Dịch vụ hàng hoá thiết yếu là gì

Theo Luật giá năm 2013, Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

* Các khái niệm để tham khảo khác:

- Theo Từ điển tiếng Việt năm 1992 của Viện ngôn ngữ học giải thích: “Thiết yếu là rất cần thiết, không thể thiếu được”. Điều đó, có nghĩa là hàng hoá, dịch vụ thiết yếu là loại hàng hoá, dịch vụ cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống bình thường của đại đa số người tiêu dùng.

- Theo Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/01/2012 của Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành “ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung” kể từ ngày 01/3/2012 có 9 (chín) loại hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, gồm: Cung cấp điện, nước sạch sinh hoạt; Truyền hình trả tiền; Thuê bao điện thoại cố định, di động trả sau; kết nối internet; vận chuyển hành khách đường hàng không, đường sắt; mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp.

Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và thực phẩm trong Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ

Hiện nay nhiều tỉnh, thành đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Theo Chỉ thị số 16/CT-TTg quy định: “…Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.”.

Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản số 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 như sau:

“1. Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:

a) Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

b) Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

c) Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này.

Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m…”

Như vậy các Chỉ thị 16/CT-TTg và văn bản số 2601/VPCP-KGVX có nhắc đến khái niệm “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” và “thực phẩm”, nhưng không định nghĩa, không xác định nội hàm của nó.

Trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc gây tranh cãi trong việc các cán bộ, người thực thi công vụ xử lý, không cho người dân đi ra ngoài với lý do “không cần thiết”, “không thiết yếu”. Có thể kể đến các vụ như người dân trình bày đi rút tiền ATM, đi chở mẹ, bánh mì không phải là lương thực, thực phẩm…

Dịch vụ hàng hoá thiết yếu là gì

Vụ việc ở TP Nha Trang, Khánh hòa đang gây xôn xao dư luận vì anh cán bộ cho rằng bánh mì không phải là thực phẩm và được quay lên mạng

Khái niệm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và thực phẩm theo văn bản pháp luật

Thực ra thế nào là “Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu”, “thực phẩm” đã được các văn bản pháp luật quy định, định nghĩa. Cụ thể:

Khoản 3 Điều 4 Luật Giá năm 2012: Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 khái niệm: Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

Do đó, các thuật ngữ “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” và “thực phẩm” được nêu trong Chỉ thị 16 đã được định nghĩa trong các Luật có giá trị pháp lý cao hơn và có giá trị áp dụng với tất cả các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì thế, khi các địa phương cần ban hành các văn bản hướng dẫn, liệt kê để cán bộ dễ thực thi thì không cần định nghĩa lại hoặc không được định nghĩa khác. Khi cần liệt kê chi tiết các hàng hóa, dịch vụ, thực phẩm cần căn cứ, bám sát vào định nghĩa đã được quy định trong Luật và không được quy định khác rõ ràng so với Luật định.

Hơn thế nữa, các hàng hóa thiết yếu đối với mỗi người sẽ có sự khác nhau nhất định ở mỗi thời điểm và hoàn cảnh. Do đó cán bộ, người thực thi công vụ cần linh hoạt và không áp đặt suy nghĩ, hoàn cảnh của bản thân cho người khác.

Ví dụ băng vệ sinh là một mặt hàng cần thiết cho phụ nữ; dép, quần áo hàng ngày; rút tiền ở ngân hàng hoặc ATM…là những mặt hàng, hoạt động phục vụ đời sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên lại không được liệt kê trong một số văn bản hướng dẫn hiện nay của các tỉnh, như Công văn hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội của Sở Công thương - Tỉnh Khánh Hòa dưới đây.

Dịch vụ hàng hoá thiết yếu là gì

Công văn hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội của Sở Công thương - Tỉnh Khánh Hòa