Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn công nghệ

Hãy tóm lược lại “Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Khoa học tự nhiên theo Chương trình GDPT 2018” theo cách hiểu của thầy, cô?

Trả lời:

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nâng cao chất lượng giáo dục.
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và NL

Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn KHTN

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế.

Đặc điểm của kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn KHTN theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS.

Kiểm tra, đánh giá phải thực hiện được các chức năng và yêu cầu chính sau:

– Đánh giá mức độ đạt được yêu cầu cần đạt và phương pháp dạy học.

– Cung cấp thông tin phản hồi đầy đủ, chính xác kịp thời về kết quả học tập có giá trị cho HS tự điều chỉnh quá trình học; cho GV điều chỉnh hoạt động dạy học; cho cán bộquản lí nhà trường để có giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục; cho gia đình để giám sát, giúp đỡ HS.

– Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS

– Kết hợp kiểm tra, đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết; đánh giá định tính với đánh giá định lượng, trong đó đánh giá định lượng phải dựa trên đánh giá định tính được phản hồi kịp thời, chính xác.

– Kiểm tra, đánh giá được phối hợp nhiều hình thức khác nhau bảo đảm đánh giá toàn diện nội dung, năng lực chung, năng lực đặc thù, phẩm chất.

– Đánh giá yêu cầu tích hợp nội dung, KN để giải quyết vấn đề nhận thức và thực tiễn. Đây là phương thức hiệu quả đặc trưng cho đánh giá NL HS.

– Chú trọng đánh giá KN thực hành KHTN.

1. Về phương pháp giáo dục

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

2. Về đánh giá kết quả giáo dục

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm toàn bộ các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, chuyên đề học tập và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế. Kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập. Học sinh hoàn thành chương trình Tiếng dân tộc thiểu số được cấp Chứng chỉ Tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.

Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.

Việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình.

Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng đánh giá kết quả giáo dục ở cơ sở giáo dục, phục vụ công tác phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.

Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.

Nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá trong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả giáo dục, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu rõ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá trong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả giáo dục, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục, hỗ trợ mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học của chương trình giáo dục phổ thông mới”./.

                                                       BBT

(Nguồn: Trích tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý sở/phòng giáo dục và đào tạo thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018).

Mục tiêu đánh giá

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn Mĩ thuật là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của từng học sinh; giúp học sinh tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân và tự điều chỉnh hoạt động học tập; giúp giáo viên biết được những tiến bộ và hạn chế của học sinh, từ đó có hướng dẫn kịp thời cho học sinh và điều chỉnh kế hoạch, hoạt động dạy học một cách phù hợp; giúp nhà quản lí hiểu rõ chất lượng giáo dục, làm căn cứ để có những điều chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục; giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ những tiến bộ của con và có những biện pháp, phối hợp giáo dục với nhà trường. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

Căn cứ và nội dung đánh giá

Đánh giá mức độ đạt được các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù đã được quy định trong CT giáo dục tổng thể và CT giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Theo đó, nội dung đánh giá kết quả giáo dục chú ý những điểm sau:

– Đánh giá kết quả giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất: Dựa trên quá trình học tập, thực hành, trải nghiệm; trong đó cần xuất phát từ các phẩm chất và năng lực của môn học, trong đó quan tâm đến đánh giá ý thức, sự chăm chỉ trong học tập, tìm hiểu các giá trị thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật; thể hiện tình yêu thương giữa con người, niềm tự hào về truyền thống văn hóa nghệ thuật dân tộc, ý thức gìn giữ, phát huy những giá trị nghệ thuật thông qua biểu hiện thái độ, hành, sự chia sẻ cảm nhận, ý tưởng trong việc ứng xử trước đối tượng thẩm mĩ và môi trường xung quanh; thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trung thực trọng học tập, hợp tác và hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo mang lại

những giá trị thẩm mĩ cho bản thân và cộng đồng,… từ đó xác định nội dung và hình thức đánh giá cho phù hợp.

– Đánh giá kết quả quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Dựa trên hoạt động quan sát đối tượng thẩm mĩ và thảo luận là chủ yếu, trong đó, chú ý đến đánh giá khả năng nhận biết, cảm thụ và thu nhận thông tin ở đối tượng thẩm mĩ (đọc, hiểu thông tin, giá trị đối tượng quan sát), khả năng phản ứng, giao tiếp, phát biểu, thảo luận trong quan sát, tiếp nhận thông tin, hình thành nhận thức, khả năng liên hệ với thực hành, sáng tạo, thể hiện thái độ với hiện tượng, sự việc, vấn đề,… trong tnghệ thuật và thực tiễn đời sống.

– Đánh giá kết quả sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Dựa trên sản phẩm mĩ thuật và quá trình thực hành, sáng tạo và thảo luận là chủ yếu. Trong đó chú ý đến đánh giá sự chia sẻ, đề xuất ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ; khả năng thực hành, sáng tạo (sử dụng công cụ, phương tiện, đồ dùng, hình thức thực hành,…), phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và hiện thực hóa ý tưởng, tạo sản phẩm mĩ thuật; khả năng làm việc độc lập và hợp tác, phát hiện vấn đề và giải quyết; khả năng vận dụng sản phẩm vào học tập và đời sống thực tiễn; khả năng trao đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin, phân tích, đánh giá, phản biện thẩm mĩ trong quá trình thực hành, sáng tạo và liên hệ vận dụng thực tiễn.

– Đánh giá kết quả phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Dựa trên kết quả thực hành, sáng tạo và quan sát, khám phá các sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật kết hợp với thảo luận, phân tích, đánh giá là chủ yếu. Theo đó, đánh giá cần chú ý đến sự cảm nhận, chia sẻ, phân tích, phản biện về đối tượng thẩm mĩ; khả năng tiếp cận sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật để khám phá, tìm hiểu, tiếp nhận thông tin, giá trị thẩm mĩ và liên hệ vận dụng thực tiễn dựa trên những kiến thức, kĩ năng mĩ thuật, kết hợp với kiến thức, kĩ năng của một số môn học, hoạt động khác; thể hiện sự học hỏi kinh nghiệm, sự hiện thực hóa ý tưởng và phát hiện vấn đề trong đánh giá đối tượng thẩm mĩ trong nghệ thuật và thực tiễn đời sống.

– Đánh giá kết quả giáo dục góp phần hình thành, phát triển các năng lực chung:

Các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) được phản ánh trong năng lực mĩ thuật và được hình thành, phát triển thông qua mỗi nội dung dạy học; tùy theo đặc điểm, tính chất của mỗi dạng bài/chủ đề dạy học sẽ góp phần phát triển năng lực, thành tố của năng lực, hay một số yêu cầu cần đạt cụ thể. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ về năng lực chung để hiểu bản chất, cấu trúc, yêu cầu cần đạt cho từng cấp học. Từ đó làm cơ sở xác định mục tiêu phát triển năng lực thông qua mỗi chủ đề, nội dung dạy học.

Cách thức đánh giá ở cấp THCS/THPT

– Đánh giá chẩn đoán: Sử dụng vào thời điểm đầu của một giai đoạn dạy học, nhằm giúp giáo viên thu thập những thông tin về kiến thức, kĩ năng mĩ thuật, những điểm mạnh và nhu cầu của từng học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch và phương pháp giáo dục thích hợp.

– Đánh giá kết quả bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết. Trong đánh giá kết quả giáo dục mĩ thuật sử dụng cả hai hình thức đánh giá thường xuyên và đánh giá cuối kì, cuối năm học, cấp học. Đánh giá thường xuyên được tích hợp vào trong quá trình dạy học, thông qua việc học sinh chuẩn bị đồ dùng, công cụ, vật liệu,… trả lời câu hỏi, phát biểu ý kiến, thảo luận, chia sẻ, thuyết trình, bài viết, kết quả thực hành, tiến hành trưng bày, tham gia nhận xét, đánh giá,… trong quá trình học tập. Đánh giá thường xuyên có sự tham gia của các chủ thể khác nhau: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá đồng đẳng, học sinh tự đánh giá và được thực hiện trong suốt tiến trình dạy học nhằm giúp HS kịp thời phát hiện những sai sót của bản thân, từ đó tự điều chỉnh các hoạt động học tập để từng bước đạt được những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực mà CT đã đề ra; giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học. Đánh giá cuối kì, cuối lớp, cuối cấp chủ yếu bằng các bài kiểm tra, bài thực hành, nghiên cứu, sáng tạo, bài tự luận, kết quả dự án học tập, video clip,… Qua đó, HS, giáo viên, phụ huynh và nhà quản lí biết được mức độ đạt được các phẩm chất và năng lực của HS ở cuối mỗi học kỳ, mỗi cấp lớp, cấp học.

Đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh HS, của bản thân HS được đánh giá và của các HS khác trong nhóm, trong lớp. Đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ công tác phát triển CT.

– Kết hợp đánh giá bằng định tính và định lượng: Đánh giá định tính được thực hiện chủ yếu ở cấp tiểu học; đánh giá định lượng được sử dụng chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, bảo đảm phân hoá dần ở các lớp học trên.

Sự hình thành và phát triển các phẩm chất của HS được đánh giá chủ yếu bằng phương pháp định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét về hành vi, cách ứng xử, các biểu hiện về thái độ, tình cảm của HS trong quan sát, thực hành, trải nghiệm, thảo luận, phân tích, đánh giá,… Khả năng và mức độ đạt được các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học ở HS được đánh giá bằng cả hình thức định tính và định lượng, thông qua sản phẩm thực hành, bài kiểm tra, các hoạt động quan sát và nhận thức, thực hành và sáng tạo, phân tích và đánh giá, các bài tự luận, nbài tập nghiên cứu,… với nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

Trong chương trình môn học 2018, thời lượng dành cho đánh giá định kì đối với mỗi khối lớp/ năm học ở giai đoạn giáo dục cơ bản là 10%; ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là 12%. Thời lượng này là ước lượng, các cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động bố trí trên cơ sở yêu cầu cần đạt và thực tế dạy học, cũng như phù hợp với nội dung, hình thức, thời điểm (đầu năm học, cuối mỗi học kì, cuối năm học,…) và mục đích đánh giá; trong đó, có thể thể vận dụng, kết hợp đánh giá thông qua một số hình thức như: ôn tập; nội dung bài test, bài tự luận, bài thực hành, nghiên cứu, sáng tạo của cá nhân/ nhóm; trưng bày/ triễn lãm, trình diễn, thuyết trình, giới thiệu, phân tích, truyền thông sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật; báo cáo kết quả dự án học tập, dự án nghệ thuật, video clip,… Riêng các chuyên đề học tập, chương trình xác định thời lượng bao gồm cả nội dung dạy học và đánh giá ở mỗi khối lớp 10, 11, 12 là 15 tiết đối với chuyên đề Thực hành vẽ hình họa, 10 tiết đối với mỗi chuyên đề Thực hành vẽ trang trí và Thực hành vẽ tranh bố cục; các cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động bố trí đánh giá trên cơ sở yêu cầu cần đạt và thực tế dạy học.

Đồng thời, để thống nhất với đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình là lồng ghép, kết hợp hoạt động thực hành và thảo luận, đối tượng đánh giá cần kết hợp đánh giá sản phẩm với nội dung bài viết (ngắn hoặc dài), như: lời giới thiệu, chia sẻ cảm nhận, giải thích, mô tả cách thực hiện, liên hệ tính ứng dụng của sản phẩm; giới thiệu tác giả, tác phẩm mĩ thuật; phân tích, giải thích, nêu quan điểm về sản phẩm, tác phẩm; giới thiệu nghề nghiệp, liên hệ mĩ thuật với đời sống, văn hóa, xã hội…