Dừa trồng bao lâu có trái

Hướng đẫn kỹ thuật trồng cây dừa dứa

Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà con nên trồng những giống cho năng suất, chất lượng tốt. Dừa dừa dứa (xiêm thơm – Thái Lan) có thể đáp ứng những yêu cầu này.

Dừa được trồng ở nhiều địa phương, từ các tỉnh miền Trung đến Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng ven biển đặc biệt thích hợp với dừa dứa. Loại cây này ưa đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng các chất dễ tiêu cao và đất không quá phèn hay quá mặn, độ pH từ 5 trở lên có thể trồng tốt. Trên vùng đất bạc màu cần cung cấp nhiều phân hữu cơ.

Dừa dứa thuộc nhóm dừa lùn, giống đồng hợp tử (homozygous). Nếu trồng chuyên canh dừa dứa cách ly với các vườn dừa khác giống thì không có khả năng lai tạp. Dạng cây, trái giống dừa xiêm xanh, chỉ khác là nước và cơm dừa có mùi thơm của dứa, mùa nắng hạn mùi thơm càng đậm. Bộ rễ và lá cũng có mùi thơm.

Phương pháp chọn giống:

Dừa dứa có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài trên 20 năm. Nó có vị thế quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế nông thôn, du lịch sinh thái… Vì thế, việc chọn giống để trồng là rất quan trọng vì nếu lầm lẫn trong khâu chọn giống thì năng suất thấp, chất lượng kém.

Vườn cây đầu dòng phải được trồng thuần dừa dứa và hoàn toàn cách ly với các vườn dừa khác giống. Cây giống được nuôi trong túi nhựa kích thước trung bình 20x 28cm, chiều cao cây từ 50cm trở lên, có 4 – 5 tàu lá, không bị sâu bệnh, bộ rễ phát triển.

Thời vụ và khoảng cách trồng: Chủ yếu tuỳ thuộc vào chế độ mưa mỗi vùng, thích hợp nhất là ngay sau vài cơn mưa đầu mùa, lúc này thời tiết thuận lợi giúp cho cây con mau bén rễ, sớm phục hồi và phát triển nhanh. Thời điểm trồng thường vào đầu mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch (dl). Tuy nhiên, ở những nơi chủ động được nguồn nước tưới thì dừa có thể trồng quanh năm.Khoảng cách và mật độ trồng tùy theo thiết kế vườn trồngsao cho khi cho trái ổn định (trên 5 năm tuổi) thì cây không giáp tán với nhau.Khoảng cách trồng cây cách cây 7m x 7m, trồng thâm canh thì 6m x 6m. Nếu trồng xen các loại cây khác thì khoảng cách có thể thưa hơn khoảng 1m và cây trồng xen cách gốc dừa ít nhất là 2m.

Phương pháp trồng: Trước tiên phải chuẩn bị hố với kích thước ngang 0,6m x rộng 0,6m x sâu 0,6m; trộn 10 – 15 kg phân hữu cơ hoai mục với đất đã được đào lên (sử dụng lớp đất mặt không nên sử dụng đất sét bên dưới), trộn xong lấp hỗn hợp này trở lại hố và đắp thêm đất tạo mô thấp khoảng 10 đến 20 cm so với mặt liếp là vừa. Sau đóđào hốc hình tròn có đường kính 40cm, sâu 40cm ngay giữa mô, bón lót thêm 0,5 kg phân lân rãi đều xuống hố (đối với vùng đất xấu có thể bón 1kg), đặt cây giống vào hốc (cây giống phải được tháo bỏ phần vỏ bầu bằng nylon, đặt gáo dừa hướng vào trong liếp và thân cây ra hướng mương) sau đó lấp đất lại, ém đất xung quanh vừa phải, cắm cọc giữ cho cây khỏi ngã hoặc gió lay làm đứt rễ. Sau khi trồng nên che phủ xung quanh gốc cây bằng các vật liệu hữu cơ sẵn có như rơm khô, cỏ khô không hạt, rễ cây lục bình…để giữ ẩm và hạn chế xói mòn đất khi tưới.

     Chăm sóc bón phân: Việc chăm sóc dừa cũng rất phức tạp và phải đúng cách. Liều lượng phân bón cho dừa tùy thuộc vào loại đất trồng, có trồng xen hay thâm canh, màu lá trên cây dừa (xanh biếc hay đã ngã vàng), có thể áp dụng công thức như sau:

Đối với cây từ 1 đến 3 năm tuổi thì mỗi năm bón 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa, lần đầu vào tháng 5-6 dl và lần sau gần cuối mùa mưa, khoảng tháng 10 dl. Phân được trộn đều, cuốc bốn lỗ quanh gốc theo hình chiếu tán, cách gốc 0,5 đến 1,2 m tùy độ tuổi của cây, bón đều lượng phân rồi lấp đất lại.

Đối với dừa từ 3,5 năm đến 5 năm sau khi trồng, cây bắt đầu cho trái ổn định ta có thể chia lượng phân ra bón 3 đến 4 lần/năm, lần đầu bón 30% lượng phân vào đầu mùa mưa, lần 2 và 3 bón mỗi lần 20% lượng phân, lần cuối bón 30% trước khi dứt mưa khoảng 1 tháng. Phân được trộn đều, xới đất xunh quanh gốc và cuốc một đường rảnh đường kính cách gốc khoảng 1,5 đến 2m, sâu 10 cm, rộng 40cm sau đó bón đều lượng phân vào rảnh rồi lấp đất phủ kín bề mặt, lần bón phân tiếp theo xới đất liền kề và nới rộng ra hơn lần trước.

Ngoài ra, cũng có thể rải phân xunh quanh gốc dừa sau đó bồi bùn vào đầu mùa mưa. Trên vùng đất phèn bón thêm vôi từ 1 đến 3 kg cho một gốc tùy thuộc vào mức độ nhiễm phèn của đất (bón vôi trước, sau vài cơn mưa đầu mùa thì tiến hành bón phân vô cơ).Đối với những vùng đất cao nên tưới nước cho dừa vào mùa khô (tưới 1-2 lần/tuần).

Quản lý một số đối tượng chính: Cây mới trồng 1 đến 2 tuổi hàng tháng phải phun một lần thuốc trừ bọ cánh cứng hại dừa, có thể dùng Vitako hay Regent phun trực tiếp lên ngọn dừa, nếu không chúng cắn phá gây thiệt hại, mất sức dừa. Để hạn chế chuột, kiến vương, đuông phá hại nên thường xuyên dọn nhen dừa, rửa sạch sẽ những lá già, những buồng không đậu trái hoặc đã thu hoạch xong cần chặt bỏ. Dùng 300g mạt cưa trộn với 300g Basudin 10H rải lên các kẻ nách lá từ trên đọt xuống định kỳ 3 tháng/1 lần hoặc dùng vải mùng bọc túi thuốc đã được trộn mùn cưa treo trên ngọn cây hoặc nách lá.Sau khi trồng từ 3,5 đến 4 năm dừa sẽ ra trái, bình quân mỗi năm cây dừa có khả năng cho từ 100 đến 120 trái/cây. Đối với dừa uống nước thu hoạch khi nước dừa còn đầy trong trái, tuổi trái khoảng 6-7 tháng, nước dừa lúc này ngọt và ngon, riêng dừa dứa có mùi thơm lá dứa rất đặc trưng. Còn đối với dừa để giống thì ta nên thu trái đủ độ chín từ 11 đến 12 tháng tuổi, vỏ trái đã chuyển sang màu nâu, khi lắc nghe róc rách.

Phòng trừ sâu – bệnh gây hại: – Dùng Supracide, Bassan diệt rầy..; Basudin 50Ec, Fenbis… diệt sâu ăn lá.

– Dùng chế phẩm Mat Metarhizium anisopliae, liều 50g, pha 1 lít nước + 20ml dầu dừa hay dầu ăn, lắc đều, đổ vào nõn dừa có bọ gây hại (xử lý vào mùa mưa đạt hiệu quả cao hơn). Dùng 1g Actara 25WG pha 5 ml nước bơm vào thân cây. Hay dùng Diaphos 10H, Vicarp 95 BHN đặt vào đọt non cây dừa

Dừa là loại một loại cây cho quả khô đơn độc dùng để uống đã quá quen thuộc đối với đời sống con người, phổ biến nhiều tại những quốc gia khu vực châu Á. Ở nước ta, dừa được bà con nông dân vùng miền Tây ưa chuộng trồng khá nhiều, như ở Bến Tre hay Vĩnh Long. Để có được vườn dừa đạt yêu cầu chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thị trường, nông dân sẽ gặp không ít khó khăn phải đối mặt. Thế nên, trong bài viết dưới đây, sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn các kỹ thuật trồng dừa và cách chăm sóc cây dừa tốt để đảm bảo năng suất và sản lượng cao, nhất là trong giai đoạn mới trồng cây vẫn còn nhỏ và thời kỳ cây cho trái.

Quy trình trồng cây dừa

Quy trình và kỹ thuật trồng cây dừa

Dừa là một giống cây trồng lâu năm, có thể sinh trưởng trong thời gian dài từ 50 – 60 năm, sinh sống trong vùng nước lợ. Một số giống dừa cho ra năng suất cao như giống dừa dâu, năng suất trung bình thu hoạch khoảng 90 – 120 trái/năm, dừa ta trung bình khoảng 70 – 100 trái/năm.

Hiện nay, tuy nông nghiệp đã có tiến triển, nhưng vẫn còn đa số nhà nông trồng dừa theo phương thức truyền thống, hao phí tài nguyên tự nhiên, nên năng suất cho ra chưa được cao. Để nâng cao hiệu quả khi trồng giúp dừa đạt chất lượng chuẩn ngọt, nhà nông cần phải tuân thủ đúng theo quy trình canh tác: từ khâu chọn giống, đến thiết kế vườn, mật độ trồng và phải chú ý chăm sóc bón phân, phòng trừ sâu bệnh, dịch hại theo đúng kỹ thuật.

1. Chọn giống dừa

Qua khảo sát thực tế, ở nhiều vùng trọng điểm trồng dừa trên các tỉnh thành cả nước ( phần lớn là vùng nước lợ ), hằng năm bị nước mặn 4%, xâm nhập mặn 3-4 tháng nhưng nhiều giống dừa  hầu như phát triển rất tốt, năng suất đạt chuẩn cao. Điều đó chứng tỏ rằng, các giống dừa đa phần thích hợp sống ở vùng nước lợ. Khi chọn giống, chúng ta cũng chia ra để phân biệt 2 nhóm giống dừa cao và dừa lùn.

Giống dừa cao

Giống dừa cao

Giống dừa cao gồm có: dừa ta ( xanh, vàng), dừa dâu (xanh, vàng), dừa bung.

Dừa ta, dừa bung:
  • Gốc to
  • Đường kính gốc 0,6 – 0,7m
  • Thân to khoảng 0,30m
  • Cây cao tầm 20 – 25m
  • Tuổi thọ kéo dài từ 50 – 60 năm
  • Trái cho ra sẽ to hơn dừa dâu, thường khoảng 8 – 12 trái/ tháng

Dù dừa đến “tuổi thọ” lão vẫn sẽ cho trái ổn định, gốc rễ bám chắc chắn, có sức chịu đựng giông bão. Nhóm dừa này chịu thụ phấn chéo hoàn toàn nên sẽ ảnh hưởng đến trai bị lai hoàn toàn.

Dừa dâu
  • Gốc nhỏ khoảng 0,5 – 0,6m.
  • Thân nhỏ  0,25m.
  • Cây cao vươn dài từ 10 – 15m.
  • Tuổi thọ có thể sống lâu hơn từ 35 – 45 năm.
  • Sinh trái nhỏ hơn so với dừa ta, thường 12 – 15 trái/ tháng.

Nếu ít chăm sóc, bón phân, thiếu đất bồi đầy đủ thì dừa dâu có thể bị giảm năng suất. Vào thời kỳ lão, dừa nhỏ đọt, lá ngắn, trống cổ.

Nhóm này có thể được xem như là nhóm trung gian giữa dừa cao và dừa lùn bởi thân hình “mi nhon” của nó, hơn nữa vừa có thụ phấn chéo và vừa có tự thụ phấn. Dẫn đến khi ra trái vẫn cho trái giống bị lai, rõ ràng là trồng từ một giống, như cây lại trái màu như xanh, vàng,…

Giống dừa lùn

Giống dừa lùn

Giống dừa lùn gồm có các loại dừa quen thuộc như dừa xiêm ( xanh, đỏ, lục, núm); dừa ẻo ( xanh, vàng) dừa Mã Lai, dừa Tam Quan, dừa dứa ( loại trái nhỏ),…thường có:

  • Đường kính khoảng 0,35m,
  • Cao từ 10 – 12m,
  • Trung bình tuổi thọ tầm 25 – 35 năm,
  • Trái thu hoạch nhỏ và mỗi tháng chỉ khoảng 12 – 15 trái.

Nếu ít bón phân, thiếu sự để ý chăm sóc, thiếu đất bồi thì nhóm dừa này sẽ cho ra trái rất nhỏ, vào giai đoạn dừa lão đọt, lá ngắn. Nhóm dừa này tự thụ phấn hoàn toàn nên trái sẽ ít khi bị lai.

2. Cách chọn giống

Đầu tiên chọn cây dừa mẹ:

Giống dừa cao: Từ 15 – 30 năm.

Giống dừa lùn:Từ 10 – 15 năm.

Dừa cao: mỗi cây cho 70-100 trái/năm;

Dừa lùn: mỗi cây cho 100-120 trái/năm.

Thân cây sinh trưởng bình thường, không có dị dạng, sẹo lá khít, thân khỏe, mọc thẳng vươn cao

Chọn trái giống:

Tuổi trái: Khi vỏ trái đã khô.

Trái giống đều đặn, không biến dạng, không bị sâu bệnh.

3. Kỹ thuật trồng dừa

Kỹ thuật trồng dừa

Cây dừa thường rất dễ trồng, không quá kén đất nhưng đa phần sẽ sinh trưởng tốt nhất trên các loại đất có nhiều hữu cơ, đất phù sa, đất cát pha và lý tưởng nhất là đất có hàm lượng kali dồi dào, tầng canh tác dày ít nhất là 0,5m.

Trước khi trồng dừa:

  • Gom lớp đất mặt để lấp mô với kích thước bề ngang gần 1m.
  • Chiều cao của mô không nhất thiết phải vun cao.
  • Tuỳ thuộc vào địa hình đất lấp mà đấp mô sao cho khi trồng tránh tình trạng cây bị ngập úng trong những mùa mưa.
  • Dựa vào điều kiện mương liếp rỗng hay hẹp mà bố trí cây trồng hợp lý theo 2 hình thức trồng 2 hàng 2 bên kiểu nanh sấu hoặc có thể trồng 1 hàng ở giữa.
  • Đối với những cây to có tán lá rộng, nên bố trí có khoảng cách và mật độ trồng giữa các cây từ 6m trở lên

Sau khi đất trồng đã chuẩn bị xong

  • Tiến hành đào hố với kích thước tương đương với kích cỡ trái dừa giống.
  • Tiếp đó bón lót một lượng phân vừa phải gồm phân hữu cơ trộn đều với phân lân và phân kali cho vào hố trồng.
  • Đặt cây giống xuống, lấp đất lại thật kín bằng mặt mô thật chặt sao cho cây không bị gió lay làm đứt rễ dễ bị ngã.

Lưu ý :

Chú ý khi đặt cây giống vào hố trồng không nên sâu xuống quá sẽ dẫn đến cây bị phát triển chậm , và ngược lại, nếu quá cạn thì sau này gốc sẽ bị phình to. Sau khi trồng nên dùng rơm khô hay rễ cây lục bình,…để che phủ bao quanh gốc nhằm giữ ấm và hạn chế việc xói mòn đất khi tưới.

Khi cây ở giai đoạn trong 3-4 năm đầu, cần phải quan tâm đến vấn đề quan trọng là phân bón cho cây trồng. Bởi lúc này, cây dừa vẫn còn nhỏ nên phải cung cấp đủ dưỡng chất để cây sinh trưởng. Vì thể, ngoài nguồn lượng dinh dưỡng cây lấy được từ trong đất, thì cây dừa cũng cần “nạp” thêm một lượng phân bón đa trung vi lượng hợp lý để nuôi sống cây phát triển khoẻ mạnh.

4. Chăm sóc cây dừa

Chăm sóc cây dừa

Việc chăm sóc và bón phân cho cây nhất là trong khi giai đoạn cây còn nhỏ phải thật thận trọng và đúng cách.Chú ý đến liều lượng phân bón tuỳ thuộc theo loại đất trồng và màu xanh của lá cây dừa mà cung cấp lượng phân bón NPK hà lan phù hợp cho mỗi gốc với tỷ lệ hợp lý.

Trong năm đầu tiên, nên bón mỗi gốc khoảng 0,5 kg hỗn hợp phân NPK Hà Lan 20-20-15+TE và chia làm thành nhiều đợt bón.

Bắt đầu sang năm thứ 2, thứ 3 và 4 thì kỹ thuật bón phân vẫn như năm đầu, nhưng liều lượng sẽ tăng lên theo mỗi năm, bình quân 0,25kg/gốc. Ngoài ra trong khoảng giai đoạn này cũng cần cung cấp thêm nhiều chất trung vi lượng để giúp cây đủ dưỡng chất nhanh phát triển và sau này khi cho trái cũng có chất lượng ngọt thơm hơn. Giai đoạn mang trái, cần tăng cường Kali như bón NPK Hà Lan 17-7-21; NPK 16-9-21+TE hoặc NPK Humax rong biển, giúp mát hệ rễ, dừa cho trái to, ngọt nước.

Cây con sau khi đã trồng rất cần tưới tiêu nước đều đặn, nếu trong giai đoạn này bị thiếu nước, cây sẽ rất dễ nhanh khô và chết. Vào những mùa thời kỳ nắng gắt, khô hạn phải thường xuyên tưới 2 ngày/lần. Trong thời gian này, cũng nên để ý cắt bớt cỏ dại quanh vườn, không để cỏ mọc quá cao sẽ giành chất dinh dưỡng và ánh sáng của cây dừa, có thể phủ thêm cỏ khô, rơm rạ vào gốc khi trời nắng khô để giữ đất luôn ẩm.

5. Chú ý các loại côn trùng, dịch bệnh gây hại

Chú ý các loại côn trùng, dịch bệnh gây hại

Trong 2-3 năm đầu của độ tuổi cây, luôn giữ đất có độ ẩm để cây hấp thụ và tạo điều kiện phát triển tốt, không được để đất quá khô dẫn đến tình trạng thiếu nước sẽ phát triển kém. Và ngược lại, đất bị ngập úng nhiều nước, nhất là vào mùa mưa, sẽ là môi trường cho những loài côn trùng, dịch bệnh sinh sôi nảy nở, tấn công là hư rễ.

Giai đoạn cây dừa còn nhỏ cũng cần phải đặc biệt chú ý đến một số loại côn trùng nguy hiểm gây hại cho cây như bọ dừa, kiến vương, đuông dừa, và bệnh nấm do tấn công ở lá và đọt non,…sẽ làm chậm sự phát triển của cây hoặc thậm chí có thể cây bị chết. Vì vậy, phải lưu tâm và thường xuyên thăm vườn để quan sát từng cây dừa. Nếu phát hiện thấy những biểu hiện bất thường phải tìm hiểu kỹ, sau khi nhận dạng đúng nguyên nhân gây hại thì lập tức có biện pháp phòng trừ, ngăn chặn kịp thời, không để chúng nhân rộng gây hại nặng để sự sinh trưởng của cây.

Kết Luận

Tổng quát để trồng cây dừa mang lại hiệu quả cao về năng suất và chất lượng, người nông dân nên tổng hợp kiến thức, kỹ thuật trồng dừa và cách chăm sóc cây dừa để áp dụng nhiều biện pháp chăm sóc, bón phân và phòng ngừa dịch bệnh nhằm tạo mọi điều kiện để cây phát triển tốt nhất. Thực hiện và xử lý tốt các vấn đề trên, giúp cây dừa phát triển khoẻ mạnh góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh tế của nghề nông trồng dừa càng tăng trưởng cao.

Video liên quan

Chủ đề