Dọa sảy là gì

Khi mang thai ở 12 tuần đầu, phôi chưa bám chắc chắn vào niêm mạc tử cung nên rất dễ bị bong và đẩy ra ngoài, nguy cơ dọa sảy thai ở giai đoạn này rất cao.

Dọa sảy thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và vẫn phát triển trong buồng tử cung của người mẹ nhưng có các dấu hiệu đau bụng, ra máu.

Nguyên nhân gây dọa sảy thai

Trong giai đoạn 12 tuần đầu của thai nghén trứng và tinh trùng kết hợp dính vào tử cung chưa chắc nên thai sẽ dễ bị bong. Sau tuần thứ 13, những hiện tượng này không còn phổ biến nữa. Một số nguyên nhân gây dọa sảy thai thường gặp là:

- Do bất thường về nhiễm sắc thể có thể do bố hoặc do mẹ hoặc do cả hai làm cho thai nhi bị thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể.

- Người mẹ cao tuổi (trên 35 tuổi), có tiền sử mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp sẽ có nguy cơ cao dọa sảy hơn những người phụ nữ khác.

- Do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai làm cho thai khó phát triển được trong bụng mẹ

- Do mất cân bằng hormone: Hormone progesterone có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ rau thai bám vào thành tử cung, nếu cơ thể của mẹ không đủ progesterone, rau thai sẽ dễ bong dẫn đến sẩy thai.

- Do niêm mạc tử cung của người mẹ quá mỏng, thường gặp ở phụ nữ có tiền sử sử dụng nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc do nạo phá thai nhiều lần. 

- Do sang chấn, va chạm mạnh trực tiếp vào bụng dưới. Xoa bóp bụng và núm vú gây kích thích co bóp tử cung.

- Khi mang thai những tháng đầu, người mẹ bị sốt cao, suy tim, mắc bệnh rubella, lậu, giang mai, sốt rét, viêm âm đạo do vi khuẩn, HIV, nhiễm nấm chlamydia, nhiễm virus cytomegalo…

- Người mẹ có cấu trúc tử cung bất thường như tử cung có vách ngăn, tử cung đôi, tử cung hai sừng, hở eo cổ tử cung, u xơ tử cung.

- Do người mẹ thường xuyên phải lao động nặng nhọc, quá sức, ăn uống không đủ dinh dưỡng làm cho thai kém phát triển. Người mẹ bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn gây bệnh đường ruột hoặc thức ăn bị nhiễm độc.

- Do người mẹ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài dễ gây dọa sảy.

Dấu hiệu dọa sảy thai

Trong những tuần đầu mang thai, nếu gặp phải các dấu hiệu dưới đây, người mẹ cần đi khám ngay vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng dọa sảy thai.

Đau bụng: Là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ dọa sảy, đau râm râm, đau từng cơn ở phần bụng dưới kèm theo cảm giác mỏi ở vùng thắt lưng. Nếu cơn đau kéo dài không dứt, đau liên tục, cường độ cơn đau ngày một tăng thì đây chính là dấu hiệu của dọa sảy thai.

Ra máu: Một biểu hiện của dọa sảy là ra máu hoặc dịch màu hồng. Màu sắc của máu có thể biến đổi từ đỏ sang hồng nhạt đến nâu thẫm tùy thuộc vào từng trạng thái nặng hay nhẹ.

Mẹ sốt cao: Trong 3 tháng đầu nếu người mẹ sốt cao trên 38 độ thì đó có thể dẫn đến tình trạng dọa sảy thai.

Đau buốt khi đi tiểu: Nếu thấy đau buốt khi tiểu hoặc tiểu ra máu thì có thể là biểu hiện của viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy cơ dẫn đến dọa sảy ở những tháng đầu  của thai kỳ.

Phòng dọa sảy thai:

Dọa sảy thai có thể xảy ra ở bất cứ phụ nữ nào mà không hề báo trước. Vì vậy, hãy áp dụng những biện pháp phòng ngừa dọa sảy sau đây để có được một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn cho thai nhi:

- Khi có ý định mang thai, cặp vợ chồng nên đi khám tiền hôn nhân để kiểm tra sức khỏe sinh sản và loại trừ những nguy cơ gặp phải các vấn đề bất thường khi có thai

- Nên bổ sung vitamin cần thiết, ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng trước và trong khi mang thai để cả mẹ và thai nhi có điều kiện tốt nhất để phát triển

- Nếu phụ nữ đang hút thuốc lá, uống rượu bia thì hãy dừng ngay lại khi có ý định mang thai và trong khi mang thai.

- Duy trì cân nặng vừa phải trước và trong khi mang thai.

- Khi mang thai, tuyệt đối không được dùng thuốc kháng sinh, các loại thuốc chống viêm, kháng khuẩn.

- Nếu mẹ bị thiếu hụt nội tiết cần được bổ sung nội tiết ngay khi biết có thai.

- Người mẹ nên chủ động điều trị các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tuyến giáp hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa trước khi mang thai.

- Nếu người mẹ bị hở eo cổ tử cung thì cần chủ động khâu cổ tử cung.

- Nếu bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ bị rối loạn nhiễm sắc thể thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem có mang thai hay không.

Khi bị dọa sảy cần xử trí như thế nào?

Không phải bất cứ thai phụ nào bị dọa sảy cũng dẫn đến sảy thai. Nếu mẹ được chăm sóc cẩn thận thì thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng. 

Nếu có các dấu hiệu dọa sảy, mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn, ổn định tâm lý tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, tránh lao động mạnh, tránh quan hệ tình dục nếu có quan hệ tình dục thì phải quan hệ nhẹ nhàng.

Ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả, rau xanh để cung cấp vitamin, tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích và đồ uống có cồn vì chúng làm tăng tình trạng dọa sảy.

Không xoa bụng, vê núm vú vì nó sẽ làm kích thích tử cung co bóp và đẩy thai nhi ra ngoài.

Khám thai định kỳ, đặc biệt với những mẹ đang có dấu hiệu dọa sảy.

Hậu quả của dọa sảy thai

Hậu quả của dọa sảy thai là dẫn đến sảy thai. Thai nhi sẽ chết, ngoài ra có thể gặp là nhiễm khuẩn, thiếu máu... ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Để đảm bảo cho 1 kỳ thai nghén an toàn, khi có thai bạn hãy đến Bệnh viện Đa khoa Chữ Thập xanh tại địa chỉ số 33, đường Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam từ Liêm, Hà Nội, với đội ngũ bác sỹ chuyên khoa sản giàu kinh nghiệm sẽ khám, tư vấn, siêu âm, phát hiện sớm các nguy cơ dọa sảy thai và hướng dẫn các biện pháp bảo vệ an toàn cho mẹ và bé. Chúc bạn hạnh phúc, mẹ tròn, con vuông.

Sảy thai là điều không ai mong muốn, tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể xảy ra với mọi thai phụ. Vì thế, mẹ bầu cần hết sức lưu ý với mọi thay đổi trên cơ thể vì đó có thể là dấu hiệu sảy thai. Nếu nhận biết sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, thai phụ vẫn có thể giữ được thai nhi, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

1. Dấu hiệu Sảy thai điển hình

Sảy thai là hiện tượng kết thúc thai kỳ trước tuần thai thứ 20, có thể do nhiều nguyên nhân và rất khó xác định rõ ràng. Thai lúc này mới ở giai đoạn phát triển đầu tiên nên cân nặng thường dưới 500g, bị tống khỏi buồng tử cung với những dấu hiệu đặc trưng.

Khi có Dấu hiệu sảy thai thường rất khó can thiệp giữ thai

Những dấu hiệu sảy thai gồm:

1.1. Chảy máu âm đạo

Hiện tượng chảy máu âm đạo diễn ra khá phổ biến và là hiện tượng bình thường ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên nếu âm đạo chảy máu đỏ tươi hoặc màu nâu mận chín lặp đi lặp lại thì có khả năng hormone cơ thể thai phụ đang sụt giảm và sảy thai có thể đang diễn ra. Một số trường hợp chảy máu nặng, có thể vón thành cục xuất hiện trong một vài ngày rồi biến mất.

Nếu bị chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi bị chấn thương ảnh hưởng đến vùng bụng hoặc thai phụ có tiền sử sảy thai thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Chảy máu âm đạo là dấu hiệu sảy thai phổ biến nhất

1.2. Mất triệu chứng thai nghén

Ở giai đoạn mang thai đầu, thai phụ thường gặp phải nhiều triệu chứng ốm nghén như: Chán ăn, buồn nôn, căng tức ngực,… nhưng đột nhiên biến mất thì rất có thể thai kỳ đã dừng lại.

1.3. Đau lưng, đau bụng dưới

Triệu chứng đau này khá giống khi bạn đến kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên nếu nó xuất hiện trong thai kỳ thì cần hết sức cẩn thận. Đau bụng dưới là biểu hiện thường gặp nhất của thai ngoài tử cung, sảy thai. Đặc biệt nếu các cơn co thắt tử cung xảy ra gây khó thở, đau thắt, sau đó chảy máu âm đạo thì cần sớm tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

1.4. Dịch âm đạo bất thường

Phụ nữ mang thai thường tiết nhiều dịch nhờn hơn để giúp môi trường âm đạo ẩm ướt, tuy nhiên nếu dịch nhờn quá nhiều có màu hồng do máu hoặc đi kèm cục máu đông thì đây là dấu hiệu nguy hiểm.

1.5. Chuột rút kèm chảy máu

Thai nhi đè nặng làm tăng áp lực vùng chậu, nếu đi kèm với khó thở, chảy máu âm đạo thì khả năng cao bạn đã bị sảy thai hoặc chuẩn bị sảy thai.

Sảy thai khiến người mẹ đau bụng dữ dội

1.6. Thử thai âm tính

Nếu bạn đã thử thai dương tính nhưng sau đó thử lại thấy âm tính thì rất có thể bạn mang thai ngoài tử cung, sảy thai.

Trong một số trường hợp, sảy thai do thai ngoài tử cung khiến thai phụ có những triệu chứng toàn thân khác như: Tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng dữ dội một bên, đau vai, cảm giác lâng lâng dễ ngất xỉu,…

Nếu bà bầu gặp phải những triệu chứng bất thường trên, cần tới khám bệnh viện sớm nhất có thể để chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Nếu không may sảy thai mà tử cung bị nhiễm trùng hoặc gặp phải tình trạng khác, người bệnh cần được can thiệp y tế để loại bỏ bào thai và mô sót lại, giúp tử cung tự lành.

2. Dấu hiệu dọa sảy thai và biện pháp giữ thai

Khi đã sảy thai, mọi can thiệp y tế đều không thể giúp mẹ tiếp tục thai kỳ, đây là một điều vô cùng đau lòng. Tuy nhiên nếu mới xuất hiện dấu hiệu dọa sảy thai, thai phụ vẫn có cơ hội đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nếu can thiệp y tế sớm.

Các dấu hiệu dọa sảy thai gồm:

- Cảm giác đau âm ỉ, đau tức từng cơn ở bụng dưới.

- Thường bị mỏi ở vùng thắt lưng.

- Xuất hiện dịch nhầy kèm vài giọt máu hoặc dịch màu đen, đỏ sẫm, hồng nhạt từ âm đạo.

- Siêu âm thai thấy bong rau dọa sảy thai.

Nếu có dấu hiệu bất thường, mẹ cần đi khám sản khoa để kiểm tra

Tuy rằng khả năng giữ thai sau khi xuất hiện những dấu hiệu sảy thai là mong manh song vẫn có hy vọng¸ lúc này mẹ cần:

Đi khám sản khoa

Hãy tới phòng khám, bệnh viện Sản khoa để được khám thai, kiểm tra tình trạng phát triển để được bác sĩ tư vấn. Nếu không thể can thiệp giữ thai, việc dừng thai kỳ sớm sẽ giúp sức khỏe mẹ bầu nhanh hồi phục hơn, chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo. Nếu vẫn còn hy vọng, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp can thiệp và giữ gìn để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Giữ tinh thần thoải mái

Khi có dấu hiệu bất thường, thai phụ thường lo sợ, nghĩ ngợi nhiều, dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe. Việc này chỉ khiến cho tình trạng thai nhi thêm tệ hơn.

Mẹ cần được nghỉ ngơi

Thai phụ cần thực hiện nghiêm ngặt vấn đề nghỉ ngơi bằng cách nằm yên một chỗ hoặc chỉ vận động nhẹ nhàng trong thời điểm nhạy cảm này, đôi khi kéo dài cả thai kỳ để ngăn ngừa sảy thai. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định cụ thể.

Cử động, làm việc nhẹ nhàng

Mọi cử động đột ngột như đứng dậy, ngồi dậy hoặc thực hiện các công việc nặng như đứng lâu, bê vác, làm việc quá sức,… đều dễ dẫn tới sảy thai khi mẹ bầu đã có những dấu hiệu dọa sảy.

Làm việc nặng có thể khiến mẹ bầu dễ sảy thai

Kiêng quan hệ tình dục và hoạt động thân mật

Quan hệ tình dục và cả các hoạt động thân mật đều gây kích thích tử cung co bóp, điều này dễ gây nguy hiểm đến thai nhi trong thời kỳ nhạy cảm. Nhất là khi thai nhi chưa bám chắc vào tử cung.

Ăn uống bổ dưỡng

Thai phụ cần được ăn uống giàu chất dinh dưỡng, thức ăn dễ ăn chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bên cạnh đó hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng hoặc bia rượu, chất kích thích. Các chất dinh dưỡng cần bổ sung nhiều trong giai đoạn này là: protein, chất xơ, folic, vitamin, canxi,…

Để ngăn ngừa sảy thai và đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh nhất, thai phụ nên chủ động khám, kiểm tra và theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng đang cung cấp nhiều gói Chăm sóc thai sản, xét nghiệm sàng lọc dị tật thai, kiểm tra yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thai,… giúp phát hiện sớm mọi vấn đề bất thường và can thiệp hiệu quả.

Hiện, MEDLATEC có áp dụng bảo lãnh viện phí của gần 40 công ty bảo hiểm, nổi bật như Manulife, bảo hiểm Bảo Việt, bảo hiểm Dầu khí PVI,... giúp mẹ bầu tiết kiệm tối đa chi phí khám và chữa bệnh.

Quy trình khám chữa bệnh nhanh gọn, mẹ có thể đăng ký khám qua hotline 1900 56 56 56 để giảm thời gian phải chờ đợi mệt mỏi. Chắc chắn, nhắc đến địa chỉ y tế uy tín về thăm khám thai sản không thể không nhắc tới MEDLATEC.

Video liên quan

Chủ đề