Điều trị covid trong thời gian bao lâu

Đa phần F0 có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong vài ngày đầu tiên nhiễm virus. Trong thời gian cách ly điều trị tại nhà theo quy định, tùy theo triệu chứng, thường F0 sẽ âm tính trở lại (trong vòng 5 ngày, hoặc trong vòng 10 ngày). Và sau đó, có thể quay trở lại cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, đối với một số F0, phải mất từ vài tuần tới vài tháng để có kết quả âm tính trở lại. Thậm chí một số trường hợp vẫn chưa âm tính trở lại dù đã hết các triệu chứng.

Theo CDC Mỹ, F0 chỉ nên xét nghiệm lại sau 5 ngày kể từ khi phát hiện mắc COVID-19. Nếu kết quả dương tính, thì tiếp tục cách ly thêm 5 ngày nữa.

CDC Mỹ: Chỉ cần cách ly 5 ngày với F0 không triệu chứng, đeo khẩu trang hết ngày thứ 10

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ vừa đưa ra hướng dẫn cần phải làm gì trong vòng 10 ngày sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19:

- F0 không triệu chứng chỉ cần cách ly 5 ngày kể từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính.

- F0 có triệu chứng  có thể không cần phải cách ly sau 5 ngày nếu khỏe lại và không còn sốt trong vòng 24 giờ.

- Khi không còn cách ly, F0 được khuyến cáo tiếp tục đeo khẩu trang cho đến ngày thứ 10 tính từ khi mắc bệnh.

Tuy nhiên, theo CDC Mỹ, F0 vẫn có thể dương tính với COVID-19 cho đến 3 tháng sau nhiễm virus. Trong trường hợp này, thì khuyến cáo cách ly thế nào? Trường hợp kết quả dương tính dai dẳng nghĩa là bạn vẫn chưa khỏi bệnh? Sau đây là những thông tin bạn cần biết.

F0 thường dương tính trong vòng bao nhiêu ngày?

TS. Matt Binnicker, chuyên gia virus học lâm sàng của Mỹ cho biết phần lớn F0 có kết quả xét nghiệm kháng nguyên hay test nhanh dương tính có thể lên tới 10 ngày. Tuy nhiên, khi xét nghiệm PCR, một vài người có kết quả dương tính  tới 2 tháng.

Theo thông tin của CDC Mỹ, vào tháng 8/2020, CDC Mỹ cập nhật hướng dẫn cách ly rằng F0 có thể tiếp tục có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 lên tới 3 tháng kể từ lần chẩn đoán đầu tiên, tuy nhiên lại không gây lây nhiễm cho người xung quanh nếu đã hoàn toàn khỏe mạnh không triệu chứng.

Sự khác biệt giữa xét nghiệm và kết quả dương tính trong bao lâu tùy thuộc vào từng loại xét nghiệm và độ nhạy của nó.

Theo chuyên gia David Dowdy- Trường Y tế công Johns Hopkins Bloomberg, xét nghiệm PCR tìm kiếm RNA virus, hay vật liệu gene di truyền của virus.

"Kể cả khi virus đã chết, RNA vẫn có thể quẩn quanh đâu đó, vì vậy bạn có thể nhận kết quả dương tính giả (đối với xét nghiệm PCR) cho tới tận 2 tháng sau khi nhiễm virus.", TS. Dowdy nói. "Dù không phải là trường hợp phổ biến, nhưng đây là khả năng có thể xảy ra."

Trong khi đó, xét nghiệm kháng nguyên, hay còn gọi là test nhanh tại nhà, thường tìm kiếm protein cụ thể của virus.

Theo CDC Mỹ, test nhanh thường kém nhạy hơn xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, cả 2 loại test đều hiệu quả đối với người có triệu chứng.

Theo CDC, phần lớn F0 sẽ tiếp tục dương tính với xét nghiệm COVID-19 ngay kể cả khi đã khỏi các triệu chứng, vì vậy không nhất thiết phải lo lắng về khả năng lây nhiễm virus cho người khác. Tuy nhiên, đối với người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các triệu chứng COVID-19 nặng và tiếp tục có kết quả xét nghiệm dương tính với virus thì nên thận trọng.

"Ở một vài người, đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch vẫn có thể gây lây nhiễm COVID cho người khác một khoảng thời gian dài hơn, đặc biệt nếu tiếp tục có triệu chứng.", chuyên gia Binnicker lý giải. Theo TS.Dowdy, đó là do "hệ miễn dịch không loại bỏ được virus hiệu quả, cũng có thể khiến F0 lâu có kết quả âm tính trở lại so với thông thường.

Đối với trường hợp này, CDC Mỹ cũng khuyến cáo thời gian cách ly lên tới 20 ngày đối với người suy giảm miễn dịch hoặc mắc các triệu chứng COVID-19 nặng. Những người này cũng được khuyến cáo xét nghiệm COVID-19 khi quyết định bỏ cách ly, tái hòa nhập cộng đồng để tránh lây cho người khác.

F0 đã khỏi các triệu chứng mà vẫn dương tính, nên làm gì?

Theo khuyến cáo của CDC và các chuyên gia y tế Mỹ, khi đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, F0 không cần làm lại xét nghiệm cho tới 5 ngày sau.

Hết 5 ngày mới nên làm lại xét nghiệm để quyết định kết thúc thời gian cách ly tại nhà hay không.

- Nếu tiếp tục dương tính, F0 nên cách ly thêm 5 ngày nữa.

- Người suy giảm miễn dịch hay người mắc triệu chứng COVID-19 nặng cũng có thể xét nghiệm vào cuối thời điểm cách ly.

Theo TS.Dowdy, nếu bạn mắc COVID-19 rồi khỏi bệnh, nhưng sau đó bắt đầu triệu chứng trở lại, thì nên test nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cũng có thể xảy ra khả năng kết quả dương tính giả.

CDC không khuyến cáo xét nghiệm lại (nhất là xét nghiệm PCR) trong vòng 3 tháng kể từ lần xét nghiệm trước đó. Theo chuyên gia Binnicker, F0 nếu phải xét nghiệm lại trong vòng 3 tháng kể từ lần xét nghiệm trước, thì chỉ cần làm test nhanh mà thôi. Theo ông, do xét nghiệm phân tử thường có khả năng để lại kết quả dương tính dài lâu (do một số mảnh RNA virus còn sót lại), nên F0 không nên sử dụng xét nghiệm PCR để quyết định xem đã khỏi bệnh hay chưa.

Đối với người cần kết quả xét nghiệm âm tính để có thể đi du lịch, CDC khuyên F0 khỏi bệnh cần có giấy tờ của cơ sở y tế xác nhận đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, theo TS.Dowdy, trong một vài trường hợp, chỉ đơn giản bằng cách tiêm phòng vaccine, bạn cũng có thể không cần phải trình kết quả xét nghiệm âm tính.

//suckhoedoisong.vn/f0-duong-tinh-voi-covid-19-trong-bao-lau-169220318201825322.htm

Nguyễn Vân (theo Health.com)

Hơn một tuần trước, tôi khởi phát triệu chứng đầu tiên, test nhanh dương tính. Sau 4 ngày, tôi gần như hết các triệu chứng, chỉ đôi lúc còn ho. Tới ngày thứ 5 kể từ khi phát bệnh, tôi test âm tính, kết thúc cách ly, quay trở lại công việc như bình thường. Vậy đã an toàn chưa, thưa bác sĩ?

Trả lời:

Thực tế hiện nay có rất nhiều bệnh nhân Covid-19 chỉ sau 4-5 ngày, thậm chí 2-3 ngày đã hết các triệu chứng, xét nghiệm âm tính, nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh, có thể an tâm quay trở lại sinh hoạt, làm việc. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm.

Với bệnh nhân Covid-19, sau 10 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên mới có thể coi bạn đã an toàn. Lý do thứ nhất, test nhanh âm tính chưa thể khẳng định bạn đã hết virus. Nếu độ nhạy test không cao hoặc lấy mẫu không đúng quy trình, kỹ thuật (có thể lấy mẫu chưa trúng vị trí) thì test sẽ không thể hiển thị kết quả chính xác. Thứ hai, ngay cả khi test nhạy, bạn đã lấy mẫu đúng cách và kết quả là âm tính thì hết virus cũng không đồng nghĩa với bệnh sẽ không tiến triển nặng lên.

Một bệnh nhân Covid-19 nặng phải trải qua 3 pha của bệnh, gồm pha nhiễm cấp, pha phổi và pha miễn dịch. Pha nhiễm cấp được tính trong khoảng thời gian 0-5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ở giai đoạn này, virus bắt đầu tấn công cơ thể và dần nhân lên mạnh mẽ, có thể xuất hiện ở hầu hết dịch xét nghiệm nên phần trăm phát hiện dương tính rất cao.

5 ngày tiếp theo (pha phổi, là ngày thứ 5-10 kể từ khi khởi phát triệu chứng), tải lượng virus giảm xuống đáng kể, kết quả xét nghiệm có thể sẽ âm tính. Tuy nhiên, đây là giai đoạn virus có thể tấn công vào phổi. Giai đoạn còn lại (pha miễn dịch) liên quan đến các bệnh nhân viêm phổi ARDS, có sốc... điều trị tại các đơn vị hồi sức cấp cứu.

Như vậy, qua 10 ngày mà bệnh nhân không có triệu chứng bất thường, SpO2 ổn định, tức là virus không tấn công vào phổi, lúc này mới có thể an tâm được.

Nhóm cần lưu ý nhất là những người nguy cơ trở nặng cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, người chưa tiêm vaccine. Nhóm này nên theo dõi sức khỏe, đặc biệt là chỉ số SpO2, đến khi đủ 10 ngày. Những người trẻ, đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 ít có nguy cơ hơn, tuy nhiên vẫn nên theo dõi sức khỏe.

Một số người lo lắng vì sau 10 ngày khởi phát triệu chứng vẫn có kết quả dương tính. Thực tế, âm tính hay dương tính không là vấn đề đáng lo nếu bạn đã qua đủ thời gian nói trên. Thứ nhất, về nguy cơ trở nặng, kết quả xét nghiệm vẫn dương tính nhưng đã qua 10 ngày thì không còn nguy cơ diễn tiến nặng nữa. Thứ hai, về khả năng lây, người ta cũng chứng minh sau 10 ngày kể từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên, nguy cơ lây rất thấp, gần như không có. Như vậy, bạn không cần lo lắng nếu gặp tình huống trên.

Bên cạnh đó, test vạch đậm hay mờ chỉ có ý nghĩa xác định nồng độ virus, khả năng lây của bạn cao hay thấp, không liên quan đến khả năng trở nặng.

    Đang tải...

  • {{title}}

Bác sĩ Phạm Văn Phúc
Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi? hay bị COVID-19 bao lâu thì khỏi? Thời gian điều trị và phục hồi sau khi nhiễm COVID-19 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, với những trường hợp nhẹ và vừa có thể hồi phục sau 1 – 2 tuần nhưng nếu bị nặng thì thời gian điều trị có thể kéo dài.

COVID-19 vẫn là mối lo ngại trên toàn cầu với sự xuất hiện liên tục của các biến chủng mới. Tại Việt Nam, số ca mắc COVID-19 vẫn đang tăng lên từng ngày. Trong bối cảnh đại dịch đang ngày một diễn biến phức tạp với nguy cơ lây nhiễm cao, việc hiểu rõ về thời gian điều trị COVID-19 cũng như các giai đoạn diễn tiến của bệnh sẽ phần nào giúp bạn bớt hoang mang, lo lắng nếu chẳng may bị nhiễm.

Điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi?

Điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi hay bị COVID-19 bao lâu mới khỏi? Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi bởi điều này phụ thuộc vào thể trạng, tình trạng bệnh, tình trạng tiêm phòng vaccine COVID-19, độ tuổi và có hay không có bệnh lý nền ở mỗi người.

Với những trường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng ở mức độ nhẹ như sốt, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi thì có thể khỏi sau 1 – 2 tuần (khoảng 14 ngày) điều trị. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng (viêm phổi nặng hoặc suy hô hấp) thì thời gian điều trị có thể mất từ 3 – 6 tuần.

Sau khi khỏi bệnh, người bị nhiễm vẫn có thể cảm thấy không khỏe trong người và các triệu chứng nhiễm COVID-19 vẫn có thể tiếp tục kéo dài trong khoảng 2 tháng. Tình trạng này được gọi là hội chứng COVID kéo dài hay hội chứng hậu COVID và có thể gặp ở cả những trường hợp chỉ mắc bệnh ở dạng nhẹ. Các triệu chứng hậu COVID thường gặp là mệt mỏi, khó thở, đau đầu, đau ngực, mất khứu giác, đau cơ, sương mù não (hay quên, khó tập trung), stress, trầm cảm…

Điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi? Theo một nghiên cứu tại Australia thực hiện với 2900 trường hợp nhiễm COVID-19, có khoảng 20% trường hợp các triệu chứng hết hoàn toàn sau 10 ngày, 60% hết sau 20 ngày, 80% hết sau 30 ngày, 91% hết sau 60 ngày, 93% hết sau 90 ngày và 96% hết sau 120 ngày (tỷ lệ cộng dồn). Người càng lớn tuổi, có bệnh nền và nữ giới có xu hướng phục hồi chậm hơn.

3 giai đoạn nhiễm COVID-19 bạn cần biết!

Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi hay bị COVID-19 mấy ngày hết, bạn cũng nên nắm rõ các giai đoạn nhiễm bệnh để có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

1. Giai đoạn ủ bệnh và lây lan

Sau khi tiếp xúc với virus, các triệu chứng nhiễm COVID-19 có thể xuất hiện sau 2 – 14 ngày, trung bình là 4 – 5 ngày. Lúc mới xuất hiện, đa phần các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ. Các triệu chứng thường gặp là sốt, ho khan, ho có đờm, mệt mỏi, đau đầu, đau khớp, khó thở, đau họng, nghẹt mũi…

Đây cũng là giai đoạn bệnh dễ lây lan nhất. Khoảng 1 – 2 ngày trước khi có triệu chứng, tải lượng virus sẽ ở mức cao nhất và đạt đỉnh trong tuần đầu tiên.

Người đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 vẫn có nguy cơ bị nhiễm. Tuy nhiên, các triệu chứng nhiễm COVID-19 ở người đã tiêm đủ liều vaccine thường ít hơn và cũng ít khi bị sốt hoặc ho dai dẳng.

2. Giai đoạn bệnh nhẹ và trung bình

Các triệu chứng của bệnh sẽ “dữ dội” nhất vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 6. Trong thời gian này, bạn cần chú ý đến các triệu chứng của cơ thể và dùng gói thuốc điều trị COVID-19 được cấp phát theo đúng hướng dẫn.

Sau giai đoạn này, bệnh có thể dừng lại mà không diễn tiến sang giai đoạn nặng. Trường hợp, bệnh không diễn tiến sang giai đoạn nặng thì các triệu chứng sẽ giảm dần và thoái lui sau khoảng 10 ngày.

3. Giai đoạn nặng (viêm phổi nặng và suy hô hấp)

Giai đoạn nặng có thể bắt đầu diễn ra vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 với các triệu chứng suy hô hấp như:

  • Khó thở biểu hiện bằng việc thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút
  • Li bì, lừ đừ
  • Tím tái môi, đầu các chi
  • SpO2 < 96% (nếu có dụng cụ đo tại nhà)

Nếu cơ thể có các biểu hiện kể trên, cần liên hệ ngay đến các cơ sở y tế hoặc các trạm y tế lưu động, các nhóm hỗ trợ để được hỗ trợ oxy và áp dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều trị COVID-19 tại nhà cần cách ly bao lâu?

Khi cơ thể có các biểu hiện nghi ngờ nhiễm COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, bạn cần thực hiện cách ly tại nhà ngay và liên hệ với cơ quan y tế địa phương hoặc bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 theo chỉ định của Bộ Y tế để được tư vấn. Nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà, bạn sẽ được cấp phát các gói thuốc điều trị và theo dõi sức khỏe tại nhà.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy sau 10 ngày nhiễm bệnh, cơ thể đã loại bỏ được virus đang hoạt động. Người bị nhiễm COVID-19 có khả năng không còn lây nhiễm sau 10 ngày kể từ khi xét nghiệm dương tính và 72 giờ sau khi các triệu chứng về hô hấp và sốt thuyên giảm.

Tuy nhiên, ngoài quan tâm đến việc bị COVID-19 bao lâu thì khỏi, bạn vẫn nên thực hiện đúng thời gian cách ly tại nhà theo đúng quy định của Bộ Y tế. Hiện thời gian cách ly tại nhà theo quy định là 14 ngày. Sau 14 ngày, người bệnh sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 phường, xã, thị trấn sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cách ly.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề