Địa Chí Học viện Chính trị khu vực 2

Học viện đã thành lập được 18/24 đơn vị trực thuộc Giám đốc với trên 100 công chức, viên chức, trong đó hơn 50 tiến sĩ, thạc sĩ. Hàng năm, đào tạo Cao cấp lý luận chính trị và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, công tác tổ chức, công tác dân vận, công tác tuyên giáo cho hàng ngàn lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý của các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Học viện Chính trị khu vực IV được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/04/2006. Ngày đầu thành lập, chỉ có 03 đồng chí trong Ban Giám đốc, TS. Phạm Đình Huỳnh, nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, được điều động và bổ nhiệm làm Giám đốc. Trụ sở tạm thời đặt tại khu 201 Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Học viện Chính trị khu vực IV đổi tên thành Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV theo Quyết định số 42/QĐ-HVCT-HCQG ngày 02/01/2008 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

Tháng 01/2009, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV chuyển trụ sở về địa chỉ 154A/14 đường Trần Quang Diệu, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Ngày 29/4/2011, lễ khởi công xây dựng trụ sở Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV (giai đoạn I) được long trọng tổ chức. Năm 2012, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV chuyển về làm việc tại trụ sở chính thức số 06 - Nguyễn Văn Cừ (nối dài), phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đến ngày 18/02/2014, chuyển thành Học viện Chính trị khu vực IV theo Quyết định số 547/QĐ-HVCTQG của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Vị trí, chức năng

Học viện Chính trị khu vực IV là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 

Học viện Chính trị khu vực IV là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Tây Nam Bộ; trung tâm nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý của khu vực Tây Nam Bộ.

Nhiệm vụ

1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

a. Đào tạo chương rình cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, lãnh đạo chủ chốt các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp Nhà nước và các đối tượng khác trên địa bàn các tỉnh được phân công, phân cấp theo quyết định của Giám đốc Học viện.

b. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo phân công, phân cấp.

c. Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ lý luận chính trị cho một số nước bạn, đảng bạn theo quy định của Giám đốc Học viện.

d. Đào tạo và liên kết đào tạo cử nhân (văn bằng 2), cao học một số chuyên ngành khi được phê duyệt của Giám đốc Học viện.

đ. Bồi dưỡng chuyên ngành, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ của hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

e. Quản lý, cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị khu vực IV theo quy định của Giám đốc Học viện.

2. Nghiên cứu khoa học

a. Nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý và một số ngành khoa học xã hội; tổng kết thực tiễn (trước hết tập trung cho các tỉnh trong khu vực được phân công), góp phần phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

b. Tham gia nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung, tổ chức biên soạn giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu học tập và tài liệu tham khảo về các bộ môn khoa học trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Giám đốc Học viện.

c. Tham gia nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng của các địa phương trong khu vực được phân công.

3. Tham mưu, đề xuất, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đường lối xây dựng, phát triển đất nước, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị. Trước hết tập trung cho các địa phương khu vực Tây Nam Bộ.

4. Thực hiện hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Giám đốc Học viện.

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; là đơn vị tài chính cấp I; là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước, cán bộ khoa học chính trị và hành chính của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Lý luận Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghiên cứu về các khoa học chính trị.

Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh National Academy of Politics

Địa chỉThông tinLoạiThành lậpGiám đốcWebsiteThông tin khácViết tắtTổ chức và quản lýPhó hiệu trưởng danh dự

135 đường Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy

,

Hà Nội

,

Việt Nam

Học viện công lập
1949 (72–73năm trước)
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng
hcma.vn
HCMA
PGS.TS Nguyễn Duy Bắc
PGS.TS Hoàng Phúc Lâm
PGS.TS Lê Văn Lợi
PGS.TS Dương Trung Ý

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Ho Chi Minh National Academy of Politics (viết tắt là HCMA).[1]

Mục lục

  • 1 Tên gọi qua các thời kỳ
  • 2 Tổ chức[3]
    • 2.1 Ban Giám đốc:
    • 2.2 Các Học viện và phân viện trực thuộc
    • 2.3 Các Viện, Trung tâm nghiên cứu và thông tin - xuất bản
    • 2.4 Văn phòng, Ban và các Vụ
  • 3 Cựu Giám đốc
  • 4 Danh hiệu Tôn vinh
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Tên gọi qua các thời kỳSửa đổi

  • Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc (1949 - 1962);
  • Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (1962- 1975);
  • Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc (1975 - 1986);
  • Học viện Khoa học Xã hội Nguyễn Ái Quốc, gọi tắt là Học viện Nguyễn Ái Quốc (1986 - 1993);
  • Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1993 - 2007);[2]
  • Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2007 - 2013)
  • Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014 - nay).

Tổ chức[3]Sửa đổi

Ban Giám đốc:Sửa đổi

  • Giám đốc:
    • Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XIII) [4], Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Bí thư Đảng ủy Học viện.
  • Phó Giám đốc:
    • PGS.TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.[5]
    • PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    • PGS.TS Lê Văn Lợi, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
    • PGS.TS Dương Trung Ý, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Các Học viện và phân viện trực thuộcSửa đổi

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
  • Học viện Chính trị Khu vực I (Miền Bắc). Trụ sở: Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Học viện Chính trị Khu vực II (Miền Nam). Trụ sở: Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Học viện Chính trị khu vực III (Miền Trung). Trụ sở: Thành phố Đà Nẵng.
  • Học viện chính trị khu vực IV (Tây Nam Bộ). Trụ sở: Thành phố Cần Thơ.

Các Viện, Trung tâm nghiên cứu và thông tin - xuất bảnSửa đổi

  • Viện Triết học
  • Viện Kinh tế chính trị học
  • Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
  • Viện Lịch sử Đảng
  • Viện Xây dựng Đảng
  • Viện Chính trị học
  • Viện Kinh tế
  • Viện Nhà nước và Pháp luật
  • Viện Văn hóa và Phát triển
  • Viện Quan hệ quốc tế
  • Viện Quyền con người
  • Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng
  • Viện Xã hội học và Phát triển
  • Viện Lãnh đạo học và Chính sách công
  • Viện Thông tin khoa học
  • Tạp chí Lý luận chính trị
  • Nhà xuất bản Lý luận chính trị

(Quyết định số 145-QĐ/TW ngày 8 tháng 8 năm 2018 của Bộ Chính trị về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh[6])

Văn phòng, Ban và các VụSửa đổi

  • Vụ Tổ chức - Cán bộ
  • Vụ Quản lý đào tạo
  • Vụ Quản lý khoa học
  • Vụ Các trường chính trị
  • Vụ Hợp tác Quốc tế
  • Vụ Kế hoạch – Tài chính
  • Ban Thanh tra
  • Văn phòng Học viện
  • Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin
  • Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành giáo dục, đào tạo

Cựu Giám đốcSửa đổi

  • Lê Văn Lương, cố Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng; Giám đốc Học viện trong những năm 1949 - 1956.
  • Trường Chinh, cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Cộng sản Việt Nam; Giám đốc trong những năm 1956 - 1957 và 1961 - 1966.
  • Lê Đức Thọ, cố Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng; Giám đốc Học viện trong những năm 1958 - 1960 và từ 1967 - 1968.
  • Tố Hữu, cố Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị (sau là Ủy viên Bộ Chính trị), Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương; Giám đốc Học viện trong những năm 1969 - 1979.
  • Chu Huy Mân, cố Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện 1979-1980.
  • Nguyễn Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; Giám đốc Học viện trong những năm 1980 - 1982.
  • GS.TS. NGND. Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Giám đốc Học viện trong những năm 1982 - 2001.
  • PGS.TS.Trần Đình Hoan, cố Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng; Giám đốc Học viện từ năm 2001 đến tháng 4/2004.
  • PGS.TS.NGƯT. Tô Huy Rứa, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện từ tháng 4/2004 đến tháng 4/2006.
  • GS.TS. Lê Hữu Nghĩa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện từ tháng 6/2006 đến tháng 3/2011.
  • GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Giám đốc Học viện từ tháng 3/2011 đến 2016.[7]
  • Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XIII), Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII), Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Bí thư Đảng ủy Học viện từ 2016 - nay.

Danh hiệu Tôn vinhSửa đổi

  • Huân chương Sao vàng
  • Huân chương Hồ Chí Minh
  • Huân chương Itxala Hạng Nhất của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
  • Anh hùng Lao động

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ [1] Lưu trữ 2018-04-17 tại Wayback MachineCổng Thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, //www.hcma.vn
  2. ^ “CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC VIỆN - Website Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2015.
  3. ^ “Nghị định số 48/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”.
  4. ^ “Ông Nguyễn Xuân Thắng được bầu bổ sung vào Ban Bí thư”.
  5. ^ “Điều động, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Nguyễn Duy Bắc, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa”.
  6. ^ “Quyết định số 145-QĐ/TW ngày 8 tháng 8 năm 2018 của Bộ Chính trị”.
  7. ^ “Danh sách Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021”.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
  • Nghị định số 48/2006/NĐ-CP học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
  • Hợp nhất Học viện Hành chính và Học viện Chính trị HCM Lưu trữ 2008-03-20 tại Wayback Machine

Video liên quan

Chủ đề