Diện tích cấp sổ đỏ tối thiểu là bao nhiêu

Những thửa đất đã có sổ đỏ nhưng diện tích lại bé hơn diện tích tối thiểu mới quy định thì có được mua bán sang tên sổ đỏ mới và được cấp giấy phép xây dựng không.

Chúng tôi cần làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình?

Độc giả Hà Vân

Luật sư tư vấn

Theo Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 1/6/2017 của UBND thành phố Hà Nội (hiện vẫn còn hiệu lực), diện tích tối thiểu để có thể tách thửa tại phường là 30 m2 tối đa là 90 m2, đối với các xã giáp ranh quận và thị trấn thì diện tích tối thiểu là 60 m2 và tối đa là 120 m2.

Đối với thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng đã được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp, chủ đất phải khẳng định có toàn quyền như cho tặng, chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, góp vốn, thừa kế thửa đất...quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013. Trừ trường hợp thửa đất đang nằm trong quy hoạch, việc thế chấp thì sẽ bị hạn chế một số quyền trên.

Khu vực dân cư sát trung tâm hành chính mới của huyện Mê Linh. Ảnh:Giang Huy

Để trả lời câu hỏi mảnh đất của bạn có được cấp phép xây dựng không, bạn cần phải xác định thửa đất được công nhận quyền sử dụng đất vào mục đích gì. Nếu mục đích phi nông nghiệp hay để ở, bạn sẽ được phép xây dựng và ngược lại là đất nông nghiệp, đất canh tác thì khó để được xây dựng.

Khi thửa đất đã được cấp Giấy CNQSD đất, việc cấp phép xây dựng không phụ thuộc vào diện tích thửa đất to hay nhỏ mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Quy mô công trình, vị trí địa lý thửa đất nằm tại đâu, hình thể thửa đất, quy hoạch chi tiết xây dựng tại khu vực đã được nhà nước phê duyệt...

Có một số trường hợp bạn cần phải xin cấp phép xây dựng và cũng có một số trường hợp bạn vẫn tiến hành xây dựng mà không cần xin cấp phép. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 89 Luật xây dựng 2014 và Khoản 30 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi 2020 và Quyết định 39/2005/QĐ-TT của Thủ tướng.

Đối với câu hỏi phải làm gì để đảm bảo quyền lợi, luật sư cho rằng quyền lợi của bạn sẽ không bị thay đổi hay bị xâm phạm khi quy định mới về diện tích tối thiểu tách thửa được ban hành. Nhà nước luôn có quy định bảo vệ công dân. Quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản được quy định rõ trong tại điều 105 Bộ luật dân sự 2015. Quyền tài sản của công dân luôn được pháp luật bảo đảm tuyệt đối.

Như vậy, Nhà nước đã công nhận quyền sử đất cho bạn thì phải xác định bạn có đầy đủ các quyền của người sử dụng đất. Thửa đất hiện nay có thể nhỏ hơn diện tích tối thiểu mà Nhà nước quy định được tách thửa mà Uỷ ban tỉnh, thành phố quy định theo từng thời kỳ. Song nếu trước đó thửa đất của bạn đã được công nhận là hợp pháp, bạn vẫn có thể chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế... như các thửa đất khác.

Bạn cần hiểu rõ hai khái niệm "diện tích tối thiểu để công nhận quyền sử dụng đất" và "diện tích tối thiểu để tách thửa" là những khái niện khác nhau. Và chắc chắn thửa đất của bạn, kể cả không đủ điều khiện để tách thửa theo quy định mới, bạn vẫn có quyền sử dụng hợp pháp.

Nếu khi thực hiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất (chuyển nhượng, cho tặng hay đi xin cấp phép xây dựng) và bị gây khó khăn với lý do diện tích thửa đất nhỏ, bạn có quyền khiếu nại cơ quan hành chính đang giải quyết. Bạn cũng có thể thể khởi kiện hành vi của cơ quan tổ chức ra Toà án để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.

Hà Nội đang lấy ý kiến về dự thảo quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách đối với từng loại đất trên địa bàn.

Với các phường thuộc bốn quận lõi Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng, diện tích đất tối thiểu được tách không nhỏ hơn 30 m2.

Với các phường thuộc thị xã Sơn Tây và 8 quận còn lại, thửa đất hình thành từ việc tách phải không nhỏ hơn 40 m2.

Với các xã và thị trấn của 27 huyện, thửa đất hình thành từ việc tách không nhỏ hơn hạn mức giao đất ở mới (mức tối thiểu), cụ thể xã giáp ranh quận và thị trấn 60 m2; xã vùng đồng bằng 80 m2; xã vùng trung du 120 m2 và xã miền núi 150 m2.

Theo UBND thành phố, việc quy định diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách nhằm hạn chế nhà siêu nhỏ, đảm bảo điều kiện sinh hoạt của người dân cũng như an toàn phòng chống cháy nổ, mỹ quan đô thị.

Hiện việc tách thửa ở Hà Nội áp dụng theo Quyết định số 20 ngày 1/6/2017 của UBND TP Hà Nội. Theo đó, diện tích thửa đất được hình thành từ việc tách không nhỏ hơn 30 m2 đối với các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mức giao đất ở mới (tối thiểu) với các địa bàn còn lại.

Thưa Luật sư. Hiện tại tôi đang sinh sống và sử dụng trên mảnh đất được thừa kế từ bố mẹ, tổng diện tích là gần 180 m2, chiều rộng là 12m, chiều sâu là 15m. Tuy nhiên, hiện nay chồng tôi đang bị bệnh ung thư, gia đình tôi từ trước đến nay thuộc diện hộ nghèo của địa phương nên thu nhập không ổn định. Nay tôi muốn chia thửa đất ra làm đôi và bán đi để chữa bệnh và chăm lo cho chồng thì tôi có tách thửa được không? Và diện tích đất tối thiểu bao nhiêu m2 thì được cấp sổ đỏ. Mong luật sư hãy giải đáp giúp tôi câu hỏi trên. Xin chân thành cảm ơn.

Tại bài viết sau đây, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Diện tích đất tối thiểu bao nhiêu m2 thì được cấp sổ đỏ?”. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP 

Sổ đỏ là gì? Tách sổ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân hay dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận. Còn theo luật đất đai từ trước tới nay không có khái niệm về Sổ đỏ cũng như quy định về sổ đỏ. Hiện nay, theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì:
“ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quy ền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất “.
Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thông thường của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tách sổ đỏ là việc một mảnh đất có diện tích phù hợp đã có sổ đỏ và được chia thành hai hoặc nhiều mảnh khác nhau tùy vào nhu cầu của chủ sổ đỏ để mua bán hoặc tặng cho con cái. Tuy nhiên, để có thể tách sổ đỏ thì cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định của Luật đất đai

Diện tích đất tối thiểu bao nhiêu m2 thì được cấp sổ đỏ?

Quy định về diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏSổ đỏ là gì? Tách sổ là gì?Trường hợp nào được tách thửa nhỏ hơn diện tích tối thiểu?

Chủ đề