Dự báo kinh tế việt nam năm 2023

Nhận định năm 2023 còn nhiều khó khăn, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, không thể chủ quan lơ là, phải tận dụng các dư địa còn lại để nhanh chóng phục hồi và phát triển.


Phải kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

“Năm 2023 còn nhiều khó khăn do tình hình quốc tế và trong nước, nên không thể chủ quan, lơ là, phải kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tận dụng các dư địa còn lại để nhanh chóng phục hồi và phát triển. Trong các giải pháp, phải tập trung cả vấn đề ngắn hạn lồng ghép với vấn đề dài hạn…”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Phiên họp 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) diễn ra sáng nay (ngày 11/10) khi cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ về: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Dự báo kinh tế việt nam năm 2023
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh, rà soát lại số liệu và tiếp thu các ý kiến sâu sắc của UBTVQH để hoàn thiện, báo cáo Quốc hội (ảnh: QH)

Nhận định về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 còn khó khăn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ tiếp thu và nhấn mạnh thêm sự lãnh đạo của Đảng; sự giám sát, đồng hành với nhiều quyết sách, giải pháp kịp thời của Quốc hội, tháo gỡ nhiều khó khăn, cũng như sự đồng lòng của nhân dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ của quốc tế… Các nội dung này sẽ được bổ sung vào báo cáo.

Liên quan đến bài học kinh nghiệm trong điều hành, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ nghiên cứu bổ sung ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định là thực hiện mục tiêu kép, linh loạt, vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế.

“Trong quy luật, cơ hội luôn đi liền với thách thức, nắm chắc được quy luật này, chúng ta sẽ có quyết sách chính xác, kịp thời hơn để có thể vượt qua thách thức, nắm lấy cơ hội. Sẽ bổ sung vào bài học kinh nghiệm cho rõ hơn về vấn đề này và thực tế đã làm được như vậy…”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Giải ngân vốn đầu tư công sẽ được cải thiện mạnh mẽ

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, thời gian qua, đặc biệt là năm 2022, UBTVQH đã có sự hỗ trợ, hợp tác và đặc biệt là sự phối hợp rất tốt với Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề chung, trong đó có các vấn đề về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước. Thời điểm hiện nay có nhiều phát sinh, do đó báo cáo việc thực hiện tình hình kinh tế - xã hội năm 2022, định hướng kế hoạch năm 2023 còn chậm. Các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội lần này có chất lượng tốt hơn; nội dung rõ hơn; những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế trong điều hành thực hiện kinh tế - xã hội thẳng thắn hơn.

Liên quan đến hiện trạng đầu tư công, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, năm 2022 là năm đầu thực hiện kế hoạch và còn nhiều thủ tục chưa xong. Bên cạnh đó, giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao đã gây áp lực khiến giải ngân đầu tư công thấp hơn…

Tuy nhiên, Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ rất quyết liệt với nhiều biện pháp. Quốc hội cũng tháo gỡ nhiều vấn đề, nhất là vừa qua Quốc hội đã ban hành một luật sửa 9 luật, có các cơ chế đặc thù, các thủ tục cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị khởi công các dự án đầu tư quan trọng quốc gia, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

“Những tháng cuối năm 2022 và sang năm 2023, tình hình giải ngân sẽ được cải thiện mạnh mẽ hơn với sự ủng hộ của Quốc hội, sự quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương… Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặc biệt quan tâm vấn đề này để triển khai thực sự hiệu quả, đóng góp cho tăng trưởng nhằm phục hồi nhanh nền kinh tế...”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định./.

Theo VNDirect, đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có thể chậm lại trong khoảng 2022-2023.

Nỗi lo suy thoái toàn cầu đang gia tăng

Báo cáo vĩ mô của Chứng khoán VNDirect cập nhật rằng, những vấn đề về áp lực lạm phát cao, điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt và việc gián đoạn chuỗi cung ứng có thể làm suy yếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

Cụ thể, sự đình trệ của tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã được phản ánh qua số liệu của nền kinh tế số 1 thế giới, khi GDP của Mỹ giảm 0,9% trong quý 2/2022, đánh dấu 2 quý giảm liên tiếp.

Nguyên nhân đến từ thị trường nhà đất lao đao do lãi suất tăng và lạm phát cao khiến đầu tư kinh doanh và chi tiêu tiêu dùng bị thu hẹp.

Do đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống 1,2% vào năm 2023, từ mức dự báo trước đó ở 1,7% và đưa ra quan điểm "khả năng cho một hạ cánh mềm ngày càng khó đạt được".

Bên cạnh đó, các đối tác thương mại lớn khác của Việt Nam như châu Âu và Trung Quốc cũng phải đối mặt với dự báo tăng trưởng kinh tế ảm đạm trong giai đoạn 2022-2023.

IMF cảnh báo, trong báo cáo mới nhất của mình rằng tăng trưởng toàn cầu tiếp tục giảm tốc trong năm 2023, trong đó một số quốc gia chiếm khoảng một phần ba nền kinh tế toàn cầu có thể đối mặt với suy thoái trong năm 2022 hoặc 2023.

Dự báo kinh tế việt nam năm 2023

Theo đó, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 xuống 2,7% từ mức dự báo trước đó ở 3,2%, trong đó tăng trưởng GDP của Khu vực Eurozone năm 2023 giảm xuống 0,5% so với mức 1,2% trước đó.

Cụ thể hơn, IMF dự báo rằng nền kinh tế Đức và Ý có thể rơi vào suy thoái vào năm 2023 với mức tăng trưởng GDP lần lượt là -0,3% và -0,2%.

IMF cũng đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc năm 2023 xuống 4,4% so với dự báo trước ở 4,6%.

Đà tăng trưởng của Việt Nam có thể chậm lại trong quý 4/2022 và 2023

Các chuyên gia tại VNDirect vẫn duy trì quan điểm rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã đạt đỉnh trong quý 3/2022 và sẽ chậm lại trong quý 4/2022 do nhu cầu bên ngoài suy yếu và quán tính tăng trưởng nhờ mở cửa trở lại nền kinh tế chậm dần.

Theo đó, VNDirect duy trì dự báo rằng GDP của Việt Nam có thể tăng 5,6% (+/- 0,5 điểm %) so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 4/2022, nâng mức tăng trưởng cả năm 2022 lên 7,9% svck (+/- 0,2 điểm %).

Về dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023, VNDirect cho rằng vẫn sẽ ở mức 6,9% so với cùng kỳ. Triển vọng tăng trưởng thấp hơn là do: các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ và châu Âu tăng trưởng kinh tế chậm lại, có thể làm giảm triển vọng xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, lạm phát cao hơn có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của tiêu dùng trong nước. Và lãi suất tăng làm tăng
chi phí và ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp.

Dự báo kinh tế việt nam năm 2023

Tuy nhiên, theo VNDirect, vẫn có những yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 như nguồn vốn đầu tư công dồi dào và lượng khách du lịch quốc tế trên đà phục hồi mạnh mẽ.

Nhìn chung, Việt Nam vẫn sẽ là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn 2022-2023.

Dự báo một số rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam trong những tháng tới

Theo VNDirect, Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát.

Điều này sẽ đẩy lãi suất lên cao hơn trong tương lai, kéo theo nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, thị trường việc làm thắt chặt và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ và châu Âu.

Nhu cầu tiêu dùng thấp hơn tại Mỹ và châu Âu sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang hai thị trường này (chiếm gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2021) những quý tới đây.

Bên cạnh đó, Chính sách Zero-Covid và những bất ổn gia tăng của nền kinh tế Trung Quốc. Nhiệt độ cao kỷ lục và hạn hán nghiêm trọng ở tây nam Trung Quốc đã làm tê liệt hoạt động sản xuất thủy điện và khiến nhiều nhà máy ở khu vực đó phải đóng cửa.

Đây là đòn giáng mới nhất vào nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã chứng kiến chi tiêu tiêu dùng tăng chậm và thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn.

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Bên cạnh đó, việc đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc do chính sách Zero-COVID hoặc cắt điện có thể tác động tiêu cực đến lĩnh vực sản xuất của Việt Nam do nhiều ngành sản xuất của Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc như dệt may, luyện kim, hóa chất, điện tử.

Dự báo kinh tế việt nam năm 2023

Đáng chú ý, Đồng USD tăng mạnh gây áp lực lớn lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Để ổn định tỷ giá, thời gian qua, NHNN đã phải can thiệp vào thị trường và bán ra một lượng lớn dự trữ ngoại hối.

Tuy nhiên, nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên, NHNN sẽ có ít nguồn lực hơn để can thiệp do dự trữ ngoại hối đã mỏng hơn trước.

Trong trường hợp xấu hơn, NHNN có thể phải tính đến việc tăng lãi suất điều hành, từ đó làm tăng chi phí kinh doanh và ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi kinh tế.

Cuối cùng, về rủi ro lạm phát vẫn hiện hữu do xung đột Nga -Ukraine nguy cơ kéo dài và gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lạm phát cao hơn dự kiến có thể cản trở tăng trưởng kinh tế và khiến chính sách tiền tệ có thể thắt chặt hơn. NHNN có ít dư địa hơn để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Nợ xấu ngân hàng: Nhìn từ các thay đổi gần đây trong ngành bất động sản