Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917

Mục 1

1. Tình hình nước Nga trước cách mạng

a) Chính trị

- Chế độ quân chủ chuyên chế vẫn được duy trì - đứng đầu nhà nước là Nga hoàng Ni-cô-lai II.

- 1914, Nga hoàng tham gia vào cuộc chiến tranh đế quốc => gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.

Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

Những người lính nga ngoài mặt trận, tháng 1/1917

b) Kinh tế

- Kinh tế suy sụp, lạc hậu:

+ Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì; Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm nặng nề.

+ Nông nghiệp sa sút; nạn đói xảy ra khắp nơi; sản xuất công – thương nghiệp đình đốn.

Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

Những người nông dân Nga đầu thế kỉ XX

c) Xã hội

- Trong xã hội tồn tại nhiều mầu thuẫn:

+ Mâu thuẫn dân tộc: giữa hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga với chính quyền phong kiến Nga hoàng.

+ Mâu thuẫn giai cấp: giữa nông dân với địa chủ phong kiến; giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

+ Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các nước đế quốc khác.

=> Ở đầu thế kỉ XX, Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.

- Đời sống của các tầng lớp nhân dân khổ cực => phong trào đấu tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

=> Kết luận: Nước Nga trở thành “khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa”.

Mục 2

2. Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười

Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

ND chính

- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Nga trước cách mạng.

- Những nội dung cơ bản về cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duyCách mạng Tháng Mười Nga năm 1917

Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

Loigiaihay.com

  • Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

    Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết

    Tóm tắt mục II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết

  • Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

    Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga

    Tóm tắt mục III. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga

  • Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

    Lý thuyết Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917-1921)

    Lý thuyết Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917-1921)

  • Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

    Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga trước cách mạng ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 49 SGK Lịch sử 11

  • Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

    Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 50 SGK Lịch sử 11

  • Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

    Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 109 SGK Lịch sử 11

  • Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

    Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 133 SGK Lịch sử 11

  • Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

    Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 107 SGK Lịch sử 11

  • Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

    Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại ?

    Giải bài tập 2 trang 123 SGK Lịch sử 11

1. Nguyên nhân xảy ra Cách mạng tháng Mười Nga

Sau Cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga tồn tại song song hai chính quyền đó là: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.

Trái với kỳ vọng của người dân Nga, lãnh đạo chính phủ lâm thời là Alexander Kerensky vẫn muốn nước Nga tiếp tục tham gia Thế chiến thứ nhất để tranh giành quyền lực với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo – Hung, bất kể việc đất nước đã trở nên kiệt quệ và thương vong của binh sỹ đã quá lớn (tới giữa năm 1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị thương). Tâm lý phản chiến dâng cao trong binh sỹ, người dân ở hậu phương cũng bất bình vì hy vọng có được hòa bình đã tan vỡ.

Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của Đảng Bôn-sê-vích, Vladimir llyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Pê-tơ-rô-grát.

Cáng ngày chính phủ lâm thời của Kerensky càng tỏ ra yếu kém, bất lực, không thể điều hành nổi đất nước. Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng. Nền kinh tế đất nước đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước, nông nghiệp cũng sụt giảm, giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Ngoài mặt trận, quân đội Nga tan rã hàng loạt, quân đội Đức liên tiếp chiếm được nhiều vùng lãnh thổ của Nga. Trong hoàn cảnh đó, người dân Nga cảm thấy rất bất bình với Chính phủ lâm thời.

Vào đầu tháng 10 năm 1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước Nga, Lenin về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)

Trang trước Trang sau

  • Giải Lịch Sử 11 Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 9 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (1921 - 1941) (phần 1)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (1921 - 1941) (phần 2)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (1921 - 1941) (phần 3)
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (1921 - 1941) (phần 4)

Bài giảng: Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) - Cô Nguyễn Thúy Hảo (Giáo viên Tôi)

1. Tình hình nước Nga trước cách mạng

a. Chính trị

- Chế độ quân chủ chuyên chế vẫn được duy trì – đứng đầu nhà nước là Nga hoàng Ni-cô-lai II.

- 1914, Nga hoàng tham gia vào cuộc chiến tranh đế quốc => gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.

Những người lính nga ngoài mặt trận, tháng 1/1917

b. kinh tế

- Kinh tế suy sụp, lạc hậu:

+ Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì; Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm nặng nề.

+ Nông nghiệp sa sút; nạn đói xảy ra khắp nơi; sản xuất công – thương nghiệp đình đốn.

Những người nông dân Nga đầu thế kỉ XX

c. Xã hội

- Trong xã hội tồn tại nhiều mầu thuẫn:

+ Mâu thuẫn dân tộc: giữa hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga với chính quyền phong kiến Nga hoàng.

+ Mâu thuẫn giai cấp: giữa nông dân với địa chủ phong kiến; giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

+ Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các nước đế quốc khác.

⇒ Ở đầu thế kỉ XX, Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc.

- Đời sống của các tầng lớp nhân dân khổ cực ⇒ phong trào đấu tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

⇒ Kết luận: Nước Nga trở thành “khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa”.

2. Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười

Cách mạng tháng hai (1917) Cách mạng tháng Mười (1917)
Nguyên nhân

- Chế độ phong kiến Nga hoàng lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

- Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất → đời sống nhân dân thêm cơ cực, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.

- Cục diện hai chính quyền song song tồn tại.

- Chính phủ tư sản lâm thời không đáp ứng những quyền lợi cơ bản của nhân dân.

Mục tiêu

- Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.

- Chống chiến tranh đế quốc.

- Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.

- Tạo điều kiện đưa Nga tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Lãnh đạo Giai cấp vô sản thông qua Đảng Bônsêvích. Giai cấp vô sản thông qua Đảng Bônsêvích
Diễn biến chính

- Ngày 23/2/1914 theo lịch Nga, hơn 9 vạn nữ công nhân thành phố Petorograt đã xuống đường biểu tình.

- Dưới sự lãnh đạo của đảng Bônsêvich, phong trào đấu tranh nhanh chóng lan rộng ra toàn thành phố và chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

- Quân khởi nghĩa đã đánh chiếm các công sở, bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của nga hoàng. Chế độ phong kiến bị lật đổ và Nga trở thành nước Cộng hòa.

Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

- Trải qua 1 thời gian đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng, tháng 10/1917, Đảng Bôsêvich Nga đã quyết định chuyển cuộc đấu tranh của nhân dân Nga sang giai đoạn khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

- Ngày 7/10/1917, Lênin bí mật rời Phần lan về nước để trực tiếp chỉ đạo cách mạng.

- Đêm 24/10/ 1917, cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nga đã bùng nổ tại thàng phố Matxcova và nhanh chóng giành thắng lợi.

- Đầu năm 1918, cách mạng đã giành thắng lợi hoàn toàn trên nước Nga rộng lớn.

Diễn biến cách mạng tháng 10 Nga sử 11

Kết quả Thắng lợi Thắng lợi
Ý nghĩa

- Lật đổ chế độ phong kiến Nga.

- Tạo điều kiện tiền đề để tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản.

- Giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột.

- Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.

Tính chất Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới Cách mạng xã hội chủ nghĩa

1. Xây dựng chính quyền Xô viết

Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai (25/10/1917)

- Đêm 25/10/1917 chính quyền Xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu.

- Nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết:

+ Đập tan bộ máy Nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.

+ Xây dựng bộ máy Nhà nước mới của nhân dân lao động.

- Biện pháp thực hiện nhiệm vụ cách mạng:

+ Thông qua:”Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”.

+ Xóa bỏ những tàn tích phong kiến, xoá bỏ chế độ đẳng cấp và đặc quyền của giáo hội.

+ Thực hiện nam nữ bình quyền , các dân tộc có quyền bình đẳng và quyền tự quyết.

+ Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.

+ Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

⇒ Nhận xét: Các chính sách của Chính quyền Xô viết đã đem lại lợi ích và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động; Thể hiện tính ưu việt tiến bộ của một chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân, vì dân.

2. Bảo vệ chính quyền Xô viết

a. Bối cảnh lịch sử:

- Cuối năm 1918 quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết.

Tấm áp phích “bạn đã ghi tên tình nguyện chưa?” – kêu gọi

Thanh niên Xô viết nhập ngũ bảo vệ đất nước

b. Chủ trương, chính sách của chính quyền Xô viết: thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”.

* Nội dung của chính sách cộng sản thời chiến:

- Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.

- Trưng thu lương thực thừa của nông dân.

- Thi hành chế độ cưỡng bức lao động.

⇒ Tác dụng của chính sách Cộng sản thời chiến: động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đến cuối năm 1920 Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ.

Xem thêm lý thuyết Lịch Sử 11 hay, chi tiết khác:

Trang trước Trang sau