Diện tích hình vuông là gì

Trong hình học Euclid, hình vuông là hình tứ giác đều, tức có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau (4 góc vuông).

Tọa độ Descartes của các đỉnh của một hình vuông có tâm ở gốc hệ tọa độ và mỗi cạnh dài 2 đơn vị, song song với các trục tọa độ là (±1, ±1). Phần trong của hình vuông đó bao gồm tất cả các điểm (x0, x1) với -1 < xi < 1.

Một hình vuông có bốn đỉnh A, B, C, D được kí hiệu là .

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Diện tích hình vuông là gì
Đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp của hình vuông

  • 2 đường chéo bằng nhau, vuông góc và giao nhau tại trung điểm của mỗi đường.
  • Có 2 cặp cạnh song song.
  • Có 4 cạnh bằng nhau.
  • Có một đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp đồng thời tâm của cả hai đường tròn trùng nhau và là giao điểm của hai đường chéo của hình vuông.
  • 1 đường chéo sẽ chia hình vuông thành hai phần có diện tích bằng nhau.
  • Giao điểm của các đường phân giác, trung tuyến, trung trực đều trùng tại một điểm.
  • Có tất cả tính chất của hình chữ nhật, hình thoi và cả hình thang cân.

Dấu hiệu nhận biết[sửa | sửa mã nguồn]

Một hình tứ giác là một hình vuông nếu như và chỉ nếu như nó là một trong những hình sau:

  • Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau.
  • Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc.
  • Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác của một góc.
  • Hình thoi có một .
  • Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
  • Hình bình hành có một góc vuông và hai cạnh kề bằng nhau.
  • Hình tứ giác với độ dài các cạnh a, b, c, d mà có diện tích .

Diện tích hình vuông[sửa | sửa mã nguồn]

Diện tích hình vuông bằng bình phương độ dài của cạnh:

Hình vuông là hình có diện tích lớn nhất so với các hình chữ nhật khác có cùng chu vi.

Chu vi hình vuông[sửa | sửa mã nguồn]

Chu vi hình vuông bằng tổng độ dài 4 cạnh của nó, hay bằng 4 lần độ dài một cạnh:

Hình vuông là hình có chu vi nhỏ nhất so với các hình chữ nhật khác có cùng diện tích.

Hình học phi Euclid[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hình học phi Euclid, hình vuông nói chung là hình có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau.

Trong hình học Hyperbolic, không tồn tại hình vuông có góc vuông. Mặt khác, hình vuông trong bộ môn hình học này lại có các (bé hơn 90°). Hình vuông có diện tích càng lớn thì các góc của nó càng nhỏ.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ vuông trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 方 (có nghĩa là vuông, hình vuông). William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 方 là /*C-paŋ/. Chữ Hán 方 có âm Hán Việt là phương.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hình tứ giác
  • Hình thang cân
  • Hình bình hành
  • Hình chữ nhật
  • Hình thoi
  • Hình tam giác
  • Hình lập phương
  • Định lý Pythagoras

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Mark J. Alves. “Early Sino-Vietnamese Lexical Data and the Relative Chronology of Tonogenesis in Chinese and Vietnamese”. Bulletin of Chinese Linguistics, Volume 11, Issue 1-2, năm 2018, trang 14.
  • William H. Baxter, Laurent Sagart. Old Chinese: A New Reconstruction. New York, Oxford University Press, năm 2014, trang 151. Mark J. Alves. “Identifying Early Sino-Vietnamese Vocabulary via Linguistic, Historical, Archaeological, and Ethnological Data”. Bulletin of Chinese Linguistics, Volume 9, Issue 2, năm 2016, trang 273. Trong toán học lớp 3 công thức tính diện tích hình vuông là một nền tảng kiến thức vô cùng quan trọng. Bài viết này, Admin sẽ giúp các em ôn lại công thức, cập nhật thêm một số các tính diện tích hình vuông nâng cao và làm bài tập vận dụng để rèn kỹ năng làm bài. Chúng ta cùng bắt đầu ngay thôi nào!!

Hình vuông là một tứ giác có 4 cạnh bằng nhau và các cạnh tạo thành 4 góc vuông 90 độ. Hình vuông có đầy đủ các tính chất như một hình thang, hình thoi và hình chữ nhật. Hai đường chéo của hình vuông có độ dài bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Điểm cắt nhau của 2 đường chéo tạo thành các góc vuông 90 độ, đồng thời các cạnh đối diện của chúng luôn song song và bằng nhau.

Diện tích hình vuông là gì

Hình vuông ABCD cạnh a

Trong cuộc sống hiện nay chúng ta bắt gặp rất nhiều các vật dụng, đồ vật có hình vuông. Để nhận biết hình vuông các em có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Hình chữ nhật nhưng 2 cạnh kề bằng nhau.
  • Hình chữ nhật nhưng đường chéo cắt nhau tạo thành các góc vuông 90 độ.
  • Hình thoi nhưng 2 đường chéo của chúng bằng nhau.
  • Hình thoi có một góc vuông 90 độ.
  • Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác.

Diện tích hình vuông bằng số đo một cạnh nhân với chính nó, hay bình phương 1 cạnh. Công thức tính chi tiết như sau:

S = a.a = a²

Trong đó:

  • S là diện tích hình vuông
  • a là độ dài một cạnh

Ví dụ: Cho một hình vuông MNPQ, có độ dài các cạnh bằng 10 cm. Hỏi diện tích hình vuông MNPQ bằng bao nhiêu?

Giải:

Ta có: a = 10, S = ?

Áp dụng công thức tính diện tích hình vuông là:

S = a.a = 10.10 = 100 (cm²)

Vậy diện tích hình vuông MNPQ là 100 cm².

  • Lưu ý đặc biệt:

Đơn vị tính của diện tích hình vuông luôn là centimet vuông, mét vuông, kilomet vuông,... Do đó, các em cần lưu ý đơn vị đo trong bài để điền đơn vị đo cùng kết quả chuẩn xác thì mới được giáo viên chấm đúng.

Ngoài dữ kiện về độ dài của các cạnh trong hình vuông dùng cho tính diện tích, các em còn có thể tính diện tích hình vuông bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách Admin tổng hợp được, những cách này nâng cao hơn, nhưng các em cũng có thể tìm hiểu và tham khảo:

Diện tích hình vuông là gì

Kiến thức nâng cao về cách tính diện tích hình vuông

Tính diện tích hình vuông bằng tổng diện tích 2 tam giác vuông

Đường chéo trong hình vuông sẽ tạo thành 2 tam giác vuông bằng nhau. Do đó, dạng bài cho dữ liệu về diện tích của một hình tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông bằng nhau các em cũng có thể tính diện tích hình vuông với công thức sau:

S = Sabc + Sadc = ½.a² + ½.a²

Trong đó:

  • S là diện tích hình vuông
  • Sabc là diện tích tam giác vuông ABC
  • Sadc là diện tích tam giác vuông ADC
  • a là độ dài các cạnh trong hình vuông.

Tính diện tích hình vuông bằng diện tích 2 hình chữ nhật

Một hình vuông có một đường thẳng đi qua trung điểm 2 đường chéo và chia đôi hình vuông thành 2 hình chữ nhật. Lúc này các em hoàn toàn có thể tính diện tích hình vuông bằng công thức sau:

S = S1 + S1

Trong đó:

  • S là diện tích hình vuông
  • S1 là diện tích hình chữ nhật
  • S2 là diện tích hình chữ nhật còn lại.

Tính diện tích hình vuông khi là trường hợp đặc biệt của hình thoi

Trong trường hợp đặc biệt, hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau hoặc một góc vuông 90 độ thì đó là hình vuông. Vì vậy, các em có thể áp dụng công thức tính diện tích hình thoi để ra kết quả của diện tích hình vuông.

S = ½(d1.d2)

Trong đó:

  • S là diện tích hình vuông
  • d1 là đường chéo của hình thoi, cũng như hình vuông
  • d2 là đường chéo còn lại của hình thoi hay hình vuông.

Để giúp các em hình thành kỹ năng tính diện tích hình vuông chuẩn xác. Cùng Admin đi vào một số bài tập vận công thức đơn giản như sau:

Diện tích hình vuông là gì

Một số bài tập vận dụng công thức tính diện tích hình vuông

Bài 1: Cho một hình vuông ABCD, biết một cách có độ dài bằng 5 cm. Hỏi diện tích hình vuông ABCD đó bằng bao nhiêu?

Giải:

Ta có: a = 5 cm, S = ?

Áp dụng công thức tính diện tích hình vuông là:

S = a.a = 5.5 = 25 (cm²)

Vậy, diện tích hình vuông ABCD là 25 cm².

Bài 2: Cho một hình thoi ABCD, có góc C bằng 90 độ, chiều dài cạnh AB bằng 4 cm. Tính diện tích hình thoi ABCD.

Giải:

Ta có: Góc C = 90 độ, AB = 4 cm

Theo tích chất hình vuông, hình thoi có một góc vuông 90 độ thì đó là hình vuông. Do đó, diện tích hình thoi cũng được tính bằng công thức tính diện tích hình chữ nhật.

Diện tích hình thoi ABCD là:

S = a.a = 4.4 = 16 (cm²)

Vậy diện tích hình thoi ABCD là 16 cm².

Bài 3: Cho một tờ giấy hình vuông với kích thước một cạnh là 80 mm. Diện tích tờ giấy hình vuông bằng bao nhiêu cm?

Giải:

Ta có: a = 80 mm = 8 cm.

Áp dụng công thức tính diện tích hình vuông là:

S = a.a = 8.8 = 64 cm²

Vậy diện tích tờ giấy hình vuông là 64 cm²

Bài viết trên, Admin đã giúp các em nắm rõ về diện tích hình vuông, đưa ra các bài tập để các em vận dụng. Chúc các em đạt kết quả cao với môn toán lớp 3 nhé!

Diện tích hình vuông đơn vị là gì?

- Đơn vị của diện tích hình vuông là các đơn vị đo diện tích như mm2 (mi-ni-mét vuông), cm2 (xăng-ti-mét vuông), dm2 (đề-xi-mét vuông), m2 (mét vuông),... Không sử dụng các đơn vị như mm, cm, dm, m cho diện tích.

Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào lớp 4?

Công thức tính diện tích hình vuông là: Diện tích = cạnh x cạnh, hay S = a x a, trong đó a là độ dài cạnh của hình vuông. Ví dụ, để tính diện tích một hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, ta sẽ có: Diện tích = 4 cm x 4 cm = 16 cm².

Muốn tính chu vi và diện tích hình vuông ta làm như thế nào?

Ví dụ, nếu cạnh của hình vuông là a, diện tích S của hình vuông sẽ là S = a*a. Để tính chu vi của hình vuông, bạn nhân độ dài cạnh với 4. Vì các cạnh của hình vuông đều bằng nhau, chu vi của nó sẽ là cạnh nhân 4.

Diện tích hình thang vuông là gì?

Vậy diện tích hình thang vuông được tính bằng công thức: Diện tích = (đáy trên + đáy dưới) / 2 * chiều cao.