Độ dinh dưỡng của kali được đánh giá theo

Cho các phát biểu sau:

(1). Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm của kali trong phân.

(2). Phân lân có hàm lượng photpho nhiều nhất là supephotphat kép (Ca(H2PO4)2).

(3). Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và đolomit.

(4). Bón nhiều phân đạm amoni sẽ làm cho đất chua.

(5). Thành phần chính của phân lân nung chảy là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie.

(6). Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.

(7). Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat và ion amoni

(8). Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.

Số phát biểu đúng là

  1. 5
  1. 6
  1. 4
  1. 7

Kali là một trong những nguyên tố đa lượng cần thiết cung cấp cho cây trồng trong giai đoạn trưởng thành và ra hoa. Trong tự nhiên Kali có nhiều trong nước ngầm, nước tưới, trong đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Vậy phân bón Kali là gì, có vai trò như thế nào và bón sao cho đúng cách sẽ được Vietchem chia sẻ trong bài viết sau đây:

Mục lục

1. Phân kali là gì?

Phân Kali là nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali cho cây trồng dưới dạng ion K+. Nhóm phân này đều là phân chua sinh lý, dễ hòa tan với nước, có hệ số sử dụng dinh dưỡng cao (60-70%).

Không giống với đạm và lân, trong hạt có tỉ lệ kali thấp hơn so với tỉ lệ trong thân và lá. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá dựa trên tỉ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó.

Độ dinh dưỡng của kali được đánh giá theo

Phân kali là gì?

2. Vai trò Phân Kali với cây trồng

Các tác dụng của phân Kali đối với cây trồng gồm có:

  • Hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa các chất dinh dưỡng để tạo năng suất và chất lượng nông sản.
  • Điều tiết các hoạt động sống của thực vật thông qua các tính chất lý hóa, hóa keo của tế bào.
  • Tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp đường, tinh bột và protein làm năng suất cây cao hơn.
  • Tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ cây. Cùng với đó cũng tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ít nắng. Phân kali cũng giúp cây giữ nước tốt hơn,khả năng tăng chống hạn nhờ tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát tán của chúng.
  • Thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón nhiều đạm,nhanh chóng chuyển đạm thành protein.
  • Tăng sức chịu rét và chống chọi qua mùa đông nhờ tăng lực thẩm thấu của tế bào, khả năng chống chịu của cây trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt của cao hơn như rét, hạn hán dài ngày. Và cũng tăng luôn khả năng kháng nấm bệnh cho cây.
    Độ dinh dưỡng của kali được đánh giá theo

Phân Kali tăng sức chống chịu cho cây trong thời tiết khắc nghiệt

Cụ thể, đối với từng loại cây phân Kali đem lại các tác dụng như sau:

  • Cây ăn quả: K làm tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỉ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả ,nâng cao chất lượng nông sản thông qua quá trình tích lũy đường,vitamin, giúp màu sắc quả khi thu hoạch đẹp hơn. Nói chung là sẽ làm cho thành quả nhận lại là quả sẽ đạt chuẩn cả về mẫu mã chất lượng cũng như tươi lâu hơn.
  • Rau ăn lá : Tăng chất lượng rau giảm tỷ lệ rau héo nhũn thối và hàm lượng nitrat.
  • Cây nông nghiệp ngắn ngày: Tăng năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh

3. Phân loại phân Kali như thế nào?

Hiện nay, phân Kali được chia thành các nhóm như sau:

3.1 Phân Kali Clorua (KCl) hay phân MOP

- Trong phân chứa hàm lượng Kali nguyên chất (50-60%) và 1 ít muối ăn NaCl.

- Đặc điểm:

  • Dạng bột màu hồng, màu xám đục hoặc xám trắng, kết tinh hạt nhỏ, tơi.
  • Phân chua sinh lý, dễ kết dính khi ẩm gây khó sử dụng.
  • Độ hòa tan tốt giúp cây trồng dễ hấp thụ. Bón được cho nhiều loại cây trồng, nhiều loại đất. Lưu ý không bón cho các loại cây hương liệu, chè, café,... thích hợp cho các loại cây như dừa,ngô, lúa mì, cọ…
  • Dùng để bón thúc hoặc bón lót.

3.2 Phân kali sunfat (K2SO4) hay phân SOP

- Phân có chứa các thành phần: 45-50% Kali và lưu huỳnh S 18%.

- Đặc điểm:

  • Dạng tinh thể nhỏ, mịn, trắng, dễ tan trong nước,ít hút ẩm.
  • Có tính chua nên khi sử dụng trong 1 thời gian dài trên nền đất sẽ làm tăng độ chua của đất.
  • Thường bón cho các loại cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê,...

3.3 Phân kali - magie - sunfat

- Các thành phần trong phân gồm có: K2O(20-30%), MgO( 5-7%), S(16-22%)

- Đặc điểm:

  • Có dạng hạt, không chứa clo và muối. Là loại phân đa dinh dưỡng cung cấp cả Kali hòa tan cao.
  • Không làm thay đổi độ pH của đất.
    Độ dinh dưỡng của kali được đánh giá theo

Một số loại phân bón Kali

3.4 Phân Kali nitrat hay NOP

- Phân có dạng tinh thể viên.

- Phân dùng bón vào gốc hoặc qua lá thích hợp cho cây trồng thủy canh. Làm nguyên liệu sản xuất phân bón NPK dạng dung dịch hoặc tinh thể

4. Tình trạng cây trồng khi thừa hay thiếu Kali

Khi thiếu kali

  • Quá trình trao đổi chất trong cây bị ảnh hưởng xấu, suy yếu hoạt động các men, tăng đường cho quá trình hấp thụ.
  • Giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống cho hạt giống, dễ bị thối rễ, cây có lớn như bị còi cọc thân cây yếu dễ bị đổ ngã. Nếu cây có ra hạt thì tỉ lệ hạt lép và nhỏ nhiều hơn. Quả kết trái cũng dễ dứt và dày vỏ.
    Độ dinh dưỡng của kali được đánh giá theo

Tình trạng cây trồng thiếu kali

Khi thừa Kali:

  • Nếu ở mức thấp K gây đối kháng ion, làm cây không hút thêm đủ các chất khác như Mg hay Nitrat. Nhưng nếu ở mức cao Kali làm tăng áp suất thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và chất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến năng suất mùa màng.
  • Làm cây xanh teo rễ

5. Cách bón phân kali để đạt hiệu quả

Khi bón phân kali cần quan tâm đến loại đất, loại cây trồng đang canh tác để việc bón phân đem lại hiệu quả tốt nhất.

- Loại đất:

  • Với các nhóm đất ít chua hoặc không chua thì khi bón phân Kali dễ làm đất chua hóa nên cần bón vôi khử chua trước khi bón K.
  • Đất thịt nhẹ và cát pha cần bón đủ hoặc hơn chút so với nhu cầu của cây.
  • Đất cày vùi rơm rạ hoặc bón nhiều phân chuồng; đất có tỉ lệ sét cao hoặc đất để cải cách vụ thì cần ít Kali.

- Giống cây trồng:

  • Nếu cây rất mẫn cảm với Clo thì chọn phân Kali không chứa clo. Nếu chỉ mẫn cảm bình thường với Clo thì bón loại có hàm lượng K cao.
  • Với các cây lấy sợi thì nên chọn loại phân K hàm lượng cao.
  • Với cây lấy hạt và cỏ lấy loại K (40% K2O) nồng độ K trung bình.
  • Với loại cây lấy củ thì bón K kèm theo ion NO3-.

- Thời kỳ sinh trưởng: Nên bón phân kali vào thời kỳ này để sản phẩm thu hoạch đạt kết quả tốt năng suất cao.

- Yếu tố khác:

  • Kali có mối quan hệ mật thiết với đạm nên khi bón kết hợp phân đạm và kali nên dùng tỉ lệ thuận với nhau ( tăng K thì cũng tăng đạm và ngược lại).
  • Thêm các vi chất P, S,Zn nếu muốn tăng hiệu quả khi bón Kali.
    Độ dinh dưỡng của kali được đánh giá theo

Một số lưu ý khi bón phân cho cây

- Cách bón phân:

  • Bón phân Kali thành nhiều lần để tránh việc bị rửa trôi ( bón suốt mùa vụ chứ không chỉ riêng lúc ban đầu mới reo hạt).
  • Phân Kali có thể bón lót bằng cách trộn hoặc bón thúc bằng cách phun lên lá vào thời gian cây ra hoa kết trái.
  • Nên kết hợp bón K với các phân bón khác như phân đạm và phân kali.

Phân Kali đóng vai trò quan trọng giúp cây trồng phát triển tốt, tăng hấp thụ dinh dưỡng, giúp cây tăng sức chống chịu hạn hán, giá rét. Để cây trồng cho năng suất cao cần bón phân kali đúng cách theo hướng dẫn. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm kiến thức về các loại phân bón cũng như các hợp chất hóa học khác thì đừng bỏ lỡ các bài viết thú vị của chúng tôi trên website vietchem.com.vn.