Đọc hiểu những giá trị sống cho tuổi trẻ

Cùng THPT Sóc Trăng tìm hiểu một số đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu.

Đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Đề số 01

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, dông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời. (1)

Cách sống thụ động có nhiều biểu hiện. Như một trường hợp mà tôi từng hỗ trợ cũng là một kiểu. Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng. Nếu tôi không hỏi cũng không biết em ấy đang gặp khó khăn để tìm cách giúp đỡ. (2)

Nguồn lực trong đời không thiếu. Người tốt ở đời rất nhiều. Không lên tiếng chẳng ai biết mà giúp. Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình, chủ động cứu giúp mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em. (3)

(Trích Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, NXB Hội nhà văn 2017, tr120- 121)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định thao tác lập luận chính và thao tác kết hợp được sử dụng trong đoạn văn (1)

Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, cách sống thụ động có những biểu hiện nào?

Câu 3. (1.0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.

Câu 4. (1.0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm: Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Câu 1: Thao tác lập luận chính: Bình luận; thao tác kết hợp: So sánh

Câu 2: Theo tác giả, cách sống thụ động có nhiều biểu hiện như: Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng….

Câu 3:

– Mượn các hình ảnh so sánh con bè trên dòng nước lớn, sóng gió xô, dông bão cuộc đời để diễn đạt một cách cụ thể, sinh động, biểu cảm về lối sống thụ động và tác hại của việc sống thụ động;

– Sống thụ động là phó mặc, chịu sự chi phối, đưa đẩy từ yếu tố bên ngoài, thiếu chủ động sáng tạo, vì thế sẽ khó đạt được bất cứ mục tiêu nào, không đủ bản lĩnh để vượt qua những thử thách, khó khăn.

Câu 4:

– Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, và có lí giải thuyết phục. Sau đây là định hướng:

+ Sống thụ động sẽ không thể hiện được năng lực, thế mạnh, sở trường, khả năng sáng tạo của mình nên không xác lập được giá trị bản thân; sống thụ động mất dần tiếng nói riêng, trở thành vô nghĩa, không ai biết đến, không có đóng góp gì cho xã hội.

+ Sống thụ động sẽ không thể hiện được năng lực, thế mạnh, sở trường, khả năng sáng tạo của mình nên không xác lập được giá trị bản thân; sống thụ động mất dần tiếng nói riêng, trở thành vô nghĩa, không ai biết đến, không có đóng góp gì cho xã hội.

+ Học sinh có thể không đồng tình hoặc có ý kiến riêng nhưng nếu lí giải thuyết phục vẫn chấp nhận.

……………………………

Đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Đề số 02

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi trẻ không chỉ có nghĩa là trẻ tuổi, mà còn có nghĩa là năm tháng tươi đẹp nhất cuộc đời. Ở cái tuổi ấy, trong ba thứ: sức khỏe, thời gian và tiền bạc, chúng ta chỉ thiếu tiền thôi, còn thời gian và sức khỏe thì luôn đong đầy. Năm tháng qua đi khi về già ta sẽ nhận thấy tiền bạc hóa ra là thứ ít quan trọng nhất trong ba thứ trên. Nghĩa là tuổi trẻ là giai đoạn quý giá nhất đời người vì sở hữu trọn vẹn hai món quà lớn nhất của cuộc sống là sức khỏe và thời gian. Ta vốn được nghe nhiều người nói đến điều này rồi, nhưng hỡi ôi, sao chúng ta vẫn đang để cho tuổi trẻ của mình trôi qua một cách hời hợt và vô nghĩa đến thế? Với trí óc hạn hẹp được định hướng, phần lớn tuổi trẻ hiện tại cho rằng tiền bạc là hơn hết, là thứ quan trọng nhất, cần thiết nhất, là đáng lưu tâm nhất. Và rồi ta vô tình lãng quên hai món quà quý giá nhất đời kia. Hãy tận dụng tốt nhất hai món quà lớn đó mà cuộc sống dành riêng cho tuổi trẻ. Hãy dùng nó để nhào vào đời, để quyện vào cuộc sống, để trải nghiệm mọi thứ khi còn có thể. Trải nghiệm, đó chính là điều quan trọng nhất.

Cuộc sống, thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn, mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình. Ai rồi cũng đến lúc phải giã từ cuộc sống, nhưng người may mắn hơn, là người sống được nhiều hơn những người khác. “Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất, sống nhiều hơn người khác.” (Jean Jacques Rousseau).

Trải nghiệm sẽ là thầy dạy tốt nhất cho bạn trong cuộc đời mà không bất cứ người thầy nào khác có thể dạy tốt hơn. Kinh nghiệm từ đâu ra nếu không từ trải nghiệm? Người ta thực sự chỉ học được từ chính trải nghiệm bản thân mình!

(Theo facebook.com/… không có trải nghiệm tuổi trẻ không đáng một xu, 7/01/2015)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và cho biết tên phép tu từ trong cụm từ: “Tuổi trẻ không chỉ có nghĩa là trẻ tuổi”. Nêu tác dụng của phép tu từ đó? (1,0 điểm)

Câu 3. Theo tác giả, món quà nào là quý giá nhất mà cuộc sống ban tặng cho con người? Và điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người là gì? (0,5 điểm)

Câu 4. Anh/chị hiểu thế nào là trải nghiệm? Anh/chị hãy cho một ví dụ về trải nghiệm của bản thân. (1,0 điểm)

Lời giải chi tiết

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã được học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:

* Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã được học.

* Cách giải:

Chỉ ra được 1 trong 2:

1. Tuổi trẻ – trẻ tuổi: phép đảo ngữ, tác dụng: tạo nghĩa khác biệt, làm câu văn hấp dẫn, thú vị…

2. Tuổi trẻ – trẻ tuổi: phép chơi chữ, tác dụng: tăng sắc thái ý nghĩa biểu đạt, làm câu văn hấp dẫn, thú vị…

Câu 3:

* Phương pháp: Đọc, tìm ý

* Cách giải:

– Theo tác giả, món quà quý giá nhất mà cuộc sống ban tặng cho con người: sức khỏe và thời gian.

– Điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người là trải nghiệm.

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

– Trải nghiệm: “trải” là trải qua thực tế, “nghiệm” là thu nhận, đúc kết thành kinh nghiệm. “Trải nghiệm” là qua hoạt động thực tế, con người tự có được tri thức, đúc kết kinh nghiệm sống,… cho mình.

Anh/chị có thể chia sẻ những trải nghiệm của cá nhân về các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống mà mình đã trải qua.

……………………………………

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Khiêm tốn cho phép bản thân ta trưởng thành với phẩm giá và lòng chính trực mà không cần đến những bằng chứng thể hiện bên ngoài.

Mỗi người là một cá thể riêng biệt vì thế giá trị sống cũng mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau. Tuy nhiên, theo các tổ chức giáo dục về giá trị sống quốc tế và Việt Nam thì có 12 giá trị sống dưới dây có tính chất phổ quát trên toàn thế giới.

1. Hòa bình

Hoà bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh. Nếu mỗi người đều cảm thấy bình yên ở trong lòng thì hòa bình sẽ ngự trị khắp nơi trên thế giới.

Thanh bình không có nghĩa là vắng bóng sóng gió mà chính là ta vẫn giữ được lòng bình an giữa những biến động, hỗn loạn.

Bình an có được khi mọi tư tưởng, tình cảm và ước muốn của con người đều trong sáng.

2. Tôn trọng

Bẩm sinh con người là vốn quý giá. Một phần của lòng tự trọng là biết về các phẩm chất của mình.

Tôn trọng bản thân là hạt giống để sự tự tin lớn lên. Khi biết tôn trọng bản thân, ta dễ dàng tôn trọng người khác.

Nhận biết giá trị của bản thân và trân trọng giá trị của người khác chính là cách thức để ta nhận được sự tôn trọng.

Đọc hiểu những giá trị sống cho tuổi trẻ

3. Yêu thương

Tình yêu là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách chân thành và bền vững nhất.

Yêu thương có nghĩa là tôi có thể trở thành người tử tế, biết quan tâm và thông hiểu người khác.

Yêu thương là nhìn nhận mỗi người theo cách tích cực hơn.

4. Khoan dung

Khoan dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt.

Khoan dung đối với những điều không thuận lợi trong cuộc sống là biết cho qua đi, trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và tiếp tục tiến lên.

Người biết trân trọng những giá trị tốt đẹp ở người khác và nhìn thấy những điều tích cực trong mọi tình huống là người có lòng khoan dung.

5. Trung thực

Trung thực làm cho cuộc sống trở nên toàn vẹn hơn vì bên trong và bên ngoài chúng ta là một hình ảnh phản chiếu.

Đôi khi lòng tham là gốc rễ của sự thiếu trung thực.

Trung thực với bản thân và với mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có nghĩa là ta đang gieo niềm tin trong lòng người khác và xứng đáng nhận được sự tin yêu.

6. Khiêm tốn

Khiêm tốn cho phép bản thân ta trưởng thành với phẩm giá và lòng chính trực mà không cần đến những bằng chứng thể hiện bên ngoài.

Khiêm tốn giúp người ta trở nên tuyệt vời hơn trong trái tim người khác.

Việc gây ấn tượng, lấn át hoặc hạn chế tự do của người khác nhằm mục đích chứng tỏ bản thân mình sẽ chỉ làm giảm bớt trải nghiệm nội tâm về giá trị, phẩm cách và bình an trong tâm hồn.

7. Hợp tác

Tinh thần hợp tác tồn tại khi mọi người làm việc cùng nhau vì mục đích chung.

Người có tinh thần hợp tác là người có tâm hồn trong sáng, luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với mọi người cũng như công việc.

Khi hợp tác, ta cần phải biêt điều gì là cần thiết. Đôi khi ta cần đưa ra ý tưởng nhưng có lúc ta cần phải gác qua một bên ý tưởng của mình. Lúc này, ta giữ vai trò dẫn dắt, lãnh đạo, nhưng vào lúc khác, ta cần phải đi theo.

8. Hạnh phúc

Hạnh phúc sẽ mỉm cười khi lòng ta tràn ngập hy vọng và sống có mục đích.

Khi tâm hồn bình yên và giàu tình yêu thương, hạnh phúc sẽ tự nhân lên.

Khi mong muốn những điều tốt lành đến với mọi người, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc tràn ngập con tim.

Đọc hiểu những giá trị sống cho tuổi trẻ

9. Trách nhiệm

Nếu chúng ta muốn được hòa bình, chúng ta phải có trách nhiệm sống bình yên.

Người có trách nhiệm luôn sẵn lòng đóng góp công sức của mình. Trách nhiệm không phải là điều ràng buộc chóng ta mà nó tạo điều kiện để ta có được những gì ta mong muốn.

Người có trách nhiệm là người biết thế nào là công bằng và thấy rằng mỗi người đều nhận được phần của mình.

10. Giản dị

Giản dị là biết trân tọng những điều nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống.

Giản dị là sự trân trọng vẻ đẹp bên trong và nhận ra giá trị của tất cả mọi người, ngay cả những người được xem là xấu xa, tồi tệ.

Giản dị giúp chúng ta biết giảm thiẻu những chi tiêu không cần thiết. Nó giúp ta nhận ra rằng một khi các nhu cầu cơ bản của chúng ta được đáp ứng, đủ để ta có một cuộc sống thoải mái thì bất kỳ sự thái quá và thừa thãi nào cũng có thể dẫn tới tình trạng hư hỏng và lãng phí.

11. Tự do

Tự do có thể bị hiểu lầm là một điều gì đó không có giới hạn, tức là cho phép mình “làm những gì tôi muốn, bất cứ khi nào tôi cần và bất cứ người nào tôi thích”. Cách hiểu này mang tính chất đánh lừa và dễ dẫn người ta đến việc lạm dụng sự lựa chọn.

Chúng ta chỉ thật sự cảm thấy tự do khi các quyền được cân bằng với trách nhiệm, sự lựa chọn được cân bằng với lương tâm.

12. Đoàn kết

Đoàn kết giúp cho những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng.

Đoàn kết mang đến tinh thần hợp tác, nâng cao lòng nhiệt tình và làm cho bầu không khí trở nên ấm áp.

Chỉ cần một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng cũng có thể khiến cho mối đoàn kết bị đổ vỡ. Việc ngắt lời, gây cản trở người khác, đưa ra những lời phê bình, chỉ trích liên tục và thiếu tính xây dựng… sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ.

Sưu tầm