Đi vệ sinh ra máu tươi là bệnh gì năm 2024

Đi ngoài ra máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên nguyên nhân rất hay gặp có thể kể đến là táo bón. Bên cách đó cũng có nhiều nguyên nhân nguy hiểm khác như viêm loét dạ dày- tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, ung thư… cũng có thể gây đi cầu ra máu. Chính vì thế, dấu hiệu đi ngoài ra máu luôn luôn được xem là dấu hiệu nghiêm trọng cần được đánh giá và xem xét một cách cẩn thận để tìm ra đúng nguyên nhân có hướng điều trị hợp lý.

Hiện tượng đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là tình trạng người bệnh đi cầu ra máu màu đỏ tươi hoặc hồng hoặc máu đen lẫn trong phân. Người bệnh có thể đi cầu ra máu toàn bãi, dính sợi bên ngoài phân, hoặc lẫn trong phân hay đôi khi không thấy ở phân nhưng dính trên giấy vệ sinh. Màu sắc của máu dính trên phân cũng giúp bác sĩ định hướng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu hiện tượng này chỉ gặp khi bị táo bón, chảy máu đi kèm với đau rát do tổn thương niêm mạc thì thường không nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên nếu chảy máu kéo dài¸ liên tục kèm theo các triệu chứng khác thì cần lưu ý xem xét và đánh giá cẩn thận để phát hiện kịp thời tình huống cần cấp cứu.

Đi cầu ra máu là tình trạng người bệnh đi ngoài phân có dính máu đỏ tươi, đỏ sẩm hoặc màu đen

Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là triệu chứng có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này:

Xuất huyết tiêu hóa trên

Máu trong phân có thể thể là triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa trên. Trong trường hợp này phân thường có màu đen, hắc ín do quá trình tiêu hóa khi di chuyển trong lòng ruột, tuy nhiên phân cũng có thể có màu đỏ trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên ào ạt. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là loét dạ dày tá tràng. Xuất huyết tiêu hóa trên ngoài triệu chứng đi cầu ra máu người bệnh còn có thể nôn ra máu và được chẩn đoán chính xác bằng phương pháp nội soi.

Nứt hậu môn

Nứt hậu môn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đi cầu phân máu ở trẻ nhỏ và cũng có thể gặp ở người lớn. Máu từ vết nứt hậu môn thường có màu đỏ tươi. Táo bón có thể gây nứt hậu môn là do phân to, cứng và khó đi đại tiện. Trong trường hợp này khi thăm khám kéo căng da vùng hậu môn sẽ thấy được vết nứt. Chúng thường không có gì quá nghiêm trọng, có thể tự lành sau vài ngày. Bạn có thể uống nhiều nước hơn và ăn thực phẩm giàu chất xơ cũng là cách hiệu quả để hạn chế táo bón gây nứt hậu môn.

Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng là một khối u nhỏ trên niêm mạc đại trực tràng. Khoảng 25% người từ 50 tuổi trở lên mắc phải bệnh lý này. Polyp thường không có triệu chứng nhưng đôi khi chúng có thể gây ra tình trạng đi ngoài phân máu đỏ tươi do quá trình di chuyển của phân qua đại trực tràng làm trầy xước khối u.

Polyp đại trực tràng là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là các mạch máu giãn ra và có thể phình ra ở hậu môn. Trĩ thường gây khó chịu vì đau hoặc ngứa. Do có rất nhiều mạch máu xung quanh hậu môn và trực tràng nên bệnh trĩ thường gây chảy máu đỏ tươi. Bệnh trĩ thường gặp ở những người hay bị tiêu chảy mãn tính, táo bón, làm nhiều việc nặng, hoặc ngồi thường xuyên trong thời gian dài, cũng hay gặp ở phụ nữ đang mang thai.

Sa trực tràng

Sa trực tràng và bệnh trĩ thường có triệu chứng khá giống nhau nên hay gây nhầm lẫn cho người bệnh. Sa trực tràng thường xuất hiện ở người cao tuổi với tình trạng đi ngoài ra máu kèm theo đau bụng dưới. Bệnh sa trực tràng cần điều trị sớm để tránh biến chứng.

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là một bệnh lý nhiễm khuẩn dạ dày và ruột do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Đôi khi, viêm dạ dày ruột có thể gây tiêu chảy ra máu, nguyên nhân thường là viêm dạ dày ruột do vi khuẩn. Hầu hết các trường hợp, bệnh viêm dạ dày ruột sẽ tự thuyên giảm nhưng nếu các triệu chứng vẫn không giảm sau vài ngày hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.

Viêm túi thừa

Túi thừa là những túi bất thường có thể hình thành ở ruột già, thường gặp ở vùng đại tràng sigma. Khi túi thừa bị nhiễm trùng hoặc viêm được gọi là viêm túi thừa. Viêm túi thừa có thể gây đau và có máu trong phân màu đỏ hoặc màu hạt dẻ. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này hiện chưa được xác định rõ, tuy nhiên chế độ ăn uống ít chất xơ, ít rau củ quả,… được xem là yếu tố có thể gây viêm túi thừa. Trong quá trình tiêu hóa, túi thừa bị cọ xát dẫn tới chảy máu, máu sẽ đi ra ngoài cùng phân. Tình trạng chảy máu này có thể kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng, tình trạng này sẽ được khắc phục khi phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: Nhiễm khuẩn, bệnh Crohn, nhiễm ký sinh trùng, táo bón, hội chứng ruột kích thích, quan hệ qua đường hậu môn,… Điều trị viêm đại tràng yêu cầu bệnh nhân phải kiên trì và cần hạn chế các yếu tố gây bệnh vì đây là bệnh lý khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Triệu chứng chảy máu do viêm đại tràng có thể điều trị bằng việc cải thiện bằng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và dùng thuốc.

Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng xảy ra khi tế bào bất thường sinh trưởng ở vùng đại tràng và hình thành lên khối u và gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu do tình trạng viêm, kích thích và tổn thương niêm mạc đại tràng. Những người bị polyp đại tràng cũng có nguy cơ tiến triển thành ung thư đại tràng. Cần thận trọng nếu đi ngoài ra máu có kèm với các dấu hiệu bất thường như: Đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện, táo bón thường xuyên, tiểu buốt, tiểu không tự chủ, người mệt mỏi, sụt cân đột ngột, buồn nôn, nôn ói,… Ung thư đại tràng có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh

Trong những trường hợp máu chảy lượng ít chưa được xác định chính xác bằng mắt thường nên được đề nghị xét nghiệm soi hồng cầu trong phân để tìm ra nguyên nhân bệnh, đặc biệt những trường hợp có nguy mắc ung thư đại trực tràng. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp khác để chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh như:

  • Nội soi: Nội soi giúp phát hiện các tổn thương, biết được vị trí, hình dạng, kích thước khối u,… từ đó góp phần cho việc chẩn đoán ung thư đại tràng.
  • Chụp X-quang khung đại tràng: Phương pháp này giúp phát hiện các tổn thương nhỏ như polyp đại trực tràng.
  • Siêu âm: Giúp phát hiện các u, hạch ở bụng. Bên cạnh đó với kỹ thuật siêu âm nội trực tràng bằng đầu dò có dải tần số cao giúp đánh giá tình trạng khối u.
  • Chụp lớp cắt cộng hưởng từ: Giúp chẩn đoán hình ảnh cụ thể của khối u, vùng lân cận và đánh giá được tình trạng của bệnh.
    Cần kết hợp các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân chính xác nhất

Đi ngoài ra máu điều trị như thế nào?

Người bệnh không nên chủ quan khi gặp tình trạng đi ngoài ra máu vì đây là triệu chứng nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị thích hợp tùy theo nguyên nhân, mức độ mắc phải. Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị triệu chứng và thuốc kháng sinh để giảm viêm, sưng đau. Trường hợp nặng cần sử dụng biện pháp can thiệp trực tiếp.

Tuy nhiên, người bệnh có thể dự phòng các nguyên nhân đơn giản gây ra hiện tượng trên bằng cách:

  • Ăn nhiều rau xanh, chất xơ.
  • Uống nhiều nước.
  • Hạn chế đồ ăn độc hại như chiên, đồ cay nóng,… và các chất kích thích.
  • Hình thành thói quen đi tiêu đúng giờ, không nín nhịn nhiều.
  • Sắp xếp giờ giấc sinh học hợp lý.
  • Không nên ngồi lâu, nên dành 10 - 15 phút để đi lại thư giãn.
  • Tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn.

Trên đây là những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp về tình trạng đi ngoài ra máu. Hy vọng bạn đã có cái nhìn khái quát về tình trạng này và nên xem xét đi gặp bác sĩ khi có triệu chứng.

Đi ngoài ra máu bao lâu thì hết?

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện thông thường và không cần phải điều trị. Nhưng nếu đi ngoài ra máu với lượng máu nhiều, kéo dài hoặc gây đau đớn thì cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị. Người bệnh cần đi khám khi có các dấu hiệu: Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần.

Tại sao bị trĩ đi cầu ra máu?

Tại sao bệnh trĩ chảy máu tươi? Thông thường bệnh trĩ chảy máu tươi là do vận động mạnh, va chạm mạnh hoặc mót rặn khi đi ngoài phân rắn, khiến búi trĩ bị ma sát, từ đó các thành mạch búi trĩ bị vỡ, và gây chảy máu.

Bệnh trĩ đi ngoài ra máu uống thuốc gì?

Dùng thuốc uống. Có thể dùng acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen để giúp làm giảm sự khó chịu tạm thời. Những biện pháp tự chăm sóc có thể làm giảm các triệu chứng, nhưng sẽ không làm cho trĩ biến mất.

Đi ngoài ra máu nên đi khám ở đâu?

Khi gặp triệu chứng đi ngoài ra máu, người bệnh có thể đến khám và điều trị các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa Tiêu hóa, bệnh trĩ, hậu môn trực tràng.

Chủ đề