Đường Nguyễn Trãi tiếng Trung là gì

Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌, 1380 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai (抑齋), là một nhà chính trị, nhà văn, người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam.[2] Ông được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới"[3] và là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.[4]

Nguyễn Trãi
Đường Nguyễn Trãi tiếng Trung là gì
Nguyên văn "Bình Ngô đại cáo"
Trích trong Hoàng Việt Văn Tuyển phát hành năm 1825, bản lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Đầu năm 1428, ngay cả khi chưa chính thức lên ngôi vua, Bình Định Vương đã đại hội các tướng và các quan văn võ, định công ban thưởng. Ngày 29 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi làm lễ lên ngôi ở điện Kính Thiên tại Đông Kinh, đại xá thiên hạ, giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo với cả nước về việc chiến thắng quân Minh.[46]

Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, an táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Lê Thái Tông xuống sắc chỉ sai Nguyễn Trãi, với tư cách là Vinh lộc Đại phu Nhập nội Hành khiển tri Tam quán sự, soạn văn bia Vĩnh Lăng thần đạo bi.[47]

Triều vua Lê Thái TôngSửa đổi

Ngày 21 tháng 2 năm 1434, Lê Thái Tông bổ nhiệm 156 quan viên lớn nhỏ, trong số đó có Nguyễn Trãi.[48][49] Năm 1435, Nguyễn Trãi dâng lên vua sách Dư địa chí, trong đó ông ghi chép khá đầy đủ về bờ cõi hành chính nước Đại Việt thời đó.[50]

Tháng 5, năm 1434, Nguyễn Trãi đang giữ chức Hành khiển, soạn xong tờ tâu để Nguyễn Tông Trụ mang sang đưa lên vua Minh, bị Nội mật viện Nguyễn Thúc Huệ, Học sĩ Lê Cảnh Xước, Đại Tư đồ Lê Sát và Đô đốc Phạm Vấn phản đối và trách cứ và đòi sửa chữa. Nguyễn Trãi kiên quyết giữ chủ kiến của mình, cuối cùng Lê Thái Tông vẫn theo như bản tâu của ông, không thay đổi.[51] Tháng 12, năm 1434, Nguyễn Trãi cùng các đại thần theo vua Lê Thái Tông làm lễ rước thần chủ mới của Thái Tổ và Quốc thái mẫu vào thờ ở Thái miếu.[52]

Năm 1435, tháng 6, Đại Tư đồ Lê Sát tiến cử Nguyễn Trãi và một số viên quan khác vào dạy học cho Lê Thái Tông ở tòa Kinh Diên nhưng vua Lê Thái Tông không chấp thuận.[53][54]

Trong vụ án bảy tên trộm vào tháng 3 năm 1435, ông tranh cãi với Lê Sát và Lê Ngân về việc xử lý bảy tên ăn trộm ít tuổi can tội tái phạm. Ông khuyên Lê Thái Tông nên nhân nghĩa: "Pháp lệnh không bằng nhân nghĩa cũng rõ lắm rồi. Nay một lúc giết bảy người, e không phải là hành vi của bậc đại đức". Nhưng khi Lê Sát và Lê Ngân đề nghị ông dùng nhân nghĩa cảm hóa kẻ trộm thì ông từ chối. Cuối cùng xử chém 2 tên, còn lại thì xử đi đày.[55]

Trước đây, Lê Thái Tổ đã sai Nguyễn Trãi định ra quy chế mũ áo nhưng chưa kịp thi hành. Tháng 2 năm 1437, vua Lê Thái Tông lại sai Nguyễn Trãi cùng với Lương Đăng sửa định nhã nhạc và quy chế lễ nghi trong triều đình. Nguyễn Trãi đã dâng lên bản vẽ khánh đá và biểu tâu, vua Thái Tông khen ngợi và tiếp nhận sai thợ đá huyện Giáp Sơn lấy đá ở núi Kính Chủ để làm.[55] Nhưng đến tháng 5, năm 1437, Lương Đăng dâng sớ thư về quy chế có nhiều ý kiến khác với Nguyễn Trãi ở những chỗ bàn về số lượng, trọng lượng các nhạc khí. Vua Thái Tông lựa chọn đề nghị của Lương Đăng, nên Nguyễn Trãi tâu xin trả lại việc đã được giao phó.[55] Tháng 11 năm 1437, vua Lê Thái Tông cho ban bố các nghi thức lễ đại triều do Lương Đăng soạn định với triều đình, Nguyễn Trãi cùng một nhóm văn thần như Đào Công Soạn, Nguyễn Văn Huyến, Nguyễn Liễu, Nguyễn Truyền dâng sớ phản đối, nhưng không có kết quả. Cũng vì việc đó, Nguyễn Liễu bị "thích chữ vào mặt, đày ra châu xa".

Khoảng cuối năm 1437, đầu năm 1438, Nguyễn Trãi xin về hưu trí ở Côn Sơn[56] - nơi trước kia từng là thái ấp của ông ngoại ông - chỉ thỉnh thoảng mới vâng mệnh vào chầu vua.

Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí, sau khi không hợp với Lương Đăng về việc nhạc, ông đã xin về quê hưu trí. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng không chép ông làm gì sau thời gian này, đến năm 1442, sách mới chép việc ông mời vua Lê Thái Tông về ngự ở Côn Sơn. Theo nghiên cứu của Trần Huy Liệu, căn cứ vào biểu tạ ơn của Nguyễn Trãi, năm 1439, Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, khôi phục lại hết các chức tước cũ trừ chức "Lại bộ Thượng thư".[57] Chức danh và tước hiệu đầy đủ của ông khi ấy là:

Vinh lộc Đại phu, Nhập nội Hành khiển, Môn hạ sảnh Tả ty Hữu Gián nghị Đại phu kiêm Hàn lâm viện Thừa chỉ học sĩ, tri Tam quán sự, Đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự, Á đại trí tự, tứ quốc tính Lê Trãi.[58]

Ông cũng được giao cho việc coi giữ sổ sách, xét án kiện quân dân ở Tây đạo và Bắc đạo.[59] Nguyễn Trãi nhận mệnh vua, dâng biểu tạ ơn với sự hả hê thấy rõ. Trần Huy Liệu cho rằng đây là những năm đắc chí nhất của Nguyễn Trãi. Trong khoa thi Hội năm 1442, Nguyễn Trãi với danh nghĩa là Hàn lâm viện Học sĩ kiêm Tri Tam quán sự ra làm Giám khảo và lấy đỗ Trạng nguyên Nguyễn Trực.

Lý do mấtSửa đổi

Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông.[60] Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên[e] thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu giết vua. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi bị giết cùng người thân 3 họ, gọi là tru di tam tộc.

Di lụy và hồi phụcSửa đổi

Sau khi Nguyễn Trãi chết, đa phần những di cảo thơ văn và trước tác của ông đều bị tiêu hủy. Bản khắc in sách Dư địa chí bị Đại Tư đồ Đinh Liệt sai hủy[61] (năm 1447).[62] Nhiều trước tác mất vĩnh viễn đến nay như Luật thư,[63] Ngọc đường di cảo, Giao tự đại lễ... Gia quyến Nguyễn Trãi cũng lưu tán khi biến cố Lệ Chi Viên xảy đến. Theo gia phả họ Nguyễn Nhị Khê, em trai Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Hùng chạy về Phù Khê, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Nguyễn Phù - một người con của Nguyễn Trãi - chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang họ Bế Nguyễn. Bà vợ thứ năm của Nguyễn Trãi là Lê thị, đang mang thai, phải trốn về Phương Quất, huyện Kim Môn, Hải Dương. Đặc biệt, bà vợ thứ tư của Nguyễn Trãi là Phạm Thị Mẫn, lúc đó cũng đang mang thai, được người học trò cũ của chồng là Lê Đạt giúp chạy trốn vào xứ Bồn Man, sau về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Tại đây, bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ.

Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu đại xá cho Nguyễn Trãi,[Nhận định 1] truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan. Bọn các ông Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lê Sát v.v.v... cũng được đại xá trong các đời Nhân Tông và Thánh Tông. Việc đại xá là để tỏ tấm lòng khoan hậu của Hoàng đế đối với tội thần, không nên hiểu nhầm là minh oan.

Nguyễn Anh Vũ khi ấy đi thi đỗ Hương cống, được nhà vua bổ nhiệm làm Tri huyện.[64]

Năm 1467, Lê Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Sau khi Nguyễn Trãi bị nạn 70 năm, ngày 8 tháng 8 năm 1512, vua Lê Tương Dực truy tặng Nguyễn Trãi tước Tế Văn hầu, đến thời điểm này, Nguyễn Trãi mới được truy tặng tước vị tương đương lúc sinh thời, chế văn truy tặng có câu:

Long hổ phong vân chi hội, do tưởng tiền duyên

Văn chương sự nghiệp chi truyền, vĩnh thùy hậu thế

Dịch là:

Gặp gỡ long hổ phong vân, còn ghi duyên cũ

Truyền tụng văn chương sự nghiệp, để mãi đời sau[65]

Gia đìnhSửa đổi

Nguyễn Trãi có 5 người vợ và 7 người con trai

VợSửa đổi

  • Bà Trần Thị Thành
  • Bà Phùng Thị
  • Bà Lê thị
  • Bà Nguyễn Thị Lộ
  • Bà Phạm Thị Mẫn

ConSửa đổi

  • Nguyễn Ứng (con bà Trần thị).
  • Nguyễn Phù (con bà Trần thị).
  • Nguyễn Bảng (con bà Phùng thị).
  • Nguyễn Tích (con bà Phùng thị).
  • Nguyễn Anh Vũ (con bà Phạm thị).
  • Ông tổ chi họ Nguyễn ở Quế Lĩnh, Phương Quất, huyện Kinh Môn, Hải Dương (con bà Lê thị).

Con cháu đời sauSửa đổi

  • Nguyễn Thiện Thuật
  • Nguyễn Văn Cừ

Tư tưởng Nguyễn TrãiSửa đổi

Thời hiện đại, một số nhà làm sử ở Việt Nam như Doãn Chính, Phan Huy Lê, Nguyễn Khắc Thuần... đã viết các sách với nội dung mà họ gọi là Tư tưởng Nguyễn Trãi, nay trích lại dưới đây:

Nguyễn Trãi được coi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam,[66] tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê khi mà xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển,[67] đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Tư tưởng Nguyễn Trãi không được ông trình bày thành một học thuyết có hệ thống hay chứa đựng trong một trước tác cụ thể nào mà được thể hiện rải rác qua các tác phẩm của ông, được phát hiện bằng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội hiện đại. Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo[68] (trong đó Nho giáo đóng vai trò chủ yếu), có sự kết hợp chặt chẽ với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam lúc đó.

Ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng Nguyễn TrãiSửa đổi

Tư tưởng Nguyễn Trãi xuất phát từ Nho giáo, mà cụ thể là Nho giáo Khổng Tử. Ông đã vận dụng xuất sắc các tư tưởng Nho giáo vào công cuộc khởi nghĩa, chống lại sự thống trị của nhà Minh lên Việt Nam cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước thời kì đầu nhà Hậu Lê.

  • Tư tưởng nhân nghĩa: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học chính trị của ông. Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia.[69] Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, tư tưởng hòa bình là một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước. Nhân nghĩa còn được thể hiện ước mơ xây dựng xã hội lý tưởng cho nền thái bình muôn thuở: xã hội Nghiêu Thuấn của Nguyễn Trãi. Tất nhiên mơ ước ấy của ông là không tưởng.[70]
  • Mệnh trời: Nguyễn Trãi tin ở Trời và ông coi Trời là đấng tạo hóa sinh ra muôn vật. Cuộc đời của mỗi con người đều do mệnh trời sắp đặt. Vận nước, mệnh vua cũng là do trời quy định. Nhưng Trời không chỉ là đấng sinh thành, mà còn có tình cảm, tấm lòng giống như cha mẹ. Lòng hiếu sinh và đạo trời lại rất hòa hợp với tâm lý phổ biến và nguyện vọng tha thiết của lòng người, đó là hạnh phúc, ấm no và thái bình. Nếu con người biết tuân theo lẽ trời, mệnh trời, thì có thể biến yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng. Và ngược lại, theo Nguyễn Trãi, nếu con người không theo ý trời, lòng trời, thì có thể chuyển yên thành nguy và tự rước họa vào thân.
  • Tư tưởng nhân dân: Nguyễn Trãi đầy lòng thương dân, yêu dân và trọng dân. Ông khẳng định nhân dân là lực lượng sản xuất ra vật chất của xã hội và động lực quyết định sự suy vong của triều đại, đất nước. Ông được coi là nhân vật lịch sử có tư tưởng nhân dân cao quý nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.[71]
  • Quan điểm sống: Nguyễn Trãi khuyên con người ta nên tu thân theo các tiêu chuẩn Nho giáo: sống trung dung, tuân theo tam cương ngũ thường, đặc biệt là đạo hiếu và đạo trung.

Về ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng Nguyễn Trãi, Trần Đình Hượu cho rằng:

Về hệ thống, tư tưởng nhân sinh của Nguyễn Trãi vẫn thuộc Nho giáo nhưng là một Nho giáo khoáng đạt, rộng rãi, không câu nệ và vì vậy không chỉ là gần gũi mà còn là phong phú hơn, cao hơn lối sống thuộc dân tộc trước đó  Trần Đình Hượu

Ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo với tư tưởng Nguyễn TrãiSửa đổi

Ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi chủ yếu qua các tác phẩm thơ văn của ông với nội dung khuyên răn luân lý. Ông khuyên con người ta không coi trọng vật chất mà nên sống với chữ đức, hiểu được giá trị bền vững của đạo đức, coi trọng danh dự và sự giàu có về tâm hồn hơn là sự giàu có về tiền bạc. Danh lợi là sắc không, đạo đức mới là của chầy. Muốn có đạo đức thì phải làm điều thiện, sống có hiếu, có khí tiết, không uốn mình, không cầu xin danh lợi, không oán thán, biết tha thứ cho người khác, sống trong sạch, lành mạnh, thanh tịnh, luôn nhận phần thiệt thòi về mình. Tư tưởng Lão - Trang thể hiện ở quan niệm sống phủ nhận danh lợi, ung dung tự tại, vô vi và hòa hợp với thiên nhiên.[72]

Một số ý kiến cho rằng, ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo, dù chỉ giữ vị trí thứ yếu trong tư tưởng Nguyễn Trãi, chính là ảnh hưởng của tam giáo đồng nguyên trong hệ tư tưởng Lý - Trần. Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam. Trước Nguyễn Trãi là một văn hóa Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Phật giáo, sau Nguyễn Trãi là một văn hóa Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Nho giáo từ Trung Quốc. Nguyễn Trãi chủ trương xây dựng một nền văn hóa dân tộc, Nho giáo trong tư tưởng của ông có thể gọi là tư tưởng Nho giáo dân gian. Sự thất bại của Nguyễn Trãi trong việc chế định nhã nhạc và việc Lương Đăng hoàn toàn mô phỏng nhã nhạc triều Minh trong việc soạn nhạc cung đình triều Lê đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự tiến triển của tình trạng nhị nguyên văn hóa giữa cung đình và dân gian. Sức sống của nền văn hóa dân tộc giờ đây phải tìm về kho tàng văn hóa dân gian, ở đó các cương lĩnh Nho giáo đã bị lật ngược lại, còn trong triều đình thì về chính trị là chế độ trung ương tập quyền theo hướng chuyên chế, về tư tưởng - văn hóa thì theo hướng độc tôn Nho giáo, bài xích Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian.[73]

Sự nghiệp văn chươngSửa đổi

Theo Lê Quý Đôn chép trong sách Đại Việt thông sử, phần Văn tịch chí, thời nhà Minh xâm lược Đại Việt, Trương Phụ thu thập hầu hết sách vở của Đại Việt gửi theo đường sông về Kim Lăng, Trung Quốc. Khi Lê Lợi giành lại độc lập cho Đại Việt, ông mới ra lệnh thu thập sách vở, các bậc danh nho như Lý Tử Tấn, Phan Phu Tiên, Nguyễn Trãi,... cùng nhau sưu tập. Nhưng sau cuộc binh hỏa, sách vở mười phần nay chỉ còn được 3, 4 phần, Lê Quý Đôn có thống kê đầy đủ ở sách Đại Việt thông sử.[74]

Đến thời hiện đại, khi biên soạn sách những tác giả như Nguyễn Hữu Sơn, Phan Huy Lê,... không rõ căn cứ vào đâu khi họ cho rằng sau vụ Lệ Chi Viên, Đinh Liệt cho hủy các sách của Nguyễn Trãi như Luật thư, Dư địa chí, Ngọc đường di cảo, Giao tự đại lễ...

Văn chính luậnSửa đổi

  • Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ gửi cho các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và văn răn tướng sĩ, từ năm 1423 đến năm 1427. Bản khắc in năm 1868 chỉ ghi lại được 46 văn kiện. Năm 1970, nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp phát hiện thêm 23 văn kiện nữa do Nguyễn Trãi viết gửi cho tướng nhà Minh.[75]
  • Bình Ngô đại cáo, tuy nhiên cuốn sử Đại Việt sử ký toàn thư không chép rõ ai là tác giả của bài cáo.
  • Một số bài chiếu, biểu viết dưới thời Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông (1433 - 1442).

Lịch sửSửa đổi

  • Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432. Vấn đề tác giả của tác phẩm này vẫn còn chưa rõ ràng,[76] dù cho đến nay nhiều người khẳng định rằng Lam Sơn thực lục là tác phẩm do Nguyễn Trãi nhưng điều đó vẫn chỉ mang tính phỏng đoán.[77]
Văn bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi soạn năm 1433
  • Vĩnh Lăng thần đạo bi là bài văn bia ở Vĩnh Lăng - lăng của vua Lê Thái Tổ, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.

Địa lýSửa đổi

  • Dư địa chí, còn gọi là Ức Trai di tập Nam Việt dư địa chí (抑齋遺集南越輿地誌), Đại Việt địa dư chí (大越地輿誌), An Nam vũ cống (安南禹貢), Nam Quốc vũ cống (南國禹貢) hoặc Lê triều cống pháp (黎朝貢法).

Thơ phúSửa đổi

  • Ức Trai thi tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ, trong đó có bài Côn Sơn ca nổi tiếng. Theo Lê Quý Đôn sách gồm 3 quyển, Nguyễn Trãi soạn, Trần Khắc Kiệm biên tập.

Tập thơ này có những bài Nguyễn Trãi họa thơ với các viên quan thái thú nhà Minh lúc đó như Thượng thư Trần Hiệp, với bài Thứ vận Trần thượng thư đề Nguyễn bố chánh thảo đường, hoặc bài đề thơ với Ngự sử Hoàng Phúc, Đề Hoàng ngự sử Mai Tuyết hiên.[78]

  • Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ, chia làm 4 mục: Vô đề (192 bài), Thời lệnh môn (21 bài), Hoa mộc môn (34 bài), Cầm thú môn (7 bài). Theo Trần Huy Liệu đây là tập thơ Nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay.[79] Bằng tập thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam.[80]
  • Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422.
  • Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời Trần Nguyên Đán.
  • Sách Luật thư, 6 quyển, nay không còn, được Nguyễn Trãi soạn vào khoảng thời gian 1440-1441.

Nhận địnhSửa đổi

  • Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục có những nhận định về Nguyễn Trãi như sau:
- Theo nhận định của sử quan: Ông Trãi giúp Lê Thái Tổ khai quốc, rồi lại giúp Lê Thái Tông, tài trí, phép tắc, mưu mô, đạo đức, đều vượt hơn hết mọi người lúc bấy giờ.[81] - Theo lời phê của Tự Đức: Đời Lê Thái Tông, vua thì buông tuồng, bầy tôi thì chuyên quyền. Trãi nếu là người hiền, thì nên sớm liệu rút lui, ẩn náu tung tích để cho danh tiếng được toàn vẹn. Thế mà lại đi đón trước ngự giá, thả lỏng cho vợ làm việc hoang dâm, vô liêm sỉ. Vậy thì cái vạ tru di cũng là tự Trãi chuốc lấy. Như thế sao được gọi là người hiền?[82]
  • Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Lê Thánh Tông chú thích rằng:
Ức Trai tiên sinh, đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang, trong thì bàn kế hoạch nơi màn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ các thành; văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua yêu tin quí trọng.[83]
  • Hà Nhậm Đại, người thế kỷ XVI:
Công giúp hồng đồ cao nữa (tựa) núi Danh ghi thanh sử sáng bằng gương[84]
  • Theo Đỗ Nghi: Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ đều do sức ông cả và Đỗ Nghi tiếc rằng:
Tiếc thay trời chưa muốn bình trị thiên hạ, cho nên cuối cùng ông vẫn chỉ làm chức hành khiển Đông đạo, không được giở hết hoài bão của mình; việc đó không phải là không may cho ông, mà chính là không may cho sinh dân đời Lê vậy.[85]
  • Theo Dương Bá Cung: công lao của ông trùm khắp trên đời.[86]
  • Lê Quý Đôn trong Kiến Văn tiểu lục nhận định về ông:
Khi vào yết kiến Bình Định vương ở Lỗi Giang liền được tri ngộ, viết thư gửi tướng súy nhà Minh, thảo hịch truyền đi các lộ, đứng vào bậc nhất một đời, chức vị Thượng thư, cấp bậc công thần. Cứ xem ông giúp chính trị hai triều vua hết lòng trung thành, tuy dâng lời khuyên răn thường bị đè nén mà không từng chịu khuất... nhưng vì tối nghĩa về "chỉ, túc" thành ra cuối cùng không giữ được tốt lành, thật đáng thương xót!... Người có công lao đứng đầu về việc giúp rập vua, thì ngàn năm cũng không thể mai một được".[87]
  • Theo Nguyễn Năng Tĩnh:
Nước Việt ta, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, đời nào sáng lập cơ nghiệp đế vương, tất cũng đều phải có các tướng tá giúp sức, nhưng tìm được người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm.[88]
  • Ở thế kỷ XX, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá:
Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao "mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu"; võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật, "yếu đánh mạnh ít địch nhiều... thắng hung tàn bằng đại nghĩa"; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao... Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta.[89]
  • Theo Keith Weller Taylor, một sử gia người Mĩ nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:
Lúc đó phần nhiều người ở các vùng xung quanh Hà Nội tức là Đông Kinh theo chính trị của người Minh. Nguyễn Trãi là người Bắc thường, và ông phải chạy đến Thanh Hóa. Hơn 9.000 người Đông Kinh đã làm việc cai trị cho người Minh. Nguyễn Trãi viết thư cố thuyết phục họ bỏ người Minh theo Lê Lợi... Nguyễn Trãi là một nhà thơ tài năng, nhưng vai trò của ông về mặt chính trị và quân đội thì khá mờ nhạt. Lê Lợi và các tướng lĩnh khác chỉ muốn dùng tài năng thơ văn của Nguyễn Trãi để tuyên truyền và vận động dân chúng đứng về phía mình.[90]
  • Theo Nguyễn Diên Niên:
Hành trạng của Nguyễn Trãi ở triều Lê không thể cho ta cái nhận thức ông là một lãnh tụ, linh hồn của Khởi nghĩa Lam Sơn. Ở ông, ông chỉ là một viên quan triều đình như bao viên quan khác. Ông nổi tiếng là ở tài văn chương được người đời ca ngợi trong chức vụ Thừa chỉ mà Thái Tổ ban cho. Lê Thánh Tông cũng đã có một câu đánh giá tài năng văn chương của ông: "Văn chương Nguyễn Trãi làm vẻ vang cho nước".

Theo tác giả này sách Tang thương ngẫu lục viết vào thế kỷ XVIII đã tạo nên truyền thuyết dân gian về vai trò Lê Lợi số 1, Nguyễn Trãi số 2. Sau này các nhà sử học ở Viện sử học như Phan Huy Lê cũng đã dựa vào truyền thuyết này để viết sách giáo khoa giảng dạy ở các trường học ở Việt Nam.[91]

  • Theo một tác giả hiện đại Nguyễn Lương Bích:
Công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi rõ ràng là huy hoàng, vĩ đại, Nguyễn Trãi quả thật là anh hùng, là khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá nhất và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước yêu dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang của ông. Ông đã đem hết tâm hồn, trí tuệ, tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã dẫn đường cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi.[92] Tố chất thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc trong một cao điểm của lịch sử. Thiên tài ấy đã để lại một sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được. Dầu sao, nếu chỉ xét về mặt văn hóa thì cũng có thể khẳng định rằng Nguyễn Trãi đã cắm một cột mốc quan trọng trên con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực văn học.

Về văn chươngSửa đổi

Nguyễn Trãi được đánh giá là một nhà văn chính luận kiệt xuất.[93] Đời sau có nhiều người ca ngợi văn chương của ông:

  • Nguyễn Mộng Tuân xem ông là "bậc văn bá"
  • Lê Quý Đôn đánh giá ông là "văn thư thảo hịch giỏi hơn hết một thời"
  • Tô Thế Nghi ca ngợi ông là "sông Giang sông Hán trong các sông và sao Ngưu sao Đẩu trong các sao"
  • Phạm Đình Hổ xem văn chương của ông "có khí lực dồi dào... đọc không chán miệng"
  • Theo Dương Bá Cung, văn Nguyễn Trãi "rõ ràng và sang sảng trong khoảng trời đất"
  • Theo Phan Huy Chú: "văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế"
  • Phạm Văn Đồng nhìn nhận văn chương Nguyễn Trãi "đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường"

Riêng những tác phẩm văn chính luận của ông mang tính chiến đấu xuất phát từ ý thức tự giác dùng văn chương phục vụ cho những mục đích chính trị, xã hội, thể hiện lý tưởng chính trị - xã hội cao nhất trong thời phong kiến Việt Nam.[94] Ngoài ra, các tác phẩm này còn phản ánh tinh thần dân tộc đã trưởng thành, điều này được đánh giá là một thành tựu lịch sử tư tưởng và lịch sử văn học Việt Nam.[95]

Về nhận định của Lê Thánh Tông trong thơ caSửa đổi

Lê Thánh Tông trong bài "Quân minh thần lương" (君明臣良) của tập thơ "Quỳnh uyển cửu ca" (瓊苑九歌) có câu: "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" (抑齋心上光奎藻). Trong một thời gian dài, nhiều sách giáo khoa lịch sử và văn học dịch câu này là: "Tâm hồn Úc Trai trong sáng như sao Khuê buổi sớm". Nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân khẳng định đây là một cách dịch sai lầm và lý giải nguồn gốc như sau:

Cách dịch câu thơ trên của Lê Thánh Tông như mọi người thường biết bắt đầu từ năm 1962, khi nhà sử học Trần Huy Liệu đưa ra bản dịch câu thơ đó trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 520 năm ngày mất của Nguyễn Trãi, mà Bùi Duy Tân khẳng định là dịch sai: "Ức Trai lòng sáng như sao Khuê".[96] Bùi Duy Tân phân tích, trong câu dịch này, chữ "tảo" không được dịch, chữ "Khuê" bị hiểu sai nghĩa về văn cảnh. Các nhà xuất bản, trường học lần lượt sử dụng lời dịch sai này, xem đây là lời bình luận về nhân cách Nguyễn Trãi. Hệ quả là sau đó nhiều tác phẩm văn học, ca kịch... nói về Nguyễn Trãi dùng "sao Khuê" làm cách hoán dụ để nói về ông ("Sao Khuê lấp lánh", "Vằng vặc sao Khuê"...).

Trong giới nghiên cứu, giảng dạy văn học cổ đã từng có nhiều ý kiến nói về cách dịch sai này, nhưng ít tác giả làm rõ vấn đề.[97] Cần xem câu thơ của Lê Thánh Tông trong toàn bộ bài "Quân minh thần lương" để làm rõ nghĩa:

Nguyên văn chữ Hán:

高帝英雄蓋世名 文皇智勇撫盈成 抑齋心上光奎藻 武穆胸中列甲兵 十鄭第兄聯貴顯 二申父子佩恩榮 孝孫洪德承丕緒 八百姬周樂治平

Phiên âm Hán-Việt:

Cao Đế anh hùng cái thế danh Văn Hoàng trí dũng phú doanh thành Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo Vũ Mục hung trung liệt giáp binh Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiển Nhị Thân phụ tử bội ân vinh Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi sự Bát bách Cơ Chu lạc trị bình

Bài thơ này ca ngợi sự nghiệp nhà Hậu Lê. Bản dịch thơ của Hoàng Việt thi văn tuyển xuất bản năm 1958 (xuất bản trước thời điểm Trần Huy Liệu đưa ra bài viết có câu dịch được phổ biến năm 1962) được các nhà nghiên cứu đính chính câu thơ trên cho rằng đã dịch đúng:

Cao Đế anh hùng dễ mấy ai Văn Hoàng trí dũng kế ngôi trời Văn chương Nguyễn Trãi lòng soi sáng Binh giáp Lê Khôi bụng chứa đầy[98] Mười Trịnh vang lừng nền phú quý[f] Hai Thân sáng rạng vẻ cân đai[f] Cháu nay Hồng Đức nhờ ơn nước Cơ nghiệp Thành Chu vận nước dài

Một dị bản khác là Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn, câu thứ 4 không dùng "liệt" mà dùng "uẩn" mang nghĩa chất chứa, được nhìn nhận là chuẩn xác hơn, và do đó đối chỉnh nghĩa với câu 3 về Nguyễn Trãi hơn. Theo nghĩa đen, "khuê" là một trong 28 vị tinh tú, biểu tượng của văn chương; tảo là loài rong biển, nghĩa rộng là màu vẻ đẹp đẽ, không phải mang nghĩa "sớm".[99]

"Khuê tảo" đi với nhau chỉ văn, đối với "giáp binh" ở câu dưới chỉ võ. Cách dùng "khuê" để chỉ văn chương khá quen thuộc, ngay cả Lê Thánh Tông trong "Quỳnh uyển cửu ca" cũng có viết "...thổ hồng nghê chí khí, quang khuê tảo chi văn" (nghĩa là: "nhả cái khí vồng mống, rạng cái vẻ văn chương..."). Do đó "khuê tảo" trong câu thơ của Lê Thánh Tông là ca ngợi văn chương Nguyễn Trãi chứ không phải ca ngợi nhân cách của ông.[100]

Tưởng niệmSửa đổi

Năm 1956, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức lần đầu tiên lễ kỷ niệm Nguyễn Trãi nhân 514 năm ngày mất của ông.[101] Sau đó, vào các năm 1962, 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều đặn kỉ niệm 520 năm và 525 năm ngày mất của Nguyễn Trãi và đã phát hành một bộ tem về ông vào năm 1962.[102] Năm 1980, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO tổ chức kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi. Cũng trong năm đó, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phát hành một bộ tem về Nguyễn Trãi nhân kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông.[103]

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Nhị Khê, Hà Nội vốn là từ đường của họ Nguyễn Nhị Khê, được xây dựng sau khi vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết cho ông. Đền còn lưu giữ bức chân dung Nguyễn Trãi cổ vẽ trên lụa và nhiều bức hoành phi nêu bật công lao và đức độ Nguyễn Trãi. Nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, nhà thờ đã được tôn tạo mở rộng, có thêm phòng trưng bày về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi và tượng đài Nguyễn Trãi. Đền được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa vào tháng 1 năm 1964.

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Hải Dương được khởi công xây dựng vào năm 2000 và khánh thành vào năm 2002. Tọa lạc tại khu vực động Thanh Hư, đền có mặt bằng rộng 10.000 m2, xoải dốc dưới chân dãy Ngũ Nhạc kề liền núi Kỳ Lân, chia thành nhiều cấp, tạo chiều sâu và tăng tính uy nghiêm. Nghệ thuật trang trí mô phỏng phong cách Lê và Nguyễn. Đền đã được công nhận Di tích nghệ thuật kiến trúc năm 2003. Ngoài ra, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ cũng được thờ ở làng Khuyến Lương, nay là phường Trần Phú, quận Hoàng Mai và ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Hình ảnh trong văn hóaSửa đổi

Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi đã trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật.

  • Bí Mật Vườn Lệ Chi (kịch, tác giả: Hoàng Hữu Đản. Đạo diễn: Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc)
  • Nguyễn Trãi ở Đông Quan (kịch, Nguyễn Đình Thi)
  • Đêm của bóng tối (kịch, Lê Chí Trung)
  • Vạn xuân (tiểu thuyết, Yveline Feray)
  • Đêm Côn Sơn (thơ, Trần Đăng Khoa)
  • Nguyễn Trãi (tiểu thuyết, Bùi Anh Tấn)
  • Thiên mệnh anh hùng (phim dựa theo tiểu thuyết Nguyễn Trãi - quyển 2, Bức huyết thư - đạo diễn Victor Vũ).

Tên đường phốSửa đổi

Tại thành phố Hà Nội, từ thời Pháp thuộc đã có một con đường nhỏ và ngắn ở khu vực trung tâm mang tên đường Nguyễn Trãi (nay là đường Nguyễn Văn Tố). Cuối năm 1945, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đổi tên con đường này, đồng thời đặt tên đường Nguyễn Trãi cho một con đường dài hơn ở khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm (nay là đường Lò Sũ). Tuy nhiên, sau đó đến đầu năm 1951, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp trong đợt đổi tên đường cũ thời Pháp sang tên danh nhân Việt Nam với quy mô lớn thì vẫn duy trì tên đường Nguyễn Trãi vốn đã có từ Pháp thuộc này. Sau năm 1954, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban đầu vẫn duy trì đường Nguyễn Trãi cũ. Tuy nhiên đến năm 1964, trên cơ sở cho rằng con đường Nguyễn Trãi ngắn và nhỏ như vậy hoàn toàn không phù hợp với công lao to lớn của ông đối với đất nước, chính quyền Hà Nội lại cho đổi tên đường Nguyễn Trãi cũ thành đường Nguyễn Văn Tố và giữ nguyên cho đến ngày nay; còn tuyến Quốc lộ 6 đoạn từ Ngã Tư Sở đến vùng giáp ranh thị xã Hà Đông thuộc tỉnh Hà Đông cũ thì cho đặt tên là đường Nguyễn Trãi. Hiện nay, ở Hà Nội có 2 đường phố Nguyễn Trãi. Đường Nguyễn Trãi chạy qua quận Đống Đa, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm. Phố Nguyễn Trãi chạy qua phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông

Tại đô thành Sài Gòn Chợ Lớn, từ năm 1954 chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) cũng cho đặt tên một con đường mang tên là đường Nguyễn Trãi tại khu vực thành phố Chợ Lớn cũ. Tuy nhiên một năm sau, vào năm 1955 do thấy không phù hợp nên chính quyền này lại cho đổi tên đường Nguyễn Trãi cũ thành đường Trần Nhân Tôn và giữ nguyên cho đến ngày nay; còn tuyến đường Quang Trung cũ đoạn đi qua khu vực quận 5 ngày nay (cũng nằm trong khu vực thành phố Chợ Lớn cũ) vốn dài khoảng 4km thì cho đặt tên là đường Nguyễn Trãi. Đến năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp tục cho nhập chung và đổi tên đường Võ Tánh cũ ở khu vực quận 2 cũ (nay là quận 1) vốn dài khoảng 2km thành đường Nguyễn Trãi. Như vậy đường Nguyễn Trãi hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh dài khoảng 6km.

Tại thị xã Cần Thơ thuộc tỉnh Cần Thơ cũ (nay là thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương), từ năm 1954, một phần Quốc lộ 4 cũ (nay gọi là Quốc lộ 1, nhưng phần này đã trở thành đường chính nội bộ, không còn là một phần của đường quốc lộ) đoạn từ vòng xoay trung tâm đến cầu Cái Khế cũng được đặt tên là đường Nguyễn Trãi. Sau năm 1975, chính quyền mới tiếp tục cho nhập chung và đổi tên đường Hai Bà Trưng cũ (đoạn từ cầu Cái Khế tới vòng xoay Ngã tư Bến xe) thành đường Nguyễn Trãi, giữ nguyên cho đến ngày nay. Bên cạnh đó từ trước năm 1975 tại thị trấn Cái Răng cũ (nay là phường Lê Bình, quận Cái Răng) cũng có một con đường quan trọng mang tên đường Nguyễn Trãi.

Xem thêmSửa đổi

  • Khởi nghĩa Lam Sơn
  • Trần Nguyên Đán
  • Nguyễn Phi Khanh
  • Nguyễn Thị Lộ
  • Vụ án Lệ Chi viên
  • Người bị kết án oan sai trong lịch sử
  • Nghi án chưa có lời giải trong lịch sử

Chú giảiSửa đổi

a)^ Một huyện xưa ở phủ Tầm Châu, Quảng Tây, Trung Quốc

b)^ Một châu quận ở Quảng Tây, Trung Quốc

c)^ Thiều Châu: là một châu quận thuộc Trung Quốc. Văn Hiến là Trương Cửu Linh

d)^ Lỗi Giang: tên một địa điểm nằm ở trên bờ sông Mã, giữa huyện Cẩm Thủy, Bá Thước và Quan Hóa (Thanh Hóa)

e)^ Nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

f)^ Mười Trịnh là mười anh em họ Trịnh, con của Trịnh Khả đều làm quan trong triều, hai Thân là cha con Thân Nhân Trung và Thân Nhân Vũ

Chú thích và tham khảoSửa đổi

Ghi chúSửa đổi

  1. ^ Ngày tháng trong bài này đều lấy theo lịch Gregory đón trước.
  2. ^ a b Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Soạn giả Phan Huy Chú, Dịch giả Viện sử học; Nhà xuất bản Giáo dục, 2005, Nguyễn Trãi, tr. 274.
  3. ^ Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.
  4. ^ Nguyễn Trãi - Nhà quân sư đại tài, Danh nhân văn hóa thế giới.
  5. ^ a b Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Soạn giả Phan Huy Chú, Dịch giả Viện sử học; Nhà xuất bản Giáo dục, 2005, Nguyễn Trãi, tr. 274, 275.
  6. ^ Theo SGK ngữ văn 10, tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  7. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Thời đại, 2013, tr. 411.
  8. ^ Trần Huy Liệu 1966, tr.19. Nguyễn Lương Bích 1973, tr.39 thì ghi rằng chỉ có bốn người con là Nguyễn Trãi, Nguyễn Báo, Nguyễn Hùng và Nguyễn Ly.
  9. ^ Trần Huy Liệu 1966, tr.49.
  10. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1998, tập 1,2,3.
  11. ^ Nguyễn Hữu Sơn 2007, tr.49.
  12. ^ Trần Huy Liệu 1966, tr.20.
  13. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Thời đại, 2013, tr. 434.
  14. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Thời đại, 2013, tr. 452.
  15. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005. tr. 274.
  16. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản khoa học xã hội, tập 2, 1998, tr. 222.
  17. ^ Nguyễn Lương Bích 1973, tr.58.
  18. ^ a b Nguyễn Lương Bích 1967, tr.23-38.
  19. ^ Trần Huy Liệu 1966, tr.21.
  20. ^ Nguyễn Lương Bích 1973, tr.62-63.
  21. ^ Nguyễn Lương Bích 1973, tr.79-80.
  22. ^ Suy ngẫm về 20 năm, một chớp mắt của lịch sử đầu thế kỷ XV, Nguyễn Diên Niên, Nhà xuất bản Tri thức, 2013, tr. 112, 113, 114, 115, 116, 117.
  23. ^ Lê Quý Đôn 1978, tr.33.
  24. ^ Hoàng Xuân Hãn 1966, tr.3-23. Đặng Nghiêm Vạn 1967, tr.42-49. Phan Huy Lê trong sách Khởi nghĩa Lam Sơn (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1988) cũng ghi tên Nguyễn Trãi vào danh sách người dự hội thề Lũng Nhai.
  25. ^ Trần Huy Liệu 1960, tr.22.
  26. ^ Nhị Khê Nguyễn tộc thế phả, thế phả của họ Nguyễn Nhị Khê.
  27. ^ Suy ngẫm về 20 năm, một chớp mắt của lịch sử đầu thế kỷ XV, Nguyễn Diên Niên, Nhà xuất bản Tri thức, 2013, tr. 107.
  28. ^ Suy ngẫm về 20 năm, một chớp mắt đầu thế kỉ 15, Nhà xuất bản Tri thức, 2013, tr. 117.
  29. ^ Lê Quý Đôn, Toàn Việt thi lục, tiểu chú về Nguyễn Trãi.
  30. ^ Nguyễn Hữu Sơn 2007.
  31. ^ Đinh tộc ngọc phả (phần bốn). Đinh Xuân Vinh. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  32. ^ Nhị Khê Nguyễn tộc thế phả chép là Lê Lợi vi vương, Nguyễn Trãi vi thần. Gia phả của nhà Lưu Nhân Chú ghi rằng chính cha Lưu Nhân Chú là Lưu Trung, anh rể Lưu Nhân Chú là Phạm Cuống và Lưu Nhân Chú mới là người nghĩ và thi hành kế này.
  33. ^ Trần Huy Liệu 1966, tr.110.
  34. ^ Trần Huy Liệu 1966, tr.114.
  35. ^ Ngô Sĩ Liên 1968, tr.30 và Lê Quý Đôn 2007, tr.66.
  36. ^ Đại Việt thông sử, quyển 1, Đế kỷ đệ nhất.
  37. ^ Lê Quý Đôn 2007, tr.64.
  38. ^ Nguyễn Hữu Sơn 2007, tr.50, dẫn lại từ Ức Trai thi tập tự của Trần Khắc Kiệm.
  39. ^ Nguyễn Trãi 1976, tr.64.
  40. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điển tử, trang 351.
  41. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điển tử, trang 351, 352.
  42. ^ Ngô Sĩ Liên 1968, tr.47-48.
  43. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điển tử, trang 351, 352, 353, 354.
  44. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 361, 362, 366.
  45. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển 10.
  46. ^ Lê Quý Đôn 2007, tr.89.
  47. ^ Ngô Sĩ Liên 1968, tr.78.
  48. ^ Ngô Sĩ Liên 1968, tr.81.
  49. ^ Ngô Sĩ Liên 1968, tr.104 ghi rằng vua không chấp nhận đề nghị này của các quan đại thần. Tuy vậy, trong Ức Trai di tập tự của Trần Khắc Kiệm ghi chức quan của Nguyễn Trãi có chép là ông hầu giảng tòa Kinh Diên và cầm đầu Ngũ kinh Bác sĩ.
  50. ^ Nguyễn Trãi 1976, tr.211. Trần Văn Giáp trong Ức Trai quân trung từ mệnh tập bổ biên, Tài liệu đánh máy, Thư viện Quốc gia Việt Nam cho rằng sách Dư địa chí nằm trong một bộ sách có nhan đề Quốc thư bảo huấn và phỏng đoán rằng đây có thể là một bộ sử lớn, bách khoa thư hoặc tùng thư.
  51. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1993, bản điện tử, trang 378.
  52. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1993, bản điện tử, trang 384.
  53. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006, Phan Huy Chú, Nhân vật chí, trang 276.
  54. ^ Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 1976, trang 243.
  55. ^ a b c Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 11
  56. ^ Trần Huy Liệu 1966, tr.29.
  57. ^ Đinh Khắc Thuận (2002), Chức quan của Nguyễn Trãi và vị thế của ông trong triều đình Nhà Lê, Tạp chí Hán Nôm số 4 năm 2002: Viện nghiên cứu Hán Nôm, truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2020Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  58. ^ Nguyễn Trãi 1976, tr.204. Chức Đề cử Tư Phúc tự (trông coi chùa Côn Sơn) có lẽ được Lê Thái Tông ban cho Nguyễn Trãi vào khoảng mười năm thanh chức, tức khoảng năm 1430 đến những năm 1440.
  59. ^ Nguyễn Hữu Sơn 2007, tr.50, dẫn lại từ Trần Khắc Kiệm, Ức Trai di tập tự. Trần Huy Liệu 1966, tr.29 thì ghi hai đạo là Đông đạo và Bắc đạo.
  60. ^ Ngô Sĩ Liên 1968, tr.131.
  61. ^ Nguyễn Trãi 1976, tr.246.
  62. ^ Nguyễn Hữu Sơn 2007, tr.45.
  63. ^ Lê Quý Đôn 2007, tr.128.
  64. ^ Ngô Sĩ Liên 1968, tr.189.
  65. ^ Lê Quý Đôn 2007, tr.309.
  66. ^ Về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi. Doãn Chính.
  67. ^ Trần Huy Liệu 1966, tr.74.
  68. ^ Nguyễn Hữu Sơn 2007, tr.78.
  69. ^ Lương Minh Cừ - Nguyễn Thị Hương. Về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Tạp chí Triết học, số 11 (198), tháng 11 - 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018.
  70. ^ Trần Huy Liệu 1966, tr.144.
  71. ^ Trần Huy Liệu 1966, tr.56.
  72. ^ Nguyễn Hữu Sơn 2007, tr.164-173.
  73. ^ Trần Quốc Vượng. Nguyễn Trãi trong bối cảnh văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 727-742. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018.
  74. ^ Đại Việt thông sử, tác giả Lê Quý Đôn, dịch giả Ngô Thế Long, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 1976, trang 136.
  75. ^ Nguyễn Trãi 1976, tr.99.
  76. ^ Nhiều tác giả 1963, tr.385.
  77. ^ Trần Văn Giáp trong Ức Trai quân trung từ mệnh tập bổ biên, Tài liệu đánh máy, Thư viện Quốc gia Việt Nam phê phán người đem Lam Sơn thực lục gán ghép cho Nguyễn Trãi là thiếu thận trọng.
  78. ^ [1]
  79. ^ Trần Huy Liệu 1966, tr.159.
  80. ^ Nhiều tác giả 2007, tr.17.
  81. ^ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Chính biên quyển 20.
  82. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 17.
  83. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006, trang 277.
  84. ^ Hà Nhiệm Đại, Khiếu vịnh tập, dẫn trong Quốc âm thi tập, bản phiên âm của Nhà xuất bản Văn Sử Địa, 1956, trang 16.
  85. ^ Dương Bá Cung, Bình luận chư thuyết trong Ức Trai di tập, quyển 5.
  86. ^ Dương Bá Cung, Tiên sinh sự trạng khảo trong Ức Trai di tập, quyển 5.
  87. ^ Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2007, tr. 308-309. Ý Lê Quý Đôn nói theo lời của Lão Tử, cho rằng Nguyễn Trãi có tài nhưng không biết thời thế không thuận lợi thì nên rút lui nên mới gặp họa.
  88. ^ Nguyễn Năng Tĩnh, Tựa Ức Trai di tập của Dương Bá Cung.
  89. ^ Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, báo Nhân dân số 3099, ngày 19 tháng 9 năm 1962.
  90. ^ Cái nhìn mới về Việt Nam, BBC phỏng vấn giáo sư Keith Weller Taylor, giảng dạy môn lịch sử Việt Nam tại đại học Cornell, Hoa Kỳ xoay quanh một số quan điểm mới của giới nghiên cứu nước ngoài nhìn về Việt Nam.
  91. ^ Suy ngẫm về 20 - một chớp mắt của lịch sử đầu thế kỷ XV, Nguyễn Diên Niên, Nhà xuất bản Tri thức, 2013, tr. 139.
  92. ^ Nguyễn Lương Bích, trang 603.
  93. ^ Bùi Duy Tân, sách đã dẫn, tr. 72.
  94. ^ Bùi Duy Tân, sách đã dẫn, tr. 79.
  95. ^ Bùi Duy Tân, sách đã dẫn, tr. 73, 76.
  96. ^ Bùi Duy Tân, sách đã dẫn, tr. 94.
  97. ^ Bùi Duy Tân, sách đã dẫn, tr. 95.
  98. ^ Lê Khôi ở đây là Khai quốc công thần Lê Khôi, người gọi vua Lê Thái Tổ bằng chú ruột.
  99. ^ Bùi Duy Tân, sách đã dẫn, tr. 96.
  100. ^ Bùi Duy Tân, sách đã dẫn, tr. 96-97.
  101. ^ Trần Huy Liệu 1966, tr.5.
  102. ^ Nguyễn Trãi (1380 - 1442). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018.
  103. ^ Kỷ niệm 600 năm năm sinh Nguyễn Trãi (1380 - 1980). Công ty Tem Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018.

Thư mụcSửa đổi

  • Nhiều tác giả (2006), Lam Sơn thực lục, Bản dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Ngô Sĩ Liên (1967), Đại Việt sử ký toàn thư, Bản dịch, 2, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Ngô Sĩ Liên (1968), Đại Việt sử ký toàn thư, Bản dịch, 3, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Lê Quý Đôn (2007), Đại Việt thông sử (PDF), Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin
  • Lê Quý Đôn (2007), Kiến văn tiểu lục, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin
  • Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, Bản dịch, 4, Hà Nội: Nhà xuất bản Sử học
  • Quốc sử quán triều Nguyễn (1969), Đại Nam nhất thống chí, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Nhiều tác giả (1963), Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi: Nhân kỷ niệm 520 năm ngày Nguyễn Trãi mất, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học
  • Trần Huy Liệu (1966), Nguyễn Trãi, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học
  • Hoàng Xuân Hãn (1966), Những lời thề của Lê Lợi, Sài Gòn: Tập san Sử - Địa số 1 - 2
  • Nguyễn Lương Bích (1967), Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ bao giờ?, Hà Nội: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 98
  • Đặng Nghiêm Vạn (1967), Tìm thấy gia phả dòng họ Lưu Nhân Chú, Hà Nội: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 105
  • Trần Văn Giáp (1970), Ức Trai Quân trung từ mệnh tập bổ biên, Hà Nội: Tài liệu đánh máy
  • Nguyễn Lương Bích (1973), Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân
  • Nguyễn Trãi (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Phan Huy Lê (1988), Khởi nghĩa Lam Sơn, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Đinh Công Nhiếp (2010), Đinh tộc ngọc phả (phần ba), Đinh Xuân Vinh, truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  • Đinh Công Nhiếp (2010), Đinh tộc ngọc phả (phần bốn), Đinh Xuân Vinh, truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  • Nguyễn Hữu Sơn (2007), Nguyễn Trãi - Về tác gia và tác phẩm, Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục
  • Nhiều tác giả (2007), Bài tập Ngữ văn 10 tập hai (nâng cao), Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục
  • Bùi Duy Tân (1999), Khảo và luận về một số tác gia-tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, tập 1, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học giáo dục
  1. ^ Về việc này, có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng hình phạt đối với Nguyễn Trãi là hợp lí.[cần dẫn nguồn]

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của:
Nguyễn Trãi Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:
Nguyễn Trãi - Thị Lộ
  • Thuyết minh về Nguyễn Trãi - cuộc đời và sự nghiệp qua góc nhìn văn học
  • Phương tiện liên quan tới Nguyen Trai tại Wikimedia Commons
  • Nguyễn Trãi tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm Nguyễn Trãi - Quan niệm thẩm mỹ và phương thức nghệ thuật 2012 Phạm Thị Ngọc Hoa Thư viện Quốc gia Việt Nam
  • Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi trong dòng thơ Nôm đường luật Việt Nam thời Trung đại 2005 La Kim Liên
  • Nguyễn Trãi, ngôi sao Khuê của văn hóa Việt Nam Giáo sư sử học VĂN TÂM Nhân Dân Thứ Sáu, 05/03/2004, 09:40:00 lưu 28/12/2003
Dữ liệu nhân vật TÊN Nguyễn Trãi TÊN KHÁC 阮廌 (chữ Trung Quốc); Ức Trai (bút danh); 抑齋 (chữ Trung Quốc) TÓM TẮT anh hùng dân tộc Việt Nam và danh nhân văn hóa thế giới NGÀY SINH 1380 NƠI SINH Thăng Long NGÀY MẤT 1442 NƠI MẤT

Nguyễn Trãi (阮廌), pen name Ức Trai (抑齋); (13801442) was an illustrious Vietnamese Confucian scholar, a noted poet,[1] a skilled politician and a master strategist. He was at times attributed with being capable of almost miraculous or mythical deeds in his designated capacity as a close friend and principal advisor of Lê Lợi, Vietnam's hero-emperor, who fought to free the country from Chinese rule. He is credited with writing the important political statements of Lê Lợi and inspiring the Vietnamese populace to support open rebellion against the Ming Dynasty rulers. He is also the author of "Great Proclamation upon the Pacification of the Wu" (Bình Ngô đại cáo).

BiographyEdit

Early lifeEdit

Nguyễn Trãi originally was from Hải Dương Province, he was born in 1380 in Thăng Long (present day Hanoi), the capital of the declining Trần Dynasty.[2] Under the brief Hồ Dynasty, he passed examination and served for a time in the government. In 1406, Ming forces invaded and conquered Vietnam. Under the occupation, the Ming China attempted to convert Vietnam into a Chinese province and ruthlessly quashed all rebellions.

War of independenceEdit

Vĩnh Lăng stele (replica). Stone, erected in the 6th year of Thuận Thiên reign (1433). Early Lê dynasty, ancient capital of Lam Kinh, Thanh Hóa Province, central Vietnam. Inscribed by Nguyễn Trãi. Commemorative element. Inscription showed on biography of Lê Lợi, leader of Lam Son uprising (1418-1427) against Ming invaders from China, from beginning to final victory and him becoming the first emperor of the Early Lê dynasty in 1428. This stele is also one of typical stone sculptures of Vietnam fine art in the 15th century. National Museum of Vietnamese History, Hanoi.

In 1417, Nguyễn Trãi joined a rebel leader named Lê Lợi, who was resisting the occupation from a mountainous region in Thanh Hóa Province south of Hanoi. Nguyễn Trãi served as the chief advisor, strategist and propagandist for the movement.

The war of independence leading to the defeat of the Ming and the inauguration of the Lê Dynasty lasted from 1417 to 1427.[3] From 1417 until 1423, Lê Lợi conducted a classic guerilla campaign from his bases in the mountains. Following a negotiated truce, Lê Lợi, following the advice of Nguyễn Chích, led his army to the southern prefecture of Nghệ An. From Nghệ An, Vietnamese forces won many battles and gained control over the whole part of Vietnam from Thanh Hóa southwards. The Ming sent a series of military reinforcements in response to bolster their positions. In 1426, the army of a Chinese general named Wang Tong arrived in the Red River Delta. However, Vietnamese forces were able to cut supply lines and control the countryside, leaving Chinese presence totally isolated in the capital and other citadels. During this period, Nguyễn Trãi sought to undermine the resolve of the enemy and to negotiate a favorable peace by sending a series of missives to the Ming commanders.[4] In 1427 the Ming emperor Xuande sent two large reinforcing armies to Vietnam. Lê Lợi moved his forces to the frontier, where they confronted and utterly defeated Chinese reinforcements in a series of bloody battles, most notably the battle of Chi Lăng-Xương Giang. Wang Tong sued for peace. The numerous Chinese prisoners of war were all given provisions and allowed to return to China. Nguyễn Trãi penned a famous proclamation of victory.[5]

Later lifeEdit

After the war Nguyễn Trãi was elevated by Lê Lợi to an exalted position in the new court but internal intrigues, sycophantic machinations and clannish nepotism meant he was not appointed regent upon the emperor's death. Instead that position was bestowed upon Lê Sát, who ruled as regent on behalf of the young heir Lê Thái Tông.[citation needed]

At some point during the regency of Lê Sát, having found life at court increasingly difficult, Nguyễn Trãi retired to his country home north of Hanoi in the tranquil mountains of Chí Linh, where he enjoyed poetry writing and meditation. Today, visitors can visit this site where a large shrine of remembrance, covering from the foot of the mountain to the top is erected to honour the national hero. The site of Nguyễn Trãi's house still exists, however only the tiled floors remain original. Close by is an ancient Buddhist temple, which has stood there several centuries before his time.

Nguyễn Trãi's death resulted from a scandal involving the young emperor, Lê Thái Tông, and the wife or concubine of Nguyễn Trãi, named Nguyễn Thị Lộ. Early in 1442, the young emperor began an affair with Nguyễn Thị Lộ. This affair continued when the emperor visited the old scholar at his home. Not long after having left, Lê Thái Tông suddenly became ill and died. The nobles at the court blamed Nguyễn Thị Lộ for the young emperor's death, accused them of regicide and had both, along with most members of their extended families, executed.

Twenty years later, Lê Thái Tông's son, emperor Lê Thánh Tông officially pardoned Nguyễn Trãi, saying that he was wholly innocent in the death of Thánh Tông's father. He was given the posthumous noble title the Count of Tán Trù

According to Loren Baritz ("Backfire: A History of How American Culture Led Us Into Vietnam and Made Us Fight the Way We Did", 1985), Trai set down the Vietnamese strategy against the Chinese in an essay. This essay would prove to be very close to the Communists' strategy of insurgency. Specifically you must, "subordinate military action to the political and moral struggle...better to conquer hearts than citadels."

Most cities in Vietnam have named major streets after him.[6]

Nguyễn Trãi had 5 wives (or concubines) and 7 sons.

Wive/Concubines:

Lady Phạm Đỗ Minh Hiển

Lady Phùng Thành

Lady Nguyễn Thị Lộ

Lady Phạm Thị Mẫn

Lady Trần Anh Minh

Sons:

Nguyễn Khuê (Lady Trần's)

Nguyễn Ứng (Lady Trần's)

Nguyễn Phù (Lady Trần's)

Nguyễn Bảng (Lady Phùng's)

Nguyễn Tích (Lady Phùng's)

Nguyễn Anh Vũ (Lady Phạm's)

Forefather of a Nguyễn family's branch in Quế Lĩnh, Phương Quất, Kinh Môn District, Hải Dương Province. (Lady Lê's)

Notable descendants:

Nguyễn Thiện Thuật

Nguyễn Văn Cừ

Being both a military tactician and a poet, Nguyễn Trãi's works varied in many areas ranging from literature, history, geography, ceremony and propriety; many of them were missing after his execution. Most of his poems that survive until today were collected in Ức Trai Thi Tập (Ức Trai's Poems Collection) by Dương Bá Cung, printed in 1868 under Nguyễn Dynasty. His poems, written in both ancient Chinese (Hán) and Vietnamese (Nôm), were highly regarded by notable philosophers, poets, and politicians[who?] in Vietnamese history.

In 2010, Vietnamese poet Nguyễn Đỗ and American poet Paul Hoover published the first collection of Nguyễn Trãi's poetry in English translation, titled Beyond the Court Gate: Selected Poems. The collection reflects Nguyễn Trãi's metaphysical contemplation of tiny details in everyday life,[citation needed] but at the same time set him apart from Li Po's uses of extreme imaginary[clarification needed] and formal poetic rules.[citation needed] Nguyễn Trãi's poems demonstrate wit, humility, and a conversational tone, and express his personal perception and experience.[citation needed]

An example of Nguyễn Trãi's writing is his poem To a Friend (Traditional Chinese: 記友, Sino-Vietnamese: Kí Hữu, Vietnamese: Gửi Bạn), as translated and edited by Nguyễn Đỗ and Paul Hoover:


記友
半生世路嘆屯邅,
萬事惟應付老天。
寸舌但存空自信,
一寒如故亦堪憐。
光陰焂忽時難再,
客舍凄涼夜似年。
十載讀書貧到骨,
盤惟苜蓿坐無氈。


To a Friend
My fate naturally has many twists and sharp turns,
So in everything I trust in the wisdom of Heaven.
I still have my tonguebelieve me, I am able to talk,
Even though Im still poor and, as we know, pathetic.
Never to return, the past flies too quickly and the time is short,
But, wandering in this cold room, the night is far too long.
Ive been reading books for ten years, but Im poor from clothes to bone
From eating only vegetables and sitting without a cushion.

ReferencesEdit

  1. ^ Patricia M. Pelley Postcolonial Vietnam: New Histories of the National Past 2002 - Page 125 "One of the most celebrated poets was Nguyễn Trãi, whose famous victory poem, poems addressed to military personnel, poems in classical Chinese, and, most critically, his poems in Nom were granted a place of special honor in the literary canon."
  2. ^ Renowned Vietnamese Intellectuals, p.48 ff.
  3. ^ Renowned Vietnamese Intellectuals, p.55 ff.
  4. ^ An English translation of one such letter, under the title "New Letter to Wang Tong", has been published in Renowned Vietnamese Intellectuals, p.69 ff.
  5. ^ An English translation of the proclamation, under the title "Proclamation of Victory over the Wu", has been published in Renowned Vietnamese Intellectuals, pp.63 ff.
  6. ^ Vietnam Country Map. Periplus Travel Maps. 20022003. ISBN0-7946-0070-0.