Diện biến có bao nhiêu dân tộc?

Biên phòng - Theo thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, trong năm 2022 tỉnh Điện Biên có 1.246 người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.

  • Biểu dương người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên năm 2022
  • Đề nghị các địa phương lập danh sách Người có uy tín giai đoạn 2023-2027
  • Gặp mặt Đoàn đại biểu người có uy tín tiêu biểu tỉnh Lào Cai

Diện biến có bao nhiêu dân tộc?
Các già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín đóng vai trò nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" tại tỉnh Điện Biên. Ảnh: Đức Linh

Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc với tổng dân số trên 62,5 vạn người. Trong đó, dân tộc H'Mông chiếm 38,12%, dân tộc Thái chiếm 35,69%, dân tộc Kinh chiếm 17,38%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác, như: Khơ Mú, Dao, Kháng, Lào, Hà Nhì... Giai đoạn 2017-2022, toàn tỉnh có 8.355 lượt người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Riêng năm 2022, có 1.246 người có uy tín (bao gồm 366 già làng, 111 trưởng dòng họ, 126 trưởng thôn, bản và 643 người thuộc các thành phần khác trong xã hội). Số nhân sĩ, trí thức người dân tộc thiểu số trên địa bàn là 6.781 người (trong đó có 1 người được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, 1 nhà giáo ưu tú, 8 thầy thuốc ưu tú và 24 nghệ nhân ưu tú).

Công tác triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, luôn được tỉnh, các cấp, các ngành quan tâm. Các cơ quan, ban ngành, đã tiến hành thăm hỏi 8.345 lượt người có uy tín nhân dịp Tết Nguyên đán và Tết của các dân tộc thiểu số, 604 lượt người có uy tín ốm đau, 275 gia đình người có uy tín gặp khó khăn do hậu quả thiên tai và tổ chức thăm viếng 130 lượt người có uy tín qua đời hoặc có thân nhân qua đời, với tổng kinh phí thực hiện là 4.138,9 triệu đồng. Tổ chức cho cán bộ làm công tác dân tộc và 37 người có uy tín tham quan học tập tại các tỉnh miền Trung, với tổng kinh phí thực hiện là 300 triệu đồng. In ấn và cấp phát hơn 1,6 triệu tờ báo cho người có uy tín…

Được biết, những năm qua, đội ngũ, người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân tiêu biểu các dân tộc luôn là tấm gương về đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; chịu khó vươn lên trong lao động, sản xuất, làm giàu chính đáng; có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ có vị trí quan trọng, có sức ảnh hưởng sâu rộng, lan tỏa trong cộng đồng dân cư, có đóng góp quan trọng trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Đồng thời, đóng vai trò là cầu nối truyền tải tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tích cực tham gia phối hợp với chính quyền, đoàn thể cơ sở trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng và củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước và bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km; diện tích tự nhiên 9.562,9 km2, dân số trên 51 vạn người. Là tỉnh duy nhất trong cả nước có đường biên giới với 2 nước (Lào và Trung Quốc). Đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (360 km), với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (38,5 km).

 

Điện Biên có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 37,99%, dân tộc Mông 34,81%, dân tộc Kinh 18,43%, còn lại là các dân tộc khác (Khơ Mú, Lào, Dao, Kháng, Hà Nhì, Hoa, Xinh Mun, Cống, Tày, Sán Chay, Phù Lá, Si La, Nùng, Mường và Thổ...). Mỗi dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên đều mang bản sắc văn hóa riêng, phong phú, độc đáo như: thiên tình sử “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) của dân tộc Thái, trường ca “Tiếng hát làm dâu” của dân tộc Mông, các làn điệu dân ca các dân tộc: Thái, Cống, Si La, Mông, Khơ mú..., các điệu dân vũ: xòe (Thái, Lào); điệu múa tăng bu, tăng bẳng (Khơ Mú), múa khèn (Mông), múa trống (Hà Nhì), các loại hình nhạc cụ truyền thống phong phú: khèn bè, khèn, kèn lá, tính tảu; các loại pí... Kiến trúc nhà truyền thống: nhà sàn, nhà đất, nhà trình tường...

 

      

     

                         Múa khèn xuân tại Phình Sáng - Tuần Giáo.

 

 Điện Biên là một tỉnh đa dạng và phong phú các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống và lễ hội lịch sử: lễ kỷ niệm ngày giải phóng Điện Biên 7/5, ngày 25/2 âm lịch hàng năm là lễ hội lịch sử thành bản Phủ; nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số như: xên bản, xên mường, xên lẩu nó, kin pang then, pang then, kin khẩu mấư (các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái); xé pang ả (các dân tộc thuộc nhóm Môn - Khơ me); co nhẹ chà, de khù chà (dân tộc Hà Nhì); khlang khùa, quá tang, tủ cải, dù su (dân tộc Mông, Dao)... Các trò chơi dân gian: ném còn, kéo co, đẩy gậy, đánh khăng, đánh lông gà, tó mắk lẹ, đánh cù, hát qua ống, tù lu, đua ngựa, bắn nỏ... thường xuyên được nhân dân tổ chức trong các dịp lễ, tết, mừng cơm mới...

 

      

                               Lễ hội đền Hàng Công Chất.

 

Năm 2013, Điện Biên là tỉnh đầu tiên của Việt Nam đăng cai tổ chức thành công lễ hội ném còn ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, đây là một trong những hoạt động giao lưu văn hóa, duy trì và phát triển mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam với các nước trong khu vực; khẳng định Điện Biên là tỉnh có ngã ba biên giới - nơi một con gà gáy cả ba nước anh em cùng nghe chung và cùng giữ vững an ninh, ổn định chính trị khu vực biên giới.

 

      

          Môn đẩy gậy tại hội thi ném còn 3 nước Việt - Trung - Lào.

 

Văn hóa, thể thao là nền tảng để phát triển du lịch và để du lịch tăng lợi thế của mình. Nhận thức được vai trò du lịch và dịch vụ trong việc phát triển KT-XH của địa phương, nhằm khai thác tốt lợi thế và tài nguyên vốn có, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm huy động các nguồn lực thúc đẩy hoạt động du lịch và dịch vụ trên địa bàn. Cùng với đó, việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc được Đảng, Nhà nước, tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo. Các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa được bố trí nguồn lực đầu tư; chú trọng hoạt động nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” triển khai sâu rộng. Quản lý Nhà nước về văn hóa có chuyển biến tích cực; hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở ngày càng hoàn thiện; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ văn hóa tăng về số lượng, chất lượng được nâng lên; văn hóa các dân tộc dần trở thành động lực thúc đẩy KT-XH  phát triển.

 

Điện Biên đang gấp rút triển khai các dự án, đề án mang tầm chiến lược, như: đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển KT-XH đến năm 2020 - đây là một trong những chương trình trọng điểm của tỉnh nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010 - 2015); các kế hoạch phát triển VH-TT&DL nhằm thực hiện chiến lược phát triển VH-TT&DL Việt Nam đến năm 2020; đề án xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao và phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2020; quy hoạch tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời đến năm 2020...

 

Năm 2014 là năm tỉnh Điện Biên cùng cả nước chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Nhiều hoạt động VH-TT&DL quy mô cấp quốc gia do tỉnh Điện Biên đăng cai tổ chức và các hoạt động quy mô cấp tỉnh sẽ được tổ chức trong suốt cả năm 2014. Đặc biệt, tuần văn hóa du lịch Điện Biên sẽ được khai mạc vào ngày 13/3/2014 với các hoạt động nổi bật: Lễ hội hoa Ban, diễu hành văn hóa đường phố; lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ quy mô quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày 7/5/2014 tại thành phố Điện Biên Phủ; giải nữ bóng chuyền VTV Cúp năm 2014; liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách “âm vang Điện Biên”; tuần phim kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; liên hoan tuyên truyền lưu động toàn quốc “Về với Điện Biên” năm 2014 và cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ” năm 2014 cùng nhiều cuộc hội thảo, hội chợ thương mại, du lịch quốc tế...

 

Trong thời gian tới, ngành VH-TT&DL tiếp tục tham mưu để phát huy tốt tiềm năng sẵn có của địa phương, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, tập trung chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, đề án, dự án để giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước một Điện Biên không chỉ là một vùng huyền thoại, lịch sử mà còn là một vùng mang đậm những bản sắc văn hóa các dân tộc đa dạng, phong phú cả về tiềm năng VH-TT&DL; người Điện Biên mến khách, các hoạt động dịch vụ được cải thiện và đi vào nề nếp, tạo những nét riêng có cho Điện Biên trên con đường đổi mới và  hội nhập.

 

 

 

                                                  Phạm Văn Hưng

                               (Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Điện Biên)

 

 

Các tin khác

Diện biến có bao nhiêu dân tộc?

Gìn giữ nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy dân tộc Mường Hòa Bình

Diện biến có bao nhiêu dân tộc?

Văn Miếu - Quốc Tử Giám lung linh, kỳ ảo trong tour du lịch đêm

Diện biến có bao nhiêu dân tộc?

Xã Nhân Mỹ xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Diện biến có bao nhiêu dân tộc?

Bảo tồn và phát huy giá trị nền Văn hóa Hòa Bình


Diện biến có bao nhiêu dân tộc?

Liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số huyện Lạc Sơn năm 2023

(HBĐT) - Ngày 26/10, huyện Lạc Sơn tổ chức Liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số năm 2023.

Diện biến có bao nhiêu dân tộc?

Tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống 

(HBĐT) - Sáng 22/10, tại Cung văn hóa tỉnh diễn ra cuộc thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh các trường dân tộc nội trú (DTNT) trên địa bàn tỉnh, cụm 2.

Diện biến có bao nhiêu dân tộc?

Hơn 150 tác phẩm ảnh tham gia Trại sáng tác nhiếp ảnh năm 2023

(HBĐT) - Ngày 21/10, tại huyện Mai Châu, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết và bế mạc Trại sáng tác nhiếp ảnh năm 2023.

Diện biến có bao nhiêu dân tộc?

Nét đẹp nghề thêu truyền thống của người Mông xã Hang Kia

(HBĐT) - Không giống như các dân tộc thiểu số khác ở địa phương, dù có sự giao thoa giữa các nền văn hoá và lối sống hiện đại, song những người phụ nữ dân tộc Mông ở xã Hang Kia, huyện Mai Châu vẫn giữ được nét đẹp văn hoá truyền thống riêng có của dân tộc, đặc biệt là việc thêu, may trang phục cho mình và người thân trong gia đình.

Diện biến có bao nhiêu dân tộc?

Liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số huyện Yên Thủy 

Ngày 19/10, huyện Yên Thủy đã tổ chức liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số năm 2023.

Diện biến có bao nhiêu dân tộc?

Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh gặp mặt kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam

(HBĐT) - Sáng 20/10, Câu lạc bộ (CLB) Hưu trí tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2023). Hơn 100 hội viên phụ nữ tiêu biểu của CLB tham dự chương trình.

Diễn biến có bao nhiêu xã có đường biên giới?

Điện Biên là huyện biên giới Việt - Lào, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc; huyện có 21 đơn vị hành chính xã (trong đó có 12 xã biên giới), có chung đường biên giới với tỉnh Phoong Sa Ly và tỉnh Luông Pra Bang (Lào) dài 171,202 km, có cửa khẩu Quốc tế Tây trang, cửa khẩu Quốc gia Huổi Puốc và một số đường tiểu mạch sang ...

Diễn biến có bao nhiêu thành phố?

Tỉnh Điện Biên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 129 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 phường, 5 thị trấn và 115 xã.

Diễn biến có bao nhiêu thị xã?

Hiện nay, tỉnh Điện Biên có diện tích tự nhiên 9.562,9 km2 (chiếm 2,9% diện tích cả nước); có 10 đơn vị hành chính trực thuộc: 8 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa, Nậm Pồ, Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay.

tỉnh Điện Biên có bao nhiêu huyện biên giới?

Điện Biên TV - Địa bàn 29 xã biên giới thuộc 4 huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé và Nậm Pồ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh; song, đây là địa bàn còn rất nhiều khó khăn về lĩnh vực thông tin và truyền thông.