Dùng máy hâm sữa để được bao lâu

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong vài trường hợp, bé không bú mẹ trực tiếp mà sử dụng nguồn sữa mẹ được vắt, câu hỏi đặt ra là: Để bé có thể hấp thu toàn bộ nguồn dinh dưỡng trong sữa, các mẹ đã bảo quản sữa đúng cách chưa? Ủ sữa với máy hâm sữa như thế nào cho đúng? Đây là băn khoăn của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Cùng META giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích của sữa mẹ

  • Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ. Vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.
  • Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, chàm/eczema.
  • Khi cho con bú mẹ thường xuyên tiếp xúc, gần gũi con sẽ giúp gắn bó tình cảm mẹ và con. Bà mẹ cảm thấy thoải mái tinh thần, yên tâm và giảm được sự lo âu, trầm cảm sau sinh. Trẻ được tiếp xúc gần gũi mẹ, được âu yếm sẽ ít khóc hơn, cảm giác an toàn hơn, tinh thần, trí tuệ trẻ phát triển tốt hơn.
  • Giúp quá trình phục hồi nhanh cho mẹ, giảm nguy cơ băng huyết, thiếu máu sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú, buồng trứng, tử cung, hồi phục nhanh cân nặng, vóc dáng ban đầu.
  • Tiết kiệm hơn so với nuôi con bằng sữa công thức
  • Sữa mẹ bảo vệ trẻ không tăng cân quá mức (thừa cân, béo phì) nhất là trong hai năm đầu đời và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành (đái tháo đường, tim mạch, huyết áp...). Do sữa mẹ có các hormone Leptin, Ghrelin, IGF-1 (Insulin Growth Factor 1) tham gia điều chỉnh ăn uống và cân bằng năng lượng.

Thời gian bảo quản sữa mẹ

  • Phòng trên 26 độ C: 1 tiếng.
  • Phòng máy lạnh, nhiệt độ dưới 26 độ C: 6 tiếng.
  • Ngăn mát tủ lạnh: 48 tiếng.
  • Ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh một cửa): 2 tuần.
  • Ngăn đá tủ lạnh hai cánh (ngăn đá có cửa riêng): 4 tháng
  • Tủ đông lạnh chuyên dụng: 6 tháng.

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ

Cách bảo quản sữa hút ra dùng trong ngày

Sau khi hút, các mẹ cho sữa vào bình rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Tùy theo bé uống bao nhiêu ml/lần, mẹ sẽ để lượng vừa đủ. Mẹ có thể để khoảng 6 bình sữa, mỗi bình 150 ml. Phần sữa không hết nên cho bé bú lại trong vòng 1-2 tiếng. Nếu vẫn thừa, các mẹ bỏ đi, không nên cất đông lạnh.

Bảo quản sữa dư bằng tủ lạnh

Trong một ngày, nếu hút được hơn 6 bình hoặc bé không bú hết lượng sữa đã hút, mẹ nên dồn vào bình to hoặc túi trữ sữa, ghi ngày tháng năm và cho vào tủ đông lạnh. Do sữa để ngăn mát có hạn sử dụng 48 tiếng nên mẹ có thể hai ngày mẹ mới dồn, ghi hạn sử dụng và cho vào ngăn đông một lần.

Để tiết kiệm chỗ trong ngăn đá, các mẹ nên ép hết không khí ra khỏi túi sữa, hàn kín miệng, mua thêm túi đựng thực phẩm để đựng các túi trữ sữa trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Các mẹ có thể thay túi bằng hộp nhựa nhưng sẽ tốn diện tích hơn.

Cách rã đông sữa mẹ

Để tủ lạnh gần 4 tháng, phần sữa đông lạnh sẽ cận kề hạn sử dụng. Đây là lúc các mẹ lấy sữa đông lạnh ra sử dụng "cuốn chiếu". Hãy chuyển bình hoặc túi trữ sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát.

Lưu ý:

  • Sữa đã rã đông, nếu bé bú không hết, phải bỏ đi, không được dùng hay trữ lại.
  • Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.
  • Không lắc bình sữa rã đông và tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, sữa mẹ sẽ mất tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể).

Cách sử dụng máy hâm sữa để ủ sữa mẹ đúng cách 

Cách hâm sữa để ngăn mát bằng máy hâm sữa

Bước 1: Kiểm tra bình chứa, khay chứa của máy hâm sữa có sạch sẽ không, đảm bảo dây chưa cắm điện. Tùy thuộc vào lượng sữa bé ăn mỗi bữa để lựa chọn được bình sữa phù hợp nhất.

Bước 2: Đặt bình sữa vào khay chứa sau đó đặt chúng vào máy hâm sữa.

Bước 3: Đổ nước sạch vào máy hâm sữa đến mức quy định theo yêu cầu mỗi máy để có thể làm nóng bình sữa nhanh chóng.

Bước 4: Cắm điện, bật máy và cài đặt nhiệt độ hâm nóng phù hợp: 35 – 45 độ C đối với sữa cho bé uống luôn, 45 - 75 độ C khi sữa hay thức ăn đã được để trong ngăn mát của tủ và 75 - 85 độ C khi hâm đồ ăn ở ngăn đá, ngăn lạnh.

Bước 5: Khi hoạt động, đèn báo hiệu của máy sẽ sáng, đến lúc đạt nhiệt độ nóng tối đa và đạt chuẩn, đèn báo hiệu sẽ tự tắt. Kiểm tra bình sữa bằng cách khuấy đều rồi kiểm tra bằng nhiệt kế và cho bé uống được.

Cách hâm sữa để đông bằng máy hâm sữa

Mẹ có thể rã đông trước rồi sử dụng máy hâm sữa để quá trình hâm sữa nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và an toàn khi sử dụng. Đây là cách được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì sẽ giữ cho sữa được nhiều chất dinh dưỡng, mẹ không cần phải canh để đổ thêm nước vào khi hết nước và tỉ lệ cháy máy sẽ ít hơn so với cách hâm trực tiếp.

Nếu hâm nóng sữa từ trạng thái đông đá, hãy bắt đầu bằng cách xả bịch sữa đông dưới vòi nước mát để đảm bảo sữa được rã đông một cách từ từ, không làm hỏng các dưỡng chất trong sữa. Khi sữa đã không còn đông đá, từ từ tăng nhiệt độ nước để làm ấm dần sữa. Sau đó, hâm sữa tương tự như cách hâm sữa để ngăn mát.

Bảo quản sữa sau khi hâm như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh, sữa đã pha cũng chỉ để ở nhiệt độ phòng một tiếng và bảo quản trong tủ lạnh là 24 tiếng. Vậy cách tốt nhất là mẹ chỉ cần pha sữa sẵn cho con, sau đó nếu bé chưa ăn ngay mẹ hãy để tủ lạnh bảo quản. Khi nào bé đói, mẹ chỉ việc lấy ra hâm trong máy hâm sữa là được và đừng để lâu trong máy sau khi hâm nóng.

Tuy nhiên, mẹ có thể đựng sữa sau khi hâm nóng bé không bú hết vào tủ lạnh để bảo quản và cho bé uống vào cữ kế tiếp. Trong trường hợp nếu nghi ngờ về chất lượng sữa, tốt hơn hết mẹ nên bỏ lượng sữa thừa này đi. Sau khi làm cho tan sữa đông lạnh bằng phương pháp đặt bình sữa vào máy hâm sữa, mẹ có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa, song tuyệt đối không làm đông đá lần thứ hai.

Sữa mẹ để trong máy hâm sữa để được bao lâu?

Vi khuẩn có thể sống ở cả hai nhiệt độ nóng và lạnh, nhưng chúng có thể sống, phát triển tốt nhất ở điều kiện ấm, ẩm và đặc biệt là môi trường giàu protein. Sữa của mẹ có thể bị hỏng nếu như mẹ để trong máy hâm sữa thời gian dài. Đó là lí do mà các nhà sản xuất cũng khuyến cáo các mẹ chỉ nên để bình sữa trong máy khoảng 1 giờ đồng hồ.

Một số lưu ý khi sử dụng máy hâm sữa

  • Hãy kiểm tra nhiệt độ của bình sữa lại một lần nữa trước khi cho bé uống để đảm bảo an toàn.
  • Không thể ngắt hoàn toàn máy hâm sữa bằng cách ấn công tắc tắt khi máy đang hoạt động, vì khi công tắc ngắt là máy chuyển sang chế độ ủ ấm. Để tắt máy, hãy rút phích cắm điện ra.
  • Luôn đảm bảo máy hâm sữa được đổ đầy đủ nước vào khoang hâm trước khi cắm máy để tránh làm hỏng máy hâm sữa.
  • Không nên đặt tay lên phía trên của máy khi máy đang hoạt động hay vừa kết thúc quá trình hâm sữa do hơi nước của máy phả ra có thể gây bỏng tay.
  • Đặt máy hâm sữa ở nơi bằng phẳng, khô ráo và để máy tránh xa tầm tay trẻ em.

Hi vọng thông tin trên đây hữu ích đối với bạn. 

Tham khảo máy hâm sữa tốt nhất tại:

Hà Nội: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

TP. HCM: 716-718 Điện Biên Phủ, P.10, Q.10

Điện thoại: 028.3833.6666

Gửi bình luận

Hâm sữa bằng máy trong bao lâu để không làm mất dinh dưỡng và đủ ấm cho bé? Thời gian trung bình khoảng từ 4 -10 phút, phụ thuộc vào lượng sữa, nhiệt độ và nhiều yếu tố khác. Mẹ theo dõi bài viết sau để biết chính xác thời gian hâm sữa phù hợp nhất cho bé nhé!

Dùng máy hâm sữa để được bao lâu
Hâm sữa bằng máy thường khoảng từ 4 – 10 phút

1. Hâm sữa bằng máy trong bao lâu?

Đối với bé sơ sinh, nhiệt độ sữa thích hợp để bé bú là khoảng 37 độ C (bằng với thân nhiệt của mẹ). Chính vì vậy, nước ngâm trong bình được các nhà sản xuất thường đặt mặc định khoảng 40 độ C để sữa hâm không bao giờ bị tình trạng nóng quá.

Nếu mẹ sử dụng nước ở nhiệt độ thường (20-25 độ C), mẹ cần hâm nước trước. Sau khoảng 3-5 phút, máy báo tín hiệu đạt nhiệt độ chuẩn (khoảng 40 độ C), mẹ mới có thể hâm sữa. Thay vì thế, nếu mẹ để máy hoạt động liên tục để nước ngâm bình luôn ở nhiệt độ 40 độ C, mẹ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn (tới 5 phút) mỗi lần hâm sữa cho bé.

Dùng máy hâm sữa để được bao lâu
Mẹ hâm sữa cho bé với nhiệt độ nước trong bình ngâm khoảng 40 độ C

Thời gian hâm sữa nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

1 – Lượng sữa: Sữa càng nhiều, quá trình trao đổi nhiệt bên trong càng lâu nên thời gian hâm sữa sẽ dài hơn.

2 – Chất liệu của bình: Bình bằng nhựa nhanh nóng hơn so với bình thủy tinh, tuy nhiên khi gặp nhiệt độ cao bình nhựa có nguy cơ giải phóng ra những chất độc hại như Bisphenol A (BPA), bisphenol S (BPS), phthalates và các vi nhựa,… vào sữa của bé. Khi bé uống phải sữa có chứa các chất này sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bệnh như: dị tật bẩm sinh, viêm gan, tiểu đường, vô sinh, ung thư,… Vì vậy dùng bình sữa thủy tinh là giải pháp an toàn nhất khi hâm sữa cho bé bởi chúng chịu nhiệt tốt, không giải phóng chất độc hại khi gặp nhiệt độ cao, an toàn cho sức khỏe của bé.

Mẹ tham khảo bình sữa thủy tinh Mamamy, bình có trọng lượng nhẹ chỉ bằng quả táo, được làm từ cát tự nhiên và không vỡ khi rơi, khắc phục được hầu hết các nhược điểm của bình sữa thủy tinh thông thường, mẹ an tâm cho bé tu ti.

Dùng máy hâm sữa để được bao lâu
Nên hâm sữa cho bé bằng bình thủy tinh để đảm bảo an toàn

3 – Nhiệt độ của sữa trước khi bỏ vào máy hâm: Nhiệt độ sữa càng ấm, thời gian hâm càng nhanh, cụ thể như sau:

  • Sữa mẹ vừa vắt: Nếu bé không thể ti mẹ vì một số nguyên nhân bất khả kháng như bé bị nấm miệng, mẹ bị nấm ti, mẹ cần vắt sữa ra bình để cho bé bú. Với thời tiết mùa đông lạnh hoặc sau khi vắt sữa khoảng 20 phút, sữa mẹ đã nguội hơn so với nhiệt độ cơ thể, mẹ cần cho vào máy từ 3 – 5 phút hâm lại sữa là bé có thể sử dụng được.
  • Sữa bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh: Nhiệt độ ở tủ lạnh khoảng từ 2 -8 độ C (thấp hơn nhiều so với nhiệt độ sữa mẹ mới vắt) nên cần hâm khoảng 6 – 10 phút để đạt được nhiệt độ khoảng 37 độ C, thích hợp cho bé bú.

4 – Nước sử dụng để hâm cho bé: Thời tiết mùa đông nước sẽ lạnh hơn mùa hè, thời gian hâm sữa sẽ lâu hơn. Trường hợp mẹ muốn tiết kiệm thời gian, để bé không phải chờ sữa lâu, mẹ để máy hâm sữa hoạt động liên tục để nước ngâm luôn ở nhiệt độ khoảng 40 độ C, thời gian hâm sữa sẽ nhanh hơn mẹ dùng nước ở nhiệt độ thường.

2. Hướng dẫn hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa

Hâm sữa bằng máy là giải pháp tiện lợi, tối ưu nhất trong các phương pháp hâm sữa hiện nay với các bước đơn giản sau:

Dùng máy hâm sữa để được bao lâu
Mực nước trong máy phải cao hơn mực nước trong bình sữa để đảm bảo làm nóng đồng đều
  • Bước 1: Rã đông nếu sữa ở ngăn đông, sau đó lắc nhẹ để lớp sữa béo ở trên hòa tan vào lớp sữa trong bên dưới. Mẹ đổ sữa vào bình thủy tinh để đảm bảo an toàn cho bé nếu mẹ đang bảo quản sữa bằng bình nhựa hoặc túi zip.
  • Bước 2: Lắc đều sữa trong bình, đặt vào chính giữa của máy.
  • Bước 3: Đổ nước vào máy hâm sao cho lượng nước không ngập quá vạch quy định, với loại máy không có vạch quy định cần để mực nước cách miệng máy khoảng 3 – 6 cm. Nước trong máy hâm sữa phải cao hơn mực sữa trong bình của bé để đảm bảo sữa được làm ấm đều.
  • Bước 4: Cắm ổ điện, khởi động máy, chọn chế độ hâm sữa, nhiệt độ hâm 40 độ C.
  • Bước 5: Đợi máy hâm sữa trong khoảng 4 -10 phút, khi nước ngâm đạt ngưỡng 40 độ C, máy sẽ tự ngắt, mẹ rút dây điện, lấy bình sữa ra cho bé bú.
  • Bước 6: Lau khô bình sữa, sau đó cho bé bú được rồi ạ!.

3. Cách tốt nhất để bảo quản sữa mẹ

Để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé mẹ cũng cần chú ý cách bảo quản bình sữa. Một số mẹo nhỏ này sẽ giúp mẹ giữ sữa tốt nhất, mẹ đừng bỏ qua nhé!

  • Hạn dùng của mỗi loại sữa phụ thuộc vào cách bảo quản:
    • Sữa bảo quản ở ngăn đá trữ được trong vòng 3 – 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, khi hâm lại sữa, sữa sẽ bị mất một phần chất dinh dưỡng và kháng thể như vitamin, enzyme, axit amin… nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyên mẹ nên sử dụng càng sớm càng tốt.
    • Sữa bảo quản ngăn mát nên dùng ngay sau 72 giờ vì ở ngưỡng nhiệt độ khoảng 2-8 độ C dưới ngăn mát, sữa dễ bị vi khuẩn xâm nhập và làm hỏng dễ hơn.
Dùng máy hâm sữa để được bao lâu
Đánh dấu ngày trước khi bảo quản sữa, sắp xếp sữa khoa học đảm bảo sữa trữ trước dùng trước
  • Đánh dấu ngày trước khi cho sữa vào cấp đông: Sữa bảo quản được sử dụng theo nguyên tắc sữa vắt trước dùng trước, do đó mẹ nên ghi ngày lên vỏ đựng để tiện kiểm tra trước khi cho bé dùng. Bên cạnh đó sữa cũng cần được sắp xếp để dễ lấy, sữa vắt trước để ra ngoài, sữa vắt sau để vào trong lần lượt từng hàng từ phải sang trái của tủ lạnh.

4. Những lưu ý khi hâm nóng và rã đông sữa mẹ

Hâm sữa cho bé là công việc đơn giản hàng ngày của mẹ bỉm sữa, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách hâm đúng, rã đông để đảm bảo giữ được dưỡng chất, vitamin, kháng thể nhiều nhất cho bé.

Dùng máy hâm sữa để được bao lâu
Kiểm tra nhiệt độ bình sữa bằng nhiệt kế hoặc nhỏ ra tay mẹ trước khi cho bé bú

Vậy có lưu ý gì trong quá trình rã đông, hâm sữa cho bé không? Câu trả lời cho mẹ đây ạ.

  • Kiểm tra sữa trước khi dùng cho bé: Trong 1 số trường hợp, mẹ ngâm bình quá lâu, máy hâm sữa bị hỏng, nhiệt độ của sữa không được chính xác. Khi đó, trước khi cho bé ti, mẹ nhỏ vài giọt ra tay hoặc dùng nhiệt kế điện tử để kiểm tra, nếu sữa nóng trên 38 độ C mẹ chờ khoảng 2-3 phút cho sữa nguội hơn rồi mới cho bé bú nhé. Ngoài ra, mẹ cũng đừng cho bé bú sữa đã nguội hoặc còn lạnh dưới 30 độ C vì sẽ gây lạnh bụng cho bé, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con, mẹ hâm lại rồi mới dùng nhé!
  • Chỉ hâm sữa 1 lần duy nhất: Hâm sữa chủ yếu với mục đích làm ấm, giúp bé cảm thấy sữa ngon hơn cũng như lành bụng cho bé hơn. Tuy nhiên nếu mẹ hâm nhiều lần sẽ làm sữa bị biến chất, ngoài ra khi để sữa ngoài nhiệt độ thường dễ khiến sữa bị vi khuẩn, vi nấm xâm nhập và có điều kiện phát triển.
Dùng máy hâm sữa để được bao lâu
Mẹ chỉ nên hâm sữa một lần duy nhất
  • Sử dụng hết sữa đã hâm trong vòng 1 giờ: Sữa khi để ở môi trường bên ngoài dễ bị vi khuẩn, vi nấm xâm nhập, sinh sôi và phát triển sau 1 thời gian dài, vì vậy sữa đã hâm mẹ cho bé uống ngay. Trong trường hợp bé không uống hết, mẹ đừng tiếc mà hãy bỏ đi, không trữ lại và hâm lại lần nữa mẹ nhé!
  • Không hâm sữa ở nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao hơn trên 60 độ C khiến vitamin, kháng thể các dưỡng chất dễ bị biến đổi, không đảm bảo được dinh dưỡng cho bé. Vì vậy mẹ không sử dụng nước đun sôi, lò vi sóng để hâm sữa cho bé nhé!
  • Rã đông sữa tự nhiên: Sữa trữ ở ngăn đông có nhiệt độ dưới 0 độ C, nếu mẹ sử dụng nhiệt độ cao khoảng 40 độ C để rã đông ngay sẽ khiến sữa dễ bị hỏng, biến chất. Vì vậy, sữa bảo quản ở ngăn đông cần được để xuống ngăn mát từ 8 -12 tiếng để rã đông từ từ. Nếu mẹ cần dùng ngay cho bé, mẹ để bịch sữa ra ngoài hoặc xả dưới vòi nước lạnh từ 20 – 30 phút để sữa tan thành nước rồi mới hâm sữa mẹ nhé.

Qua bài viết này, mẹ hẳn đã trả lời được câu hỏi hâm sữa bằng máy trong bao lâu cũng như hiểu rõ hơn cách để hâm sữa an toàn mà vẫn giữ được dưỡng chất tốt nhất trong sữa cho bé. Góc của mẹ chúc bé yêu luôn ăn ngon, chóng lớn và luôn mạnh khỏe bên mẹ nhé!