Dự đoán tăng trưởng kinh tế của thái bình dương năm 2022 tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay. Động thái này phản ánh sự ảnh hưởng từ cú sốc kép gồm cuộc xung đột Nga - Ukraine, suy thoái kinh tế tại Trung Quốc và lãi suất toàn cầu tăng.

Bloomberg đưa tin, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương xuống 4,2% - thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với dự kiến vào tháng 4. Con số được đưa ra cũng thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,5% của khu vực này trong năm 2021.

IMF cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 cho khu vực này xuống còn 4,6%, giảm 0,5 điểm phần trăm so với trước đó.

Trước đó, trong bài đăng trên blog ngày 28/7, ông Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực châu Á của IMF cho biết: "Những rủi ro mà chúng tôi nêu rõ trong dự báo tháng 4 - bao gồm các biện pháp thắt chặt tài chính liên quan đến lãi suất ngân hàng trung ương tăng ở Mỹ và giá cả hàng hóa tăng do cuộc chiến ở Ukraine – đang trở thành hiện thực”.

Ông cũng nói thêm: “Sự suy thoái kinh tế Trung Quốc cũng đang tạo ra hiệu ứng lớn trong khu vực”.

Dự đoán tăng trưởng kinh tế của thái bình dương năm 2022 tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm

Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 3,3% trong năm nay. Ảnh: Bloomberg

Đối với Trung Quốc, IMF cho biết nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, giảm so với mức dự báo 4,4% hồi tháng 4. Đồng thời, tổ chức này dự báo ​​nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 4,6% trong năm 2023, giảm 0,5 điểm phần trăm do ảnh hưởng từ chính sách “Zero Covid” và cuộc khủng hoảng bất động sản.

IMF cũng đưa ra cảnh báo các đối tác thương mại trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ đối mặt với những tác động lớn. "Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất trong khu vực và có liên quan chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu và Trung Quốc, cũng sẽ tăng trưởng chậm lại do nhu cầu bên ngoài yếu hơn và sự gián đoạn chuỗi cung ứng", ông Srinivasan cho biết.

“Sự gia tăng các chính sách thương mại không chắc chắn và chuỗi cung ứng căng thẳng cũng được cho là sẽ trì hoãn sự phục hồi kinh tế và làm trầm trọng thêm vết sẹo do đại dịch Covid-19 ở châu Á”, ông Srinivasan nhận xét. Quan chức này cũng giải thích sự tăng trưởng chậm của khu vực này đến từ việc lạm phát gia tăng do chi phí lương thực và nhiên liệu tăng cao trên toàn cầu.

Tuy nhiên, IMF đã chỉ ra một số dấu hiệu về sự phục hồi hoạt động kinh tế trong khu vực khi một số hạn chế dịch bệnh đối với di chuyển đang dần được nới lỏng.

“Khả năng phục hồi của ngành sản xuất và sự phục hồi của ngành du lịch đang hỗ trợ sự phục hồi dần dần ở Malaysia, Thái Lan và các quốc đảo Thái Bình Dương”, ông Srinivasan nói.

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng kinh tế khu vực với mức 7,2%, tăng đáng kể so với con số 5,3% dự báo hồi tháng 4/2022.

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo cập nhật, với việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo WB, trong bức tranh chung của tình hình kinh tế khu vực, Việt Nam có thể coi là một điểm sáng, tuy nhiên việc tăng trưởng mạnh của Việt Nam và một số nền kinh tế đang phát triển khác không bù lại được việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại.

Trong dự báo kinh tế mới nhất công bố vào ngày thứ Tư, WB hạ mạnh dự báo tăng trưởng Trung Quốc xuống mức 2,8% từ mức 5% trong báo cáo hồi tháng 4/2022. Như vậy kinh tế khu vực châu Á được dự báo sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm 2022, giảm đáng kể so với mức 5% từng được đưa ra vào tháng 4/2022.

Báo cáo này nghiên cứu khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, tuy nhiên không tính Nhật và Triều Tiên, Hàn Quốc.

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng kinh tế khu vực với mức 7,2%, tăng đáng kể so với con số 5,3% đưa ra hồi tháng 4/2022. Triển vọng của kinh tế Indonesia không thay đổi ở mức khoảng 5,1%. Không tính Trung Quốc, kinh tế khu vực này dự kiến sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm 2022, dự báo kinh tế Malaysia, Philippines và Thái Lan cũng đồng loạt được điều chỉnh tăng.

Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương thuộc WB, ông Aaditya Mattoo, nhận xét: “Động lực tăng trưởng quan trọng trong khu vực hiện nay chính là việc gỡ bỏ các biện pháp hạn chế mà các nước cần phải duy trì, dù rằng thông qua luật lệ hay do tự nhiên hoạt động của con người, nhiều người mua mạnh hàng hóa tiêu dùng sau khi bị hạn chế trong thời kỳ đại dịch COVID-19”.

Phần lớn kinh tế khu vực đã cởi mở với du lịch, đồng thời nới lỏng nhiều biện pháp khác dù rằng Trung Quốc vẫn giữ chính sách không COVID-19 và áp dụng quy định phong tỏa ngặt nghèo tại nhiều thành phố lớn. WB tính toán rằng Philippines, Thái Lan và Campuchia sẽ có lại sản lượng kinh tế như trước đại dịch COVID-19 trước thời điểm cuối năm nay. Sản lượng kinh tế tại Trung Quốc sau khoảng thời gian phục hồi lên trên ngưỡng trước đại dịch COVID-19, vẫn tiếp tục cao hơn phần còn lại của khu vực dù rằng tăng trưởng chậm lại.

Dự báo tăng trưởng kinh tế của Lào và Mông Cổ được điều chỉnh giảm khi mà lạm phát, lãi suất cao và đồng nội tệ yếu làm suy giảm sức mua của người dân nước này và ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ.

Ngoại trừ Lào và Mông Cổ, phần lớn kinh tế trong khu vực sẽ vẫn chống chịu được các đợt nâng lãi suất cơ bản của Fed, ông Mattoo phân tích.

Tăng trưởng tại khu vực Thái Bình Dương sẽ chủ yếu đến từ Fiji, khu vực này dự kiến sẽ tăng trưởng ước tính khoảng 12% trong khi đó Solomon Islands, Tonga, Samoa và Micronesia được dự báo sẽ suy giảm kinh tế.

Tuy nhiên các biện pháp hạn chế giá cả, trợ cấp và hạn chế thương mại hiện nay đã giúp cho lạm phát tại khu vực ở mức dưới 4%, thấp hơn phần lớn của thế giới. Về lâu dài, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế bởi nó khiến cho hoạt động sản xuất thực phẩm thiếu hiệu quả cũng như phát triển của các nguồn năng lượng các bon cao.

Báo cáo nhấn mạnh rằng chính phủ các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã áp dụng các biện pháp kiểm soát giá cả mạnh tay và với số lượng hàng hóa nhiều hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới ngoại trừ Trung Đông và Bắc Phi. Tuy nhiên các biện pháp hỗ trợ hiện đang hướng đến những người trồng lúa và ngũ cốc, dù rằng người tiêu dùng muốn có thêm biện pháp kiểm soát giá cả với mặt hàng rau, trái cây và thịt.

Các biện pháp hiện tại cũng đảo ngược nhiều năm trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Tại Indonesi và Malaysia, trợ cấp nhiên liệu hóa thạch đã tăng từ 1% GDP lên hơn 2%. Sự đảo chiều này sẽ có thể khiến cho các mục tiêu giảm khí thải các bon cũng như khiến cho các nước phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thách, vì vậy họ dễ chịu ảnh hưởng từ những cú sốc trong tương lai.

WB khuyến cáo chính phủ các nước cần phải cân bằng giữa mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Thái Lan và Malaysia có các cuộc bầu cử vào năm sau. Tại Thái Lan, WB tính toán rằng cứ 2,2 tỷ bath tức 58,2 triệu USD tiền mặt chuyển đến người dân sẽ giúp giảm tỷ lệ đói nghèo khoảng 1 điểm phần trăm.

Trong báo cáo Cập nhật Tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương với chủ đề “Đương đầu bão tố” vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, chiến tranh tại Ukraine đang đe dọa tiến trình phục hồi không đồng bộ tại các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sau cú sốc COVID-19. Chiến tranh diễn ra khi các nền kinh tế vẫn gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 kéo dài, chính sách thắt chặt của Hoa Kỳ kết hợp với việc dịch COVID-19 tái bùng phát và chính sách "Không COVID" tại Trung Quốc.

Dự đoán tăng trưởng kinh tế của thái bình dương năm 2022 tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm
Tăng trưởng kinh tế của Đông Á và Thái Bình Dương  năm 2022 được dự báo đạt tốc độ 5%

Theo WB, những cú sốc do chiến tranh tại Ukraine gây ra kéo theo các biện pháp trừng phạt đối với Nga đang làm gián đoạn nguồn cung hàng hóa, gia tăng căng thẳng tài chính và giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Những quốc gia nhập khẩu nhiên liệu quan trọng trong khu vực như Mông Cổ và Thái Lan, hoặc quốc gia nhập khẩu lương thực như các quốc đảo Thái Bình Dương đang phải chứng kiến thu nhập thực giảm. Những quốc gia có nợ lớn như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Mông Cổ hoặc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Malaysia và Việt Nam đang có nguy cơ với các cú sốc về tăng trưởng và tài chính toàn cầu.

“Trong lúc các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương vừa bắt đầu phục hồi sau cú sốc do đại dịch gây ra, chiến tranh tại Ukraine lại tạo thêm áp lực cho đà tăng trưởng”, theo lời của bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. “Nền tảng căn bản vững chắc và chính sách lành mạnh có thể giúp khu vực chống chọi với những cơn bão này”.

Mặc dù những quốc gia sản xuất hàng hóa hoặc có chính sách tài khóa thận trọng có thể được trang bị tốt hơn để đương đầu với những cú sốc này, tác động dội của những sự kiện này sẽ làm triển vọng tăng trưởng của hầu hết các quốc gia trong khu vực xấu đi. Tăng trưởng kinh tế được dự báo đạt tốc độ 5% trong năm 2022, giảm 0,4 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 10/2021. Nếu tình hình toàn cầu xấu đi và các quốc gia có các chính sách ứng phó yếu ớt, tăng trưởng có thể giảm chỉ còn 4%.

Trung Quốc, quốc gia đóng góp đến 86% sản lượng của khu vực, được dự báo tăng trưởng 5% theo kịch bản cơ sở và 4% theo kịch bản xấu. Sản lượng của các quốc gia còn lại trong khu vực được dự báo tăng trưởng 4,8% theo kịch bản cơ sở và 4,2% theo kịch bản xấu. Theo kịch bản xấu, sẽ có thêm 6 triệu người trong khu vực vẫn bị kẹt dưới ngưỡng nghèo ở mức 5,50 USD/ngày trong năm 2022.

Chiến tranh diễn ra, điều kiện huy động vốn thắt chặt kết hợp với hoạt động kinh tế chững lại ở Trung Quốc có thể làm trầm trọng thêm những khó khăn hậu COVID. Nhiều doanh nghiệp trong khu vực đang gặp khó khăn, trong đó có trên 50% các doanh nghiệp cho biết bị nợ đọng trong năm 2021, sẽ phải tiếp tục đối mặt với những cú sốc mới về cung và cầu. Các hộ gia đình, trong đó có nhiều hộ bị tái nghèo do đại dịch, phải tiếp tục chứng kiến thu nhập thực giảm hơn nữa khi giá cả tăng vọt.

Theo đó, nhiều chính phủ sẽ mang nợ, với tỷ lệ nợ trên GDP tăng thêm 10 điểm phần trăm từ năm 2019, phải đối mặt với khó khăn trong việc hỗ trợ kinh tế. Lạm phát gia tăng, ít nhất sẽ tăng thêm 1 điểm phần trăm so với mức dự kiến trước đó riêng do tác động của cú sốc giá dầu, từ đó sẽ thu hẹp dư địa để thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.

“Các cú sốc diễn ra liên tiếp có nghĩa là nỗi đau kinh tế ngày càng gia tăng của người dân sẽ bị cộng hưởng bởi năng lực tài chính ngày càng hẹp của chính phủ". Phải triển khai đồng bộ các biện pháp cải cách tài khóa, tài chính và thương mại mới có thể giảm rủi ro, phục hồi tăng trưởng và giảm nghèo”, ông Aaditya Mattoo, Chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho hay.

Kinh tế Việt Nam được WB dự báo sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm 2022. Dự báo trên được đưa ra căn cứ vào chính sách sống chung với COVID, kết quả vững chắc của công nghiệp chế biến, chế tạo định hướng xuất khẩu và sự phục hồi nhu cầu trong nước. Tỷ lệ nghèo được kỳ vọng sẽ giảm trong năm 2022, nhưng với tốc độ chậm hơn so với trước COVID. Trên 78% dân số đã được tiêm vắc-xin đầy đủ nhưng nền kinh tế vẫn phải đối mặt với rủi ro tiêu cực liên quan đến các biến chủng mới phát sinh, tác động toàn cầu của việc Nga xung đột với Ukraine, giá cả hàng hóa thế giới tăng và sự tăng trưởng chậm lại của các thị trường xuất khẩu chủ lực.

Theo đó, WB khuyến nghị bốn nhóm hành động chính sách. Thứ nhất, kiểm soát giá cả và hỗ trợ toàn diện, cần áp dụng hỗ trợ có mục tiêu cho hộ gia đình và doanh nghiệp để vừa hạn chế nỗi đau do các cú sốc gây ra, vừa tạo dư địa đầu tư để kích thích tăng trưởng.

Thứ hai, các tổ chức tài chính cần được đánh giá sức chịu đựng để giúp xác định rủi ro tiềm ẩn sau quy định cho phép gia hạn thời gian trả nợ.

Thứ ba, cải cách chính sách thương mại hàng hóa, và đặc biệt về thương mại các ngành dịch vụ đang được bảo hộ, sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng quá trình chuyển dịch trong thương mại toàn cầu.

Thứ tư, cần cải thiện kỹ năng và đẩy mạnh cạnh tranh để tăng cường năng lực và động lực áp dụng công nghệ số mới ra đời.