Dụng cụ đo đường kính và chiều sâu của lỗ là gì

Dụng cụ đo trong, đo sâu, và đo cao

Nội dung

  1. Sau khi hoàn tất Bài học này, bạn sẽ có khả năng:
  2. Đo các đường kính lỗ đến độ chính xác .001 in (0.02 mm) sử dụng vi kế đo trong và thước cặp vi kế đo trong.
  3. Đo chiều sâu các rãnh đến độ chính xác .001 in (0.02 mm).
  4. Đo chiều cao đến độ chính xác .001 in (0.02 mm) sử dụng thước đo cao có du xích.

Do cần có nhiều kiểu đo đạc khác nhau trong xưởng cơ khí, hiện có nhiều kiểu dụng cụ đo khả dụng. Các dụng cụ đo này cho phép thợ cơ khí không chỉ đo các kích thước ngoài, mà còn có thể đo các đường kính trong, chiều sâu, và chiều cao. Dụng cụ đo trực tiếp được dùng rộng rãi và nói chung có độ chính xác cao, tuy nhiên do tính phức tạp về hình dạng và kích cỡ của chi tiết có thể phải sử dụng các khí cụ đo gián tiếp.

Dụng cụ đo trong

Các dụng cụ đo trong được chia làm hai nhóm: đo trực tiếp và đo gián tiếp.

Với dụng cụ đo trực tiếp, kích cỡ của lỗ có thể được đọc trực tiếp trên dụng cụ được dùng để đo lỗ đó. Các dụng cụ đo trực tiếp thông dụng nhất bao gồm vi kế đo trong, Intrimik, và thước cặp đo trong.

Dụng cụ đo gián tiếp được xác lập theo kích thước lỗ và kích thước đó được chuyển cho vi kế bên ngoài để xác định kích cỡ thực. Dụng cụ đo gián tiếp thông dụng nhất là compa đo trong, thước đo lỗ nhỏ, và thước đo quang học.

Các dụng cụ được trực tiếp

Thước cặp vi kế đo trong

Dụng cụ đo đường kính và chiều sâu của lỗ là gì

Thước cặp vi kế đo trong (Hình 11-1) được thiết kế để đo các lỗ, các khe, các rãnh, từ .200 đến 2.000 in với dụng cụ hệ inch, hoặc 5 đến 49mm với dụng cụ hệ mét. Các đầu ngàm kẹp được tôi cứng và mài đến bán kính cong nhỏ cho phép đo đạc chính xác. Một vít khỏa ở vi kế này có thể được sử dụng để định vị ở kích cỡ mong muốn.

Thước cặp vi kế đo trong dựa trên cùng nguyên lý như vi kế tiêu chuẩn, ngoại trừ các số đo trên thân một số vi kế được ghi ngược từ số lớn đến số nhỏ (Hình 11-1). cần phải rất chú ý khi đọc kết quả đo trên dụng cụ này. Các thước cặp vi kế đo trong khác có thể đọc kết quả đo hoàn toàn như vi kế tiêu chuẩn đo ngoài. Các vi kế đo trong là các dụng cụ chuyên dùng và không dùng được trong đo đạc sản xuất hàng loạt lớn.

Sử dụng thước cặp vi kế trong

  1. Điều chỉnh các ngàm hơi nhỏ hơn đường kính cần đo.
  2. Giữ ngàm cố định ở một phía của lỗ và điểu chỉnh ngàm di động đến sát phía kia của lỗ.

Ghi chú: Dịch chuyển ngàm di động tới lui để bảo đảm đo đạc được thực hiện theo đường kính thực tế của lỗ.

3. Siết chặt vít khóa, lấy dụng cụ ra khỏi lỗ, đọc kết quả đo.

Vi kế đo trong

Vi kế đo trong (Hình 11-2) thường được dùng cho các đo đạc bên trong lớn hơn 1 1/2 in hoặc 40 mm. Bộ vi kế đo trong gồm một đầu vi kế khoảng 1/2 hoặc 1 in, các thanh nối có chiều dài khác nhau, có thể được lắp vào đầu vỉ kế, và vòng cách khoảng 1/2 in. Các bộ này có khoảng đo từ 11/2 đến hơn 100 in, hoặc từ 40 đến 1000 mm. Các bộ được dùng cho những khoảng đo lớn, nói chung có các ống, thay vì các thanh, để giảm trọng lượng và tăng độ cứng vững.

Đọc kết quả trên vi kế đo trong cũng tương tự như vi kế tiêu chuẩn. Do không có vít khóa trên vi kế đo trong, vít ống xoay được điều chỉnh trên ren của đầu đo di động để tránh sự sai lệch kết quả đi khi lấy vi kế ra khỏi lỗ.

Dụng cụ đo đường kính và chiều sâu của lỗ là gì

Đo bằng vi kế đo trong

  1. Đo sơ bộ kích cỡ bằng một thước thẳng.
  2. Lắp thanh nối thích hợp sau khi cẩn thận làm sạch các bậc của thanh nối và đầu vi kế.
  3. Chỉnh thẳng hàng các vạch zero trên thanh nối và đầu vi kể.
  4. Giữ thanh nối chắc chắn trong đầu vi kế và siết chặt đai ốc nối.
  5. Điểu chỉnh vi kế nhỏ hơn so với đường kính cần đo.
  6. Giữ đầu vi kế ở vị trí cố định và điều chỉnh vi kế theo kích thước lỗ dịch chuyển đầu thanh nối theo chiều các mũi tên (Hình 11 -3).

Dụng cụ đo đường kính và chiều sâu của lỗ là gì

Ghi chú: Khi vi kế đả được điều chỉnh đúng theo kích cỡ, phải có độ chặt tương đối khi đầu thanh nối dịch chuyển qua đường tâm của lỗ.

7.Cẩn thận lấy vi kế ra và ghi lại kết quả đo.

8. Kết quả này được cộng với chiều dài thanh nối và vòng nối.

Intrimik

Một khó khăn khi đo các kích thước lỗ với các dụng cụ chỉ có 2 mặt đo là chỉ đo được đường kính nhưng không đo được dây cung. Dụng cụ đo có thể giải quyết được vấn để này là Intrimik (Hình 11-4).

Dụng cụ đo đường kính và chiều sâu của lỗ là gì

Intrimik gồm một đầu với với ba điểm tiếp xúc cách nhau 120°, đầu này được gắn vào thân kiểu vi kế. Các điểm tiếp xúc được đẩy ra để tiếp xúc với mặt trong của lỗ bằng một nút côn gắn vào trục vi kế (Hình 11-5). cấu trúc của đầu đo với ba điểm tiếp xúc cho phép Intrimik tự định tâm và tự chỉnh thẳng hàng. Intrimik có độ chính xác cao hơn các phương pháp khác do có kết quả đo trực tiếp, loại bỏ nhu cầu đo gián tiếp để xác định kích cỡ lỗ cần thiết đối với dụng cụ đo quang học hoặc các cữ chuẩn đo lỗ nhỏ.

Khoảng đo của các dụng cụ này là từ .275 đến 12.000 in, và độ chính xác trong khoảng .0001 đến .0005 in, tùy theo loại đầu đo được sử dụng.

Các Intrimik hệ mét có khoảng đo từ 6 đến 300 mm, với độ chính xác 0.001 mm. Độ chính xác của Intrimik cần phải được kiểm tra thường xuyên với vòng chuẩn hoặc cữ vòng chính.

Các cữ đo lỗ nhỏ

Các cữ đo lỗ nhỏ hiện có theo các bộ bốn, với khoảng đường kính từ 1/8 đến 1/2 in (3 đến 13 mm). Chúng được chế tạo theo hai loại (Hình 11-6 A và B).

Dụng cụ đo đường kính và chiều sâu của lỗ là gì

Các cữ đo lỗ nhỏ trên Hình 11-6A có đầu tròn nhỏ, được dùng để đo các lỗ, các rãnh, các khe, quá nhỏ đối với compa đo trong hoặc cữ đo kiểu thanh rút. Các cữ đo lỗ nhỏ trên Hình21-6B có đầu phẳng và cũng dùng để đo lỗ, rãnh, khe, Đầu phẳng cho phép đo các rãnh nông và các lỗ không đo được bằng cữ đo có đầu tròn. Cả hai loại đều có cấu tạo giống nhau và được điều chỉnh đến kích cỡ bằng cách vặn nút xoay ở đỉnh. Nút này đẩy một thanh hình côn, làm cho hai nửa của khối cầu mở ra và tiếp xúc với lẽ.

Sử dụng cữ đo lỗ nhỏ

Các cữ đo lỗ nhỏ đòi hỏi phải cẩn thận khi đo do có thể nhận được kết quả không chính xác khi kiểm tra đường kính lỗ.

Bạn hãy tuân theo quy trình dưới đây:

  1. Dùng thước thẳng đo sơ bộ đường kính lỗ.
  2. Chọn cữ đo lỗ nhỏ thích hợp.
  3. Làm sạch lỗ và cữ đo.
  4. Điều chỉnh cữ đo hơi nhỏ hơn so với lỗ và lắp cữ đo vào lỗ cần.
  5. Điều chỉnh cữ đo cho đến khi chạm vào các phía của lỗ hoặc rãnh.
  6. Đẩy cữ đo lên, xuống và vặn nút điều chỉnh ở đỉnh cho đến khi cảm thấy đã đạt được kích thước hợp lý.
  7. Tháo cữ đo ra khỏi lỗ và đo kích thước bằng vi kế đo ngoài.

Ghi chú: Điều quan trọng là phải có cùng cảm giác khi đo bằng vi kế đo ngoài và khi điều chỉnh cữ đo trong lỗ.

Cữ chuẩn kiểu ống lồng

Dụng cụ đo đường kính và chiều sâu của lỗ là gì

Các cữ chuẩn kiểu thanh rút (Hình 11 -7) được dùng để đo lỗ khe, rãnh từ 5/16 đến 6 in (8 đến 150 mm). Chúng là các dụng cụ hình chữ T, gồm một,cặp ống lồng vào nhau hoặc các thanh được nối vào cán. Các thanh có lò xo ép để đẩy chúng ra xa. Nút xoay điều chỉnh ở đỉnh sẽ định vị các thanh đo đúng vị trí khi xoay theo chiều kim đồng hồ

Chú ý: trong một số bộ cữ chuẩn, chỉ một ống chuyển động

Sử dụng cữ chuẩn ống lồng để đo

  1. Dùng thước đo kích cỡ lỗ và chọn cữ đo thích hợp.
  2. Làm sạch cữ chuẩn và lỗ.
  3. Chỉnh thanh đo hơi nhỏ hơn đường kính lỗ
    và vặn điều chỉnh.
  4. Lắp cữ đo vào lỗ, cán hơi nghiêng, thả lỏng
    nút điều chỉnh,
  5. Siết nút điều chỉnh.
  6. Giữ chặt một ống lồng của cữ chuẩn.
  7. Dịch chuyển cữ chuẩn lên xuống qua đường tâm cho đến khi thanh đo chạm hai mặt của lỗ

8. Siết chặt nút điều chỉnh để định vi thanh đo đúng vị trí.

9. Kiểm tra lại cữ chuẩn và đường kính lỗ.

10. Đo kích cỡ thanh đo với vi kế đo ngoài

Đồng hồ đo lỗ

Phương pháp nhanh và chính xác kiểm tra các đường kính lỗ là dùng đồng hồ đo lỗ (Hình21-10).

Dụng cụ đo đường kính và chiều sâu của lỗ là gì

Việc đo được thực hiện bằng ba thanh định tâm có tải lò xo ở đầu đo một trong ba thanh đó làm quay kim đồng hổ trên mặt số với các vạch chia theo phần mười ngàn inch hoặc 0.01 mm.

Các dụng cụ này gồm 6 kích cỡ với khoảng đo từ 3 đến 72 in hoặc 75 đến 300 mm. Mỗi dụng cụ đo đểu có các thanh nối để tăng khoảng đo. Đồng hồ đo lỗ phải được chỉnh theo kích cỡ với cữ đo chính, kích cỡ lỗ sau đó được so sánh với giá trị trên đồng hồ đo lỗ.

Đo chiều sâu

Mặc dầu các thước và các dụng cụ khác có thể được dùng để đo chiều sâu, nhưng vi kế đo sâu và thước cặp đo sâu là những dụng cụ thông dung nhất khi cẩn đo chiếu sâu với độ chính xác cao.

Vi kế đo sâu

Vi kế đo sâu được dùng để đo các lỗ cụt, các khe, các rãnh, và các bậc. Vi kế này gồm một đế phẳng gắn vào vi kế. Thanh nối có chiếu dài chuẩn được lắp vào vi kế và qua đế phẳng (Hình 11-11). Thanh này được giữ bằng nắp ren ở đầu ống xoay.

Dụng cụ đo đường kính và chiều sâu của lỗ là gì

Các thanh nối của vi kế có các chiều dài khác nhau, với khoảng đo đến 9 in hoặc 225 mm. Ren vi kế có khoảng Vz hoặc 1 in, và đến 25 mm đối với hệ mét. Các vi kế đo sâu có các thanh nối hình trụ hoặc có tiết diện chữ nhật, không lắp lẫn được với các vi kế đo sâu khác. Độ chính xác của các vi kế này được điểu khiển bằng nút vặn ở đỉnh thanh nối, có thể được điều chỉnh, nếu cần.

Sử dụng vi kế đo sâu

  1. Làm sạch các cạnh lỗ và bề mặt chi tiết gia công.
  2. Làm sạch bề mặt đo và đế của vi kế.
  3. Giữ đế vi kế chắc chắn trên bề mặt chi tiết gia công.
  4. Quay ống xoay hơi nhẹ bằng đầu ngón tay theo chiều kim đổng hồ cho đến khi đầu thanh nối chạm vào đáy lỗ hoặc rãnh.
  5. Kiểm tra lại số đo trên vi kế vài lần để bảo đảm không ép quá mạnh lên đầu thanh nối.
  6. Cẩn thận ghi lại kết quả đó.

Ghi chủ: Các số trên ống xoay và thân vi kế là ngược lại với các số trên vi kế tiêu chuẩn.

Cặp đo sâu

Bạn cũng có thể đo chiều sâu các lỗ, rãnh, khe bằng cách dùng loại thước cặp đo sâu. Dụng cụ này đo kết quả tương tự loại thước cặp du xích tiêu chuẩn. Hình 11-14 minh họa cách dùng loại thước cặp đó.

Dụng cụ đo đường kính và chiều sâu của lỗ là gì

Các đo đạc chiêu sâu cũng có thể được thực hiện với một số kiểu thước cặp du xích hoặc thước cặp có đổng hổ đo, các thước này có thanh mỏng di trượt gắn vào ngàm di động (Hình 11-15). Thanh mỏng đó chìa ra từ phía đầu thân thước đối diện ngàm di động. Thước cặp được đặt thẳng đứng trên chiều sâu đo, một đầu thân thước được giữ đối diện với bậc và thanh mỏng được gài vào lỗ cần đo. Số đo chiều sâu được xác định tương tự như trên thước cặp du xích tiêu chuẩn

Dụng cụ đo đường kính và chiều sâu của lỗ là gì

Đo chiều cao

Đo chiều cao chính xác là rất quan trọng trong các công việc lấy dấu và kiểm tra sản phẩm. Với các đồ gá thích hợp, thước đo cao có du xích là dụng cụ đa năng rất hữu dụng cho các mục đích đó. Khi cần độ chích xác cao, các khối cữ chuẩn hoặc đổng hồ đo cao chính xác có thể được sử dụng.

Thước đo cao có du xích

Thước cặp đo cao là dụng cụ chính xác được dùng trong xưởng công cụ và bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm để đo và đánh dấu các khoảng cách với độ chính xác cao. Các dụng cụ này hiện có với nhiều kích cỡ-từ 12 đến 72 in, hoặc 300 đến 1000 mm-và có thể xác lập một cách chính xác đến chiều cao với độ chính xác .001 in hoặc 0.02 mm. về cơ bản, thước cặp đo cao có du xích là thước cặp có đế được tôi cứng và mài phẳng thay cho ngàm cố định và luôn luôn được dùng với tấm bề mặt hoặc tấm phẳng chính xác. Bộ ngàm trượt có thể được nâng lên hoặc hạ xuống đến vị trí bất kỳ dọc theo thân thước. Các tinh chỉnh được thực hiện bằng vít điều chỉnh. Thước cặp đo cao có du xích có thể đọc kết quả đo theo cùng cách thức như thước cặp tiêu chuẩn.

Thước đo cao có du xích rất thích hợp cho công việc lấy dấu chính xác và có thể được dùng cho công việc này nếu lắp đầu vạch dấu vào ngàm di động (Hình 11-16A). Chiều cao đầu vạch dấu có thể được chỉnh bằng thang đo du xích hoặc bằng cách xác lập đầu vạch dấu theo đỉnh khối cữ đo có chiều cao mong muốn.

Dụng cụ đo đường kính và chiều sâu của lỗ là gì

Thước đo cao kiểu hiện số (Hình 11-16B) có hiển thị số đo có thể nhanh chóng xác lập đến kích thước mong muốn. Hiển thị số có độ chính xác đến .0001 in (0.002 mm), và có chức năng biểu thị zero cho phép số zero được xác lập theo vị trí bất kỳ trên chi tiết gia công. Kiểu thước đo cao này trở nên rất thông dụng do có thể loại bỏ hoặc giảm các sai số thường xảy ra với các thước đo cao có du xích.

Mũi vạch dấu là đồ gá cho thước đo cao có du xích cho phép xác lập chiều cao từ bề mặt khi sử dụng đổ gá này sẽ không cần phải tính đến chiều cao đế hoặc chiều rộng mũi vạch và bộ kẹp chặt.

Đồ gá đo sâu có thể được lắp vào ngàm di động. cốc khác biệt chiều cao khó đo bằng phương pháp khác.

Một công dụng quan trọng của thước cặp đo cao là trong công việc kiểm tra chất lượng. Đồng hồ có mặt sỏ có thể được gắn vào ngàm di động của thước đo cao (Hình 11 -17), và các khoảng cách giữa các lỗ hoặc các bể mặt có thể được kiểm tra với độ chính xác .001 in (0.02 mm) trên thang đo du xích. Nếu cần độ chính xác cao hơn (.001 in), đồng hồ chỉ thị có thể được dùng với các khối cữ chuẩn.

Dụng cụ đo đường kính và chiều sâu của lỗ là gì

Trên Hình 11-17, thước đo cao đang được dùng để kiểm tra vị trí các lỗ doa theo các cạnh của tấm và theo khoảng cách giữa các lỗ đó.

Đo bằng thước đo cao và đồng hổ chỉ thị

  1. Làm sạch tâm bế mặt, đế thước đo cao, và bé mặt chi tiết.
  2. Đặt bế mặt chi tiêt gia công lèn tâm bẻ mặt và kẹp chặt với tâm chêm nếu cắn.
  3. Lắp thanh chèn vào lỗ cần đo với khoảng Vz in (13 mm) chiểu dài chia ra ngoài chi tiết.
  4. Lắp đổng hố chỉ thị trên ngàm di động của thước đo cao.
  5. Điều chỉnh ngàm di động cho đến khi đổng hồ chạm vào tấm bề mặt.
  6. Khóa thanh trượt trên của thước đo cao và dùng đai ốc điều chỉnh để dịch chuyển đổng hồ cho đến khi kim đồng hồ quay khoảng Va vòng.
  7. Chỉnh đồng hồ chỉ thị về zero.
  8. Ghi kết quả đo trên thước đo cao có du xích.
  9. Điều chỉnh thước đo cao có du xích cho đến khi kim đồng hồ chỉ đến zero, ghi lại kết quả trên thước đo cao.
  10. Từ kết quả này, hãy trừ kết quả ban đầu cộng với một nửa đường kính của thanh chặn. Đây sẽ là khoảng cách từ tấm bề mặt đến tâm lỗ.
  11. Kiểm tra các chiểu cao lỗ khác sử dụng cùng quy trình nêu trên.