Download sách 8 tuần Đánh thức trí thông minh cảm xúc

Download sách 8 tuần Đánh thức trí thông minh cảm xúc
73
Download sách 8 tuần Đánh thức trí thông minh cảm xúc
606 KB
Download sách 8 tuần Đánh thức trí thông minh cảm xúc
7
Download sách 8 tuần Đánh thức trí thông minh cảm xúc
321

Download sách 8 tuần Đánh thức trí thông minh cảm xúc

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 73 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Table of Contents ĐÁNH THỨC TRÍ THÔNG MINH NỘI DUNG MỸ I Hai cuộc Chuyện Trò: J. Krishnamurti và Giáo sư J. Needleman 1 VAI TRÒ CỦA VỊ THẦY Chuyện trò giữa J. Krishnamurti và Giáo sư Jacob Needleman 2 VỀ KHÔNG GIAN BÊN TRONG Chuyện trò giữa J. Krishnamurti và Giáo sư J. Needleman MỸ II Ba Cuộc Nói Chuyện Ở Thành Phố New York 1 CUỘC CÁCH MẠNG BÊN TRONG 2 TƯƠNG QUAN 3 KINH NGHIỆM TÔN GIÁO. THIỀN ĐỊNH MỸ III Hai Cuộc Trò Chuyện: J. Krishnamurti và Alain Naudé 1 RẠP XIẾC TRANH ĐẤU CỦA CON NGƯỜI Trò Chuyện giữa J. Krishnamurti và Alain Naudé 2 VỀ TỐT VÀ XẤU Trò Chuyện giữa J. Krishnamurti và Alain Naudé ẤN ĐỘ IV Ba cuộc Nói Chuyện ở Madras 1 NGHỆ THUẬT THẤY 2 TỰ DO 3 CÁI THIÊNG LIÊNG ẤN ĐỘ V Ba cuộc Đối Thoại ở Madras 1 XUNG ĐỘT 2 THỜI GIAN, KHÔNG GIAN VÀ CÁI TRUNG TÂM 3 MỘT CÂU HỎI NỀN TẢNG CHÂU ÂU VI Bảy cuộc Nói Chuyện ở Saanen, Thụy Sĩ 1 CÁI GÌ LÀ SỰ QUAN TÂM HƠN HẾT CỦA BẠN? 2 TRẬT TỰ 3 CHÚNG TA CÓ THỂ TỰ HIỂU MÌNH? 4 CÔ ĐỘC 5 TƯ TƯỞNG VÀ CÁI KHÔNG THỂ ĐO LƯỜNG 6 HÀNH ĐỘNG CỦA Ý CHÍ VÀ NĂNG LƯỢNG CẦN CHO MỘT THAY ĐỔI TẬN GỐC 7 TƯ TƯỞNG, TRÍ THÔNG MINH, VÀ CÁI VÔ LƯỢNG ANH VII Hai buổi nói chuyện ở Brockwood 1 SỰ TƯƠNG QUAN VỚI TỈNH GIÁC VỀ TƯ TƯỞNG VÀ HÌNH ẢNH 2 TÂM THIỀN ĐỊNH VÀ CÂU HỎI KHÔNG THỂ ĐÁP ANH VIII Một thảo luận với một nhóm nhỏ ở Brockwood Bạo lực và cái “tôi” BẠO LỰC VÀ CÁI TÔI ANH IX Nói chuyện giữa J. Krishnamurti và Giáo sư David Bohm VỀ TRÍ THÔNG MINH Nói chuyện giữa J. Krishnamurti và Giáo sư David Bohm NHỮNG SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN CỦA NXB THIỆN TRI THỨC Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach NỘI DUNG MỸ PHẦN I. Hai cuộc Chuyện Trò: J. Krishnamurti và Giáo sư J. Needleman 1 Vai trò của vị thầy 2 Về không gian bên trong PHẦN II. Ba Cuộc Nói Chuyện Ở Thành Phố New York 1 Cuộc cách mạng bên trong Cần thiết phải thay đổi. Một tiến trình trong thời gian hay tức thời? Ý thức và vô thức; những giấc mộng. Tiến trình phân tích. Thấy nội dung của ý thức mà không có sự tách biệt giữa người quan sát và cái được quan sát. Ồn ào và kháng cự. “Khi có sự dừng dứt hoàn toàn sự phân chia giữa người quan sát và cái được quan sát, bấy giờ ‘cái đang là’ không còn là cái đang là nữa.“ 2 Tương quan Tương quan. “Bạn là thế giới.“ Cái ngã tách biệt; bại hoại. Thấy cái thực sự “đang là”. Cái không phải là tình thương. “Chúng ta không có đam mê; chúng ta có tham dục, chúng ta có lạc thú.“ Hiểu cái chết là gì. Tình thương là sự vĩnh cửu của chính nó. 3 Kinh nghiệm tôn giáo. Thiền định. Có một kinh nghiệm tôn giáo không? Tìm cầu chân lý; ý nghĩa của sự tìm cầu. “Cái gì là một tâm tôn giáo?“ “Cái gì là tính chất của tâm không kinh nghiệm nữa?” Kỷ luật; đức hạnh; trật tự. Thiền định không phải là trốn thoát. Chức năng của kiến thức và tự do khỏi cái biết. “Thiền định là tìm ra liệu có một trường xứ đã không nhiễm ô bởi cái biết.” “Bước đầu tiên là bước cuối cùng.” PHẦN III. Hai Cuộc Trò Chuyện: J. Krishnamurti và Alain Naudé 1 Rạp xiếc tranh đấu của con người 2 Về tốt và xấu ẤN ĐỘ PHẦN IV. Ba cuộc Nói Chuyện ở Madras 1 Nghệ thuật thấy Thấy, không phải từng phần mà toàn phần. “Hành động thấy là chân lý duy nhất. Chỉ một phần mảnh của tâm bao la được dùng. Ảnh hưởng phần mảnh của văn hóa, truyền thống. “Sống trong một góc nhỏ của một trường méo mó.“ “Bạn không thể thấu hiểu qua một phần mảnh.“ Giải thoát khỏi “góc nhỏ”. Cái đẹp của thấy. 2 Tự do Chia xẻ một tâm tự do. “Nếu chúng ta gặp gỡ cái này, đó thực sự là một đóa hoa huyền nhiệm.“ Tại sao con người không có cái này? Sợ hãi. “Sống” là không sống. Những lời chữ được cho là bản chất. Hao phí năng lượng. “Tâm trưởng thành thì không có so sánh… không có đo đạc.“ Hiệu lực của “đời sống bạn sống mỗi ngày… không hiểu nó bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu thương yêu, cái đẹp hay cái chết.” Qua phủ định, cái độc nhất vốn là khẳng định hiện bày. 3 Cái thiêng liêng Cày, không bao giờ gieo. Ý niệm hóa. Sự nhạy cảm không có trong đời sống. Chú ý và thông minh. Vô trật tự trong bản thân chúng ta và trong thế giới: trách nhiệm của chúng ta. Vấn đề thấy. Những hình ảnh và tiếp xúc trực tiếp. Cái thiêng liêng. “Khi bạn có yêu thương bạn có thể vất bỏ mọi cuốn sách thiêng của bạn.“ PHẦN V. Ba cuộc Đối Thoại ở Madras 1 Xung đột Những hình ảnh: chúng ta có biết chúng ta thấy qua những hình ảnh? Những quan niệm; lỗ trống giữa những quan niệm và cuộc sống hàng ngày; sanh ra xung đột. “Để sáng tỏ bạn phải có thể nhìn.“ “Sống không xung đột, nhưng không đi ngủ.“ 2 Thời gian, không gian và cái trung tâm Lý tưởng, quan niệm, và “cái đang là”. Cần hiểu khổ đau: đau đớn, cô đơn, sợ hãi, ghen tỵ. Trung tâm cái tôi. Không gian và thời gian của cái trung tâm. Có thể không có một trung tâm cái tôi nhưng vẫn sống trong thế giới này? “Chúng ta sống trong nhà tù của sự suy nghĩ của chính chúng ta.” Thấy cơ cấu của cái trung tâm. Nhìn không có trung tâm. 3 Một câu hỏi nền tảng Cái gì là suy nghĩ sáng tỏ liên hệ đến cuộc sống hàng ngày? Gặp gỡ hiện tại với quá khứ. Làm sao để sống với trí nhớ và kiến thức kỹ thuật nhưng vẫn thoát khỏi quá khứ? Làm sao sống mà không có sự phân mảnh? Im lặng trước cái bao la của một câu hỏi nền tảng. “Bạn có thể sống trọn vẹn đến độ chỉ có cái hiện tại sống động bây giờ?“ CHÂU ÂU PHẦN VI. Bảy cuộc Nói Chuyện ở Saanen, Thụy Sĩ 1 Cái gì là sự quan tâm hơn hết của bạn? Đam mê và mãnh liệt cần thiết. Cái bên trong và bên ngoài, chúng có thể bị phân chia? 2 Trật tự Chỉ tâm thức biết sự vô trật tự. Trạng thái “không biết”. Tự ngã là phần của văn hóa, nó là vô trật tự. 3 Chúng ta có thể tự hiểu mình? Vấn đề tự-hiểu biết là vấn đề nhìn. Nhìn không có phân mảnh, không có cái “tôi”. Phân tích, những giấc mộng và giấc ngủ. Vấn đề của “người quan sát” và của thời gian. “Khi bạn nhìn vào chính bạn mà không có đôi mắt của thời gian, ai ở đó để nhìn?“ 4 Cô độc Lo nghĩ về chính mình. Tương quan. Hành động trong tương quan và đời sống hàng ngày. Những hình ảnh làm cô lập: hiểu sự xây dựng hình ảnh. “Quan tâm đến chính mình là hình ảnh chính của tôi.“ Tương quan không có xung đột nghĩa là thương yêu. 5 Tư tưởng và cái không thể đo lường Tư tưởng có thể giải quyết những vấn đề của chúng ta? Chức năng của tư tưởng. Trường của tư tưởng và những phóng chiếu của nó. Tâm thức có thể đi vào cái không thể đo lường? Cái gì là nhân tố của ảo tưởng? Sợ hãi thuộc thân thể và thuộc tâm trí và những trốn chạy. Tâm thức học hỏi thường trực. 6 Hành động của ý chí và năng lượng cần cho một thay đổi tận gốc Năng lượng lớn lao cần có; sự hao phí của nó. Ý chí là đề kháng. Ý chí như sự khẳng định của cái “tôi”. Có chăng hành động không chọn lựa, nó không có động cơ? “Nhìn với đôi mắt không bị điều kiện hóa.” Tỉnh giác không chọn lựa về sự điều kiện hóa. Thấy và từ chối cái sai giả. Cái không phải là thương yêu. Đối mặt với vấn đề cái chết. “Sự chấm dứt của một năng lượng như là cái ‘tôi’ là khả năng nhìn vào cái chết.“ Năng lượng để nhìn vào cái không biết: năng lượng tối cao là trí thông minh. 7 Tư tưởng, trí thông minh và cái vô lượng Những ý nghĩa khác nhau của không gian. Không gian mà từ đó chúng ta suy nghĩ và hành động; không gian do tư tưởng đã xây dựng. Thế nào người ta phải có không gian vô lượng? ”Mang gánh nặng của chúng ta nhưng tìm kiếm tự do.” Tư tưởng không tự phân chia thì chuyển động trong kinh nghiệm. Ý nghĩa của trí thông minh. Hòa điệu: tâm, lòng bi và cơ thể. “Tư tưởng thuộc thời gian, trí thông minh không thuộc thời gian.“ Trí thông minh và cái vô lượng. ANH PHẦN VII. Hai buổi nói chuyện ở Brockwood 1 Sự tương quan với tỉnh giác về tư tưởng và hình ảnh Những ích dụng và những giới hạn của tư tưởng. Những hình ảnh. Những hình ảnh: quyền lực của hình ảnh. “Người ta càng nhạy cảm, gánh nặng những hình ảnh càng lớn.“ Phân tích và những hình ảnh. Trật tự tâm lý; những nguyên nhân của vô trật tự: ý kiến, so sánh, những hình ảnh. Sự tan biến có thể được của những hình ảnh. Sự thành hình của những hình ảnh. Chú ý và không chú ý. “Chỉ khi tâm không chú ý hình ảnh mới được tạo thành.“ Chú ý và hài hòa: tâm, lòng, thân. 2 Tâm thiền định và câu hỏi không thể đáp “Thiền định là sự giải phóng toàn bộ năng lượng.” Thế giới phương Tây xây dựng trên đo lường, nó là maya theo phương Đông. Sự vô ích của những phái thiền định. Năng lượng dựa vào tự tri. Vấn đề tự quan sát. Nhìn “không có đôi mắt của quá khứ”. Đặt tên. Cái che dấu trong chính mình. Những chất kích thích. Nội dung che dấu và câu hỏi không thể đáp. “Thiền định là một cách để qua một bên tất cả những gì con người đã hình dung về chính nó và thế giới.“ Một cuộc cách mạng tận gốc trong đó người ta ảnh hưởng toàn bộ thế giới. Cái gì xảy ra khi tâm bình lặng? “Thiền định là… thấy sự đo lường và vượt khỏi sự đo lường.” Hòa điệu và một “đời sống hoàn toàn khác”. PHẦN VIII. Một thảo luận với một nhóm nhỏ ở Brockwood Bạo lực và cái “tôi” PHẦN IX. Nói chuyện giữa J. Krishnamurti và Giáo sư David Bohm Về trí thông minh Tư tưởng thuộc về cấp bậc của thời gian; trí thông minh là một cấp bậc khác, một tính chất khác. Trí thông minh có liên hệ đến tư tưởng không? Bộ óc là dụng cụ của trí thông minh; tư tưởng như là một gợi ý. Tư tưởng chứ không phải trí thông minh thống trị thế giới. Vấn nạn của tư tưởng và sự thức dậy của trí thông minh. Trí thông minh hoạt động trong một khuôn khổ giới hạn có thể giúp đỡ nhiều cho những mục tiêu không thông minh. Vật chất, tư tưởng, trí thông minh có một nguồn gốc chung là một năng lượng; tại sao nó phân chia? An toàn và sống còn: tư tưởng không thể xem xét cái chết một cách thích đáng. “Tâm có thể giữ sự thanh tịnh của nguồn gốc nguyên sơ không?“ Vấn đề làm bình lặng tư tưởng. Cái thấy thấu suốt, tri giác cái toàn thể, là cần thiết. Thông tin không có sự can thiệp của tâm ý thức. MỸ I Hai cuộc Chuyện Trò: J. Krishnamurti và Giáo sư J. Needleman 1 VAI TRÒ CỦA VỊ THẦY Chuyện trò giữa J. Krishnamurti và Giáo sư Jacob Needleman Needleman: [01] Có nhiều thảo luận về một cuộc cách mạng tâm linh trong giới trẻ, đặc biệt ở California này. Ngài có thấy trong hiện tượng rất lộn xộn này hy vọng nào về một sự nở hoa mới cho văn minh hiện đại, một khả năng mới của phát triển? KRISHNAMURTI: Đối với một khả năng mới của phát triển, thưa ông, ông không nghĩ rằng người ta phải khá nghiêm cẩn, và không chỉ nhảy từ một tiêu khiển ngoạn mục này qua một cái khác sao? Nếu người ta nhìn vào mọi tôn giáo của thế giới và thấy sự phù phiếm được tổ chức của chúng, và từ nhận thức ấy thấy ra cái gì chân thật và sáng tỏ, có lẽ bấy giờ có một cái gì mới ở California, hay trong thế giới. Nhưng trong mức độ tôi đã thấy, tôi e rằng không có một tính chất nghiêm cẩn trong mọi cái đó. Tôi có thể sai lầm, bởi vì tôi chỉ thấy những người được gọi là giới trẻ ấy từ khoảng cách xa, trong thính giả và đôi khi ở đây; và với những câu hỏi của họ, cách cười của họ, sự vỗ tay tán thưởng của họ, họ không gây cảm tưởng cho tôi là rất nghiêm cẩn, chín chắn, với sự chú ý quan tâm lớn lao. Dĩ nhiên, tôi có thể lầm. Needleman: Tôi hiểu điều ngài đang nói. Câu hỏi của tôi chỉ là: có lẽ chúng ta không thể trông đợi những người trẻ nghiêm cẩn thật nhiều. KRISHNAMURTI: Đó là tại sao tôi không nghĩ điều đó thích hợp với các người trẻ. Tôi không biết tại sao người ta đã chờ một điều phi thường như vậy nơi những người trẻ, tại sao nó đã trở thành một điều quan trọng như vậy. Trong một vài năm đến lượt họ, họ sẽ là người già. Needleman: Như một hiện tượng, ngoài những cái đó ra, sự quan tâm này vào một kinh nghiệm siêu việt – hay bất cứ cái gì người ta muốn gọi điều đó – có vẻ là một loại mặt đất cho hạt giống, từ đó một số người khác thường nào đó ngoài tất cả những đồ dỏm và lừa bịp, chẳng hạn những Đạo sư, có thể phát sinh. KRISHNAMURTI: Nhưng tôi không chắc, thưa ông, rằng mọi kẻ lừa bịp và lợi dụng không cố gắng khai thác điều đó. “Tâm thức Krishna“ và Thiền Định Siêu Việt và mọi thứ vô nghĩa như vậy vẫn đang tiếp tục – họ bị mắc vào mọi thứ đó. Đó là hình thức của chủ nghĩa trình diễn, một hình thức vui đùa và giải trí. Vì điều gì mới mẻ xảy ra phải có một hạt nhân là con người thực sự tận tụy, nghiêm chính, người đi vượt qua đến cái tận cùng. Sau khi vượt qua mọi thứ đó, họ nói, “Đây là cái tôi định theo đuổi đến tận cùng.” Needleman: Một người nghiêm cẩn là người phải trở nên không mộng tưởng với mọi thứ khác. KRISHNAMURTI: Tôi không gọi nó là không mộng tưởng mà là một hình thức nghiêm cẩn. Needleman: Nhưng một điều kiện cho nó? KRISHNAMURTI: Không, tôi không muốn gọi nó là không mộng tưởng chút nào, nó dẫn đến tuyệt vọng và yếm thế. Tôi muốn nói sự khảo sát mọi cái được gọi là tôn giáo, được gọi là tâm linh: khảo sát, tìm ra cái gì sự thật trong tất cả cái ấy, có chân lý nào trong đó hay không. Hay bỏ đi toàn bộ sự việc đó và bắt đầu mới lại, và không đi qua mọi cái bề ngoài huy hoàng đó, mọi cái lộn xộn đó. Needleman: Tôi nghĩ đó là điều tôi cố gắng nói, nhưng nói như trên thì diễn tả tốt hơn. Người ta đã thử một cái gì và họ đã thất bại. KRISHNAMURTI: Không phải là “người khác”. Tôi muốn nói người ta cần bỏ đi tất cả những lời hứa, tất cả những kinh nghiệm, tất cả những khẳng định thần bí. Tôi nghĩ người ta phải bắt đầu như thể người ta tuyệt đối không biết cái gì cả. Needleman: Điều đó rất khó. KRISHNAMURTI: Không thưa ông, tôi không nghĩ điều đó khó. Tôi nghĩ nó khó chỉ cho những người làm đầy ứ mình với những kiến thức của người khác. Needleman: Không phải hầu hết chúng ta đều thế cả sao? Tôi đang nói về lớp học hôm qua của tôi ở San Francisco State, và tôi nói tôi sắp phỏng vấn Krishna-murti và câu hỏi nào các sinh viên muốn tôi hỏi ông. Họ có nhiều câu hỏi, nhưng câu gây ấn tượng nhất cho tôi là của một thanh niên: “Tôi đã đọc đi đọc lại những cuốn sách của ông và tôi không thể làm điều ông nói.” Có cái gì khá rõ ràng về điều đó, nó có vẻ quen quen. Có vẻ trong một cảm thức tinh tế nào đó bắt đầu là theo cách ấy. Là một người bắt đầu, tươi mới! KRISHNAMURTI: Tôi không nghĩ chúng ta đã hỏi đủ. Ông có biết tôi muốn nói gì không? Needleman: Có. KRISHNAMURTI: Chúng ta chấp nhận, chúng ta cả tin, chúng ta tham lam những kinh nghiệm mới. Người ta nuốt lấy điều người nào có một bộ râu, có những hứa hẹn, nói rằng anh sẽ có một kinh nghiệm lạ lùng nếu anh làm một vài điều gì đó! Tôi nghĩ người ta phải nói: “Tôi không biết gì cả.” Rõ ràng tôi không thể nương dựa vào những người khác. Nếu không có những cuốn sách, những guru, bạn sẽ làm gì? Needleman: Nhưng người ta quá dễ bị đánh lừa. KRISHNAMURTI: Bạn bị đánh lừa khi bạn muốn cái gì đó. Needleman: Vâng, tôi hiểu điều đó. KRISHNAMURTI: Thế nên bạn nói, “Tôi sắp tìm ra, tôi sắp tìm hỏi từng bước. Tôi không muốn tự đánh lừa mình.” Lừa bịp sanh ra khi tôi muốn, khi tôi tham lam, khi tôi nói, “Mọi kinh nghiệm đều nông cạn, tôi muốn một cái gì huyền bí” – thế rồi tôi bị mắc kẹt. Needleman: Ngài đang nói với tôi về một trạng thái, một thái độ, một đường lối, mà tự nó rất khó hiểu cho một người. Tôi cảm thấy mình rất xa chỗ đó, và tôi biết những sinh viên của tôi cũng vậy. Và như thế họ cảm thấy, dù đúng dù sai, một nhu cầu cần giúp đỡ. Hẳn là họ hiểu sai giúp đỡ là gì, nhưng có một điều gì như là sự giúp đỡ chăng? KRISHNAMURTI: Ông sẽ nói: “Tại sao ông đòi hỏi giúp đỡ?” Needleman: Hãy để tôi nói cách thế này. Bạn có phần nào phát hiện ra bạn đang đánh lừa mình, bạn không biết chính xác… KRISHNAMURTI: Khá đơn giản. Tôi không muốn đánh lừa mình, đúng không? Thế thì tôi tìm cho ra cái gì là sự chuyển động, cái gì là sự việc đem đến đánh lừa. Rõ ràng đó là khi tôi tham lam, khi tôi muốn cái gì đó, khi tôi không toại nguyện. Thế rồi thay vì tấn công tham lam, ham muốn, không toại nguyện, tôi muốn cái gì hơn nữa. Needleman: Vâng. KRISHNAMURTI: Thế nên tôi phải hiểu sự tham lam của tôi. Tôi tham lam cái gì? Có phải tôi đã được nuôi dưỡng bởi thế giới này, tôi đã có vợ, tôi đã có những chiếc xe hơi, tôi đã có tiền bạc và tôi muốn cái gì thêm nữa? Needleman: Tôi nghĩ người ta tham lam vì người ta muốn sự kích thích, quên đi phiền muộn, để người ta không thấy sự nghèo nàn của chính mình. Nhưng điều tôi đang thử hỏi – tôi biết ngài đã trả lời câu hỏi này nhiều lần trong những buổi nói chuyện của ngài, nhưng nó vẫn tái diễn, hầu như không tránh khỏi – những truyền thống lớn của thế giới (ngoài những cái đã méo mó, giải thích sai và làm lầm lẫn phát xuất từ chúng) luôn luôn trực tiếp hay gián tiếp nói đến cứu giúp. Chúng nói “Vị guru cũng là chính bạn”, nhưng đồng thời có sự giúp đỡ. KRISHNAMURTI: Thưa ông, ông biết từ ngữ “guru” nghĩa là gì? Needleman: Không, không chắc lắm. KRISHNAMURTI: Người chỉ cho, đó là một nghĩa. Nghĩa khác là người đem lại giác ngộ, cất đi gánh nặng của bạn. Nhưng thay vì cất đi gánh nặng của bạn họ lại thêm gánh nặng cho bạn. Needleman: Tôi thấy sợ. KRISHNAMURTI: Guru cũng có nghĩa là người giúp đỡ bạn vượt qua – và như vậy, có nhiều nghĩa. Khoảnh khắc vị guru nói ông biết, khi ấy bạn có thể chắc là ông không biết. Bởi vì điều ông biết là cái gì đã qua rồi, rõ ràng như vậy. Kiến thức là quá khứ. Và khi ông nói ông biết, ông đang nghĩ đến kinh nghiệm nào đó ông đã có mà ông thừa nhận là cái gì lớn lao, và sự thừa nhận này sanh từ kiến thức trước đó của ông, nếu không thì ông không thể thừa nhận nó, và bởi thế kinh nghiệm của ông có gốc rễ trong quá khứ. Thế nên nó không thực. Needleman: Vâng, tôi nghĩ rằng hầu hết kiến thức là vậy đó. KRISHNAMURTI: Thế thì tại sao chúng ta muốn một hình thức nào của truyền thống quá khứ hay hiện đại trong tất cả điều đó? Này, thưa ông, tôi không đọc cuốn sách tôn giáo, triết học, tâm lý nào: người ta có thể đi vào chính mình nơi những chiều sâu khủng khiếp và tìm ra mọi sự. Đi vào chính mình là vấn đề, làm sao để làm điều đó. Không có thể làm nếu người ta hỏi, “Ông có vui lòng giúp đỡ tôi không?” Needleman: Đúng. KRISHNAMURTI: Và người bạn khác nói, “Tôi sẽ giúp anh” và đẩy ông ra một chỗ khác. Needleman: Vâng, nó trả lời phần nào câu hỏi. Hôm trước tôi có đọc một cuốn sách nói đến điều gì gọi là “Sat-san”. KRISHNAMURTI: Nó có nghĩa là gì? Needleman: Làm bạn với người trí. KRISHNAMURTI: Không, với người tốt. Needleman: Với người tốt, ồ! KRISHNAMURTI: Tốt, thì bạn là người trí. Chứ không phải là người trí thì bạn là người tốt. Needleman: Tôi hiểu điều đó. KRISHNAMURTI: Bởi vì bạn tốt, bạn là người trí. Needleman: Tôi không cố gắng xác định điều này là cái gì, nhưng tôi thấy các sinh viên và chính tôi, khi chúng tôi đọc và nghe ngài, chúng tôi nói, “Ồ! Tôi không cần ai cả, tôi không cần có mặt ai cả” – và có một sự lừa dối kinh khủng trong sự việc ấy. KRISHNAMURTI: Dĩ nhiên, bởi vì bạn đang bị ảnh hưởng bởi người nói. Needleman: Vâng, điều đó có thật. (Cười) KRISHNAMURTI: Thưa bạn, nào, chúng ta hãy rất đơn giản. Giả sử, nếu không có sách, không có guru, không có thầy, bạn sẽ làm gì? Người ta đang rối loạn, mê lầm, đau đớn, bạn sẽ làm gì? Không có ai giúp đỡ bạn, không có những chất kích thích, không có những thuốc làm dịu, không có những tôn giáo được tổ chức, bạn làm gì? Needleman: Tôi không thể tưởng tượng tôi sẽ làm gì. KRISHNAMURTI: Vậy đấy. ……… Needleman: Hãy để tôi hỏi ngài điều này. Chúng ta biết rằng không có công việc lao động thân thể có thể bệnh, và công việc khó nhọc này chúng ta gọi là cố gắng. Liệu có cố gắng khác cho cái mà chúng ta gọi là tinh thần? Ngài chống đối cố gắng, nhưng chẳng phải sự trưởng thành và an vui trong mọi mặt của con người đòi hỏi cái gì như một loại công việc khó nhọc nào đó sao? KRISHNAMURTI: Tôi không biết ông nói công việc khó nhọc là gì? Công việc khó nhọc về thân ư? Needleman: Đó là cái chúng ta thường cho là công việc khó nhọc. Hay là đề kháng lại những tham muốn. KRISHNAMURTI: Ông thấy đấy, chúng ta đang ở đâu! Sự bị quy định của chúng ta, văn hóa của chúng ta, được xây dựng bao quanh cái “đề kháng” này. Dựng lên một bức tường kháng cự. Thế thì khi chúng ta nói “công việc khó nhọc”, chúng ta muốn nói gì? Lười biếng ư? Tại sao chúng ta phải cố gắng đối với bất cứ điều gì? Tại sao? Needleman: Bởi vì tôi muốn cái gì đó. KRISHNAMURTI: Không. Tại sao có sự tôn thờ cố gắng này? Tại sao tôi phải cố gắng đạt đến Thượng Đế, giác ngộ, chân lý? Needleman: Có thể có nhiều câu trả lời, nhưng tôi chỉ có thể trả lời cho chính tôi. KRISHNAMURTI: Đúng như vậy, chỉ có tôi không biết làm sao nhìn. Needleman: Nhưng bấy giờ phải có một chướng ngại. KRISHNAMURTI: Làm sao nhìn! Nó ở ngay quanh góc nhà, dưới đóa hoa, nó có thể ở bất cứ nơi đâu. Thế nên trước hết tôi phải học nhìn, không phải cố gắng nhìn. Tôi phải tìm ra cái để cho việc nhìn có ý nghĩa thật của sự nhìn. Needleman: Vâng, nhưng chẳng lẽ ngài không chấp nhận rằng có một sự kháng cự lại cái nhìn ấy? KRISHNAMURTI: Bấy giờ chớ quấy nhiễu việc nhìn! Nếu có ai đến và nói, “Tôi không muốn nhìn”, bạn bắt buộc họ phải nhìn sao? Needleman: Không. Tôi đang nói về mình bây giờ thôi. Tôi muốn nhìn. Krishnamurti: Nếu bạn muốn nhìn, bạn hiểu nhìn là sao? Bạn phải tìm ra cái có nghĩa là nhìn trước khi bạn có một cố gắng để nhìn. Đúng không, thưa ông? Needleman: Đó sẽ là một cố gắng với tôi. KRISHNAMURTI: Không. Needleman: Làm điều đó một cách tinh tế, tế vi. Tôi muốn nhìn, nhưng tôi không muốn tìm ra cái có nghĩa là nhìn. Tôi nhận rằng cái này với tôi thì hơn sự việc căn bản nhiều. Nhưng sự muốn làm việc đó thật nhanh, vượt qua nó, đấy không phải là một sự kháng cự sao? KRISHNAMURTI: Cách nhanh chóng để vượt qua nó. Needleman: Có cái gì trong tôi mà tôi phải nghiên cứu, cái gì kháng cự lại điều tinh tế, rất tế vi mà ngài đang nói đến? Đây không phải là công việc, cái ngài đang nói? Hỏi câu hỏi một cách rất yên lặng, rất tinh tế, không phải là công việc sao? Với tôi hình như không nghe theo cái phần nó muốn làm điều đó chính là công việc… KRISHNAMURTI: Một cách nhanh chóng. Needleman: Với chúng tôi, nhất là ở Tây phương, hay có thể với tất cả mọi người. KRISHNAMURTI: Tôi e rằng cả thế giới đều như nhau. “Hãy nói với tôi làm sao để đến đó nhanh chóng.“ Needleman: Và tuy nhiên ngài nói nó là trong một khoảnh khắc. KRISHNAMURTI: Nó đang là, rõ ràng. Needleman: Vâng, tôi hiểu. KRISHNAMURTI: Thưa ông, cái gì là cố gắng? Buổi sáng ra khỏi giường, khi ông không muốn đứng dậy, là một cố gắng. Cái gì đem lại sự lười biếng này? Mất ngủ, ăn nhiều, buông thả quá và mọi thứ còn lại; và sáng hôm sau ông nói, “Ôi, thật là phiền toái, tôi phải dậy!” Xin hãy chờ một chút, thưa ông, hãy theo nó. Cái gì là lười biếng? Đó là sự lười biếng về thể xác, hay bản thân tư tưởng là lười biếng?

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.