Dược sĩ chuyên khoa 2 là gì

Hiện nay, trong các tin tức sức khỏe có đề cập đến một chuyên gia y khoa nào đó, chúng ta rất thường bắt gặp các cụm từ như CKI, CKII, PGS, ThS, TS, v.v Đã bao giờ bạn tự hỏi những chữ đó là gì chưa?

Trong bài viết này, Docosan sẽ giải thích tường tận ý nghĩa của các cụm viết tắt này trong lĩnh vực y tế nói riêng.

Tóm tắt nội dung

  • 1 Phân biệt Học vị và Học hàm
    • 1.1 1. Học vị:
    • 1.2 2. Học hàm
      • 1.2.1 Các bác sĩ có học hàm giáo sư trên Docosan
  • 2 Phân biệt bác sĩ chuyên khoa 1 (BSCKI) và Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCKII)
    • 2.1 BSCKI Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?
      • 2.1.1 Các BSCKI trên Docosan
    • 2.2 BSCK II Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì?
      • 2.2.1 Các BSCKII trên Docosan
    • 2.3 BSCKI hay BSCKII giỏi hơn? Nên đặt khám CKI hay CKII?

Phân biệt Học vị và Học hàm

Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm học vị và học hàm và các quy trình để đạt được.

1. Học vị:

Học vị là bằng cấp mà một người phải trải qua quá trình học tập mới có, bao gồm:

  • Tiến sĩ (TS) Doctor of Philosophy (Ph.D, PhD, D.Phil hoặc Dr.Phil)
  • Tiến sĩ khoa học Doctor of Science (Sc.D, D.Sc, S.D hoặc Dr.Sc)

Trước đây do Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ thống bằng cấp ở Châu Âu, học vị có Thạc sĩ, Phó Tiến sĩ và Tiến sĩ. Sau này, nước ta chuyển sang hệ thống của Mỹ phù hợp hơn thì Phó Tiến sĩ trở thành Tiến sĩ, và Tiến sĩ trở thành Tiến sĩ khoa học.

Quy trình để lấy học vị:

  • Đối với Thạc sĩ: Tốt nghiệp Đại học, học 2 năm Cao học, bảo vệ 1 đề tài thành công sẽ được nhận bằng Thạc sĩ.
  • Đối với Tiến sĩ: Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ, trở thành nghiên cứu sinh, bảo vệ thành công đề tài và có ít nhất 2 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, sẽ được nhận bằng Tiến sĩ.
  • Đối với Tiến sĩ khoa học: tiếp tục nâng cao đề tài đã bảo vệ khi nhận bằng Tiến sĩ, mở rộng hơn nữa và bảo vệ thành công theo quy trình tương tự sẽ thành Tiến sĩ khoa học.

2. Học hàm

Học hàm được Hội đồng khoa học Việt Nam phong tặng dựa trên công lao đóng góp của người có học vị trong các công trình nghiên cứu khoa học, bao gồm:

  • Phó Giáo sư (PGS) Asscociate Professor (Assoc. Prof.)
  • Giáo sư (GS) Professor (Prof.)

Với học hàm Phó Giáo sư, không được viết tắt là A. Prof. vì có thể nhầm lẫn với trợ lý giáo sư (Assistant Professor). Sử dụng thành thạo 1 ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh là tiêu chuẩn chung của Phó Giáo sư và Giáo sư.

Quy trình nhận học hàm: Giáo sư và Phó Giáo sư đều phải trải qua quá trình suy xét của Hội đồng Giáo sư nhà nước và được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

Quá trình xét sẽ đánh giá các điều kiện cụ thể của 1 người như:

  • Lượng giờ giảng
  • Số lượng Nghiên cứu sinh hướng dẫn
  • Lượng sách đã viết
  • Lượng bài báo đã đăng

Trong y khoa, chuyên môn nào được đào tạo được ghi bổ sung thêm sau học vị và học hàm, ví dụ như: Thạc sĩ Hô hấp, Giáo sư Tiến sĩ Huyết học và Ung bướu, v.v

Các bác sĩ có học hàm giáo sư trên Docosan

PGS TS.Nguyễn Thi Hùng Khoa Thần kinh

PGS TS Trần Quang Bính Khoa nội tổng hợp

PGS TS. Nhan Trừng Sơn Khoa Tai Mũi Họng

PGS TS.Vũ Bá Quyết Khoa Phụ sản

Phân biệt bác sĩ chuyên khoa 1 (BSCKI) và Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCKII)

Tại Việt Nam, khi một người học Đại học các chuyên ngành liên quan đến Y khoa trong 6 năm, thì lúc tốt nghiệp, người đó đã là bác sĩ nhưng vẫn chưa được hành nghề. Sau khi học thêm khoảng 18 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề thì các bác sĩ tập sự này mới chính thức được chữa bệnh cho người dân. Cần ít nhất phải từ 2-4 năm để đào tạo chuyên sâu, và trau dồi thêm kiến thức trong quá trình thực hành, làm việc.

Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa trình độ của bác sĩ chuyên khoa 1 và 2 (CKI, CKII) mà mọi người cần hiểu rõ. Nói đơn giản, những người có bằng bác sĩ chuyên khoa 2 được công nhận tương đương với Tiến sĩ còn bác sĩ chuyên khoa 1 thì giống như Thạc sĩ.

BSCKI Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Bác sĩ chuyên khoa là khái niệm phân cấp trình độ của các bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp Đại học, nếu muốn học nâng cao trình độ chuyên môn thì có 2 lựa chọn:

  • Thực hành lâm sàng
  • Nghiên cứu

Muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 (BSCKI) thì phải học thêm 1 năm để thành bác sĩ chuyên khoa định hướng trước, và học tiếp khoảng 2 năm nữa để trở thành chuyên khoa 1.

Như vậy, một sinh viên tốt nghiệp trường Y cần học ít nhất là 3 năm học thêm để lấy chứng chỉ BSCKI, với điều kiện học là nam không quá 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi.

Các BSCKI trên Docosan

BSCKI Nguyễn Thị Phương Trang Khoa Da liễu

BSCKI. Hồ Việt Thu Khoa phụ sản

ThS BS. Lê Vũ Tân Nam khoa

BSCKI. Lê Nguyễn Như Ngọc Nha khoa

BSCK II Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì?

Sau khi trở thành BSCKI, nếu muốn nâng cấp trình độ chuyên môn, các bác sĩ phải học chuyên sâu thêm khoảng 2 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCKII), với điều kiện học là nữ không quá 50 tuổi và nam không quá 55 tuổi.

Các ngành đào tạo cho BSCKII: Chấn thương chỉnh hình, Ngoại khoa, Nội khoa, Sản phụ khoa, Y học cổ truyền, Quản lý y tế,

Các BSCKII trên Docosan

BSCKII. Nguyễn Bạch Huệ Nhi khoa

BSCKII.Lê Kim Sang Khoa Tiêu hoá

BSCKI hay BSCKII giỏi hơn? Nên đặt khám CKI hay CKII?

Vì BSCKII là học lên từ BSCKI nên xét về mặt trình độ, BSCKII có kiến thức cao và rộng hơn, giữ vị trí quan trọng hơn trong ngành so với BSCKI.

Tuy nhiên, chất lượng thăm khám sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tự trau dồi kiến thức thực tế, kinh nghiệm hành nghề và tình trạng của từng bệnh nhân, nên không thể khẳng định BSCKI hay BSCKII khám giỏi hơn.

Trong thời điểm hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có nơi nào đào tạo Bác sĩ chuyên khoa 3 (BSCKIII) và cũng chưa có người nào nắm giữ học vị này.

Hy vọng sau khi tham khảo thông tin mà Docosan cung cấp, mọi người sẽ hiểu rõ hơn khi đọc những bài báo, trích dẫn hay phỏng vấn các chuyên gia y khoa, và chọn lựa bác sĩ phù hợp nhất cho mình khi cần thăm khám.