Điểm chuẩn đại học tuổi trẻ năm 2022

Điểm chuẩn đại học tuổi trẻ năm 2022

Dù nhiều phương thức xét tuyển nhưng điều kiện để trúng tuyển đại học là thí sinh phải tốt nghiệp THPT - Ảnh: NHƯ HÙNG

Hầu hết các trường đều sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau như xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, xét học bạ THPT và các phương thức kết hợp khác.

Hơn 10 phương thức

Hiện có đến hơn 10 phương thức xét tuyển sẽ được các trường sử dụng trong mùa tuyển sinh năm nay, trong đó không ít trường đồng thời áp dụng đến 7 phương thức bằng xét tuyển và tổ chức thi tuyển. Do đó, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của các trường để có thể lựa chọn phương thức phù hợp, tăng cơ hội trúng tuyển.

Các phương thức xét tuyển đã được các trường công bố, gồm:

1. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD-ĐT và quy định của trường.

2. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM (xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT năm 2022; xét tuyển học sinh của 83 trường chuyên, năng khiếu của các trường đại học thuộc các tỉnh, thành trên toàn quốc; học sinh của 66 trường THPT).

3. Xét tuyển học sinh giỏi.

4. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

5. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội); kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội; kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

6. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ) theo tổ hợp môn.

7. Xét tuyển học lực kết hợp phỏng vấn.

8. Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

9. Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài.

10. Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi quốc tế.

11. Xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp với kết quả học tập 3 năm THPT.

12. Xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế.

13. Xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung tích lũy của thí sinh tốt nghiệp đại học.

14. Nhiều trường ĐH khác áp dụng phương thức xét tuyển từ học bạ, từ kết quả thi THPT, kết hợp thi tuyển các môn năng khiếu…

Dùng kết quả thi năm 2022

Có thể thấy các trường đại học ngày càng đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Phần lớn các trường không thay đổi nhiều về các phương thức xét tuyển so với năm trước. Tuy nhiên, tỉ lệ chỉ tiêu giữa các phương thức đã có sự thay đổi rõ rệt ở một số trường.

Do các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, trong khi tổng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của trường không biến động nhiều nên chỉ tiêu dành cho các phương thức được chia theo tỉ lệ khác nhau trong tổng chỉ tiêu chung.

Trong đó, với phương thức xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực, các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM liên tục tăng dần tỉ lệ chỉ tiêu tuyển sinh từ phương thức này. Năm nay, Trường ĐH Khoa học tự nhiên dành đến 70% xét kết quả thi năng lực, Trường ĐH Kinh tế - luật đến 60%, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn đến 50%...

Thí sinh cũng cần lưu ý đối với phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực hiện nay các trường đều chỉ sử dụng kết quả thi của năm tuyển sinh, không chấp nhận kết quả thi các năm trước đó (ví dụ năm 2022 chỉ sử dụng kết quả thi của năm 2022). Tuy nhiên thí sinh có thể dự thi năng lực hơn 1 đợt chọn kết quả tốt nhất dùng để đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Tương tự, đối với xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, các trường không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi THPT, THPT quốc gia các năm trước để tuyển sinh.

Chỉ trúng tuyển bằng một phương thức

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - quyền hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - lưu ý đối với xét tuyển học bạ, có trường chỉ xét học sinh trường chuyên tốp 100 hoặc tốp 200. 

"Thí sinh cần tìm hiểu trường mình thuộc tốp nào để nộp hồ sơ xét tuyển cho chính xác, nếu trường không nằm trong tốp này mà thí sinh đăng ký xét tuyển sẽ không hợp lệ. Ngoài ra, còn có nhiều trường không phân biệt trường chuyên hay không chuyên đối với xét tuyển bằng học bạ" - thầy Hùng cho hay.

ThS Nguyễn Hải Trường An - giám đốc Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết do có nhiều phương thức xét tuyển nên số chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ bị cắt giảm dẫn đến điểm chuẩn của phương thức này khá cao, dẫn đến việc nhiều thí sinh điểm khá cao nhưng vẫn rớt.

"Thí sinh trúng tuyển, nhập học bằng phương thức nào cũng sẽ học tập cùng với các thí sinh trúng tuyển bằng những phương thức khác. Vì vậy nếu đã trúng tuyển vào ngành mình yêu thích ở bất kỳ phương thức nào hãy nên xác nhận nhập học sớm", cô An khuyên.

Phải nộp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đúng quy định

Năm 2021, một thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức có kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vào Trường ĐH Y dược TP.HCM, có kết quả xét tuyển đủ điểm đậu vào trường nhưng lại không có tên trong danh sách vì thiếu chứng chỉ tiếng Anh.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo nhà trường - lưu ý: "Theo quy định, thí sinh đăng ký xét tuyển phương thức có kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phải nộp chứng chỉ về cho trường trong đúng thời gian quy định ở vòng sơ tuyển. Sau khi qua vòng sơ tuyển thí sinh mới đủ điều kiện đưa vào vòng lọc ảo toàn quốc trên hệ thống và phải đạt điểm chuẩn mới được công nhận trúng tuyển".

TRẦN HUỲNH

Điểm chuẩn đại học tuổi trẻ năm 2022

Thí sinh tìm hiểu thông tin tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2022 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bên cạnh đó, những điểm mới của quy chế năm nay cũng sẽ triệt để khắc phục tình trạng một số trường có thể gây khó cho thí sinh khi yêu cầu nhập học sớm, yêu cầu nộp trước các khoản phí giữ chỗ...

* Thưa bà, nhiều trường cho rằng dự thảo quy định thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT sẽ khó cho thí sinh và trường vì mỗi ngành có nhiều phương thức, tiêu chí khác nhau? Bà có thể nói rõ hơn về điểm này?

- Trong các năm qua, quy chế tuyển sinh đã quy định cụ thể việc các trường chủ động xét tuyển trên cơ sở các nguyện vọng của thí sinh đã đăng ký. Do đó, nhận định về việc hạn chế quyền lựa chọn của các thí sinh hoặc hạn chế quyền tự chủ của các trường trong tuyển sinh là chưa chính xác, dù đứng ở góc độ nào. 

Thực tế những năm qua, một số trường đơn phương hoặc thống nhất với thí sinh về việc thí sinh trúng tuyển nhưng không tải danh sách lên hệ thống để loại ra trước khi xử lý nguyện vọng. Do đó, nhiều thí sinh đồng thời trúng tuyển tại các nơi, làm ảnh hưởng không nhỏ (tăng số thí sinh ảo) tới các trường khác và các thí sinh khác.

Do đó, hệ thống xử lý nguyện vọng cho mọi phương thức xét tuyển, thí sinh sẽ trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất, ưu tiên nhất có thể mà mình đã lựa chọn. Thí sinh không phải lo lắng việc nếu chấp nhận nhập học sớm ở trường này theo phương thức xét tuyển này có thể lỡ cơ hội ở trường mình yêu thích hơn theo phương thức khác. 

Mã xét tuyển chỉ là một vấn đề nhỏ, mang tính kỹ thuật, sẽ có hướng dẫn kèm các định nghĩa rõ ràng về mã xét tuyển để thí sinh không nhầm lẫn. Việc đăng ký của thí sinh và xử lý lọc ảo chung các nguyện vọng xét tuyển năm 2022 không ảnh hưởng đến quyền tự chủ tuyển sinh của trường.

Bên cạnh đó, việc xử lý lọc ảo các nguyện vọng của thí sinh năm 2022 sẽ triệt để khắc phục tình trạng một số trường có thể gây khó cho thí sinh khi yêu cầu nhập học sớm, yêu cầu nộp trước các khoản phí giữ chỗ...

Điểm chuẩn đại học tuổi trẻ năm 2022

Hiện đang trong thời gian dự thảo đăng lên mạng để xin ý kiến góp ý của các bên liên quan. Bộ GD-ĐT sẽ tiếp nhận các ý kiến và tiếp thu, hoàn thiện theo hướng có lợi nhất, phù hợp nhất với thí sinh, cơ sở đào tạo và toàn hệ thống nói chung.

PGS.TS NGUYỄN THU THỦY

* Cũng có ý kiến cho rằng quy định thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm các phương thức khác vẫn phải đăng ký xét tuyển một lần nữa trên hệ thống là làm khó thí sinh?

- Ở những năm trước, thí sinh vẫn luôn đăng ký vào hệ thống chung. Như vậy, năm 2022 cũng không tăng thêm "thủ tục" nào cho thí sinh, không làm thí sinh nào mất đi cơ hội dự tuyển và trúng tuyển. 

Trong thời gian qua, một số trường yêu cầu thí sinh nhập học sớm hoặc nộp tiền để giữ chỗ khi trường xét hồ sơ thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào trường (khi chưa tốt nghiệp THPT).

Việc này gây nên các phản hồi tiêu cực trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ các thí sinh, từ các trường khác, thậm chí các đại biểu Quốc hội đã nêu trong năm qua: sai quy định của quy chế khi gọi thí sinh nhập học sớm vào trường (khi thí sinh chưa tốt nghiệp THPT); làm mất quyền lợi của thí sinh khi thí sinh có nhu cầu chờ cả phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT; thiếu sự công bằng giữa các trường (gọi nhập học trước và không gọi nhập học trước). 

Quy chế của Bộ GD-ĐT đưa ra các quy định chung để các cơ sở đào tạo phải tuân thủ để đảm bảo quyền lợi các bên liên quan, đảm bảo công tác quản lý nhà nước của ngành, đứng trên lợi ích tổng thể của hệ thống và đặc biệt là của các thí sinh.

* Những năm trước các trường đại học thành lập nhóm lọc ảo theo khu vực và Bộ GD-ĐT cũng chạy lọc ảo nhưng tỉ lệ ảo vẫn lớn. Phương án lọc ảo năm nay thì sao, thưa bà?

- Lý do những năm qua vẫn tồn tại một tỉ lệ thí sinh ảo khá lớn là vì một số trường đơn phương hoặc thống nhất với thí sinh việc thí sinh trúng tuyển nhưng không tải danh sách lên hệ thống để loại ra trước khi xử lý nguyện vọng và lọc ảo.

Với phương án lọc ảo của năm nay, khi tất cả các phương thức xét tuyển đều được hệ thống hỗ trợ tuyển sinh xử lý nguyện vọng, sẽ đảm bảo thí sinh chỉ trúng tuyển tại một nguyện vọng cao nhất theo phương thức - ngành - trường, như vậy tỉ lệ ảo sẽ giảm tối đa có thể. 

Tất nhiên vẫn không thể loại trừ được hoàn toàn thí sinh ảo, bởi vẫn có trường hợp thí sinh đã trúng tuyển nhưng lại quyết định không nhập học (ví dụ: quyết định đi du học nước ngoài...). Tuy vậy, đây vẫn là phương án tốt nhất có thể để mang lại lợi ích lớn nhất cho hệ thống.

Không ưu tiên khu vực cho thí sinh tự do

* Dự kiến điểm ưu tiên khu vực chỉ được tính cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm nay. Việc này đang gây ý kiến trái chiều. Quan điểm của Bộ GD-ĐT ra sao khi dự thảo như trên?

- Các thí sinh đã tốt nghiệp THPT những năm trước sẽ có lợi thế, có cơ hội học tập, ôn luyện với thời gian nhiều hơn hẳn so với các thí sinh chuẩn bị thi lần đầu.

Nhiều trường hợp các thí sinh này đã chuyển tới các địa phương, thành phố có điều kiện tốt hơn, tập trung để ôn thi một số ít môn phục vụ xét tuyển vào đại học.

Trong khi đó, các thí sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT (và xét tuyển vào đại học, cao đẳng tại năm tuyển sinh đó) phải học tập nhiều môn hơn và chịu áp lực nhiều hơn để vừa thi tốt nghiệp, vừa đăng ký xét tuyển vào đại học.

Nếu một em học sinh vừa tốt nghiệp THPT phải cạnh tranh một suất học đại học (nhất là các trường tốp đầu) với một anh, chị tốt nghiệp năm trước (thậm chí đang học đại học) có thêm thời gian ôn luyện và lại được cộng thêm điểm ưu tiên khu vực một lần nữa thì liệu có công bằng?

Do vậy, nhằm đảm bảo tính công bằng hơn nữa cho các thí sinh xét tuyển vào đại học, cao đẳng, dự thảo quy chế đã đưa ra quy định theo hướng thí sinh tại các vùng được hưởng ưu tiên khu vực chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực 1 lần khi có nhu cầu xét tuyển vào đại học, cao đẳng ngay năm đầu tiên tốt nghiệp THPT.

Điểm chuẩn đại học tuổi trẻ năm 2022
Tuyển sinh đại học 2022: Tránh mất cơ hội trúng tuyển

THẢO NGUYÊN thực hiện