Đối tượng sinh viên được giảm 50% học phí

Kể từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 chính phủ ban hành nghị định số 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí, tài chính của các sở giáo dục đào tạo, các cơ sở giảng dạy từ đó giảm thiểu mức thu học phí, hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập.

Kể từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 chính phủ ban hành nghị định số 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí, tài chính của các sở giáo dục đào tạo, các cơ sở giảng dạy.

Các đối tượng sinh viên được quy định miễn giảm học phí

Đối tượng sinh viên được giảm 50% học phí

Ban hành nghị định số 86/2015/NĐ-CP từ đó giảm thiểu mức thu học phí, hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập

Từ đó giảm thiểu mức thu học phí, hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập. Từ cơ sở trên có các đối tượng học sinh được miễn giảm học phí theo nghị định số 86. Cụ thể như sau:

  1. Là nhân thân, con, em của người có công với cách mạng.
  2. Học sinh bị tàn tật, điều kiện kinh tế khó khăn
  3. Trẻ em học mẫu giáo, học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng. Từ 16 đến 22 tuổi sẽ được trợ cấp xã hội hỗ trợ học nghề, học trung học chuyên nghiệp, học đại học, cao đẳng văn bằng thứ nhất.
  4. Học sinh Có cha mẹ là hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
  5. Học sinh, sinh viên được cử đi học( hệ cử tuyển)

Bạn Nùng (sinh viên đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội) chia sẻ: em được địa phương cử tuyển đi học ngành quản lý nhà nước nên hàng tháng em được hỗ trợ kinh phí và học phí của em cũng được miễn giảm theo quy định”

  1. Học sinh dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học
  2. Học sinh sinh viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo , dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn
  3. Sinh viên thuộc chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu năng lượng hạt nhân, nguyên tử, sinh viên khối quốc phòng an ninh
  4. Sinh viên y khoa thuộc đối tượng nghiên cứu các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh.
  5. Sinh viên học trung cấp, cao đẳng, đại học theo học những nhóm ngành khó tuyển sinh nhưng nhu cầu xã hội đang rất cần.

Những đối tượng được miễn giảm 50% - 70% học phí

Đối tượng miễn giảm 70% học phí

  • Học sinh sinh viên theo học các nhóm ngành văn hóa, nghệ thuật truyền thống thuộc các cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập như: nhạc kịch, nhạc công truyền thống, đạo cụ truyền thống….
  • Học sinh sinh viên theo học một số ngành, nghề nặng nhọc độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ lao động và thương binh xã hội.

Bạn Linh (sinh viên trường đại học công nghiệp hà nội) chia sẻ: “em đang theo học ngành công nghệ hóa học thuộc nhóm ngành độc hại nên được miễn giảm 70% học phí, nhờ đó em có thêm động lực phấn đấu trong học tập hơn”

Đối tượng được miễn giảm 50% học phí:

  • Học sinh, sinh viên có cha mẹ là cán bộ, công chức nhà nước bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, được hưởng trợ cấp thường xuyên.
  • Học sinh thuộc hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật.

Bạn Trang (sinh viên học viện Tài chính) chia sẻ: “bố em là công chức nhà nước bị bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp hàng tháng, nên em được miễn giảm 50% học phí”

Như vậy nhờ chính sách mới của chính phủ đã góp phần đáng kể hỗ trợ học sinh, sinh viên giảm thiểu khó khăn, tích cực học tập.Cổ vũ, khuyến khích học nghiên cứu, học hỏi hăng say của sinh viên các nhóm ngành nghệ thuật, tư tưởng Hồ Chí Minh, Mác Lênin, sinh viên y khoa, nguyên tử, hạt nhân….

Đối tượng được giảm 50% học phí:

Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

1. Đơn đề nghị giảm học phí.

2.

Giấy khai sinh (bản photocopy có công chứng hoặc bản sao đóng dấu mộc đỏ).

3. Bản photocopy có công chứng sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp.

-          

 Sinh viên thuộc đối tượng mục 1. nộp đầy đủ hồ sơ.

-        

  Sinh viên hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí từng học kỳ.

Ngành, chuyên ngành đào tạo

Mức giảm 50% học phí năm học 2020-2021 (đồng/tháng)

1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật

2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

-          

Sinh viên được hưởng chính sách giảm 50% học phí không quá 10 tháng/năm học/sinh viên và được chi trả tối đa 2 lần trong năm học.

-          

Những trường hợp sinh viên bị kỷ luật, ngừng học hoặc buộc thôi học, học lại, học bổ sung thì sẽ không được cấp bù tiền giảm 50% học phí.

-         

Những sinh viên thuộc diện giảm 50% học phí cùng lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ có cùng tính chất thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi cao nhất.

-          

Khi nhận được nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, Nhà trường sẽ thông báo đến sinh viên trên hệ thống thông tin sinh viên.

Ngày 27/8/2021 Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021 áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Đây là một trong những văn bản quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người đang theo học từ cấp mầm non đến đại học thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015.

Đối tượng sinh viên được giảm 50% học phí

Ảnh minh hoạ: Vov.vn

Theo đó, quy định tại Điều 14. Đối tượng không phải đóng học phí gồm:

“1. Học sinh tiểu học trường công lập.

2. Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.”

Tuy nhiên, tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 quy định về Khung học phí (mức sàn - mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên có quy định về khung học phí của học sinh tiểu học như sau: ở thành thị từ 300.000 đến 540.000 đồng mỗi tháng, ở nông thôn từ 100.000 đến 220.000 đồng mỗi tháng,...

Bên cạnh đó, một số địa phương cũng ban hành quy định về khung học phí (mức sàn và mức trần) đối với học sinh tiểu học nên rất nhiều phụ huynh thắc mắc học sinh tiểu học thuộc đối tượng miễn học phí nhưng tại sao lại có quy định khung học phí như trên.

Trong phạm vi bài viết xin được làm rõ thắc mắc trên của phụ huynh và bạn đọc.

Học sinh tiểu học công lập được miễn hoặc hỗ trợ học phí

Như đã trình bày ở trên tại Điều 14 Nghị định 81 quy định đối tượng không phải đóng học phí gồm: “1. Học sinh tiểu học trường công lập […]”

Bên cạnh đó, quy định tại Khoản 3 Điều 99 Luật Giáo dục 2019 hướng dẫn như sau:

“Điều 99. Học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo

[...] 3. Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.[...]”.

Do đó, không phải tất cả các trường tiểu học đều được miễn học phí. Chỉ có học sinh tiểu học trường công lập được miễn học phí. Học sinh học các trường tiểu học tư thục vẫn phải đóng học phí nhưng sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần.

Mức cụ thể học phí cho học sinh phổ thông công lập từ năm học 2022 - 2023

Đồng thời, theo nội dung tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có hướng dẫn cho nội dung khung học phí năm học 2022-2023 như sau:

“Điều 9. Học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông

[...] 2. Khung học phí năm học 2022 - 2023

a) Khung học phí (mức sàn - mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:

Vùng

Năm học 2022 - 2023

Mầm non

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Thành thị

Từ 300 đến 540

Từ 300 đến 540

Từ 300 đến 650

Từ 300 đến 650

Nông thôn

Từ 100 đến 220

Từ 100 đến 220

Từ 100 đến 270

Từ 200 đến 330

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ 50 đến 110

Từ 50 đến 110

Từ 50 đến 170

Từ 100 đến 220

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định trên để quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc thẩm quyền và quyết định việc sắp xếp, phân loại các vùng trên địa bàn để cơ sở giáo dục áp dụng mức thu học phí.

Khung học phí đối với giáo dục tiểu học công lập quy định tại điểm này dùng làm căn cứ để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định.[...]”.

Như vậy, nội dung khung học phí đối với giáo dục tiểu học công lập tại bảng trên dùng làm căn cứ để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập. Còn đối với các trường tiểu học công lập thì vẫn thuộc trường hợp được miễn học phí.

Các đối tượng được miễn học phí, lộ trình miễn học phí theo Nghị định 81/2021

Trong bài viết, xin được chia sẻ thêm về đối tượng không phải đóng học phí gồm: Học sinh tiểu học trường công lập; Người học các ngành đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học, ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Quy định mới này có 19 đối tượng được hưởng miễn giảm học phí. So với quy định trước đây tại Nghị định 86 năm 2015, Nghị định 81/2021 đã bổ sung các trường hợp học sinh, sinh viên được miễn học phí như sau:

Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Trẻ em mầm non 5 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều này được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025 (được hưởng từ ngày 1.9.2024);

Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 (được hưởng từ ngày 1.9.2022);

Học sinh trung học cơ sở không thuộc đối tượng tại khoản 8 Điều này được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 (được hưởng từ ngày 1.9.2025);

Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ;

Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Theo đó, điểm đáng chú ý trong quy định về các đối tượng được miễn học phí theo Nghị định 81 là tất cả trẻ em 5 tuổi sẽ được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025, tất cả học sinh trung học cơ sở sẽ được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026.

Theo quy định, có 5 trường hợp học sinh, sinh viên được giảm 50% hoặc 70% nếu thuộc các đối tượng được quy định tại Điều 16 Nghị định 81 năm 2021.

Tài liệu tham khảo:

1. Luật Giáo dục 2019

2. Nghị định 81/2021/NĐ-CP

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bùi Nam