Dự thảo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Cập nhật vào: Thứ năm - 25/11/2021 09:00 Cỡ chữ

 

Ngày 21/11/2021, tại TP. Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại học Huế tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và Giám đốc Đại học Huế Nguyễn Quang Linh.

Quang cảnh Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, việc xây dựng Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 là một bước cụ thể hóa các nội dung về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được đề cập trong các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và được nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 sẽ kế thừa có chọn lọc quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 và bổ sung những nội dung mới cho phù hợp với tình hình hiện nay. Cụ thể Chiến lược bổ sung nội hàm về đổi mới sáng tạo, là cầu nối đưa KH&CN vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm. Trong xu thế của toàn thế giới ngày nay, KH&CN gắn liền với sản xuất kinh doanh, gắn với quá trình thương mại hóa kết quả tạo thành một chuỗi khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong đó, khoa học công nghệ tạo ra tri thức, còn đổi mới sáng tạo nhằm biến tri thức thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ứng dụng vào cuộc sống. Mục tiêu trong 10 năm tới, ngành KH&CN sẽ đóng góp 45 - 50% vào chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp (TFP); Đạt tối thiểu 45% tỉ trọng giá sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo; Đến năm 2030, tỷ lệ tổng chi quốc gia cho nghiên cứu và phát triển, trong đó đóng góp từ xã hội chi cho nghiên cứu và phát triển chiếm từ 65% đến 70%; Phấn đấu đến năm 2030, số doanh nghiệp đạt tiêu chí của doanh nghiệp KH&CN và số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng khoảng 2 lần so với năm 2020, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40% trong tổng số doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ gắn với các chuỗi giá trị nội địa và toàn cầu, các cụm liên kết ngành, trong đó các doanh nghiệp lớn có vai trò trung tâm dẫn dắt các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đổi mới sáng tạo.

Các cơ quan quản lý Nhà nước có vai trò kiến tạo môi trường thể chế, chính sách thuận lợi, quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức hỗ trợ để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ, như làm thế nào để các trường Đại học trở thành chủ thể nghiên cứu mạnh và doanh nghiệp đóng vai trò là trung tâm? Giải pháp nào để các kết quả nghiên cứu của các trường đại học chuyển giao được cho doanh nghiệp, tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống người dân? Đây là những câu hỏi được nhiều nhà quản lý, nhà khoa học đặc biệt quan tâm, khi thực tế hiện nay, các tài sản trí tuệ, công trình nghiên cứu ở các trường đại học lại thiếu đi tính thực tiễn tại các doanh nghiệp, một bên doanh nghiệp lại thiếu đi tri thức, trình độ KH&CN để vận hành, cải tiến quy trình sản xuất.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ về các vấn đề như: những khó khăn liên quan đến nguồn ngân sách cho các trường đại học trong việc đào tạo nhân lực nghiên cứu sinh, khuyến khích doanh nghiệp tiếp cận với các trường đại học, mạnh dạn đầu tư vào các đề tài, đề án để nghiên cứu một vấn đề cụ thể phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp; giải pháp để phát triển các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức KH&CN khác trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh; giải pháp phát triển các tổ chức trung gian để kết nối và tư vấn về ứng dụng các kết quả nghiên cứu, phát triển thị trường KH&CN;  khó khăn trong việc tiếp cận doanh nghiệp với các sản phẩm nghiên cứu, cần có những cơ chế, chính sách rõ ràng để thuận lợi kết nối, tiếp cận doanh nghiệp với các sản phẩm nghiên cứu; xây dựng chiến lược lấy vai trò doanh nghiệp làm trung tâm; đẩy mạnh đa dạng các nhóm nghiên cứu mạnh; quy hoạch về mạng lưới KH&CN để kết nối các đơn đặt hàng cho nhóm khoa học cơ bản.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học bày tỏ sự đồng tình và đánh giá cao dự thảo, từ quan điểm, mục tiêu, định hướng cho đến những giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các nhà khoa học nhận định, dự thảo định hướng phát triển công nghệ tập trung chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp để bắt kịp với mặt bằng của thế giới, nâng cao chất lượng của nền kinh tế, tạo nền tảng công nghệ tiên tiến để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Bên cạnh sự đồng tình, ủng hộ dự thảo, các đại biểu vẫn còn một số vấn đề băn khoăn như Chiến lược có mục tiêu, giải pháp lớn nhưng nguồn lực chưa đảm bảo để thực hiện, hay việc thúc đẩy xã hội hóa các nguồn đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt từ doanh nghiệp. Để tháo gỡ những khó khăn giúp phát triển khoa học, công nghệ và đôi rmowis sáng tạo, nhiều nhà khoa học mong muốn Chính phủ cần đổi mới cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư, đầu tư công, ngân sách nhà nước, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng và phát triển các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ gắn liền với các chuỗi giá trị nội địa và toàn cầu; phát triển các viện nghiên cứu, trường Đại học và các tổ chức KH&CN khác trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh…

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã cảm ơn các nhà khoa học của Đại học Huế đã tích cực trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến hoàn thiện Chiến lược. Các ý kiến đóng góp sẽ được Ban soạn thảo tiếp thu với tinh thần trách nhiệm cao nhất để đưa các nội dung góp ý vào dự thảo, góp phần xây dựng Chiến lược chất lượng và có tính khả thi cao.

NASATI

(SHTT) - Dự thảo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của TP Hà Nội đến năm 2030 là bước đột phá quan trọng trong giai đoạn tới, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, góp phần phát triển Thủ đô hiện đại, văn minh.

 Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá trong giai đoạn mới, là động lực chính để thúc đẩy tăng trường, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, là nền tảng để thực hiện chuyển đổi số.

Về phía thành phố Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đang hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của thành phố Hà Nội đến năm 2030. Những năm qua, thành phố đã và đang ưu tiên phát triển nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trên địa bàn nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô, đồng thời nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, viện nghiên cứu trên địa bàn thành phố.

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, hiện nay, Hà Nội có nhiều lợi thế về KHCN và ĐMST như: Các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn chiếm 80% cả nước; số lượng nhân lực từ Tiến sĩ trở lên chiếm 65% cả nước; chưa kể nguồn nhân lực là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp khoa công nghệ của cả trong nước cũng như quốc tế đóng trên địa bàn thành phố. Phó Bí thư Thành ủy cho rằng, Chương trình 07 không chỉ làm thay đổi nhận thức về KHCN và ĐMST mà sẽ là nguồn lực quan trọng cho Thủ đô Hà Nội trong việc phát triển nhanh và bền vững.

 

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển kinh tế-xã hội, phát huy hiệu quả nguồn lực trí tuệ con người, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đã đề ra mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô, xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, tiến tới là của khu vực Đông Nam Á trên một số lĩnh vực.

Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Hồng Sơn cho biết, dự thảo Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của TP Hà Nội đến năm 2030 đề ra quan điểm, mục tiêu, lộ trình rõ ràng, cụ thể với các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, xác định 3 khâu đột phá và 7 giải pháp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô và bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Việc xây dựng dự thảo Chiến lược là bước đột phá quan trọng trong giai đoạn tới, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, góp phần phát triển Thủ đô hiện đại, văn minh.

“Tôi mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp trí tuệ, ý kiến xây dựng quý báu, để từ đó là cơ sở giúp Sở tổng hợp, điều chỉnh dự thảo chiến lược nhằm thực hiện tốt các giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước” - ông Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh.

Hà Anh

Video liên quan

Chủ đề