nhiều nguyên nhân

  • Phì đại tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt tăng sinh chèn ép niệu đạo, gây kích thích bàng quang kể cả khi có ít nước tiểu khiến người bệnh tiểu gấp, tiểu nhiều lần. Viêm tuyến tiền liệt có các biểu hiện điển hình như tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu dắt, tiểu ít, nước tiểu có màu trắng đục và nước tiểu chảy thành tia nhỏ. Bệnh gặp rất nhiều ở nam giới, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là làm sauy giảm khả năng sinh sản.

  • Do các bệnh lý về nội tiết như đái tháo đường, đái tháo nhạt: Triệu chứng dễ thấy của bệnh là đi tiểu nhiều lần trong ngày, sút cân, cơ thể giảm sút, nước tiểu có màu trắng đục, khát nước khô da. Do giảm tiết hormone chống bài niệu – ADH từ tuyến yên hoặc do thận yếu.

Nguyên nhân sinh hoạt

Đi tiểu nhiều lần trong ngày ngoài nguyên nhân bệnh lý còn có thể do cách ăn uống và sinh hoạt của con người.

Đi vệ sinh nhiều có tốt không

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi thấy đi tiểu nhiều trong đêm

  • Do uống quá nhiều bia rượu, các chất kích thích, uống quá nhiều nước kích thích lên bàng quang.

  • Do tổn thương thần kinh kinh điều khiển hoạt động của bàng quang do tai biến mạch mão não, chấn thương tủy sống, tai nạn ảnh hưởng đến não…

  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc lợi tiểu

  • Do bị căng thẳng, lo âu, stress, trầm cảm: Đi tiểu nhiều lần cũng là triệu chứng khi cơ thể qua lo lắng, mất ngủ lâu ngày, người bệnh trầm cảm.

    Những bài thuốc dân gian chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng chỉ có tác dụng trong các trường hợp nhẹ. Để điều trị bệnh hiệu quả bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám./.

    Đi tiểu là một trong những hoạt động sinh lý của con người, diễn ra nhiều lần trong ngày. Đi tiểu cũng tác động không nhỏ lên các cơ sàn chậu và bàng quang. Bác sĩ Lindsey Vestal, chuyên gia sức khỏe sàn chậu tại Mỹ cho biết, thói quen đi tiểu có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cơ sàn chậu. Ông cũng khuyến cáo một số sai lầm dưới đây mà nhiều người có thể mắc phải khi đi tiểu dễ dẫn đến các vấn đề về xương chậu:

    Đi tiểu trong lúc tắm

    Nhiều người có thói quen đi tiểu ngay trong lúc tắm hoặc ngồi tiểu trên bồn cầu trong khi mở vòi nước hoặc mở nước vòi sen. Đây là một thói quen không tốt vì mối liên hệ giữa tiếng nước chảy và cảm giác muốn đi tiểu có thể dần hình thành thói quen muốn đi tiểu khi mở vòi nước.

    Ở nữ giới, tư thế đứng tiểu khi mở vòi hoa sen được cho là không tốt cho cơ sàn chậu, do đó bàng quang không thể đẩy hết nước tiểu ra ngoài. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy sau này như nguy cơ nhiễm trùng tiểu, sỏi thận...

    Đi vệ sinh nhiều có tốt không

    Duy trì thói quen đi vệ sinh tốt cũng là cách giữ cho bàng quang và cơ sàn chậu khỏe mạnh. Ảnh: Men’s Health

    Dùng quá sức khi đi vệ sinh

    Thói quen nín thở khi đi tiểu hoặc vận dụng cơ bụng để cố gắng đẩy nhanh quá trình đi vệ sinh, đặc biệt là đại tiện, có thể làm suy yếu bàng quang đồng thời gây áp lực cho các cơ vùng chậu, tăng nguy cơ sa vùng chậu và bệnh trĩ. Thay vào đó, chuyên gia khuyên mọi người nên thư giãn hết mức có thể để nước tiểu được thải ra ngoài một cách tự nhiên.

    Vệ sinh từ sau ra trước

    Chuyên gia cảnh báo việc lau ngược ra trước sau khi đi vệ sinh có thể đưa phân và chất lỏng vào niệu đạo hoặc lỗ dẫn nước tiểu, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, sau khi đi tiểu nên vệ sinh từ trước ra sau.

    Đi tiểu vội

    Ngay cả khi đang bận rộn, việc đi vệ sinh một cách vội vàng là không nên. Vội vàng khi đi tiểu có thể khiến cho bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn, dẫn đến rò rỉ hoặc viêm nhiễm. Thay vào đó, hãy cho bản thân thời gian đủ cần thiết để đi tiểu thoải mái nhất, bằng cách này, bàng quang có thể được lấp đầy nước tiểu sau đó thay vì bị căng và chỉ được thải được một nửa lượng nước tiểu.

    Nhịn tiểu quá lâu

    Không vội vàng đi tiểu nhưng cũng không đồng nghĩa với việc nhịn tiểu là tốt. Việc bỏ qua hoạt động đi tiểu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bàng quang và làm đảo lộn hoạt động bình thường của bộ phận này. Nhịn tiểu quá lâu (từ 5 giờ trở lên) có thể làm giảm khả năng nhạy cảm của bàng quang, từ đó có nguy cơ dẫn đến rò rỉ nước tiểu hoặc nhiễm trùng bàng quang. Nên đi tiểu trong thời gian từ 2-4 giờ một lần trong ngày.

    Cố đi tiểu dù không thực sự cần

    Hoạt động làm rỗng bàng quang thường xuyên để nước tiểu không bị tích tụ có thể giúp phòng bệnh nhiễm trùng tiểu nhưng không nhất thiết là đi tiểu mọi lúc. Chỉ nên đi vệ sinh khi thực sự có nhu cầu để tránh bàng quang trở nên nhạy cảm hơn và luôn có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên hơn. Đặc biệt ở những bệnh nhân mắc chứng bàng quang tăng hoạt, việc đi vệ sinh quá nhiều có thể làm nghiêm trọng tình trạng bệnh hơn.

    Tư thế khi đi tiểu

    Ngồi xổm hoặc gập lưng được xem là những tư thế tốt khi đi tiểu giúp bàng quang dễ dàng thả lỏng để thải nước tiểu ra ngoài. Nếu ngồi trên bồn cầu, tư thế ngồi được khuyến nghị là kê thêm một chiếc ghế nhỏ ở dưới chân, hơi nghiêng mình về phía trước tạo thành góc 35 độ và bắt đầu đi tiểu.

    Các chuyên gia cũng khuyến mọi người nên dành thời gian để giúp các cơ sàn chậu được thư giãn hoàn toàn trong khi đi vệ sinh sẽ giúp bàng quang được làm rỗng hoàn toàn, giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hoặc rối loạn chức năng cơ sàn chậu.

    Đi tiểu báo nhiêu là bình thường?

    Tiến sĩ Kara Watts, bác sĩ tiết niệu tại Trung tâm Y tế Montefiore, Mỹ, cho biết dù không quy định số lần đi tiểu cụ thể ở mỗi người trong một ngày là bao nhiêu nhưng số lần đi tiểu trung bình khoảng 7 lần/ngày được coi là bình thường ở người lớn. Tuy nhiên, không nhất thiết phải thực hiện đúng theo tần suất này.

    Đi tiểu nhiều thì khám gì?

    Để xác định chính xác cháu cần đi khám chuyên khoa thận tiết niệu, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm máu và nước tiểu để chẩn đoán bệnh và phương án điều trị tốt nhất.

    Đi tiểu nhiều lần nhưng ít nước là bệnh gì?

    Tình trạng tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như viêm niệu đạo, viêm đài bế thận, viêm bàng quang, viêm thận,… Nguyên nhân gây bệnh có thể do người bệnh không vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, thường xuyên nhịn tiểu tiện…