Dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại

Sản xuất hàng hoá càng phát triển thì các hoạt động nghiệp vụ của NH cũng không ngừng mở rộng và phát triển. Các nghiệp vụ này ngày càng được cải tiến phù hợp với xu hướng phát triển chung về khoa học công nghệ trên thế giới, trong đó lĩnh vực thanh toán đặc biệt quan trọng với điều kiện và trình độ phát triển của mỗi nưóc. Nhìn chung, các nước có nền kinh tế thị trường thì hình thức thanh toán qua NH phổ biến sau đây:

Hình thức thanh toán séc:

Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu in sẵn do NHNN quy định để yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên séc hoặc người cầm séc.

Séc là hình thức thanh toán lâu đời, phổ biến nhất ở hầu hết các NH trên thế giới với tiêu đề: Cheque (tiếng Anh), Chéque (tiếng Pháp) dịch ra tiếng Việt là “chi phiếu”. Séc bao gồm nhiều loại khác nhau: séc ký danh, séc vô danh, séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc định mức, séc cá nhân, séc du lịch.

Đối tượng áp dụng: Séc thường được áp dụng để thanh toán chi trả các khoản tiền hàng hoá dịch vụ, công nợ.

Phạm vi áp dụng: Bên mua và bên bán phải mở tài khoản tại cùng một NH hoặc khác NH cùng một hệ thống. Trường hợp bên mua và bên bán có tài khoản tại hai NH khác hệ thống thì hai đơn vị thanh toán đó phải tham gia thanh toán bù trừ giao nhận chứng từ trực tiếp.

Điều kiện để séc được NH chấp nhận thanh toán:

-Người phát hành séc chỉ được ghi số tiền trên séc trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi của họ tại NH. Nếu phát hành quá số dư NH không chấp nhận thanh toán đồng thời, NH còn áp dụng phạt vi phạm hợp đồng thanh toán và phạt chậm trả.

-Trường hợp có nhiều tờ séc nộp vào NH cùng một lúc để đòi tiền từ một tài khoản mà số dư trên tài khoản đó không đủ để thanh toán toàn bộ những tờ séc đó thì thứ tự thanh toán được xác định theo số séc đã phát hành, các séc có số thứ tự nhỏ hơn sẽ được thanh toán.

-Séc phải đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ cả về hình thức và nội dung.

Séc chuyển khoản là loại thanh toán do chủ tài khoản phát hành trực tiếp để trả tiền cho người thụ hưởng trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của mình tại NH. Loại séc này rất tiện lợi cho bên mua nhưng không tiện lợi cho bên bán. Do đó, trong thanh toán truyền thống, séc được ghi theo nguyên tắc ghi nợ trước ghi có sau.

Trường hợp bên bán yêu cầu bên mua có sự xác nhận của đơn vị thanh toán trên tờ séc, khi nhận được yêu cầu, đơn vị thanh toán sẽ làm thủ tục bảo chi trên cơ sở số tiền mà người phát hành đã lưu ký. Vì vậy, người chịu trách nhiệm thanh toán séc là NH hay đơn vị thanh toán bảo chi séc.

Có thể thấy, việc áp dụng séc bảo chi rất có lợi cho người thụ hưởng. Người thụ hưởng chắc chắn sẽ nhận được tiền, do đó, người thụ hưởng không bị mất vốn, không bị chiếm dụng vốn. Quá trình thanh toán được thực hiện nhanh chóng vì NH bảo chi séc hoặc NH phục vụ người thụ hưởng ghi có ngay cho người thụ hưởng. Ngược lại, khi áp dụng thanh toán bằng séc bảo chi, người mua lại phải làm thủ tục ruờm rà để được bảo chi séc, phải lưu ký tiền trên tài khoản tiền gửi bảo chi séc và không được hưởng lãi trên số tiền lưu ký đó.

Nhìn chung, thanh toán séc là thể thức đơn giản, thuận tiện được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Công ước Séc quốc tế Giơ-ne-vơ năm 1931 đã được một số nước thông qua cho đến nay vẫn được xem là luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến việc phát hành và sử dụng séc. Tuy nhiên, trong thực tế, sử dụng séc không phải tuyệt đối an toàn, đã có xuất hiện séc giả. Do vậy, kỹ thuật thanh toán séc không ngừng được hoàn thiện trên mọi phương diện.

Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (UNT):

UNT là chứng từ đòi tiền do người bán lập và uỷ nhiệm cho NH phục vụ mình đòi tiền người mua hay người nhận cung ứng dịch vụ trên cơ sở hàng hoá hay đơn vị đã cung ứng. Ngân hàng phục vụ người bán không chịu trách nhiệm về việc người mua có thanh toán hay không. Chính vì thế, đối với nghiệp vụ này, NH phải kết hợp nghiệp vụ bảng, ghi nhập sổ theo dõi UNT gửi đi để theo dõi tình hình thanh toán, trả tiền của người mua nếu người mua có tài khoản tiền gửi tại NH khác.

Đối tượng áp dụng: UNT được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá khi người bán cung cấp cho người mua hoặc tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền nhà đất...

Điều kiện áp dụng: Hai bên mua bán phải thống nhất với nhau dùng hình thức UNT với những điều kiện cụ thể ghi trên hợp đồng, đồng thời, phải thông báo bằng văn bản cho NH phục vụ bên chi trả biết để làm căn cứ thực hiện thanh toán.

Phạm vi áp dụng: Hình thức thanh toán này được áp dụng rộng rãi trong quan hệ thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế đối với mọi đối tượng khách hàng dù họ mở tài khoản tại bất cứ đơn vị thanh toán nào. áp dụng uỷ nhiệm thu rất có lợi trong trường hợp thu hộ phí các dịch vụ công cộng, giúp các đơn vị cung ứng dịch vụ công cộng giảm chi phí nhân viên phải đến từng nhà để thu tiền.

Tuy nhiên, nó vẫn còn hạn chế vì UNT do người bán lập chứng từ và là xuất phát điểm trong quy trình thanh toán, mà nguyên tắc hạch toán là ghi nợ trước có sau. Mặc dù an toàn cho các NH tham gia quy trình thanh toán nhưng quy trình luân chuyển chứng từ còn vòng vèo, tốc độ thanh toán chậm.

Hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi (UNC):

UNC là lệnh của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của NHNN uỷ quyền cho NH phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tài khoản cùng NH hay khác NH, trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống.

Đối tượng áp dụng: UNC được dùng chủ yếu là để thanh toán tiền hàng hoá, công nợ dịch vụ theo đó người mua là người mở đầu trong quy trình thanh toán, thực hiện ra lệnh cho NH phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để chuyển trả cho người bán.

Phạm vi áp dụng: UNC được sử dụng rộng rãi, người trả tiền hoàn toàn có thể sử dụng UNC để trả tiền cho người thụ hưởng có tài khoản cùng NH hoặc khác NH cùng hệ thống hay khác hệ thống.

Ưu điểm của uỷ nhiệm chi là được sử dụng rộng rãi về phạm vi địa lý đối với mọi đối tượng khách hàng dù họ mở tài khoản tại bất cứ đơn vị thanh toán nào. UNC đảm bảo quyền lợi cho bên mua do bên mua chỉ chấp nhận thanh toán khi họ đã nhận được hàng hoá, dịch vụ đúng như trong hợp đã ký kết, đồng thời, bảo vệ quyền lợi cho NH do NH thực hiện ghi nợ trước ghi có sau.

Ngược lại, UNC không bảo đảm quyền lợi cho bên bán. Bên bán có thể gặp rủi ro do bên mua không đủ khả năng thanh toán hoặc bên mua cố tình không thanh toán. Do đó, người ta chỉ áp dụng hình thức thanh toán này trong trường hợp bên mua và bên bán có tín nhiệm nhau hoặc thanh toán có giá trị nhỏ hoặc chủ yếu là thanh toán phi mậu dịch.

Tuy nhiên, UNC vẫn là hình thức thanh toán được ưa chuộng nhất hiện nay vì đơn giản, dễ thực hiện. Mặt khác, NH chuyển tiền nhanh đảm bảo yêu cầu của khách hàng.

Hình thức thanh toán thư tín dụng:

Thư tín dụng là lệnh của NH phục vụ bên mua gửi cho NH phục vụ bên bán để tiến hành trả tiền cho người bán về giá trị hàng hoá đã cung ứng trên cơ sở người bán xuất trình các hoá đơn, chứng từ hợp lệ, hợp pháp phù hợp với các điều kiện, phạm vi thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.

Phạm vi áp dụng: Thư tín dụng áp dụng giữa hai chi nhánh NH cùng hệ thống hoặc trên địa bàn phục vụ người bán có NH cùng hệ thống với NH bên mua có tham gia thanh toán bù trừ. Như thế, NH bên mua (NH phát hành) sẽ uỷ quyền cho NH cùng hệ thống với mình và cùng địa bàn với NH bên bán có tham gia thanh toán bù trừ thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ hợp lệ của bên bán bằng phương thức thanh toán bù trừ.

Đối tượng áp dụng: Thư tín dụng thường được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ giữa hai bên mua-bán chưa hiểu rõ về nhau, chưa có mối quan hệ thân thiết và không tin tưởng nhau. Bởi lẽ, thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng rất rườm rà khó khăn đối với cả bên mua và bên bán. Bên mua phải thực hiện làm thủ tục mở thư tín dụng và được NH phục vụ mình chấp nhận phát hành thư tín dụng trước khi nhận được hàng hoá dịch vụ từ người bán. Ngược lại, bên bán muốn nhận được thanh toán của NH phát hành hoặc NH thanh toán. NH chiết khấu thì phải lập được bộ chứng từ hoàn hảo, phù hợp những điều kiện đã ghi trong thư tín dụng. Trong hình thức này, thư tín dụng được coi là căn cứ, cơ sở để hai bên mua bán trao đổi, thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ cho nhau.

Thanh toán bằng thư tín dụng là hình thức thanh toán hữu hiệu nhất cho cả bên mua và bên bán vì quyền lợi chính đáng của cả hai bên đều được bảo vệ. Bên mua chỉ chấp nhận thanh toán khi nhận được hàng hoá với bộ chứng từ đầy đủ như đã thoả thuận trong hợp đồng còn bên bán chắc chắn sẽ nhận được tiền khi giao nhận bộ chứng từ đầy đủ cho NH phục vụ mình. Do an toàn và chuẩn xác cao nên nó được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.

Hình thức thanh toán bằng thẻ NH:

Thẻ NH là một phương tiện thanh toán hiện đại gắn liền với kỹ thuật tin học và ứng dụng tin học trong hoạt động NH. Qua thẻ NH, người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền từ máy rút tiền tự động ATM hoặc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ tại cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ.

Thẻ thanh toán chỉ được áp dụng trong nền tảng công nghệ tin học và viễn thông được áp dụng trong công nghệ thanh toán của NH.

Thẻ thanh toán do NH phát hành và bán cho khách hàng của mình để thanh toán chi trả các khoản vật tư, hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền tại các đại lý thanh toán hay tại các quầy rút tiền tự động.

Phạm vi áp dụng thẻ NH rất rộng rãi và không bị giới hạn về không gian, thời gian. Nếu khách hàng có thể thanh toán, khách hàng có thể sử dụng (rút tiền, gửi tiền, kiểm tra số dư trên tài khoản, thanh toán chi trả tiền hàng hoá dịch vụ....) bất cứ nơi nào có máy ATM hoặc cơ sở chấp nhận thẻ. Hơn nữa, thanh toán bằng thẻ đã tiết kiệm chi phí, công sức cho người mua, người bán, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông và tăng chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Chính bởi tiện ích này mà thẻ NH rất được ưa chuộng ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng thanh toán bằng thẻ NH cũng bị giới hạn một mức tối đa cho phép được thanh toán trong một ngày để đảm bảo an toàn và khả năng chi trả cho nguồn thanh toán.

Với trình độ và tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, trong tương lai, chắc chắn thẻ thanh toán chưa phải là công cụ thanh toán cuối cùng.

Tuỳ vào trình độ phát triển của công nghệ ngân hàng cũng như đặc điểm tổ chức hệ thống NH, các nước có các phương thức thanh toán qua NH khác nhau. ở Việt Nam, từ khi hệ thống NH được tổ chức theo hệ thống hai cấp, các phương thức thanh toán vốn giữa các NH bao gồm:

Phương thức thanh toán liên hàng :

Thanh toán liên hàng là quan hệ thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống phát sinh trên cơ sở các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các khách hàng có mở tài khoản ở các chi nhánh ngân hàng khác nhau trong cùng hệ thống hoặc các nghiệp vụ chuyển tiền, điều hoà vốn trong nội bộ một hệ thống.

Thanh toán liên hàng là một bộ phận không thể thiếu được trong công tác thanh toán của NH. Làm tốt công tác thanh toán liên hàng sẽ có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và với ngành NH nói riêng. Cụ thể :

Thanh toán liên hàng thúc đẩy quá trình thanh toán nhanh chóng, chính xác. Thay vì khách hàng phải mang tiền mặt từ NH mua đến thanh toán cho người bán hàng, khách hàng chỉ cần uỷ nhiệm cho NH phục vụ mình trích tài khoản để thanh toán cho người bán thông qua NH phục vụ người bán.

Thanh toán liên hàng góp phần nâng cao tốc độ luân chuyển vốn tiền tệ phục vụ quá trình tái sản xuất mở rộng, do thời gian thanh toán nhanh, rút ngắn quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá dịch vụ.

Thanh toán liên hàng tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần khuyến khích cá nhân, tổ chức mở tài khoản tại các NH, ổn định và mở rộng khách hàng.

Thanh toán liên hàng góp phần giảm chi phí lưu thông do không phải vận chuyển tiền mặt từ nơi này đến nơi khác để thanh toán, đồng thời, hạn chế được mất mát tham ô trong thanh toán.

Tuy nhiên, thanh toán liên hàng chỉ áp dụng với những ngân hàng trong cùng hệ thống. Việc xử lý chứng từ vẫn mang tính thủ công, phát hiện sai lầm chậm, khó bảo toàn, bảo mật thông tin, đặc biệt là việc quyết toán cuối năm rất vất vả, công việc quá nhiều, sang năm sau công việc năm trước vẫn chưa giải quyết xong.

Phương thức thanh toán bù trừ:

Thanh toán bù trừ là một phương thức thanh toán giữa các NH khác hệ thống trên cùng một địa bàn do NHNN chủ trì. Thông qua nghiệp vụ này, các NH thực hiện thu hộ chi hộ cho NH khác và sẽ thanh toán quyết toán ngay trong ngày khi quyết toán bù trừ.

Thanh toán bù trừ thực hiện theo quyết định 181/NH-QĐ ngày 10/10/1991 về “Quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các NH” và Công văn 637/Kinh tế ngày 28/10/1991 về hướng dẫn thực hiện quyết định 181/NH-QD.

Để được tham gia thanh toán bù trừ, các thành viên phải tuân thủ đầy đủ các quy định do NH chủ trì quy định, phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ tại NH chủ trì. Cán bộ đi giao dịch thanh toán bù trừ phải có đủ năng lực, trình độ và đảm bảo đủ các điều kiện giao dịch, phải đăng ký mẫu chữ ký tại NH thành viên khác và tại NH chủ trì. Nếu để xẩy ra sai sót, tổn thất thì thành viên phải chịu trách nhiệm theo quy định.

Về thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ: Phải trích TK tiền gửi để thanh toán, nếu không đủ thì phải nộp tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán, cũng có thể vay NH chủ trì để thanh toán, trường hợp NH chủ trì không cho vay thì phải phạt chậm trả.

Chứng từ sử dụng trong thanh toán bù trừ bao gồm các chứng từ thanh toán gốc, các bảng kê mẫu số 12,14,15,16 được giao nhận trực tiếp tại phiên thanh toán bù trừ. Các chứng từ chưa thuộc phạm vi thanh toán bù trừ như uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, séc...thì chuyển sang NH thanh toán để thực hiện ghi nợ trước.

TK sử dụng: Nếu là NH chủ trì thì sử dụng TK 5011. Tài khoản này dùng để hạch toán kết quả thanh toán bù trừ của NH chủ trì với NH thành viên tham gia thanh toán bù trừ và sau khi thanh toán bù trừ xong thì hết số dư.

Nếu là NH thành viên thì sử dụng TK 5012. Tài khoản này dùng để hạch toán kết quả thanh toán bù trừ với các NH khác và sau khi thanh toán bù trừ xong cũng phải hết số dư.

Phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN:

Phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN là phương thức thanh toán giữa các NH khác hệ thống khác địa bàn, đều mở tài khoản tại NHNN.

Để áp dụng phương thức thanh toán này phải có các điều kiện sau:

-Hai NH phải mở tài khoản tại một hay hai chi nhánh NHNN và làm đầy đủ các thủ tục về mở tài khoản tiền gửi theo quy định.

-Tài khoản tiền gửi của các NH phải thường xuyên có số dư để đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời.

-Dấu và chữ ký trên chứng từ và bảng kê chứng từ thanh toán qua NHNN phải đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký.

-Việc thanh toán phải kịp thời, đầy đủ, chính xác. Nếu NH nào để chậm trễ thì NH đó sẽ bị phạt.

Thanh toán qua mở tài khoản tiền gửi tại NHNN đáp ứng nhu cầu thanh toán đối với các khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại các NH khác hệ thống khác địa bàn, thúc đẩy quá trình trao đổi và sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, phương thức này ít được áp dụng do tốc độ thanh toán chậm.

Phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi ở NH khác:

Khi các NHTM không cùng hệ thống, không cùng địa phương có tần suất thanh toán trực tiếp với nhau cao, nếu thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHNN thì tốc độ chậm. Để khắc phục nhược điểm này, NHNN cho phép các NHTM mở tài khoản tại nhau để thanh toán trực tiếp. Định kỳ, các NHTM thanh quyết toán với nhau thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN. Theo phương thức này, các NHTM có thể đều mở tài khoản tiền gửi ở NH khác để uỷ quyền thu hộ cho khách hàng. Việc thu hộ, chi hộ chỉ tiến hành trong phạm vi những khoản thanh toán đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng uỷ thác thanh toán giữa các NH. Mỗi khi phát sinh các khoản thanh toán thu hộ chi hộ, NH mới phát sinh phải gửi các chứng từ thanh toán cho NH có quan hệ hạch toán sổ sách. Định kỳ thanh toán, các NH phải đối chiếu số liệu với nhau, quyết toán số tiền đã thu hộ, chi hộ và thanh toán với nhau số chênh lệch phải thu, phải trả.

Phương thức thanh toán mở tài khoản tại nhau đã làm gia tăng tốc độ thanh toán, hạn chế được những nhược điểm đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, việc mở tài khoản tại nhau làm cơ sở cho việc thanh toán cho nhau đã gây đọng vốn cho các NHTM.

Phương thức thanh toán uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ giữa các NHTM:

Để khắc phục những hạn chế của phương thức mở tài khoản tại nhau, NHNN cho phép các NHTM có thể ký hợp đồng thanh toán song biên trên cơ sở sự tín nhiệm giữa hai NHTM và hợp đồng thanh toán có quy định rõ nội dung thanh toán, số tiền tối đa cho một món thanh toán, tổng số tiền thanh toán, kỳ hạn thanh quyết toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.

Video liên quan

Chủ đề